Chướng bụng đầy hơi là một triệu chứng thường gặp khi đường tiêu hóa bất thường. Có nhiều loại thuốc có thể làm giảm tình trạng chướng bụng đầy hơi do những nguyên nhân khác nhau. Vậy chướng bụng đầy hơi uống thuốc gì, hãy cùng Imiale A+ tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Khi nào chướng bụng đầy hơi cần dùng thuốc?
Chướng bụng đầy hơi là tình trạng đầy bụng, ợ chua sau khi ăn do thức ăn chưa được tiêu hóa hết, nó thường do các nguyên nhân khác nhau như: thức ăn khó tiêu, thói quen sinh hoạt, thói quen ăn uống, bệnh lý trên đường tiêu hóa,…
Dùng thuốc điều trị chướng bụng đầy hơi khi có chỉ định của bác sĩ hoặc người có chuyên môn khi:
- Tình trạng chướng bụng đầy hơi kéo dài quá 3 ngày
- Áp dụng các biện pháp k dùng thuốc mà k cải thiện
- Người bệnh gặp đồng thời các triệu chứng khác như đau bụng, ợ chua,…
Sử dụng thuốc trị chướng bụng đầy hơi theo chỉ định của bác sĩ
2. Chướng bụng đầy hơi uống thuốc gì ?
Nhóm thuốc này có tác dụng trung hòa acid dạ dày là một trong những nguyên nhân gây chướng bụng đầy hơi.
Không sử dụng thuốc quá 2 tuần trừ khi có chỉ định từ bác sĩ hoặc dược sĩ, đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
2.1. Thuốc trung hòa acid dạ dày Phosphalugel
Đối tượng sử dụng: người bị chướng bụng đầy hơi do thừa acid dạ dày
Thành phần chính: Colloidal aluminium phosphate gel 20%
Tác dụng: trung hòa acid dạ dày làm giảm trình trạng chướng bụng đầy hơi.
Liều dùng:
- Người lớn: 1-2 gói/lần, ngày uống 2-3 lần
- Trẻ em dưới 6 tháng tuổi: ¼ gói/lần dùng sau khi ăn
- Trẻ em trên 6 tháng tuổi: ½ gói/lần dùng sau khi ăn
Bác sĩ có thể thay đổi liều dùng dựa vào thể trạng cũng như tình trạng bệnh của bệnh nhân
Cách dùng:
Uống thuốc trước bữa ăn.
Lưu ý khi dùng:
- Không dùng cho người bị bệnh thận nặng
- Với phụ nữ có thai và cho con bú, người bị bệnh thận nhẹ và vừa nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Nên hỏi ý kiến của bác sĩ nếu tình trạng chướng bụng đầy hơi không giảm sau 7 ngày.
2.2. Thuốc trung hòa acid dạ dày Maalox
Đối tượng sử dụng: người bị chướng bụng đầy hơi do thừa acid dạ dày
Thành phần chính:
- Nhôm hydroxyd gel khô 400mg
- Magnesi hydroxyd 400mg
Tác dụng: trung hòa acid dạ dày làm giảm trình trạng chướng bụng đầy hơi.
Liều dùng: Uống từ 1-2 viên 1 lần
Bác sĩ có thể thay đổi liều dùng dựa vào thể trạng cũng như tình trạng bệnh của bệnh nhân
Cách dùng: Nhai 1-2 viên thuốc vào các thời điểm
- 30-60 phút trước khi ăn
- Khi có cơn đau
- Trước khi đi ngủ
Không uống quá 12 viên 1 ngày.
Lưu ý khi dùng:
- Không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi và người dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc
- Thuốc có chứa magie nên không dùng cho người bị bệnh thận nặng
- Không dùng thuốc trong thời gian dài do thuốc làm giảm phospho và tăng nồng độ magie và nhôm trong máu.
- Nên hỏi ý kiến của bác sĩ nếu tình trạng chướng bụng đầy hơi không giảm sau 10 ngày.
