Chướng bụng buồn nôn là rối loạn tiêu hóa khá phổ biến khiến người bệnh chán ăn, mệt mỏi, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý đường tiêu hóa. Nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh không nên chủ quan, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và có giải pháp sớm. Bài viết dưới đây, IMIALE A+ sẽ giải đáp về những nguyên nhân gây chướng bụng buồn nôn thường gặp và gới ý một số giải pháp hiệu quả.
Mục lục
1. Nguyên nhân chướng bụng buồn nôn
Chướng bụng buồn nôn là triệu chứng rối loạn tiêu hóa có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:
1.1. Do chế độ ăn không hợp lý
Một số thức ăn khó tiêu, cần thời gian dài để tiêu hóa. Thức ăn chưa được tiêu hóa ở dạ dày trong thời gian dài gây ra tình trạng chướng bụng, buồn nôn.
- Đậu: chứa raffinose – một loại đường phức tạp mà cơ thể khó tiêu hóa, được vi khuẩn phân hủy tại ruột non và đại tràng, tạo khí hydro, carbon dioxide và khí metan gây chướng bụng.
- Thức ăn chứa đường fructose: táo, lê, mận, đào,…..chứa hàm lượng fructose cao. Trong quá trình tiêu hóa, vi khuẩn trong dạ dày kết hợp với fructose tạo nhiều khí trong đường ruột gây đầy hơi.
- Ngũ cốc nguyên cám: chứa chất xơ cao gây khó tiêu, tăng áp lực lên đường ruột. Khi chất xơ này đến đường ruột kết hợp với các vi khuẩn gây lên men và giải phóng khí.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa: trong một số loại sữa chứa đường lactose. Với những bệnh nhân không dung nạp hay dị ứng lactose sẽ bị chướng bụng, tiêu chảy do dạ dày không sản xuất enzym giúp tiêu hóa lactose.
- Đồ ăn nhanh: gà chiên, hamburger, khoai tây chiên,….chứa nhiều dầu mỡ khiến đường ruột khó hấp thu, gây đầy bụng, khó tiêu.
- Nước có ga: chứa nhiều khí nên khi uống làm tăng lượng khí trong đường ruột, gây đầy bụng, ợ nóng.
- Cafe: trong cafe có chứa cafein gây tăng nồng độ acid trong dạ dày, đường ruột bị kích ứng khiến người bệnh đầy hơi, đặc biệt nếu uống cafe lúc đói.
- Thức ăn sống, không đảm bảo vệ sinh: rau sống, gỏi, cá sống, tôm sống… gây nhiễm ký sinh trùng, sán trong đường ruột. Thức ăn ôi thiu, quá hạn sử dụng gây loạn khuẩn đường tiêu hóa, gây lên men, sinh khí chướng bụng.
1.2. Do thói quen ăn uống
Những thói quen ăn uống không khoa học cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến chướng bụng, buồn nôn:
- Ăn nhanh, vội vàng, không nhai kỹ: hệ tiêu hóa bị quá tải khi tiêu thụ một lượng lớn thức ăn trong thời gian ngắn, gây áp lực lên đường ruột khiến bệnh nhân đầy bụng, buồn nôn.
- Nằm sau khi ăn: có thể khiến lượng acid trong dạ dày tăng lên, dễ gây trào ngược acid dạ dày khiến bệnh nhân có cảm giác chướng bụng, buồn nôn.
- Không tập trung ăn, vừa nhai vừa nói chuyện: nói chuyện khi ăn khiến nhiều không khí vào miệng, gây ra sự tích tụ không khí trong đường tiêu hóa, dẫn đến đầy hơi.
1.3. Do bệnh lý
Chướng bụng, buồn nôn là triệu chứng của một số bệnh lý tiêu hóa. Tuy nhiên, trong trường hợp này người bệnh có thể mắc kèm một số triệu chứng khác:
Rối loạn tiêu hóa: Người bệnh bị đầy bụng, nôn, đau bụng kèm tiêu chảy hoặc táo bón. Các nguyên nhân gây tình trạng rối loạn tiêu hóa:
- Stress, căng thẳng mệt mỏi khiến cơ thể bị suy nhược khiến đường ruột giảm tiết enzyme tiêu hóa, rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, dẫn đến rối loạn nhu động ruột, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn – nguyên nhân gây chướng bụng, buồn nôn.
