Đau quặn bụng dưới có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, có khi chỉ là khó tiêu thông thường, nhưng cũng có khi là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng như viêm ruột thừa, viêm đại tràng… Hãy cùng Imiale A+ tìm hiểu nguyên nhân đau quặn bụng dưới và những điều lưu ý về tình trạng này.
Mục lục
1. Đau quặn bụng dưới cảnh báo bệnh gì?
Đau quặn bụng dưới là cơn đau cấp tính và đột ngột xuất hiện ở vùng bụng dưới rốn, có thể tái đi tái lại, tiến triển thành bệnh mạn tính. Vị trí, mức độ cũng như tần suất cơn đau phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh phổ biến.
1.1. Do rối loạn tiêu hóa.
Rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón hay chướng bụng là những nguyên nhân thường gặp nhất ở bệnh nhân đau bụng dưới.
Đối với bệnh nhân tiêu chảy, các cơ thành ruột luôn trong trạng thái kích thích và co thắt để tống phân ra ngoài, dẫn đến tình trạng đau quặn thắt bụng dưới và gây cảm giác chuột rút bụng. Tuy nhiên, khi tình trạng tiêu chảy cải thiện, các dấu hiệu đau quặn bụng dưới cũng giảm dần. Do đó, bệnh nhân không cần phải quá lo lắng khi đau bụng tiêu chảy.
Ngược lại, bệnh nhân táo bón luôn có cảm giác đầy chướng bụng và khó đi ngoài do phân khô và cứng. Khi đó, ruột bị tắc nghẽn do chất thải dẫn đến cảm giác đau quặn vùng bụng dưới rốn đặc trưng.
1.2. Viêm ruột thừa.
Đây là một tình trạng cấp cứu y khoa cần được nhập viện và điều trị ngay, nếu không sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Hầu hết bệnh nhân viêm ruột thừa đều có cảm giác đau đột ngột vùng bụng dưới bên phải (hố chậu phải), sau đó lan dần khắp vùng bụng dưới. Ngoài đau bụng, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng toàn thân như sốt, buồn nôn hoặc ói mửa.
Cơn đau do viêm ruột thừa khá đặc trưng, do đó khi xuất hiện những triệu chứng trên, bệnh nhân nên đến bệnh viện ngay để có xử trí kịp thời.
1.3. Các bệnh đại tràng.
Bệnh viêm ruột (bao gồm bệnh Crohn và viêm loét đại tràng), viêm đại tràng hay hội chứng ruột kích thích đều là những bệnh đại tràng mãn tính điển hình gây ra triệu chứng đau bụng dưới. Nhìn chung, triệu chứng của các bệnh đại tràng khá giống nhau bất kể có hoặc không tình trạng tổn thương niêm mạc ruột. Người bệnh hay gặp các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, chướng bụng với những cơn co thắt cơ trơn thành ruột. Khi đó, bệnh nhân sẽ xuất hiện cơn đau quặn vùng bụng dưới, đặc biệt ở hai hố chậu trái phải và dọc thành đại tràng.
Cơn đau sẽ giảm đi sau khi đi ngoài hoặc khi tình trạng bệnh thuyên giảm. Do đó, bệnh nhân nên tập trung điều trị bệnh để giảm tần suất tái phát cơn đau.
Ở bệnh nhân mắc các bệnh đại tràng thường có có sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đặc biệt là thiếu hụt lợi khuẩn thiết yếu Bifidobacterium và Lactobacillus. Do đó, các biện pháp điều trị triệu chứng như cầm tiêu chảy, trị táo bón chỉ có tác dụng tạm thời, bệnh cứ tái đi tái lại gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh.
Để cải thiện đau quặn bụng dưới do đau đại tràng, người bệnh cần bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium và Lactobacillus, thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh – tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh, giúp cải thiện bệnh lâu dài.
1.4. Bệnh tiết niệu.
Các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, bao gồm niệu đạo, thận và bàng quang cũng là một nguyên nhân gây đau quặn bụng dưới hay gặp.
Phụ nữ có tỷ lệ mắc viêm bàng quang cao hơn nam giới. Bệnh nhân bị nhiễm trùng bàng quang thường xuất hiện cơn đau như chuột rút ở vùng bụng giữa xung quanh rốn, kèm theo triệu chứng:
- Tiểu buốt
- Tiểu rát
- Thay đổi tính chất nước tiểu (đục màu, có máu, …)
Viêm bể thận cũng là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng, thường là hậu quả của nhiễm trùng bàng quang gây ra cơn đau quặn bụng, vùng hố chậu, háng hoặc lan đến lưng và xương sườn. Cơn đau thường khá nghiêm trọng, kèm theo triệu chứng toàn thân như sốt cao, ớn lạnh, nôn và tăng tần suất đi tiểu.
