Đại tràng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu hóa. Theo thống kê, đau đại tràng là tình trạng bệnh lý thường gặp với tỷ lệ trung bình lên tới 20%. Vậy đau đại tràng có nguy hiểm hay không? Những dấu hiệu cho thấy bạn đang có các triệu chứng đau đại tràng là gì? Bài viết dưới đây, IMIALE A+ sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc trên.
Mục lục
1. Đau đại tràng: Triệu chứng và nguyên nhân
1.1. Triệu chứng đau đại tràng
Khi đau đại tràng (viêm đại tràng), bệnh nhân thường gặp phải một số triệu chứng sau:
- Đau bụng: Cơn đau âm ỉ, thường cố định ở hố chậu trái/ phải hoặc đau thắt ở vùng bụng dưới, vị trí đau thường lệch xuống dưới rốn sau đó lan sang 2 bên mạn sườn. Ở người bệnh viêm đại tràng, cơn đau bụng sẽ thường xuyên xuất hiện.
- Rối loạn tiêu hóa: Đại tiện nhiều lần, quan sát thấy phân nát do nhu động ruột tăng, thức ăn không được lưu giữ đủ thời gian tại đường tiêu hóa, chưa kịp hấp thu dinh dưỡng và nước mà nhanh chóng đào thải, phân có hiện tượng dính máu, đôi khi đi kèm chất nhầy do xuất huyết đường tiêu hóa. Thỉnh thoảng bệnh nhân có thể xen kẽ táo bón.
- Cơ thể suy nhược: Bệnh nhân đau đại tràng thường có biểu hiện chán ăn do đầy bụng, khó tiêu. Việc chảy máu đường tiêu hóa dẫn tới thiếu máu làm da trở nên nhợt nhạt. Từ đó cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, suy nhược.
>>> Chi tiết tại: Triệu chứng viêm đại tràng chính xác – Nhận biết sớm viêm đại tràng
Tuy nhiên, đề chẩn đoán xác định viêm đại tràng, người bệnh cần đến bác sĩ để được thăm khám, làm các xét nghiệm hay khám nội soi theo chỉ định của bác sĩ.
1.2. Nguyên nhân đau đại tràng
Người bệnh đau đại tràng thường do các bệnh lý tại đại tràng, mà chủ yếu là viêm đại tràng, viêm loét đại tràng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là:
- Do chế độ ăn không đảm bảo vệ sinh:
Thức ăn có thể chứa vi khuẩn, virus gây hại, khi vào đại tràng tấn công niêm mạc đại tràng, dẫn tới tổn thương, nặng hơn là viêm đại tràng. - Chế độ sinh hoạt không khoa học:
Thói quen nhịn đi vệ sinh dẫn đến táo bón lâu ngày có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm đại tràng. Ngoài ra, căng thẳng stress có thể làm giảm nhu động ruột, giữ phân ở lại đại tràng lâu, gây viêm nhiễm đại tràng. - Do bệnh lý:
Viêm đại tràng có thể là hậu quả của viêm ruột (Crohn), viêm loét dạ dày… - Do sử dụng thuốc:
Sử dụng thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn có hại đồng thời diệt vi khuẩn có lợi, dẫn tới mất cân bằng vi sinh đường ruột. Điều này tạo cơ hội cho hại khuẩn tấn công, gây tổn thương, viêm đại tràng.
Có thể thấy, nguyên nhân chính dẫn đến bệnh đại tràng là do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Mất cân bằng hệ vi sinh tạo điều kiện cho hại khuẩn tấn công, gây tổn thương, viêm nhiễm niêm mạc, đồng thời làm suy giảm miễn dịch người bệnh. Hệ miễn dịch của người bệnh bị suy giảm tạo điều kiện cho hại khuẩn tấn công, tạo vòng luẩn quẩn bệnh lý, tái đi tái lại khó trị dứt điểm.
2. Đau đại tràng có nguy hiểm không?