- Thức ăn gây dị ứng, ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh khiến vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường tiêu hóa gây lên men, sinh hơi.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột dẫn đến đau bụng, đầy hơi.
Trào ngược dạ dày: là tình trạng dịch vị trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Sau khi ăn no, người bệnh cảm thấy đầy bụng, ợ hơi và nóng rát vùng thượng vị, kèm theo buồn nôn, đau ngực, khó thở do axit dạ dày trào ngược gây chèn ép dây thần kinh ở thực quản.
Viêm đại tràng: là tình trạng xuất hiện các vết viêm loét tại niêm mạc đại tràng, một số triệu chứng của bệnh là: đau bụng, đầy bụng, cảm giác đầy hơi tăng lên sau khi bệnh nhân ăn no, chán ăn, sụt cân.
Hội chứng ruột kích thích: là tình trạng rối loạn chức năng co bóp của đại tràng, bệnh lành tính, không gây tổn thương thực thể nhưng kéo dài gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Triệu chứng của bệnh gồm: đau bụng, đầy hơi: bụng căng đầy, ấm ách, trung tiện nhiều, phân nát, lẫn nhầy, không dính máu.
>>> Xem thêm: Đầy bụng khó tiêu: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả
2. Giải pháp chữa chướng bụng buồn nôn mau khỏi
2.1. Chế độ ăn hợp lý
Để cải thiện tình trạng chướng bụng, buồn nôn, người bệnh nên ăn các thực phẩm dễ tiêu, kích thích tiêu hóa như:
- Đồ ăn nhạt dễ tiêu: như cháo loãng, soup,….tránh gây áp lực lên dạ dày – ruột, rút ngắn thời gian nghiền thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Rau xanh: Rau mồng tơi, cải Brussels rau dền,… chứa nhiều chất xơ, vitamin, dễ tiêu hóa giúp giảm được các triệu chứng đầy hơi chướng bụng.
- Hoa quả:
- Chuối: chứa chất xơ inulin giúp khôi phục lại sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
- Dứa: chứa axit citric, giúp đường ruột chuyển hóa và hấp thu thức ăn dễ dàng hơn, cải thiện tình trạng đầy bụng khó tiêu
- Đu đủ: chứa papain- enzyme thực vật, giúp cải thiện chứng rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, buồn nôn.
- Sữa chua: trong sữa chua có nhiều lợi khuẩn, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và giúp giảm nguy cơ gặp phải các triệu chứng khó chịu như chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn.
- Gừng: Nên bổ sung thêm gừng vào bữa ăn hàng ngày. Bởi các hợp chất trong gừng như gingerols và shogaols có tác dụng chống viêm, giúp tiêu diệt những vi khuẩn sinh khí gây chướng bụng. Bạn có thể uống trà gừng pha thêm chút nước cốt chanh để tăng thêm hiệu quả.
Bệnh nhân nên tránh ăn: đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ uống có gas, cafe, rượu bia,… gây khó tiêu, tăng áp lực lên ruột dẫn đến chướng bụng, buồn nôn.
2.2. Thay đổi thói quen ăn uống
Một số thói quen xấu trong ăn uống và sinh hoạt gây ra tình trạng chướng bụng buồn nôn. Do đó, bệnh nhân cần thay đổi về thói quen ăn uống để cải thiện tình trạng chướng bụng, buồn nôn.
- Ăn chậm nhai kỹ, không nên nói chuyện khi đang ăn
- Không nên chạy, vận động mạnh hoặc nằm ngay sau khi ăn vì sẽ gây đau bụng vùng thượng vị, buồn nôn.
