Táo bón gây ra một số triệu chứng khó chịu như đau bụng, đầy bụng, đại tiện khó khăn. Nhiều người bệnh mong muốn có thể đi ngoài nhanh chóng, dễ dàng nhưng lại chưa biết cách xử trí phù hợp. Để giải quyết tình trạng này, Imiale A+ sẽ bật mí cho bạn cách đi ngoài nhanh khi bị táo bón qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Cách đi ngoài nhanh khi bị táo bón không dùng thuốc
Khi bị táo bón, sử dụng thuốc nhuận tràng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như buồn nôn, tiêu chảy, sử dụng kéo dài có thể gây rối loạn nhu động ruột. Vì vậy, các biện pháp không dùng thuốc thường được ưu tiên trong đa số trường hợp. Dưới đây là một số cách đi ngoài nhanh khi bị táo bón không dùng thuốc.
1.1. Thay đổi tư thế khi đi ngoài
Tư thế khi đi ngoài ảnh hưởng đến nhu động ruột và tốc độ tống phân. Tư thế đi ngoài thoải mái, đúng cách sẽ giúp người bệnh táo bón đi ngoài dễ dàng hơn.
Theo các chuyên gia y tế, tư thế ngồi xổm nên được ưu tiên hơn. Nếu ngồi bệt, người bệnh nên để chân lên chiếc ghế nhỏ sao cho chân và thân tạo với nhau một góc 35 độ.
Người bệnh cũng cần lưu ý không cố gắng rặn, đặc biệt tránh sử dụng điện thoại kéo dài thời gian đi ngoài hay ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh.
1.2. Massage vùng bụng
Massage vùng bụng là cách đi ngoài nhanh khi bị táo bón do động tác này giúp:
- Kích thích ruột co bóp, tăng nhu động ruột
- Giảm thời gian lưu thức ăn trong ruột
- Tăng tốc độ di chuyển của phân
- Giảm các triệu chứng đầy bụng, đau bụng, khó chịu khi đại tiện
Cách massage vùng bụng để cải thiện táo bón theo các chuyên gia y tế hướng dẫn là:
- Bước 1: Nằm ngửa, kê đầu bằng một chiếc gối
- Bước 2: Đặt tay vào vùng bụng dưới bên phải
- Bước 3: Xoa bụng từ từ theo vòng tròn hướng theo chiều kim đồng hồ.
Khi massage cần lưu ý: dùng lực tay vừa phải, người bệnh nên nằm thật thoải mái và thư giãn.
1.3. Bổ sung nhiều chất xơ
Hàm lượng chất xơ trong chế độ ăn ảnh hưởng lớn đến tốc độ tống xuất của phân. Chất xơ làm tăng trọng lượng và kích thước phân, đồng thời chất xơ giữ nước, giúp làm mềm phân, từ đó phân dễ dàng di chuyển trong ruột hơn. Vì vậy, bổ sung nhiều chất xơ là cách đi ngoài nhanh khi bị táo bón được ưu tiên nhất.
Qua các chuyên gia dinh dưỡng, lượng chất xơ cần bổ sung đối với người lớn là 18-20 g/ngày. Chất xơ có nhiều trong rau, củ, quả. Một số thực phẩm giàu chất xơ thích hợp cho người bị táo bón là:
- Các loại quả: mận khô, táo, bưởi, cam, lê, dưa hấu,…
- Các loại hạt: hạt lanh, hạt chia, hạt đậu phộng…
- Các loại đậu: đậu hà lan, đậu xanh, đậu đỏ, đậu hải quân…
- Các loại rau: bắp cải, súp lơ, rau ngót, rau khoai,…
- Các loại ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì đen, lúa mạch nguyên cám,…
1.4. Uống nhiều nước
Nước quyết định độ mềm của phân, do đó uống nhiều nước giúp cải thiện táo bón hiệu quả. Người trưởng thành cần uống từ 2-3 lít nước mỗi ngày để ngăn ngừa cũng như cải thiện táo bón. Ngoài ra, người bị táo bón có thể uống nước ép trái cây hay nước canh để cải thiện tình trạng đi khó tiêu, táo bón.
Tuy nhiên, người bệnh táo bón cần tránh sử dụng đồ uống có gas, đồ uống có cồn, bởi những thực phẩm này sẽ làm tình trạng táo bón nặng nề hơn.
1.5. Xả nước ấm vào hậu môn
Xả nước ấm vào vùng hậu môn giúp làm mềm phân, đồng thời làm giảm cảm giác đau rát hậu môn khi đại tiện. Do đó, người bị táo bón có thể ngâm hậu môn vào một chậu nước ẩm khoảng từ 10-15 phút để đi ngoài dễ dàng hơn.
