Táo bón nặng, kéo dài có thể gây ra các bệnh lý đáng lo ngại như trĩ, sa trực tràng,… Vì vậy, cần nhận biết các dấu hiệu táo bón nặng để có biện pháp xử trí kịp thời, tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bài viết dưới đây, Imiale A+ sẽ chia sẻ với bạn đọc dấu hiệu, nguyên nhân dẫn đến táo bón nặng, táo bón lâu ngày và một số phương pháp cải thiện hiệu quả.
Mục lục
1. 6 dấu hiệu của táo bón nặng
Táo bón là tình trạng đi ngoài tần suất ít hơn 3 lần/tuần, phân khô, cứng hay phân dê. Người bệnh được xem là táo bón nặng khi có các triệu chứng sau:
1.1. Các triệu chứng táo bón kéo dài vài tuần hay cả tháng
Thông thường, người bệnh có thể mắc táo bón trong khoảng thời gian vài ngày hoặc từ 1-3 tuần. Tình trạng táo bón sẽ cải thiện nếu bạn thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và có những lối sinh hoạt khoa học.
Vì vậy, khi thời gian táo bón của bạn kéo dài vài tuần, thậm chí là cả tháng thì chắc chắn bạn có dấu hiệu của bệnh táo bón nặng và cần đến bác sĩ thăm khám.
1.2. Có máu trong phân
Táo bón nhẹ không gây tổn thương niêm mạc đường ruột. Tuy nhiên, khi người bệnh quan sát thấy trong phân có máu đồng nghĩa với việc tình trạng táo bón đã trở nặng và dẫn tới chảy máu đường tiêu hóa.
Trong phân lẫn máu có thể do khối phân quá lớn, khô và cứng, ma sát với niêm mạc ruột gây tổn thương, dẫn tới viêm, chảy máu niêm mạc. Việc chảy máu kéo dài gây nên tình trạng thiếu máu, suy nhược cơ thể. Ngoài ra, chảy máu đường tiêu hóa tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại đường ruột xâm nhập vào máu, các chất thải trong phân thấm trực tiếp vào máu từ đó có thể gây nhiễm trùng máu.
1.3. Táo bón kèm đau bụng dữ dội
Thông thường, táo bón có thể không hoặc đi kèm với cơn đau bụng nhẹ. Nhưng khi người bệnh cảm thấy cơn đau quặn bụng, đau thành từng cơn dữ dội thì có thể do tắc ruột – hậu quả của việc phân, hơi, dịch tiêu hóa,… tích lũy nhiều vì táo bón nặng, kéo dài.
Tắc ruột không được điều trị kịp thời có thể gây viêm nhiễm và khi viêm nặng dẫn tới loét, thủng ruột, dẫn tới rò rỉ các chất bên trong lòng ruột vào ổ bụng.
>>> Xem thêm: Đau bụng táo bón và 7 mẹo giảm đau nhanh chóng
1.4. Nứt hậu môn
Nứt hậu môn xảy ra sau nhiều lần đại tiện phân có khối có kích thước lớn, cứng. Vì vậy khi người bệnh có dấu hiệu đau rát, có thể có máu vùng hậu môn cho thấy tình trạng táo bón đã nặng và cần có biện pháp điều trị sớm.
Nứt hậu môn gây đau đớn, nóng rát sau khi đại tiện. Khi vết nứt chảy máu sẽ dễ dàng xảy ra hiện tượng viêm, nhiễm trùng, từ đó có thể mưng mủ, tạo ổ áp xe ở hậu môn. Lâu dần, tình trạng này tiến triển có thể gây rò rỉ hậu môn.
1.5. Táo bón kèm sốt
Sốt là phản ứng bảo vệ của cơ thể, xảy ra khi có tình trạng viêm nhiễm. Khi người bệnh táo bón có kèm theo những cơn sốt thì có thể do tình trạng viêm nhiễm nặng, hoặc bội nhiễm đường tiêu hóa như viêm trực tràng, viêm hậu môn,…
Vì vậy khi người bệnh táo bón có kèm theo sốt cho thấy tình hình táo bón đang nghiêm trọng. Trường hợp nhiễm khuẩn trở nặng, người bệnh có thể gây sốt cao (38 độ C), mất nước (môi khô, uống nhiều nước, mệt mỏi ), thậm chí là co giật.