Tùy vào nguyên nhân và tình trạng của bệnh mà mức độ nguy hiểm của bệnh sẽ khác nhau. Nếu không khám và có các biện pháp cải thiện sức khỏe sớm, đại tràng dễ bị tổn thương nghiêm trọng và gây ra nhiều căn bệnh tiêu hóa nguy hiểm.
Hậu quả dễ nhận thấy nhất là cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng,… Ngoài ra, đau đại tràng có thể tiến triển gây ra những biến chứng:
Suy dinh dưỡng
Tình trạng rối loạn tiêu hóa, mất cân bằng vi sinh đường ruột khiến người bệnh chán ăn, ăn không ngon miệng, mệt mỏi, có thể dẫn tới suy dinh dưỡng.
Giảm sức đề kháng
Khi lợi khuẩn suy giảm, đường ruột dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các vi khuẩn, hóa chất có hại. Ngoài ra, đường ruột có chứa đến 70-80% tế bào miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, khi đường ruột, bao gồm cả đại tràng bị tổn thương, hệ miễn dịch cũng bị ảnh hưởng, gây suy giảm miễn dịch ở người bệnh.
Loét đại tràng
Việc liên tục bị tấn công bởi các yếu tố bất lợi khiến niêm mạc đường ruột tổn thương, bóc tróc và hình thành vết loét.
Xuất huyết đường tiêu hóa
Niêm mạc đường tiêu hóa tổn thương nặng, không được điều trị phục hồi trong thời gian dài có thể gây xuất huyết đường tiêu hóa.
Thiếu máu
Tình trạng chảy máu đường tiêu hóa kéo dài khiến cơ thể bị thiếu máu nhược sắc. Bên cạnh đó, việc bệnh nhân chán ăn, suy dinh dưỡng cũng góp phần làm nặng thêm tình trạng thiếu máu.
Thủng đại tràng
Khi vết loét ăn sâu và xuyên qua thành đại tràng thì có thể gây ra tình trạng thủng đại tràng, chất thải có thể xâm nhập vào ổ bụng.
Ung thư đại tràng
Đại tràng tổn thương lâu ngày nếu không được chăm sóc trở nên loét sâu và rộng, quá trình chết đi và tăng sinh liên tục của tế bào tại đại tràng tạo nên tổn thương ác tính, hình thành nên khối u ở đại tràng. Khi đó bệnh nhân đã gặp biến chứng ung thư đại tràng.
>>> Tham khảo: Viêm đại tràng có nguy hiểm không? Cảnh báo 7 biến chứng khôn lường
Các biến chứng do đau đại tràng xảy ra khá phổ biến, thường là các biến chứng mạn tính, ác tính có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị, sử dụng thuốc đồng thời kết hợp các biện pháp cải thiện không dùng thuốc để trị bệnh hiệu quả, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
3. 5 biện pháp cải thiện đau đại tràng
Để cải thiện đau đại tràng, người bệnh cần kiên trì áp dụng các biện pháp sau:
3.1. Điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh
Nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm đại tràng là do chế độ ăn uống không lành mạnh. Vì vậy, thay đổi chế độ ăn giúp cải thiện đau đại tràng, giảm tần suất tái phát bệnh. Người bệnh nên ăn:
- Thực phẩm giàu chất xơ:
Chất xơ trong thực phẩm giúp tạo khối phân, để dễ dàng tống phân ra ngoài. Khi không có đủ chất xơ trong chế độ ăn uống, phân có thể trở nên rất cứng và đau, gây khó khăn khi đại tiện. Do đó, người bệnh viêm đại tràng nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc, trái cây, rau, quả hạch và hạt… - Uống đủ nước:
Đại tràng tái hấp thu khoảng một lít nước mỗi ngày, vì vậy nếu không cung cấp đủ nước cho cơ thể có thể làm giảm chức năng hoạt động của đại tràng, đồng thời phân cứng, khó đi đại tiện hơn. Vì vậy, người bệnh viêm đại tràng cần uống đủ ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày để tiêu hóa, đại tiện dễ dàng hơn. .