Đây là nhóm bệnh lý nghiêm trọng và dễ dàng xảy ra biến chứng nếu không điều trị kịp thời, do đó bệnh nhân cần đi đến cơ sở y tế gần nhất để khám ngay lập tức.
1.5. Bệnh phụ khoa.
Toàn bộ cơ quan sinh sản nằm trong khung chậu, vậy nên bất kì một bệnh lý nào như đau bụng kinh, u xơ tử cung hay viêm vùng chậu đều có thể gây ra cơn đau co thắt bụng dưới. Do đó, bệnh nhân đau quặn bụng dưới mà không phải đau bụng kinh hoặc do các nguyên nhân kể trên thì có thể đang gặp bệnh lý phụ khoa cần được thăm khám cụ thể để tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời.
2. Cách giảm đau quặn bụng dưới tại nhà.
Đối với một số bệnh lý thông thường như tiêu chảy, táo bón hay đau bụng kinh thì cơn đau thường tự hết. Hoặc để cải thiện mức độ đau, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau tại nhà dưới đây.
2.1. Chườm ấm.
Đây là một phương pháp khá hiệu quả đối với đau bụng dưới, đặc biệt là đau bụng kinh. Việc lấy một túi nước ấm chườm lên vùng bị đau sẽ giúp giãn mạch, giãn cơ, giảm chuột rút vùng bụng và lưu thông khí huyết hiệu quả. Khi các cơ vùng bụng giãn ra, triệu chứng đau quặn của bệnh nhân sẽ được cải thiện đáng kể.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị túi chườm ấm, rót nước ấm 40 – 50oC vào túi
- Bước 2: Chườm lên vùng bụng bị đau 20 – 30 phút
Lưu ý: Có thể chườm bất kể lúc nào thấy đau để giảm đau nhanh chóng.
2.2. Massage bụng.
Tương tự chườm ấm, biện pháp massage xung quanh vùng bụng bị đau sẽ giúp ấm bụng, lưu thông mạch máu, giãn cơ và giảm đau hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chà xát hai bàn tay vào nhau cho ấm
- Bước 2: Massage vòng quanh bụng theo chiều kim đồng hồ, thực hiện liên tục trong vài phút rồi.
2.3. Uống trà gừng.
Gừng có vị cay, tính ấm và tác dụng tán hàn hiệu quả. Một cốc trà gừng sẽ giúp cơ thể ấm lên, lưu thông khí huyết, giãn cơ và giảm đau bụng hiệu quả. Tuy nhiên, thận trọng khi sử dụng gừng trên các đối tượng cao huyết áp, nóng trong, phụ nữ có thai, …
Cách thực hiện
- Bước 1: Gừng rửa sạch, cạo vỏ và thái lát mỏng.
- Bước 2: Cho gừng vào cốc, thêm nước vừa đủ và chờ 5-7 phút.
Có thể thêm mật ong để dễ uống hơn.
2.4. Uống trà bạc hà.
Tinh dầu menthol trong bạc hà từ lâu đã được sử dụng như một chất giảm đau hiệu quả trên những bệnh nhân dạ dày – ruột. Ngoài ra, vị thuốc bạc hà còn có tác dụng giãn cơ, kiện tỳ vị, kích thích tiêu hóa. Do đó, sử dụng bạc hà để giảm đau bụng dưới cũng là một giải pháp được sử dụng rộng rãi.
Cách thực hiện: Thêm một vài lá bạc hà đã sấy khô vào ly, sau đó rót nước sôi vào và hãm trong 3 – 5 phút, uống ngay sau khi hãm.
2.5. Uống trà hoa cúc
Một cốc trà hoa cúc ấm sẽ mang lại hiệu quả giảm đau bụng dưới cực kì ấn tượng do tác dụng giảm đau, chống viêm và giãn cơ từ Flavonoid. Ngoài ra, hoa cúc còn có tác dụng thanh lọc cơ thể, làm mát và được sử dụng như một vị thuốc an thần cũng như hỗ trợ các bệnh lý đường tiêu hóa hiệu quả. Do đó, trà hoa cúc không chỉ có tác dụng giảm đau tức thời mà còn có thể sử dụng lâu dài nhằm điều trị các bệnh lý tiêu hóa mãn tính.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Cho một nhúm hoa cúc vào ấm.
- Bước 2: Thêm nước sôi vào ấm, hãm tầm 5 phút và rót ra tách.
