Ngộ độc thực phẩm là hậu quả của việc không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn phải thức ăn ôi thiu hay thực phẩm sử dụng chất hóa học độc hại. Khi gặp các triệu chứng nhẹ, các cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà có thể giúp kiểm soát và phục hồi sức khỏe. Trong bài viết dưới đây, Imiale A+ sẽ cung cấp cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà an toàn và hiệu quả.
Mục lục
1. Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm
Triệu chứng xuất hiện ngay sau khi ăn thức ăn bị nhiễm độc, nhiễm bẩn là dấu hiệu quan trọng để phát hiện ngộ độc thực phẩm, bao gồm:
- Tiêu chảy phân nước
- Đau bụng dữ dội
- Buồn nôn
- Cơ thể mệt mỏi
Mức độ và thời gian xuất hiện các triệu chứng ngộ độc thực phẩm phụ thuộc vào nguồn thức ăn gây ngộ độc. Người bị ngộ độc có thể xuất hiện triệu chứng sau khi ăn vài phút, cũng có trường hợp triệu chứng khởi phát sau vài ngày đến vài tuần.
Nếu có 2 người trở lên cùng gặp các triệu chứng tương tự như trên sau khi cùng ăn một loại thực phẩm thì nên nghĩ ngay đến việc nhóm người này đã bị ngộ độc thực phẩm.
Ngộ độc thực phẩm xuất phát từ việc ăn phải thức ăn bị ô nhiễm và chứa các hóa chất độc hại. Do đó, người đã ăn phải thực phẩm có dấu hiệu không an toàn sẽ có nguy cơ cao bị ngộ độc. Một số dấu hiệu nhận biết nguồn thực phẩm có thể gây ngộ độc là:
- Thực phẩm bị ôi thiu, có mùi lạ
- Thực phẩm xuất hiện giun sán
- Thực phẩm bị nhiễm hóa chất, lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật cao
- Thực phẩm được chế biến không đảm bảo vệ sinh
- Thực phẩm sống như nem chua, rau sống, tiết canh, nước lã
Người ngộ độc thực phẩm cần được loại bỏ độc tố khỏi cơ thể sớm càng sớm càng tốt, nếu không có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, các biện pháp sơ cứu ngộ độc thực phẩm tại nhà rất quan trọng.
2. Cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà
Chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà bao gồm các biện pháp loại bỏ chất độc trong cơ thể đồng thời cải thiện các triệu chứng và phục hồi sức khỏe hiệu quả.
2.1. Gây nôn nếu không có triệu chứng nôn
Thông thường, người bị ngộ độc sẽ nôn mửa ngay sau khi ăn thức ăn nhiễm độc. Nôn giúp thải thức ăn bị nhiễm độc trong bụng ra ngoài, ngăn cản chất độc gây hại người bệnh. Tuy nhiên, nếu không có biểu hiện nôn thì cần gây nôn cho người bệnh càng sớm càng tốt. Người bệnh cần được gây nôn trước 6h sau khi ăn phải thức ăn gây ngộ độc.
Cách gây nôn cho người bị ngộ độc là:
- Bước 1: Cho bệnh nhân uống 1 cốc nước muối 0,9%
- Bước 2: Vệ sinh tay người gây nôn sạch bằng xà phòng
- Bước 3: Dùng tay móc, ngoáy họng người bệnh để gây nôn
Người bệnh nôn được càng nhiều thì càng có lợi. Trong quá trình gây nôn, cần lưu ý:
- Chỉ gây nôn khi người bệnh còn tỉnh táo
- Nên gây nôn khi người bệnh ngồi. Nếu người bệnh nằm nôn thì cần nằm nghiêng bên trái, nằm trên gối cao để tránh bị sặc mũi, dịch nôn tràn xuống phổi
- Thao tác nhẹ nhàng để tránh gây xước họng.
2.2. Uống nhiều nước và nghỉ ngơi
Tiêu chảy và nôn mửa khiến cơ thể bị mất nước kéo theo mất điện giải. Mất nước và điện giải gây suy nhược, mệt mỏi, nếu mất nước nặng có thể dẫn tới tử vong. Do đó, sau khi gây nôn, người bị ngộ độc cần uống nhiều nước và nghỉ ngơi để bù lại lượng nước đã mất. Cách bổ sung nước và điện giải nhanh, hiệu quả nhất là cho người bệnh uống Oresol.
Lưu ý khi sử dụng Oresol:
- Pha đúng tỷ lệ nước theo hướng dẫn ghi trên bao bì
- Sử dụng nguồn nước sạch
- Chỉ sử dụng dung dịch đã pha trong vòng 24 giờ
- Liều dùng Oresol đối với người trưởng thành là 75 mg/kg cân nặng.
Khi không có sẵn dung dịch Oresol, có thể pha 1 thìa cà phê muối trong 1 lít nước sạch để thay thế. Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung nước bằng nước lọc, nước trà, nước luộc rau, nước luộc gà hoặc nước ép trái cây.
2.3. Thay đổi chế độ ăn để phục hồi sức khỏe
Độc tố trong thức ăn có thể gây ảnh hưởng đến chức năng đường ruột, loạn khuẩn ruột khiến người bệnh mệt mỏi, kém hấp thu. Do đó, sau khi các triệu chứng cải thiện, người bệnh cần được chăm sóc đúng cách để hạn chế những hậu quả của ngộ độc thực phẩm.