Bên cạnh đó, người bệnh tránh ăn đồ chiên, thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều đường, rượu, cà phê. Những thực phẩm này kích thích đường tiêu hóa (cà phê làm tăng sinh axit dạ dày, ăn nhiều đồ chiên, dầu mỡ làm tạo môi trường thuận lợi cho phát triển cho vi khuẩn có hại,…) từ đó làm nặng thêm tình trạng ợ hơi, đầy bụng, viêm loét đường ruột,…
3.2. Tăng cường vận động
Thói quen ít vận động là một nguyên nhân làm trầm trọng hơn tình trạng đau đại tràng. Không chăm vận động khiến cơ thể kém linh hoạt và ảnh hưởng lớn đến chức năng và nhu động ruột.
Vì vậy, người bệnh đau đại tràng nên hạn chế việc chỉ ngồi một chỗ làm việc, đọc sách hay xem tivi liên tục hàng tiếng đồng hồ. Thay vào đó, nên xây dựng kế hoạch vận động nhẹ sau mỗi một tiếng đồng hồ, duy trì một số bài tập thể dục cơ bản để sức khỏe cải thiện hơn.
3.3. Tránh làm việc quá sức gây căng thẳng, stress
Công việc vất vả gây ra tình trạng stress cũng là nguyên nhân làm nặng thêm tình trạng đau đại tràng. Khi căng thẳng quá mức, đại tràng có thể gây ra những cơn đau co thắt.
Người bệnh nên duy trì thói quen ngủ nghỉ hợp lý nhất là khi đang có cơn đau đại tràng, cần nghỉ ngơi, thư giãn để cơn đau nhanh dịu đi hơn.
3.4. Bổ sung men vi sinh
Nguyên nhân chính dẫn đến viêm đại tràng là do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Do đó, để loại bỏ tận gốc nguyên nhân, người bệnh cần bổ sung lợi khuẩn.
Tuy nhiên không phải lợi khuẩn nào cũng mang lại hiệu quả cao. Theo các chuyên gia, bệnh nhân viêm đại tràng cần được bổ sung lợi khuẩn ưu thế Bifidobacterium (ưu thế tại đại tràng) và Lactobacillus (ưu thế tại ruột non). Các nghiên cứu trên lâm sàng cũng chứng minh hiệu quả hỗ trợ cải thiện rõ rệt của 2 chủng lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-5 khi kết hợp với nhau trên bệnh nhân viêm đại tràng.
3.5. Thuốc điều trị triệu chứng
Bên cạnh áp dụng các biện pháp không dùng thuốc, bệnh nhân đau đại tràng thực hiện chế độ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Một số thuốc cải thiện đau đại tràng thường được chỉ định:
Thuốc chống tiêu chảy
- Diosmectite : Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 gói
- Actapulgite : Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 gói
- Loperamid 2 mg, mỗi lần uống 1 viên, sau 4-6h có thể uống 1 lần nếu còn bị tiêu chảy.
Thuốc điều trị táo bón
- Bisacodyl 5mg, liều lượng 1-2 viên uống vào buổi tối
- Macrogol 10g, liều lượng 1- 2 gói/ ngày nên uống vào các buổi sáng
Thuốc chống co thắt
- Alverine citrate 60 mg : Liều dùng 1 viên, ngày uống 2-3 lần
- Hyoscine-N-butylbromide 10mg: Liều dùng 1-2 viên , ngày uống 3-5 lần.
4. Vai trò của lợi khuẩn với các bệnh đại tràng
4.1. Vai trò của lợi khuẩn với bệnh đại tràng
Như đã trình bày ở trên, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh đại tràng là do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Do đó, để cải thiện bệnh nhanh và hiệu quả nhất, người bệnh cần thiết lập lại cân bằng này. Vì vậy, việc bổ sung lợi khuẩn có vai trò quan trọng trong hỗ trợ cải thiện tình trạng đau đại tràng:
- Thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh: Lợi khuẩn ức chế và tiêu diệt hại khuẩn, tái thiết lập cân bằng hệ vi sinh, cắt đứt vòng luẩn quẩn bệnh lý ở bệnh nhân viêm đại tràng.