- Bước 3: Thêm mật ong và để nguội một chút rồi thưởng thức.
2.6. Xây dựng chế độ ăn phù hợp
Bệnh nhân cần được điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp trong giai đoạn bệnh tiến triển bằng cách giảm những thức ăn khó tiêu như đồ chiên rán, sữa, thực phẩm nhiều đạm. Tăng cường ăn rau xanh, trái cây hoăc bổ sung thêm lợi khuẩn để giúp tăng cường miễn dịch đường tiêu hóa và giảm tần suất tái phát cơn đau.
3. Lưu ý khi đau quặn bụng dưới
Một số điều người bệnh cần lưu ý khi cơn đau quặn bụng dưới xuất hiện:
3.1. Không sử dụng thuốc giảm đau khi chưa thăm khám bác sĩ.
Việc sử dụng thuốc giảm đau trong trường hợp này sẽ che lấp triệu chứng đau, khiến bệnh lý trở nên khó chẩn đoán và có khả năng dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng. Đặc biệt, với tình trạng cấp tính như viêm ruột thừa, uống thuốc giảm đau làm kéo dài thời gian tiến triển bệnh, có thể gây thủng ruột, nhiễm khuẩn nặng nề. Do đó, người bệnh đau quặn bụng không nên uống thuốc giảm đau nếu không có chỉ định của bác sĩ.
3.2. Đi khám bác sĩ khi biện pháp không dùng thuốc không đem lại hiệu quả.
Các phương pháp giảm đau bụng trên có thể hiệu quả trong một số trường hợp rối loạn tiêu hóa thông thường. Tuy nhiên, nếu cơn đau vẫn còn tiếp diễn hoặc có xu hướng trở nặng thì hãy ngừng ngay lập tức và đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và xử lý kịp thời.
3.3. Tăng cường hệ tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách bổ sung men vi sinh.
Rối loạn tiêu hóa là nguyên nhân phổ biến gây đau quặn bụng dưới. Người bệnh có thể bị những tình trạng đơn giản tiêu chảy, táo bón, đầy bụng cho đến những bệnh lý đường ruột mãn tính như viêm đại tràng, viêm ruột hay IBS.
Người ta đã tìm thấy mối liên hệ mật thiết giữa những bệnh lý này với tình trạng mất cân bằng vi sinh đường ruột của bệnh nhân. Tỷ lệ lợi khuẩn giảm dần cùng với lượng hại khuẩn gia tăng làm giảm sức đề kháng của hệ tiêu hóa trước những tác nhân có hại từ môi trường được đưa vào trong cơ thể. Hậu quả là rối loạn tiêu hóa, viêm nhiễm tổn thương niêm mạc ruột và gia tăng tỷ lệ các bệnh tiêu hóa mạn tính. Do đó, việc bổ sung lợi khuẩn cho những đối tượng này là vô cùng cần thiết.
Tuy nhiên, không phải bổ sung loại lợi khuẩn nào cũng mang lại hiệu quả cải hiện triệu chứng bệnh rõ ràng. Bệnh nhân cần phải được sử dụng loại lợi khuẩn sống, thiết yếu và bám dính tốt tại vị trí đích để mang lại tác dụng mong muốn.
Chúng tôi đề xuất men vi sinh Imiale A+ chứa 6 tỷ lợi khuẩn, bao gồm 2 chủng thiết yếu Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-5 tăng gấp đôi khả năng bám dính tại đại tràng, kết hợp với 4g chất xơ hoà tan (Inulin) là môi trường cho lợi khuẩn tồn tại và phát triển sẽ giúp lợi khuẩn đạt chất lượng tối ưu, gắn đích hiệu quả. Hơn thế nữa, Imiale A+ sử dụng công nghệ bao kép độc quyền Cryoprotectant giúp lợi khuẩn sống sót khi qua dạ dày, đến ruột và phát huy tác dụng.
Đau quặn bụng dưới có thể cấp tính, mãn tính, có thể là triệu chứng của các bệnh lý tiêu hóa thông thường như tiêu chảy, táo bón hoặc có thể là một dấu hiệu của các tổn thương lớn. Người bệnh có thể áp dụng một vài biện pháp không dùng thuốc để giảm đau tại nhà, tuy nhiên nếu cơn đau vẫn tiếp diễn thì nên đi khám bác sĩ để có xử trí kịp thời. Hãy luôn giữ một hệ tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách cân bằng chế độ ăn uống, tập thể dục hợp lý và bổ sung thêm men vi sinh nhằm tăng cường miễn dịch đường ruột.
Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.