Đối với ngộ độc nhẹ điều trị tại nhà, bằng cách bổ sung dinh dưỡng, thay đổi chế độ ăn hợp lý, sức khỏe người bệnh sẽ phục hồi nhanh chóng
Người bị ngộ độc nên ăn:
- Thức ăn nhạt, dễ tiêu, ít chất béo và ít chất xơ để làm dịu dạ dày. Thực phẩm nhiều gia vị và khó tiêu sẽ làm các triệu chứng trở nặng.
- Ăn các thực phẩm nhẹ như bánh mì, cơm dẻo, cháo trắng
- Ăn những loại trái cây làm dịu dạ dày và giảm chứng tiêu chảy như táo, chuối
- Ăn bánh quy mặn, khoai tây nghiền, ngũ cốc trong quá trình phục hồi sau ngộ độc.
- Ăn những thực phẩm bổ sung lợi khuẩn như sữa chua, đậu phụ
Tránh ăn:
- Thực phẩm khó tiêu, nhiều chất béo, đồ chiên rán
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm từ sữa động vật như phô mai, sữa do những thực phẩm này làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa đang bị tổn thương.
- Không sử dụng đồ uống có gas, đồ uống có cồn, chất kích thích
Chế độ ăn của người bị ngộ độc nên tuân thủ những nguyên tắc trên để hỗ trợ cải thiện sức khỏe nhanh chóng.
2.4. Bổ sung lợi khuẩn
Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn, người bệnh sau ngộ độc thực phẩm cần bổ sung lợi khuẩn để phục hồi niêm mạc ruột bị tổn thương. Lợi khuẩn giúp tái thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột, bám dính và bao bảo vệ niêm mạc ruột giúp cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa. Vì vậy, bổ sung lợi khuẩn đúng cách là chìa khóa để người bị ngộ độc phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Mặc dù số lượng lợi khuẩn rất đa dạng, nhưng không phải chủng lợi khuẩn nào cũng mang lại hiệu quả cao. Người bệnh cần lựa chọn sản phẩm chứa chủng lợi khuẩn sống, mang vai trò thiết yếu tại đường ruột.
Imiale A+ là sản phẩm bổ sung 6 tỷ lợi khuẩn sống, thiết yếu là Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-5 cùng với chất xơ hòa tan Inulin. Sự kết hợp lợi khuẩn này giúp tăng gấp đôi khả năng bám dính so với chỉ sử dụng lợi khuẩn đơn lẻ. Lợi khuẩn bám dính niêm mạc, tạo hàng rào bảo vệ niêm mạc, tránh khỏi tác động bất lợi đồng thời tạo điều kiện cho niêm mạc ruột phục hồi tổn thương sau ngộ độc.
>>>Xem thêm: Công thức vượt trội cho tiêu hóa từ Đan Mạch – Lợi khuẩn sống kết hợp chất xơ hòa tan
3. Lưu ý khi chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà
Trong quá trình chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà, người bệnh và người chăm sóc cần lưu ý những vấn đề sau:
3.1. Không uống thuốc chống nôn nếu bệnh nhân nôn
Nôn giúp loại độc tố từ dạ dày người bệnh. Dịch nôn ra ngoài sẽ giảm lượng độc tố ngấm vào cơ thể, phát tán và gây hại cho người bệnh. Do đó, người bệnh không được uống thuốc chống nôn khi bị ngộ độc thức ăn.
3.2. Không uống thuốc cầm tiêu chảy
Khi bị ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy cũng giúp tống chất độc trong cơ thể ra ngoài. Vì vậy, người bị ngộ độc không nên sử dụng thuốc cầm tiêu chảy khi điều trị tại nhà.
3.3. Chỉ gây nôn khi bệnh nhân tỉnh táo
Biện pháp gây nôn chỉ được áp dụng khi bệnh nhân còn tỉnh táo, chưa có các triệu chứng nặng như co giật cơ thể, rối loạn ý thức. Nếu nôn khi không còn tỉnh táo, người bệnh có thể bị sặc, ngạt thở dẫn đến nguy hiểm tính mạng.
4. Khi nào ngộ độc thực phẩm cần đi gặp bác sĩ?
Ngộ độc thực phẩm nặng nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách có thể dẫn tới tử vong. Khi điều trị tại nhà, nếu xuất hiện một trong các triệu chứng sau đây, người bệnh cần đến cơ sở y tế gần nhất:
- Tiêu chảy ra máu
- Nôn mửa, tiêu chảy liên tục
- Mắt trũng, da nhăn, mạch nhanh, chóng mặt
- Ngất, hạ huyết áp, trụy tim mạch
- Mờ mắt
- Phát ban toàn thân
Lưu ý: khi người bị ngộ độc là phụ nữ mang thai, người mắc bệnh mạn tính, người suy giảm miễn dịch,… cần sớm đưa bệnh nhân đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.
Nếu được phát hiện sớm và có biện pháp xử lý kịp thời, rất nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm có thể chữa tại nhà. Tuy nhiên, người chăm sóc cần lưu ý áp dụng các biện pháp đúng cách và không chủ quan. Khi phát hiện dấu hiệu ngộ độc nặng, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến gặp bác sĩ để tránh những hậu quả nguy hiểm.
Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.