Trong thai kỳ, bà bầu cần bổ sung các dưỡng chất, đặc biệt là bổ sung sắt để đáp ứng nhu cầu của cả mẹ và thai nhi. Vậy, bổ sung sắt cho bà bầu thế nào là đúng cách? Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc sắt, nên chọn lựa sản phẩm phù hợp thế nào? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý top 8 thuốc sắt cho bà bầu và nguyên tắc bổ sung sắt cho bà bầu đúng cách, hiệu quả.
Mục lục
1. Tại sao bà bầu cần bổ sung sắt?
Trong thời kỳ mang thai, thể tích máu của người mẹ tăng 50% để cung cấp các chất dinh dưỡng và oxy cho thai nhi. Để cơ thể tăng sản sinh hồng cầu – “phương tiện” vận chuyển oxy của cơ thể, mẹ bầu cần bổ sung sắt, bởi sắt là thành phần của hemoglobin cấu tạo nên hồng cầu.
Như vậy, sắt có vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu, đảm bảo quá trình trao đổi chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Khi mẹ bầu bị thiếu máu do thiếu sắt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi:
- Với mẹ: Mẹ có thể gặp tình trạng như mệt mỏi, hoa mắt, khó chịu, thậm chí dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như sảy thai, trẻ bị sinh non, mẹ bị tiểu đường hay tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai. Một số trường hợp mẹ thiếu sắt tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, băng huyết và rất dễ bị trầm cảm sau sinh.
- Với thai nhi: Thiếu sắt làm thai nhi sau khi sinh ra dễ bị suy dinh dưỡng, mắc bệnh tự kỷ, dị tật bẩm sinh.
Như vậy, việc bổ sung sắt cho bà bầu thực sự rất quan trọng để thai nhi được phát triển khỏe mạnh, an toàn, thông minh cũng như đảm bảo sức khỏe cho mẹ và tránh các hậu quả không mong muốn có thể xảy ra.
2. Nguyên tắc lựa chọn thuốc sắt cho bà bầu
Việc mẹ bầu bổ sung sắt trong thai kỳ là rất cần thiết. Tuy nhiên, không phải cứ uống quá nhiều sắt là tốt. Bà bầu lựa chọn thuốc sắt cần lưu ý những nguyên tắc sau:
2.1. Liều lượng tùy thuộc vào độ tuổi của thai nhi
Mỗi giai đoạn mang thai cần nhu cầu sắt khác nhau. Tùy thuộc vào giai đoạn nào mà mẹ bầu bổ sung sắt với liều lượng phù hợp:
- Trong 3 tháng đầu thai kỳ: Thai nhi bắt đầu hình thành trong bụng mẹ nên lượng sắt cần cung cấp chưa cao, thậm chí có thể ít hơn bình thường do mang thai mẹ không bị mất máu kinh nguyệt. Lượng sắt cần cung cấp cho bà bầu trong giai đoạn này là 30mg/ ngày.
- Trong 3 tháng giữa: Lượng sắt cần cung cấp tăng cao hơn để đáp ứng sự phát triển về thể chất và trí tuệ của thai nhi. Lượng sắt cần cung cấp cho mẹ trong 3 tháng giữa là 30 – 60mg/ ngày.
- 3 tháng cuối thai kỳ: Đây là thời điểm mẹ bầu cần bổ sung nhiều sắt nhất để dự trữ sắt cho những tháng cuối thai kì và khi sinh nở, tránh những hậu quả không mong muốn như băng huyết, nhiễm khuẩn hậu sản,… Lượng sắt cần cung cấp cho mẹ bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ lớn hơn 60mg/ ngày.
Loại sắt bổ sung: có 2 loại là sắt vô cơ (sắt sulfate) và sắt hữu cơ (sắt fumarate và sắt gluconate). Sắt vô cơ chứa hàm lượng sắt cao, hấp thu nhanh nhưng có thể làm cơ thể mẹ bị nóng và táo bón và có mùi khó chịu khi uống. Còn sắt hữu cơ hấp thu tốt hơn, hạn chế tình trạng lắng đọng khi dư thừa tại các cơ quan nhưng lại có giá thành cao và khó bảo quản hơn sắt vô cơ.
2.2. Chọn dạng bào chế thích hợp
Thuốc sắt cho bà bầu có nhiều dạng như dạng viên, nước, dạng bột,… Tuy nhiên hay dùng nhất là dạng viên và dạng nước.
2.3. Chọn sản phẩm sắt chứa cả acid folic
Acid folic có vai trò dự phòng dị tật thai nhi nên rất quan trọng trong quá trình mang thai. Do đó nên lựa chọn sản phẩm sắt chứa cả acid folic để khi uống có thể cung cấp đồng thời hai chất này, tránh phải dùng hai loại thuốc sắt và acid folic riêng.