- Maalox có tương tác với nhiều thuốc, nếu bạn đang sử dụng thuốc để điều trị các bệnh khác, nên hỏi ý kiến bác sĩ về thời điểm dùng.
2.3. Thuốc kháng thụ thể H2 Ranitidin
Đối tượng sử dụng: người bị chướng bụng đầy hơi do thừa acid dạ dày
Thành phần chính: Ranitidin
Tác dụng: kháng thụ thể H2 ở thành dạ dày gây ức chế bài tiết acid làm giảm tình trạng chướng bụng, đầy hơi.
Liều dùng:
- Người lớn: 300mg/ngày
- Với trẻ em dưới 12 tuổi nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Cách dùng:
Dùng đường uống, nhai viên thuốc với 1 ít nước, có thể uống theo 2 cách:
- Với viên 150mg: uống 1 viên vào buổi sáng và 1 viên vào buổi tối trước khi ngủ
- Với viên 300mn: uống 1 viên vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Lưu ý khi dùng:
- Ranitidin làm giảm hấp thu của các thuốc kháng nấm như ketoconazole, Fluconazol và Itraconazol do làm giảm tính acid của dạ dày.
- Không sử dụng Ranitidin cùng kháng sinh Clarithromycin: Clarithromycin làm tăng nồng độ Ranitidin trong máu có thể gây độc tính.
- Với người suy gan, suy thận, phụ nữ cho con bú, người rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Ranitidin có thể gây giảm tiểu cầu hoặc giảm bạch cầu.
2.4. Thuốc kháng thụ thể H2 Cimetidin
Đối tượng sử dụng: người bị chướng bụng đầy hơi do thừa acid dạ dày
Thành phần chính: Cimetidin
Tác dụng: kháng thụ thể H2 ở thành dạ dày gây ức chế bài tiết acid làm giảm tình trạng chướng bụng, đầy hơi.
Liều dùng:
- Người lớn: 200mg/ngày
- Với trẻ em nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Cách dùng: Uống 1 viên 200mg vào buổi tối trước khi ngủ
Lưu ý khi dùng:
- Cimetidin có tương tác với nhiều thuốc nên nếu bạn đang sử dụng đồng thời một số loại thuốc khác thì cần trao đổi với bác sĩ về thời gian dùng thuốc.
- Với người suy gan, suy thận, phụ nữ cho con bú, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Tránh uống rượu và tránh những công việc yêu cầu sự tỉnh táo như lái xe,.. khi đang dùng thuốc.
- Khi sử dụng nhóm thuốc này cần phải loại trừ khả năng ung thư vì nó có thể làm che lấp đi triệu chứng ban đầu của ung thư dẫn đến chẩn đoán muộn.
2.5. Thuốc ức chế bơm proton (PPI) Omeprazol
Đây là nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI) các thuốc này vào cơ thể sẽ chuyển hóa, gắn với bơm proton và khóa chặt bơm proton dẫn đến ức chế bài tiết acid làm giảm tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
Đối tượng sử dụng: người bị chướng bụng đầy hơi do thừa acid dạ dày
Thành phần: omeprazole
Tác dụng: Chống loét dạ dày tá tràng, ức chế bơm proton dẫn đến ức chế bài tiết acid.
Liều dùng:
- Người lớn: 20mg/lần/ngày trong 4 tuần
- Trẻ em: 10mg/lần/ngày trong 4 tuần
Bác sĩ có thể thay đổi liều dùng dựa vào thể trạng cũng như tình trạng bệnh của bệnh nhân
Cách dùng:
- Uống thuốc vào buổi sáng trước khi ăn 1 tiếng với 1 cốc nước.
- Không được nhai, nghiền hay bẻ thuốc. Với người khó nuốt, có thể tháo nang thuốc và nuốt hỗn hợp, không được nhai.
