Táo bón là tình trạng rối loạn tiêu hóa phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Thông thường, táo bón có thể tự điều trị tại nhà mà không cần đến cơ sở ý tế. Tuy nhiên, nếu táo bón kéo dài có thể gây rối loạn chức năng đại tràng, viêm nhiễm đại trực tràng hay trĩ…, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Vì vậy, bài viết dưới mách bạn các cách trị táo bón tại nhà đơn giản, hiệu quả nhất.
Mục lục
1. 3 Nguyên tắc xử trí táo bón tại nhà
Táo bón hoàn toàn có thể xử trí tại nhà. Để xử trí táo bón tại nhà hiệu quả, người bệnh cần tuân theo 3 nguyên tắc dưới đây:
1.1. Xác định và loại bỏ nguyên nhân gây táo bón.
Xác định nguyên nhân để loại bỏ là cách hiệu quả nhất để trị táo bón. Các nguyên nhân gây táo bón phổ biến là:
- Chế độ ăn không hợp lý: Chế độ ăn ít chất xơ, nhiều thực phẩm khó tiêu như nhiều thịt, hải sản, các loại hạt (hạt điều, đậu xanh, đậu đen…) hay nhiều dầu mỡ có thể là nguyên nhân gây táo bón. Ngoài ra, sử dụng caffein làm giảm nhu động ruột, cũng dẫn đến tình trạng táo bón.
- Chế độ sinh hoạt không khoa học: Lười vận động, ngại đi vệ sinh sẽ kéo dài thời gian phân ở đại tràng, làm tăng tái hấp thu nước khiến phân khô, cứng gây táo bón.
- Do tác dụng phụ của thuốc: Táo bón là tác dụng không mong muốn của một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau opioid. Đặc biệt, ở phụ nữ mang thai bổ sung nhiều sắt, canxi cũng có thể là nguyên nhân gây táo bón.
>>> Xem bài viết: Tại sao bị táo bón? 10 Nguyên nhân gây táo bón thường gặp
1.2. Ưu tiên các biện pháp xử trí táo bón không dùng thuốc.
Các biện pháp không dùng thuốc thường an toàn, không tác dụng phụ nên được ưu tiên trong xử trí táo bón tại nhà. Đặc biệt, cách trị táo bón bằng các mẹo dân gian được sử dụng khá phổ biến như dùng các dược liệu lành tính, dễ tìm (cây chó đẻ, lá mơ, quả bồ kết….)
1.3. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc nhân viên y tế.
Khi áp dụng các biện pháp không dùng thuốc mà tình trạng táo bón không cải thiện, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để được tư vấn sử dụng thuốc hoặc điều trị thích hợp, tránh tự ý dùng thuốc gây “tiền mất tật mang”.
>>> Xem thêm: 5 nhóm thuốc trị táo bón thông dụng bạn cần biết
2. Cách trị táo bón tại nhà không dùng thuốc
2.1. Cách trị táo bón bằng lá mơ
Lá mơ có tác dụng kháng khuẩn, cải thiện các triệu chứng đau bụng, khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng. Do đó, ăn chả lá mơ có tác dụng trị táo bón hiệu quả.
Để làm chả lá mơ trị táo bón, thực hiện theo các bước đơn giản sau:
- Bước 1: Lấy một nắm lá mơ, rửa sạch và xay nhuyễn.
- Bước 2: Thêm hai quả trứng gà và một ít muối, trộn đều.
- Bước 3: Chiên đến khi chín đều.
Ăn món này mỗi tuần khoảng 3 lần, chứng táo bón sẽ cải thiện đáng kể.
2.2. Quả bồ kết trị táo bón
Theo đông y, bồ kết có vị cay tính ôn, quy kinh phế, đại tràng nên có tác dụng thông tiện, chữa bí đại tiện. Vì vậy, bồ kết rất hay được sử dụng trong các bài thuốc trị táo bón.
Để trị táo bón tại nhà bằng bồ kết, thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Sao vàng bồ kết.
- Bước 2: Lấy 5-7 quả bồ kết, thêm nước đến ngập và đun sôi.
- Bước 3: Chắt lấy nước
- Bước 4: Dùng bơm tiêm hút 2-3ml rồi đưa vào hậu môn.