1.6. Bổ sung lợi khuẩn
Táo bón thường là hậu quả của tình trạng loạn khuẩn ruột: Lợi khuẩn bị suy giảm, hại khuẩn tăng sinh. Do đó, người bị táo bón cần bổ sung lợi khuẩn để thiết lập lại cân bằng vi khuẩn đường ruột. Lợi khuẩn giúp cải thiện táo bón thông qua cơ chế:
- Điều hòa nhu động ruột, tăng tốc độ tống phân
- Kích thích ruột bài tiết men tiêu hóa, tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn
- Thay đổi tính thấm niêm mạc, hút nước và làm mềm phân
Tuy nhiên, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm men vi sinh, bổ sung lợi khuẩn phong phú. Tuy nhiên, không phải lợi khuẩn nào cũng mang lại hiệu quả cao. Theo WHO (Tổ chức y tế thế giới), sản phẩm lợi khuẩn phải đáp ứng tiêu chí: Lợi khuẩn sống, được phân lập đến chủng, và được chứng minh hiệu quả qua các bằng chứng lâm sàng.
Imiale A+ chứa 6 tỷ lợi khuẩn sống từ Đan Mạch Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-5, là lợi khuẩn thiết yếu tại đường tiêu hóa được phân lập đến chủng. Lợi khuẩn được bào chế bằng công nghệ bao kép độc quyền Cryoprotectan, trong đó lợi khuẩn được bao bởi màng phospholipid kép, đảm bảo lợi khuẩn sống, bền vững khi qua môi trường acid dạ dày để đến bám dính tại tràng, và thể hiện tác dụng. Chính vì vậy, Imiale A+ cải thiện táo bón nhanh chóng, hiệu quả.
Ngoài ra, Imiale A+ có đến hơn 450 nghiên cứu lâm sàng chứng minh an toàn và hiệu quả, được các tổ chức quốc tế thế giới uy tín chứng nhận và khuyên dùng: chứng nhận GRAS của FDA, hiệp hội Tiêu hóa Gan mật và Nhi khoa châu Âu (ESPGHAN) khuyên dùng.
2. Cách đi ngoài nhanh khi táo bón dùng thuốc
Khi việc thay đổi chế độ ăn, lối sống không giúp bạn đi ngoài dễ dàng, bạn có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế về việc sử dụng thuốc. Thuốc điều trị táo bón được chia thành 2 nhóm chính là thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn.
2.1. Sử dụng thuốc điều trị táo bón không kê đơn
Nếu bị táo bón nhẹ, người bệnh nên lựa chọn điều trị bằng thuốc không kê đơn. Các nhóm thuốc điều trị táo bón không kê đơn thường được các bác sĩ khuyên dùng gồm: thuốc nhuận tràng tạo khối, thuốc nhuận tràng kích thích, thuốc nhuận tràng thẩm thấu, thuốc nhuận tràng bôi trơn.
2.1.1. Thuốc nhuận tràng tạo khối
Cơ chế tác dụng: Bổ sung chất xơ, kéo nước vào ruột để làm mềm phân và giúp đi ngoài dễ hơn.
Một số thuốc nhuận tràng tạo khối: Metamucil, Fibercon, Citrucel,…
Lưu ý:
- Uống nhiều nước khi sử dụng thuốc nhuận tràng tạo khối.
- Người dùng có thể gặp phải một số tác dụng phụ như đau bụng, đầy hơi.
>>> Xem thêm: 5 nhóm thuốc nhuận tràng trị táo bón cần biết
2.1.2 Thuốc nhuận tràng kích thích
Cơ chế tác dụng: Thuốc nhuận tràng kích thích ruột co bóp mạnh hơn, tăng tốc độ tống phân và giúp người bệnh đi ngoài nhanh chóng.
Một số thuốc nhuận tràng kích thích: Senokot, Ex-Lax, Correctol, Dulcolax,…
Lưu ý:
- Không nên sử dụng lâu ngày (thuốc không nên sử dụng quá 1 tuần) do dễ gây lạm dụng thuốc
- Một số tác dụng phụ thường gặp: co thắt dạ dày, dị ứng, rối loạn điện giải. Khi đó, bạn hãy ngừng sử dụng thuốc và đi gặp bác sĩ chuyên môn.
2.1.3 Thuốc nhuận tràng thẩm thấu
Cơ chế tác dụng: Thuốc nhuận tràng thẩm thấu giúp giữ nước trong ruột già, làm mềm phân và hỗ trợ đi ngoài nhanh chóng. Thuốc có thể phát huy tác dụng trong vòng 30 phút.
Một số thuốc nhuận tràng thẩm thấu:
- Thuốc dạng muối: Magie hydroxit, Magie citrat, Natri phosphat,…
- Thuốc chứa lactulose: Constilac
2.1.4 Thuốc nhuận tràng bôi trơn
Cơ chế tác dụng: Thuốc nhuận tràng bôi trơn tạo lớp màng nhầy cho phân để phân di chuyển dễ dàng hơn trong ruột, từ đó người táo bón dễ đi ngoài. Theo các nghiên cứu khoa học, sau khi sử dụng từ 6 đến 8h, thuốc sẽ phát huy tác dụng rõ rệt.
Một số thuốc nhuận tràng bôi trơn: Dầu nhờn, dầu khoáng,…
Lưu ý:
- Không sử dụng lâu dài để tránh lệ thuộc thuốc.