Lưu ý khi dùng: không nên dùng cho phụ nữ có thai nhất là trong 3 tháng đầu, không nên dùng omeprazol ở phụ nữ cho con bú
2.6. Thuốc ức chế bơm proton (PPI) Lansoprazol
Đối tượng sử dụng: người bị chướng bụng đầy hơi do thừa acid dạ dày
Thành phần: lansoprazole
Tác dụng: Chống loét dạ dày tá tràng, ức chế bơm proton dẫn đến ức chế bài tiết acid.
Liều dùng: Uống 1 viên 1 ngày trong 4 tuần
Cách dùng:
- Uống thuốc vào buổi sáng trước khi ăn 1 tiếng với 1 cốc nước.
- Không được nhai, nghiền hay bẻ thuốc. Với người khó nuốt, có thể tháo nang thuốc và nuốt hỗn hợp, không được nhai.
- Nên uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày
Lưu ý khi dùng:
- Không sử dụng cho trẻ em dưới 1 tuổi.
- Với người bị bệnh về gan hoặc lupus ban đỏ phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
2.7. Thuốc ức chế bơm proton (PPI) Pantoprazole
Đối tượng sử dụng: người bị chướng bụng đầy hơi do thừa acid dạ dày
Thành phần: pantoprazole
Tác dụng: Chống loét dạ dày tá tràng, ức chế bơm proton dẫn đến ức chế bài tiết acid ngay cả khi ăn.
Liều dùng: Người lớn: 20-40mg/lần/ngày trong 4 tuần
Bác sĩ có thể thay đổi liều dùng dựa vào thể trạng cũng như tình trạng bệnh của bệnh nhân
Cách dùng:
- Uống thuốc vào buổi sáng trước khi ăn 1 tiếng với 1 cốc nước.
- Không được nhai, nghiền hay bẻ thuốc. Với người khó nuốt, có thể tháo nang thuốc và nuốt hỗn hợp, không được nhai.
Lưu ý khi dùng:
- Không sử dụng cho phụ nữ có thai do thuốc qua được hàng rào nhau thai và có thể làm chậm phát triển xương ở thai nhi.
- Không nên dùng cho phụ nữ cho con bú vì thuốc bài tiết qua sữa mẹ.
- Với người suy gan, suy thận, người cao tuổi nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Không tự dừng thuốc đột ngột
2.8. Thuốc điều hòa co bóp dạ dày và ruột Domperidon
Domperidon (và Metoclopramide) thuộc nhóm thuốc điều hòa co bóp dạ dày và ruột. Dạ dày rối loạn co bóp làm thức ăn không được tiêu hóa hoặc tiêu hóa chậm gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu.
Đối tượng sử dụng: người bị chướng bụng đầy hơi do rối loạn co bóp của dạ dày và ruột
Thành phần: Domperidon
Tác dụng: điều hòa co bóp dạ dày và nhu động ruột làm giảm tình trạng chướng bụng, đầy hơi.
Liều dùng: 10mg/2-3 lần/ ngày
Với trẻ em dưới 12 tuổi nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Cách dùng:
- Uống thuốc trước bữa ăn
- Không nên uống thuốc sau bữa ăn vì thuốc bị giảm hấp thu.
- Không dùng liều gấp đôi quy định.
Lưu ý khi dùng:
- Thuốc chống chỉ định trên nhiều đối tượng bệnh nhân nên khi sử dụng phải có đơn thuốc.
- Tránh những công việc yêu cầu sự tỉnh táo như lái xe, vận hành máy,.. khi đang dùng thuốc vì thuốc gây buồn ngủ
- Nếu người bệnh đang sử dụng các thuốc điều trị bệnh khác, nên hỏi ý kiến của bác sĩ về thời điểm dùng thuốc.
2.9. Thuốc điều hòa co bóp dạ dày và ruột Metoclopramid
Đối tượng sử dụng: người bị chướng bụng đầy hơi do rối loạn co bóp của dạ dày và ruột
Thành phần: Domperidon
Tác dụng: điều hòa co bóp dạ dày và nhu động ruột làm giảm tình trạng chướng bụng, đầy hơi.