Cách này có tác dụng rất nhanh, chỉ 5-10 phút sau người bệnh táo bón có thể đi ngoài dễ dàng.
2.3. Chữa táo bón bằng cây chó đẻ
Cây chó đẻ (hay còn được gọi là chó đẻ răng cưa) có tính mát, có tác dụng trị nóng trong, kích thích đại tiện và giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn. Từ lâu, cây chó đẻ đã được sử dụng để làm thuốc trị táo bón, trị kiết lỵ.
Cách trị bệnh táo bón bằng cây chó đẻ rất dễ thực hiện:
- Bước 1: Cây chó đẻ rửa sạch, phơi khô.
- Bước 2: Hãm cây chó đẻ khô với nước, uống thay nước.
Duy trì uống nước cây chó đẻ hãm 1-2 ngày, tình trạng táo bón sẽ giảm đáng kể.
2.4. Chữa táo bón bằng mật ong
Mật ong có tác dụng giải độc, kháng khuẩn, ức chế các tác nhân gây hại trong đường ruột. Ngoài ra, mật ong giúp bôi trơn đường tiêu hóa, làm mềm phân giúp người táo bón đi ngoài dễ dàng hơn.
Để chữa táo bón bằng mật ong, thực hiện theo các bươc sau:
- Bước 1: Lấy 5-6 thìa cà phê mật ong, cho vào cốc.
- Bước 2: Thêm nước hoặc sữa ấm (khoảng 40 độ), hòa tan và uống hết.
Uống nước mật ong mỗi buổi sáng trước khi ăn giúp kích thích đại tiện, trị táo bón hiệu quả.
>>> Xem thêm: 6 cách trị táo bón bằng mật ong
2.5. Dùng nha đam trị táo bón
Từ lâu dân gian ta đã sử dụng nha đam (lô hội) như một bài thuốc nhuận tràng giúp cải thiện táo bón. Bởi theo Y học cổ truyền, lô hội có tính mát, quy kinh can, tỳ, vị, đại trường, có công dụng thông tiện. Đồng thời, trong lô hội còn có các chất kháng khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch như galactose, glucose, xylose, mannose, làm giảm tình trạng viêm nhiễm đường ruột.
Cách thực hiện rất đơn giản:
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu: Nha đam,đường phèn.
- Bước 2: Lô hội cắt bỏ vỏ ngoài, lấy ruột rồi cắt thành miếng nhỏ.
- Bước 3: Nấu lô hội đã cắt nhỏ với đường phèn.
- Bước 4: Để nguội và ăn.
Lưu ý, nên ăn nha đam trước mỗi bữa ăn. Ăn đến khi phân mềm thì dừng, bởi nếu ăn quá nhiều nha đam dễ gây tiêu chảy.
2.6. Ăn khoai lang trị táo bón
Khoai lang có vị ngọt, có tác dụng nhuận tràng, bổ tỳ vị nên được dùng để chữa táo bón. Có thể ăn khoai lang luộc hoặc chắt lấy nước từ khoai lang sống, tuy nhiên cách ăn khoai lang luộc phổ biến hơn:
- Bước 1: Khoai lang rửa sạch.
- Bước 2: Thêm một ít nước, luộc và thưởng thức.
Ăn khoai lang vào mỗi buổi sáng vừa có tác dụng trị táo bón và ngừa táo bón hiệu quả.
Ngoài ra, có thể sử dụng khoảng 60 gam lá khoai lang tươi hay 30g lá khô, đem nấu nước và uống trong ngày để cải thiện táo bón.
2.7. Rau diếp cá trị táo bón
Theo y học cổ truyền, rau diếp cá có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên được sử dụng để trị táo bón do nóng trong.
Trị táo bón với diếp cá như sau:
- Bước 1: Lấy 1 nắm diếp cá đem rửa sạch với nước.
- Bước 2: Ngâm diếp cá trong nước muối 5-7 phút để loại bỏ vi khuẩn.
- Bước 3: Sử dụng trực tiếp cùng với bữa ăn hoặc xay lấy nước uống.
Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 1 đến 2 nắm diếp cả nhỏ, thực hiện 2-3 lần sẽ thấy hiệu quả.
2.8. Bổ sung chất xơ
Các chuyên gia khuyến cáo nên bổ sung chất xơ qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày để chữa táo bón. Chất xơ được chia thành 2 loại chính, bao gồm chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan.
- Chất xơ hòa tan (Prebiotics): Thường có nhiều trong lúa mạch, yến mạch, đậu, đậu lăng, đậu Hà Lan, các loại hạt và một số loại trái cây khác. Chúng có khả năng hấp thụ nước và tạo thành một loại gel hỗn hợp, giúp cải thiện độ đặc của phân và làm mềm phân, giúp đi ngoài dễ dàng.
- Chất xơ không hòa tan: Có trong rau, cám lúa mì và một số loại ngũ cốc nguyên hạt. Loại chất xơ này có tác dụng tạo khối phân, tăng lượng phân để dễ dàng thải ra ngoài.
Để trị hay ngăn ngừa bệnh táo bón, nên sử dụng cân bằng giữa các chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan.
2.9. Bổ sung lợi khuẩn
Lợi khuẩn ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đồng thời tạo hàng rào bảo vệ niêm mạc ruột tránh khỏi tấn công từ các tác nhân lạ như vi khuẩn, virus. Đặc biệt, lợi khuẩn kích thích tiết enzym, giúp người bệnh tiêu hóa và hấp thu thức ăn dễ dàng hơn. Chính vì vậy, bổ sung lợi khuẩn giúp cải thiện triệu chứng táo bón, đảm bảo đường ruột luôn khỏe mạnh.
Có thể bổ sung lợi khuẩn bằng cách ăn sữa chua hoặc các chế phẩm probiotics (men vi sinh) như Imiale A+,…
2.10. Tập thể dục thường xuyên
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tập thể dục giúp cải thiện được các triệu chứng của táo bón. Do đó, người bị táo bón nên tập một số bài tập như đi bộ, đạp xe, chạy bộ, hoặc bơi lội,… ít nhất 30 phút mỗi ngày, giúp tăng trương lực ruột, tăng nhu động ruột,… từ đó cải thiện tình trạng táo bón.
3. Cách trị táo bón dùng thuốc
Người bệnh có thể sử dụng một số thuốc nhuận tràng để cải thiện tình trạng táo bón:
- Thuốc bổ sung chất xơ: Citrucel, FiberCon, Benefiber
- Thuốc bôi trơn: dầu khoáng, vaselin, parafin.
- Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Duphalac, magie citrate, glycerin, natri phosphate, polyethylene glycol, sorbitol.
- Thuốc nhuận tràng kích thích: Senna (Senokot), Bisacodyl (Dulcolax).
- Thuốc làm mềm phân: Docusate, Colace.
Lưu ý:
- Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ.
- không sử dụng thuốc nhuận tràng trong thời gian dài (quá 5 ngày) do có thể gây lạm dụng thuốc, làm giảm hoặc mất chức năng co bóp của đại tràng.
>>> Xem bài viết: Tổng hợp 8 thuốc trị táo bón thông dụng, hiệu quả nhanh nhất.
4. Khi nào bị táo bón cần gặp bác sĩ?
Đa số người bệnh có thể tự điều trị táo bón ở nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nặng, người bệnh cần đến bác sĩ để thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời:
- Táo bón kéo dài 1-2 tuần.
- Áp dụng các biện pháp không dùng thuốc/ dùng thuốc mà không cải thiện.
- Đi ngoài ra máu.
- Người mệt mỏi, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
>>> Xem thêm: Dấu hiệu táo bón nặng cần đi gặp bác sĩ
Táo bón có thể cải thiện bằng việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học bao gồm ăn thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước, bổ sung lợi khuẩn kết hợp với tập thể dục thể thao hàng ngày. Cách trị táo bón theo dân gian cũng là một biện pháp hiệu quả, đặc biệt lành tính, dễ thực hiện với nguyên liệu có sẵn. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích về các cách trị táo bón đơn giản, hiệu quả tại nhà.
Mọi chi tiết thắc mắc liên quan vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 9482 hoặc 09 6762 9482