1.6. Trĩ
Khi búi mao mạch ở trực tràng hoặc hậu môn chịu áp lực nhiều, chúng ứ máu, giãn ra và phình lên hình thành các búi trĩ trong lòng ống hậu môn. Ở người bệnh táo bón, việc liên tục rặn hay việc kích thước phân quá lớn, phân tạo ra quá cứng là nguyên nhân tạo ra các búi trĩ. Vậy việc hình thành búi trĩ thể hiện tình trạng táo bón của bạn đang trở nặng.
Trĩ gây ra chảy máu hậu môn, lâu ngày dẫn đến thiếu máu. Khi búi trĩ viêm, sưng đỏ, bị sa búi trĩ và gây biến chứng huyết khối, bệnh nhân hầu như không thể ngồi được, luôn trong tình trạng đau đớn và cần can thiệp bằng phương pháp ngoại khoa ngay.
Khi có bất cứ dấu hiệu nào trong 6 dấu hiệu kể trên, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để khám và chữa kịp thời, tránh xảy ra các hậu quả nghiêm trọng, nguy hiểm tới tính mạng.
2. Nguyên nhân dẫn đến táo bón nặng, kéo dài
Tình trạng táo bón nặng, kéo dài có thể do một số nguyên nhân sau:
2.1. Do bệnh lý
Một số bệnh lý có thể là nguyên nhân dẫn đến táo bón nặng, kéo dài:
Bệnh lý tổn thương thần kinh:
Một số bệnh lý thần kinh gây ảnh hưởng tới việc điều khiển hoạt động các cơ đại tràng và trực tràng, từ đó tác động tới nhu động ruột và hoạt động đẩy phân ra ngoài, dẫn tới táo bón mãn tính như :
- Bệnh thần kinh tự chủ
- Bệnh đa xơ cứng
- Bệnh Parkinson
- Chấn thương tủy sống
- Đột quỵ / Tai biến mạch máu não
Bệnh lý gây rối loạn hormone:
Một số hormone điều hòa cân bằng chất lỏng trong cơ thể, khi rối loạn có thể gây ra tình trạng tiêu táo bón. Một số bệnh lý tiêu biểu như: Đái tháo đường, suy giáp, cường giáp. Ngoài ra, trường hợp đặc biệt ở phụ nữ mang thai, nồng độ hormone progesterone tăng cao cũng là một trong những nguyên nhân gây táo bón kéo dài.
2.2. Do tác dụng phụ của thuốc
Có những nhóm thuốc làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón do làm giảm nhu động ruột, bao gồm:
- Thuốc giảm đau: Morphin, Codein, NSAID
- Thuốc chống Cholinergic: Atropin
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Amitriptylin
- Thuốc chống Parkinson: Levodopa
- Thuốc bổ sung Canxi, Nhôm hoặc Sắt
- Thuốc kháng histamin: Loratadin
- Thuốc chống tiêu chảy: Loperamid
2.3. Do chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học
Ngoài ra, chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón kéo dài:
Chế độ ăn uống: Chế độ ăn thiếu chất xơ, nhiều đồ khô, cứng, thực phẩm chứa chất kích thích kéo dài và không biết cải thiện khoa học là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng táo bón kéo dài.
Chế độ sinh hoạt: Việc nằm im một chỗ trong thời gian dài, ngồi nhiều, ít vận động cũng là nguyên nhân khiến bệnh táo bón trở nặng. Tinh thần chịu áp lực trong khoản thời gian dài cũng làm tình trạng táo bón không khả quan.
>>>Xem thêm: Tại sao bị táo bón? 10 Nguyên nhân gây táo bón thường gặp
3. Giải pháp cho táo bón lâu ngày, táo bón nặng
Táo bón lâu ngày hoàn toàn có thể cải thiện bằng các biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc:
3.1. Duy trì chế độ ăn và sinh hoạt lành mạnh
Chế độ ăn:
Nên: Thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau xanh, các loại củ, hạt ngũ cốc, trái cây, uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày.
Hạn chế: Ăn quá nhiều thịt, đồ cay nóng, thức ăn nhanh, bia rượu,…
Chế độ sinh hoạt:
Ăn – Ngủ khoa học, duy trì các bài tập thể thao nhẹ nhàng hàng ngày, không ngồi im hay nằm quá lâu, nên vận động nhẹ sau mỗi 30 phút. Người bệnh táo bón nên duy trì thói quen đại tiện đều đặn mỗi ngày, đồng thời giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, ít tạo áp lực cho bản thân.