Liều dùng:
- Người lớn:5- 10 mg/lần, không nên vượt quá 3 lần/ngày
- Trẻ em dưới 18 tuổi: 0,1 – 0,15 mg/kg/lần (tối đa 10mg/lần), không nên vượt quá 0,5 mg/kg/ngày (hay 30 mg/ngày).
Cách dùng:
- Uống trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ 30p
- Có thể tiêm theo chỉ định của bác sĩ.
- Không dùng liều gấp đôi quy định.
Lưu ý khi dùng:
- Thuốc chống chỉ định trên nhiều đối tượng bệnh nhân nên khi sử dụng phải có đơn thuốc.
- Tránh những công việc yêu cầu sự tỉnh táo như lái xe, vận hành máy,.. khi đang dùng thuốc vì thuốc gây buồn ngủ và mệt mỏi
- Nếu người bệnh đang sử dụng các thuốc điều trị bệnh khác, nên hỏi ý kiến của bác sĩ về thời điểm dùng thuốc.
- Nếu bệnh nhân có thai trong thời gian dùng thuốc, cần liên hệ với bác sĩ để điều chỉnh liều dùng.
- Nếu gặp các bất thường về cơ bắp như run tay, chân, khó nhai, cau mày,… cần báo cho bác sĩ sớm nhất.
2.10. Men tiêu hóa trị chướng bụng đầy hơi
Chướng bụng đầy hơi có thể do tình trạng thiếu men tiêu hóa bẩm sinh hoặc bệnh lý. Men tiêu hóa giúp bổ sung các enzyme như Amylase, Protease, Lactase, Lipase,.. giúp phân giải và hấp thu thức ăn, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn làm giảm đầy hơi, khó tiêu.
Sử dụng men tiêu hóa lâu dài có thể dẫn đến lạm dụng men, làm giảm khả năng tiết enzym tiêu hóa, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Vì vậy, khi sử dụng men tiêu hóa, người bệnh cần lưu ý:
- Nên sử dụng men tiêu hóa theo chỉ định của bác sĩ
- Không tự ý sử dụng men tiêu hóa nhất là khi chưa rõ nguyên nhân gây chướng bụng đầy hơi vì có thể làm các triệu chứng trầm trọng hơn hoặc gây ra những tác dụng không mong muốn.
3. Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị chướng bụng đầy hơi
Bên cạnh việc sử dụng thuốc người bệnh nên kết hợp thay đổi chế độ ăn, sinh hoạt để đạt được hiệu quả tốt nhất:
- Ăn nhiều rau củ để bổ sung chất xơ, nước, vitamin, uống nhiều nước, hạn chế các thực phẩm khó tiêu như đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng để giảm áp lực lên đường tiêu hóa.
- Tập thể dục thường xuyên, ăn chậm, nhai kĩ, ăn uống điều độ, đúng giờ để nhịp tiết acid dạ dày không bị gián đoạn và đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Hạn chế thực phẩm khó tiêu để giảm áp lực lên đường tiêu hóa.
- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: nếu vi khuẩn có hại từ thực phẩm mất vệ sinh xâm nhập vào cơ thể sẽ làm nặng thêm tình trạng mất cân bằng vi sinh đường ruột, các vi khuẩn có hại phát triển mạnh sẽ làm cho các triệu chứng rối loạn tiêu hóa trở nên nghiêm trọng hơn.
- Bổ sung men vi sinh – biện pháp cải thiện men vi sinh không sử dụng thuốc
Trên đây là những thông tin về các nhóm thuốc điều trị chướng bụng đầy hơi. Nếu cần được tư vấn và giải đáp cho những thắc mắc của mình, bạn đừng ngần ngại liên hệ theo HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia của IMIALE A+ hỗ trợ tận tình.