Cảm giác đầy bụng khó tiêu có thể xảy ra thoáng qua sau khi ăn và tự biến mất mà không cần dùng đến thuốc. Tuy nhiên, đối với những người khác, đây được coi là một tình trạng bệnh lý, gây khó chịu và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày. Để giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả nhất, hãy cùng Imiale A+ tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tương ứng.
Mục lục
1. Nguyên nhân gây đầy bụng khó tiêu
5 lý do phổ biến gây đầy bụng khó tiêu:
1.1. Do ăn thức ăn khó tiêu
Thức ăn khó tiêu là thường chứa những thành phần có cấu trúc lớn, phức tạp nên khó bị phân hủy bởi enzym tiêu hóa. Thức ăn không được phân hủy này được lưu giữ lâu ở dạ dày hay trong đường tiêu hóa làm tăng áp lực lên thành ruột, dẫn đến chướng bụng đầy hơi. Ngoài ra, một số thực phẩm khác dễ bị vi khuẩn lên men sinh ra khí cũng dẫn đến tình trạng đầy bụng.
Những thực phẩm khó tiêu thường gặp bao gồm:
Cacbohydrat
- FODMAP bao gồm saccaride chuỗi ngắn, khó tiêu hóa. Nhóm thực phẩm này thường đi đến cuối ruột non và được lên men bởi vi khuẩn ruột sinh khí. FODMAP bao gồm: Một số đường như Fructose, Lactose, Gluten, Chất xơ hòa tan, dẫn xuất rượu của đường như xylitol, sorbitol, maltitol và mannitol.
- Tinh bột: Không phải loại tinh bột nào cũng gây ra chứng đầy bụng khó tiêu. Thông thường, tình trạng này chỉ xảy ra khi ăn quá nhiều cơm nếp. Đó là do tinh bột trong cơm nếp có cấu trúc phức tạp hơn. Để hấp thu, cơ thể cần rất nhiều thời gian để phân cắt những liên kết trong phân tử tinh bột này nên dễ tạo cảm giác đầy bụng.
Chất béo
Thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ luôn khiến người ăn có cảm giác no lâu do chất béo cần nhiều thời gian để nhũ hóa bởi mật và phân hủy bởi enzym tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ lượng lớn lượng chất béo khiến cơ thể dễ có cảm giác đầy bụng, khó tiêu.
Nước giải khát có ga
Nước có ga chứa một lượng lớn khí CO2. Khi uống quá nhiều mà không thể đào thải kịp thời, khí CO2 dễ ứ lại nhiều trong dạ dày gây cảm giác no nhanh, khó tiêu và ợ hơi.
Rượu bia, cà phê
Chất cồn và cafein có trong rượu bia, cà phê có khả năng gây kích ứng niêm mạc tiêu hóa, đồng thời kích thích dạ dày tiết axit. Điều này làm tổn thương trực tiếp hệ tiêu hóa, khiến thức ăn khó được hấp thu và gây ra hiện tượng đầy bụng khó tiêu.
1.2. Thói quen ăn uống
Thói quen nuốt vội, không nhai kỹ, ăn quá nhiều một lúc thường là nguyên nhân dẫn đến đầy bụng khó tiêu. Thức ăn chưa kịp nghiền nhỏ bởi miệng và phân hủy bởi các enzym có trong nước bọt, khiến dạ dày- ruột phải tăng hoạt động để chuyển hóa chất dinh dưỡng. Nếu hệ tiêu hóa quá tải, thức ăn sẽ ứ lại gây đầy chướng bụng. Ngoài ra, ăn quá nhanh cũng thường gây bụng đầy hơi do tăng nuốt nhiều không khí.
1.3. Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Hệ khuẩn chí đường ruột đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho hệ tiêu hóa hoạt động một cách bình thường. Sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột sẽ gây nên sự thiếu hụt một số enzym tiêu hóa, rối loạn nhu động ruột và làm tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc tiêu hóa.
Bên cạnh đó, sự phát triển bất thường của một số vi khuẩn cũng làm tăng quá trình lên men sinh khí trong lòng ruột. Tất cả những yếu tố kể trên đều có thể là nguyên nhân gây ra cảm giác đầy bụng khó tiêu.
1.4. Căng thẳng, stress
Căng thẳng, stress làm có thể tăng tiết cortisol, dẫn đến giảm nhu động ruột, làm chậm quá trình tiêu hóa và đẩy thức ăn xuống đại tràng để thải ra ngoài, đồng thời quá trình đẩy khí ra khỏi cơ thể trở nên kém hiệu quả.
Ngoài ra, các chất cặn bã cũng bị giữ lâu trong lòng ruột có thể bị vi khuẩn lên men vào tạo ra khí. Khí sẽ tích tụ càng nhiều trong ruột, dẫn đến đầy hơi, khó chịu.