>>>Xem thêm: Cách trị táo bón đơn giản, hiệu quả tại nhà
3.2. Bổ sung men vi sinh (lợi khuẩn)
Men sinh sinh giúp cân bằng lại hệ vi sinh vật hệ tiêu hóa, điều hòa nhu động ruột, tăng hút nước làm mềm phân đồng thời rút ngắn thời gian phục hồi niêm mạc ruột,… giúp cải thiện tình trạng táo bón kéo dài.
Ngoài ra, men vi sinh hoàn toàn an toàn, thích hợp sử dụng lâu dài với đối tượng có nguy cơ cao bị táo bón kéo dài như: tuổi cao, phụ nữ có thai, mắc các bệnh đường ruột,….
3.3. Sử dụng thuốc trị táo bón
Trong trường hợp táo bón nặng, bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn, người bệnh có thể sử dụng thuốc trị táo bón theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ để cải thiện triệu chứng nhanh chóng, tránh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Người bệnh có thể sử dụng các thuốc trị táo bón không kê đơn, điển hình là nhóm thuốc nhuận tràng thẩm thấu (Duphalac), nhuận tràng tạo khối (Chất xơ) để cải thiện và dự phòng táo bón kéo dài.
>>> Xem thêm: 8 thuốc trị táo bón thông dụng, hiệu quả nhanh
Khi áp dụng các biện pháp trên mà tình trạng táo bón không cải thiện, người bệnh cần đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời.
4. Vai trò của lợi khuẩn trong cải thiện táo bón nặng
Lợi khuẩn mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân táo bón nặng, cụ thể như:
4.1. Thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Hạn chế sự tấn công của các vi khuẩn có hại từ đó tránh viêm nhiễm trong táo bón kéo dài.
4.2. Hỗ trợ tiêu hóa
Tăng kích thích enzym tiêu hóa giúp thức ăn không tích trệ trong đường ruột, phân hủy độc tố từ thực phẩm hỗ trợ hình thành phân đúng kích thước, hình dáng giúp việc đi đại tiện dễ dàng hơn.
4.3. Phục hồi và bảo vệ niêm mạc ruột
Cải thiện tình trạng viêm, liên kết với nhau tạo hàng rào bảo vệ và tăng tiết chất nhầy che chắn về loét, đẩy nhanh hồi phục niêm mạc dạ dày, đại tràng, trực tràng,… giúp giảm thiểu nguyên nhân gây táo bón kéo dài và triệu chứng toàn thể của táo bón nặng.
4.4. Tăng sức đề kháng, cải thiện chất lượng ăn uống
Người bệnh ăn ngon miệng hơn, tâm lý được giải tỏa, từ đó bớt đi nguy cơ táo bón kéo dài do stress.
Tuy nhiên, không phải chủng lợi khuẩn nào cũng được chứng minh là đem lại tác dụng trên người bệnh táo bón. Hiện nay, các nghiên cứu khoa học đã tìm được bằng chứng và khẳng định được Bifidobacterium và Lactobacillus là chi lợi khuẩn thiết yếu tại đường ruột và mang lại hiệu quả cải thiện táo bón rõ rệt.
Imiale A+ chứa 6 tỷ lợi khuẩn sống gắn đích chứa 2 chủng lợi khuẩn thiết yếu Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-5 cùng chất xơ Inulin giúp cải thiện 100% táo bón kể cả táo bón mãn tính. Sản phẩm có 450 bằng chứng lâm sàng chứng minh hiệu quả và được các tổ chức quốc tế uy tín FDA, ESPGHAN chứng nhận và khuyên dùng.
>>> Xem thêm: 450 nghiên cứu khoa học chứng minh hiệu quả và an toàn của Imiale A+
Như vậy, có thể thấy dấu hiệu táo bón nặng bao gồm: thời gian bị táo bón kéo dài, phân có lẫn máu, có thể có kèm cơn đau quặn bụng hoặc sốt, xuất hiện búi trĩ,… Cách đơn giản giúp đề phòng táo bón kéo dài là điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, đồng thời sử dụng men vi sinh hợp lý. Nếu tình trạng không cải thiện, người bệnh cần đi bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
Mong rằng những thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ hữu ích với bạn. Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.
Tài liệu tham khảo:
[2] https://patient.gastro.org/constipation/
[3] https://www.news-medical.net/health/Drugs-that-Cause-Constipation.aspx