- Có thể bị thiếu hụt một số vitamin quan trọng như vitamin A, D, E, K.
>>>Xem thêm: Tổng hợp 8 thuốc trị táo bón thông dụng, hiệu quả nhanh nhất.
2.2. Sử dụng thuốc điều trị táo bón kê đơn
Nếu táo bón nặng hoặc không đáp ứng với các phương pháp điều trị không dùng thuốc hay các thuốc không kê đơn kể trên, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ để thăm khám và sử dụng thuốc.
Các thuốc trị táo bón có thể được chỉ định:
2.2.1. Thuốc nhuận tràng bài tiết
Cơ chế tác dụng: Thuốc nhuận tràng bài tiết kích thích ruột bài tiết dịch, đồng thời làm tăng khối lượng của phân.
Một số thuốc nhuận tràng bài tiết là: Linaclotide, Plecanatide và Lubiprostone.
Lưu ý:
- Thuốc thường được dùng trong trường hợp táo bón mãn tính, táo bón trong hội chứng ruột kích thích.
- Một số tác dụng phụ thường gặp: buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi.
2.2.2. Thuốc đối kháng thụ thể opioid
Cơ chế tác dụng:
- Opioid là nhóm thuốc giảm đau trung ương, ví dụ như: morphin, pethidin, codein, loperamid. Opioid gắn kết với thụ thể muy và tác động lên hệ tiêu hóa. Khi đó, opioid làm giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch ruột, người dùng dễ bị táo bón.
- Nhóm thuốc đối kháng thụ thể opioid sẽ ngăn chặn sự liên kết giữ opioid với các thụ thể trong ruột của chúng.
Một số thuốc đối kháng thụ thể opioid là: Methylnaltrexone, Naloxegol, Naldemedine,…
Lưu ý: Người dùng có thể xuất hiện các tác dụng phụ như tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn.
3. Một số lưu ý khi bị táo bón
Người bị táo bón cần lưu ý một số vấn đề sau để việc cải thiện táo bón vừa hiệu quả vừa an toàn.
3.1. Ưu tiên các biện pháp không dùng thuốc
Sử dụng thuốc là con dao hai lưỡi, có tác dụng nhanh chóng, giúp người táo bón đi ngoài nhanh chóng, dễ dàng. Tuy nhiên, thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như rối loạn nhu động ruột, buồn nôn, tiêu chảy…. Do đó, người bệnh nên ưu tiên các biện pháp không dùng thuốc để cải thiện tình trạng táo bón.
3.2. Những thực phẩm cần tránh khi bị táo bón
Một số thực phẩm làm nặng thêm tình trạng táo bón người bị táo bón cần tránh:
- Rượu, bia: Rượu, bia có thể tác động đến nhu động ruột, làm chậm quá trình tống phân ra ngoài, khiến người bệnh đi ngoài khó khăn hơn.
- Đồ uống có gas: Gây đầy bụng, chướng hơi khiến người bệnh khó chịu hơn
- Thức ăn chiên rán, thức ăn nhanh: Dầu mỡ cần thời gian tiêu hóa dài hơn.
- Các loại thịt đỏ (gây khó tiêu) như thịt bò, thịt lợn, thịt gà,…
>>>Xem thêm: Cách trị táo bón đơn giản, hiệu quả tại nhà
3.3. Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của nhân viên y tế
Tự ý sử dụng thuốc có thể dẫn đến sử dụng thuốc không hợp lý, sai liều, dùng không đúng cách, có thể gây ra tác dụng không mong muốn nghiêm trọng. Do đó, chỉ nên dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn.
3.4. Không lạm dụng thuốc trị táo bón
Khi lạm dụng thuốc nhuận tràng, người bệnh có nguy cơ bị mất nước và điện giải. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc kéo dài dễ gây hiện tượng quen thuốc. Người bệnh trở nên phụ thuộc vào thuốc trị táo bón. Khi sử dụng vào đợt tiếp theo, người bệnh phải tăng liều sử dụng hoặc bị táo bón trở lại nếu ngừng thuốc.
3.5. Khi nào đi gặp bác sĩ?
Tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm, nhưng táo bón lâu ngày có thể xuất hiện các biến chứng nguy hiểm khác. Người bệnh cần đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy một trong các dấu hiệu sau:
- Táo bón xen kẽ tiêu chảy
- Táo bón kéo dài trên 3 tuần
- Phân lẫn máu
- Đau bụng dữ dội hoặc dai dẳng
- Sút cân không rõ nguyên nhân
- Nôn mửa thường xuyên
>>> Xem thêm: Dấu hiệu táo bón nặng không thể bỏ qua
Hy vọng rằng các giải pháp trên sẽ giúp bạn cách đi ngoài nhanh khi bị táo bón. Các biện pháp không dùng thuốc như thay đổi lối sống, điều chỉnh chế độ ăn và bổ sung lợi khuẩn vừa giúp người bệnh tránh gặp phải tác dụng phụ của thuốc, vừa giúp xây dựng lối sống lành mạnh, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Ngoài ra, cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.