2.3. Mẹo chữa chướng bụng buồn nôn
Từ xa xưa dân gian ta đã đúc kết nhiều biện pháp chữa chứng chướng bụng, buồn nôn đem lại hiệu quả và an toàn cho người bệnh. Một số mẹo chữa chướng bụng, buồn nôn bao gồm:
Lá ổi
Trong lá ổi chứa nhiều tanin, đây là hoạt chất có vị chát, làm săn se niêm mạc, giảm tiết dịch nhầy trong đường ruột, có tính kháng khuẩn giúp chống lại những vi khuẩn gây đầy hơi, được dùng trong điều trị các bệnh viêm ruột, tiêu chảy.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Lấy 10 lá ổi non, ngâm nước muối rồi rửa sạch với nước
- Bước 2: Xay lá ổi + 200ml nước đun sôi để nguội
- Bước 3: Thêm chút mật ong vào cho dễ uống hơn
Mỗi tuần nên uống 2-3 lần sẽ cải thiện tình trạng chướng bụng.
Quế
Quế chứa hoạt chất Cinnamaldehyde có tác dụng ức chế vi khuẩn gây viêm loét dạ dày, chướng bụng, tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Lấy 5g vỏ quế, đem tán mịn
- Bước 2: Cho vỏ quế đã tán mịn vào 250ml nước ấm, thêm 1 thìa mật ong rồi uống
>>> Xem thêm: Mách bạn 9 mẹo chữa đầy bụng khó tiêu nhanh chóng và hiệu quả
2.4. Bổ sung men vi sinh
Chướng bụng, buồn nôn là dấu hiệu của sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Bởi khi số lượng lợi khuẩn giảm sút sẽ không kịp xử lý thức ăn, gây lên men dẫn đến chướng bụng, buồn nôn, khó tiêu. Bổ sung men vi sinh có thể coi là biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa tốt nhất giúp chống lại chứng đầy hơi, táo bón và các vấn đề tiêu hóa khác.
IMIALE A+ – lợi khuẩn sống gắn đích chính là giải pháp tối ưu giúp người bệnh thoát khỏi chứng chướng bụng buồn nôn. Sản phẩm chứa khoảng 6 tỷ lợi khuẩn sống gắn đích gồm 2 chủng lợi khuẩn thiết yếu Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-5 cùng 4g chất xơ inulin đóng vai trò:
- Lactobacillus: Tái lập cân bằng hệ vi sinh tại ruột non, tăng tiết enzyme tiêu hóa phân giải lactose, tăng tiết acid lactic kiểm soát các vi khuẩn có hại gây lên men chướng khí.
- Bifidobacterium: Tái lập cân bằng hệ vi sinh tại đại tràng, kích thích tiết enzyme tiêu hóa, chất kháng khuẩn tiêu diệt tác nhân gây bệnh, tăng tiết kháng thể IgA, tăng cường miễn dịch.
Hiệu quả của Imiale A+ trên tiêu hóa đã được chứng minh qua hơn 450 nghiên cứu lâm sàng, và được các tổ chức uy tín thế giới chứng nhận, khuyên dùng.
3. Khi nào chướng bụng buồn nôn đi khám bác sĩ
Người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị nếu cảm thấy:
- Chướng bụng kéo dài trong nhiều ngày, các biện pháp dân gian cũng không đem lại hiệu quả.
- Ảnh hưởng đến cuộc sống, bệnh nhân mệt mỏi, sút cân.
- Các triệu chứng nặng hơn, kèm theo cơn đau thượng vị dữ dội, nôn nhiều
4. Phòng tránh chướng bụng buồn nôn
Để tránh sự khó chịu và mệt mỏi khi bị chướng bụng, buồn nôn, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau:
- Tạo thói quen ăn uống khoa học, hợp lý, không ăn quá nhanh hay nói chuyện khi đang ăn
- Thức ăn cần đảm bảo vệ sinh, không nên ăn đồ sống, chưa qua chế biến.
- Bổ sung men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hạn chế tình trạng đầy hơi.
>>> Xem thêm: Ăn không tiêu phải làm sao? Giải pháp trị ăn không tiêu hiệu quả
Hy vọng qua bài viết trên, người đọc đã biết cách xác định nguyên nhân gây chướng bụng cũng như có thêm những mẹo hay giúp cải thiện chứng chướng bụng, buồn nôn. Người bệnh không nên chủ quan trước những dấu hiệu của bệnh, hãy tuân thủ những nguyên tắc phòng tránh và điều trị bệnh.
Nếu cần được tư vấn và giải đáp cho những thắc mắc của mình, bạn đừng ngần ngại liên hệ theo HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia của IMIALE A+ hỗ trợ tận tình.