- Bảo vệ niêm mạc ruột: Lợi khuẩn bám dính vào niêm mạc, tạo hàng rào bảo vệ niêm mạc tránh khỏi tấn công từ các yếu tố gây hại, đồng thời hỗ trợ phục hồi niêm mạc ruột sau tổn thương.
- Tăng sức đề kháng: Một số chủng lợi khuẩn kích thích tiết kháng thể IgA, chất kháng khuẩn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Lợi khuẩn cũng kích thích tiết enzym tiêu hóa, đẩy mạnh quá trình hấp thu dinh dưỡng đường ruột giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ tăng sức chống chọi trước các yếu tố có hại, gây bệnh.
4.2. Tiêu chí chọn men vi sinh cho bệnh nhân đại tràng
Tuy nhiên, không phải lợi khuẩn nào cũng tốt cho đại tràng. Để lựa chọn men vi sinh cho đại tràng khỏe mạnh, người bệnh cần lưu ý:
Lựa chọn sản phẩm chứa lợi khuẩn thiết yếu và gắn đích tại đại tràng
Để điều trị bệnh đại tràng hiệu quả nhất, người bệnh nên lựa chọn men vi sinh chứa chính lợi khuẩn thiết yếu ở đại tràng.
Cụ thể, chi Bifidobacterium là chi lợi khuẩn thiết yếu nhất tại đại tràng và được nhiều nghiên cứu chứng minh vai trò hỗ trợ cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, đầy chướng bụng, đồng thời bảo vệ niêm mạc, rút ngắn thời gian hồi phục niêm mạc đại tràng. Ngoài ra, Bifidobacterium khi kết hợp với lợi khuẩn Lactobacillus LA-5 tăng gấp đôi khả năng bám dính, mang lại hiệu quả tối ưu cho bệnh nhân viêm đại tràng.
Lựa chọn men chứa lợi khuẩn sống
Lợi khuẩn sống cho tác dụng nhanh và tối ưu nhất, vì không cần mất thời gian nảy mầm như bào tử lợi khuẩn. Vì vậy, nên lựa chọn sản phẩm được ứng dụng công nghệ đặc biệt, đảm bảo lợi khuẩn sống khi đến được đại tràng bám dính và cho hiệu quả cao nhất.
Lợi khuẩn được nghiên cứu khoa học chứng minh hiệu quả
Có rất nhiều chế phẩm chứa lợi khuẩn, người bệnh nên chọn những chế phẩm có bằng chứng khoa học, nghiên cứu lâm sàng cụ thể để đảm bảo hiệu quả của sản phẩm.
Imiale A+ chứa 6 tỷ lợi khuẩn sống,bao gồm lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 gắn đích chủ yếu tại đại tràng và lợi khuẩn Lactobacillus LA-5 . Công nghệ bao kép độc quyền Cryoprotectant giúp lợi khuẩn sống, gắn đích và phát huy tác dụng. Sản phẩm có 450 bằng chứng lâm sàng chứng minh hiệu quả và được các tổ chức quốc tế uy tín FDA, ESPGHAN chứng nhận và khuyên dùng.
Chi tiết nghiên cứu chứng minh hiệu quả của Imiale A+: TẠI ĐÂY
Như vậy, đau đại tràng là một tình trạng bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp. Bệnh có thể nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Vì vậy, người bệnh nên kết hợp việc sử dụng thuốc và các biện pháp không sử dụng thuốc để phục hồi sức khỏe nhanh hơn. Men vi sinh là một lựa chọn hiệu quả cho bệnh nhân đau đại tràng. Nên chọn chủng lợi khuẩn sống có đích gắn tại đại tràng để hiệu quả điều trị tốt hơn.
>>>Xem thêm: Viêm đại tràng mạn tính: Triệu chứng và biến chứng thường gặp
Tài liệu tham khảo
[1] https://www.medicalnewstoday.com/articles/colon-pain#causes