1.5. Do bệnh lý tiêu hóa
Hầu hết các bệnh lý tiêu hóa đều có biểu hiện chướng bụng đầy hơi. Một số bệnh lý điển hình gây tình trạng đầy bụng, khó tiêu:
- Không dung nạp lactose, fructose, gluten (bệnh Celiac): Bệnh lý xảy ra do sự thiếu hụt các enzym cần thiết để tiêu hóa và hấp thu, dẫn đến ứ đọng các chất này trong lòng ruột hoặc sau khi xuống đại tràng bị vi khuẩn lên men tạo khí.
- Viêm (loét) dạ dày: Bệnh lý đặc trưng bởi tăng tiết axit dạ dày dẫn đến tổn thương viêm hoặc loét. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của đường ruột, làm giảm tiết enzym tiêu hóa gây nên tình trạng khó tiêu.
- Suy tuyến tụy: Tụy là cơ quan bài tiết enzym tiêu hóa chủ yếu cơ thể, bao gồm amylase, lipase, protease để phân hủy tinh bột, chất béo, đạm. Suy tụy gây nên sự thiếu hụt các enzym trên, khiến quá trình tiêu hóa các chất dinh dưỡng trở nên trì trệ, dẫn đến đầy bụng.
- Tắc mật: Tắc mật do sỏi hoặc ký sinh trùng đều ngăn chặn sự bài tiết mật vào lòng ruột non. Điều này dẫn đến sự tích tụ các chất tan trong dầu (ví dụ chất béo, vitamin A, D, E, K) trong lòng ruột do không được nhũ hóa bởi mật trước khi hấp thu vào cơ thể.
- Táo bón: Hầu hết các thể táo bón, đơn thuần hay do hội chứng ruột kích thích (IBS-C) thường đi kèm triệu chứng đầy hơi chướng bụng. Nguyên nhân là do phân bị giữ lại trong trực tràng làm chậm quá trình vận chuyển thức ăn tại ruột non cũng như ruột già. Như vậy, thức ăn tích tụ làm tăng áp lực trong ổ bụng và gây chướng bụng. Không những thể, táo bón cũng ngăn cản khí đào thải ra ngoài, tạo nên cảm giác đầy hơi.
2. 5 cách xử lý đầy bụng khó tiêu hiệu quả
Để xử lý tình trạng đầy bụng khó tiêu hiệu quả, người bệnh cần trị tận gốc nguyên nhân. Dưới đây là 5 cách xử lý xử lý các nguyên nhân kể trên.
2.1. Điều chỉnh chế độ ăn hợp lý
Thực phẩm thường là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng đầy bụng khó tiêu. Vì vậy, việc áp dụng một chế độ dinh dưỡng hợp lý luôn đem lại tích cực trong việc cải thiện triệu chứng này. Dưới đây là những điều bạn nên và không nên khi gặp phải chướng bụng đầy hơi:
Nên
- Hạn chế sản phẩm chứa lactose nếu kém dung nạp: sữa bò, và các sản phẩm làm từ sữa bò (bơ, phô mai,…).
- Hạn chế sản phẩm chứa fructose nếu kém dung nạp: Đường mía, xi rô ngô, bánh kẹo,…
- Hạn chế sản phẩm chứa gluten nếu kém dung nạp: bia, lúa mì, lúa mạch,…
- Hạn chế rượu bia, đồ uống có ga, đồ uống chứa cafein (cà phê, chè, nước tăng lực,…)
- Hạn chế chất xơ: bằng cách hạn chế những sản phẩm nhiều xơ từ các loại rau củ quả. Tuy nhiên, để loại bỏ xơ mà không bỏ qua những chất dinh dưỡng khác có trong những loại thực phẩm này, người bệnh có nấu chín hoặc ép lấy nước.
Không nên
- Ăn nhiều đồ chiên rán: gà rán, khoai tây chiên,…
- Ăn thực phẩm giàu FODMAP như:
- Ngũ cốc nguyên cám: lúa mì, lúa mạch đen,…
- Trái cây: dưa hấu, táo, đào, bưởi, lê, xoài, mận khô
- Các loại rau: hành tây, tỏi, atisô, măng tây, các loại đậu (đậu Hà Lan, đậu lăng,…), nấm, súp lơ trắng,..
- Các loại hạt: hạt điều, hạt dẻ cười
- Rượu đường và chất làm ngọt nhân tạo: kẹo cao su, mật ong,…
- Ăn quá nhiều tinh bột một lúc, đặc biệt là cơm nếp.
2.2. Thay đổi thói quen ăn uống
Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, người bệnh cũng cần phải loại bỏ những thói quen ăn uống không tốt. Dưới đây là những nguyên tắc ăn uống dành cho bạn:
- Chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa/ngày
- Ăn chậm nhai kỹ
- Ăn đúng giờ
- Tránh nằm ngay sau khi ăn: Tốt nhất nên chờ 2-3 tiếng để thức ăn có thời gian tiêu hóa.
- Tránh nuốt nhiều không khí: tránh sử dụng ống hút, hạn chế nhai kẹo cao su,…
2.3. Duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý, giảm stress
- Tập thể dục đều đặn, khoảng 30 phút mỗi ngày: Đây là biện pháp hiệu quả để cải thiện chức năng chức năng ruột, đồng thời giúp tinh thần thư giãn.
- Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya: Ngủ đúng giờ và đủ giấc đã được chứng minh vai trò trong việc cải thiện sức khỏe tinh thần, từ đó ngăn ngừa các bệnh lý về tiêu hóa. Vì thế, đối với người lớn, nên tập thói quen ngủ sớm, tốt nhất trước 10 giờ tối và ngủ ít nhất 7 tiếng/ngày.
2.4. Bổ sung men vi sinh
Chướng bụng đầy hơi có thể là kết quả của sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Lúc này, việc bổ sung lợi khuẩn sẽ đem lại nhiều ích lợi đối với tiêu hóa. Cơ chế hoạt động của men vi sinh là tái lập lại cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột. Sự có mặt của các lợi khuẩn sẽ giúp hạn chế sự lên men quá mức và tăng cường sử dụng lượng khí dư thừa trong ruột, từ đó cải thiện tình trạng đầy hơi.
Ngoài ra, lợi khuẩn có vai trò điều hòa nhu động ruột, tăng co bóp đào thải các chất cặn bã ra ngoài cơ thể, cải thiện tình trạng bụng đầy hơi. Chính vì vậy, bổ sung men vi sinh hàng ngày là giải pháp hữu ích để ngăn ngừa và kiểm soát cảm giác đầy bụng khó tiêu.
Tham khảo men vi sinh Imiale A+ là sản phẩm duy nhất tại Việt nam chứa lợi khuẩn sống, gắn đích Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-5, là hai chủng lợi khuẩn thiết yếu chiếm 90% hệ lợi khuẩn đường ruột. Ngoài ra, Imiale A+ sử dụng công nghệ bao kéo Cryoprotectant giúp lợi khuẩn bền vững, sống, gắn đích và phát huy tác dụng nhanh chóng, hiệu quả với các trường hợp chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
Đây chính là sản phẩm số 1 về bằng chứng lâm sàng với hơn 450 nghiên cứu quốc tế được các tổ chức quốc tế uy tín chứng nhận và khuyên dùng.
>>> Tham khảo sản phẩm: IMIALE A+ hỗ trợ rối loạn tiêu hóa
2.5. Sử dụng thuốc khi có chỉ định
Đối với hầu hết các trường hợp, người bệnh sẽ cần phải sử dụng thuốc khi các biện pháp cải thiện triệu chứng kể trên đã được áp dụng mà không có hiệu quả. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, bất kể loại thuốc nào thì người bệnh cũng không nên tự ý mua và sử dụng khi không có sự tư vấn của nhân viên y tế. Vậy đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì? Dưới đây là một số thuốc thường được chỉ định:
- Men tiêu hóa: chứa enzym tiêu hóa, giúp dễ dàng tiêu hóa thức ăn, tránh tình trạng thức ăn trì trệ ở dạ dày.
- Thuốc làm giảm axit dạ dày
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI): esomeprazole, omeprazole, pantoprazole,….
- Thuốc kháng axit (antacid): canxi cacbonat, natri bicarbonat, magie cacbonat,…
- Thuốc kháng H2: cimetidin, loratadine,…
- Thuốc làm tăng tháo rỗng dạ dày Prokinetic: Metoclopramide, domperidone, trimebutine,…
- Thuốc chống trầm cảm: cải thiện lo âu, trầm cảm, từ đó cải thiện các bệnh lý tiêu hóa, bao gồm đầy bụng khó tiêu.
3. Khi nào đầy bụng khó tiêu cần đến bác sĩ
Hầu hết triệu chứng đầy bụng khó tiêu thường không đáng lo ngại và tự biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng này có thể kéo dài gây khó chịu hoặc làm giảm cảm giác thèm ăn. Nghiêm trọng hơn, chướng bụng đầy hơi có thể là dấu hiệu cảnh bảo một bệnh lý tiềm ẩn nào đó.
Khi có ít nhất một trong những biểu hiện bất thường dưới đây, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được xác định nguyên nhân và tìm cách kiểm soát cảm giác này:
- Chướng bụng đầy hơi kéo dài hơn 2 tuần
- Sụt cân do chán ăn hoặc không rõ lý do
- Đi ngoài nhiều lần trong ngày
- Phân lẫn máu màu đỏ tươi hoặc màu đen hắc ín
- Buồn nôn hoặc nôn mửa nghiêm trọng
- Đau bụng dữ dội hoặc kéo dài
- Chứng ợ chua trở nên tồi tệ hơn
- Khó thở, đau ngực
Nguyên nhân gây đầy bụng khó tiêu có thể rất đa dạng, từ lý do đơn giản nhất là chế độ ăn uống không phù hợp đến phức tạp hơn là do một bệnh lý tiêu hóa khác gây nên. Dù nguyên nhân là gì thì thì việc áp dụng các biện pháp không dùng thuốc như thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng phù hợp,… cũng phần nào đem lại hiệu quả tích cực trong việc cải thiện cảm giác này.
Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 1900 9482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.