3. Top 8 thuốc sắt cho bà bầu
Dưới đây là top 8 thuốc sắt cho bà bầu mà các mẹ có thể tham khảo để sử dụng trong quá trình mang thai:
3.1. Blackmores Pregnancy Iron
Nguồn gốc: là một thương hiệu nổi tiếng của Úc
Thành phần: Iron(II) Glycinate 87,7mg (tương đương 24mg Sắt), tá dược vừa đủ
Công dụng: Cung cấp sắt cho mẹ trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh; giảm tình trạng buồn nôn hay nôn, táo bón; giúp ăn ngon miệng, cải thiện hệ tiêu hóa.
Liều dùng: 1 viên/ ngày, sau bữa sáng
Ưu điểm: chứa sắt II dễ hấp thu qua đường ruột, giá cả hợp lý nhưng lại có nhiều tác dụng phụ như táo bón cung cấp sắt cho mẹ bầu khi cơ thể thiếu sắt, giúp thai nhi phát triển về cả thể chất và trí tuệ, dùng đúng liều không gây buồn nôn và táo bón
Nhược điểm: kích thước thuốc to nên khó nuốt, chứa hàm lượng sắt thấp và chỉ chứa sắt đơn chất mà không kèm acid folic nên mẹ cần phải bổ sung thêm acid folic.
3.2. Mason Natural Ferrouse Gluconate
Nguồn gốc: có xuất xứ từ Hoa Kỳ
Thành phần: Sắt (dạng ferrous gluconate) 27mg
Công dụng: bổ sung sắt hữu cơ giúp mẹ dễ hấp thu, giảm mệt mỏi, hoa mắt do thiếu máu
Liều dùng: 1 – 2 viên/ ngày, uống trong bữa ăn
Ưu điểm: hàm lượng sắt cao, sắt hữu cơ nên giúp hấp thu tốt hơn, giảm mùi tanh nồng khó chịu, ít tác dụng không mong muốn như buồn nôn, táo bón
Nhược điểm: do là sắt hữu cơ nên giá thành của sản phẩm cao, đồng thời việc bảo quản cũng khó khăn hơn so với sắt vô cơ.
3.3. Doppelherz Haemo Vital
Nguồn gốc: có xuất xứ tại Đức
Thành phần: trong 1 viên Doppelherz Haemo Vital chứa các thành phần:
- 20mg Iron
- 5mg Zinc
- 500mcg Copper
- 400mcg Vitamin A
- 1,4mg Vitamin B2
- 1,4mg Vitamin B6
- 2,5mcg Vitamin B12
Công dụng: cung cấp sắt cho người bị thiếu máu do sắt, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị trong các trường hợp thiếu máu do chấn thương, bệnh giun sán,…
Liều dùng: 1 viên/ ngày, uống sau ăn
Ưu điểm: bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể, cải thiện tình trạng thiếu máu, thành phần có nguồn gốc tự nhiên nên ít tác dụng không mong muốn
Nhược điểm: là sắt hữu cơ nên giá thành cao và khó bảo quản hơn so với sắt vô cơ
3.4. Procare
Nguồn gốc: là sản phẩm có xuất xứ tại Úc
Thành phần: Sắt Fumarate (tương đương iron 5mg) 15.2mg, Folic acid (Vitamin B9) 400µg và tá dược vừa đủ
Công dụng: cung cấp sắt cho bà bầu giúp thai nhi phát triển tốt hơn, cải thiện thiếu máu do thiếu sắt
Liều dùng: 1 viên/ ngày, uống trong hoặc sau khi ăn
Ưu điểm: cung cấp sắt cho mẹ và bé trong thời kỳ mang thai, chứa cả acid folic có vai trò quan trọng trong sự phân chia tế bào và sự hình thành của máu, dự phòng dị tật thai nhi
Nhược điểm: là sắt hữu cơ nên giá tiền khá cao và việc bảo quản cũng khó khăn hơn sắt vô cơ
3.5. DHC
Nguồn gốc: có xuất xứ tại Nhật Bản
Thành phần: sắt 10 mg, acid folic 75 mcg, tá dược vừa đủ
Công dụng: bổ sung sắt cho phụ nữ có thai và cho con bú, giảm tình trạng thiếu máu do thiếu sắt
Liều dùng: 1 viên/ lần x 2 lần/ ngày, uống sau ăn
Ưu điểm: chứa cả acid folic có vai trò quan trọng trong sự hình thành máu và dự phòng dị tật cho thai nhi
Nhược điểm: là sản phẩm sắt hữu cơ của Nhật Bản nên giá thành khá đắt
3.6. Elevit
Nguồn gốc: có xuất xứ tại Úc
Thành phần: sắt 60 mg, acid folic 800 mcg, các loại vitamin như vitamin C, vitamin B1, vitamin B12 và tá dược vừa đủ
Công dụng: cung cấp sắt và nhiều loại vitamin cho mẹ và bé trong thời kỳ mang thai
Liều dùng: 1 viên/ ngày, uống sau ăn 30 phút vào buổi sáng hoặc trưa
Ưu điểm: cải thiện thiếu máu do thiếu sắt, cung cấp canxi giúp mẹ giảm loãng xương và phát triển hệ xương của thai nhi. Ngoài ra còn có acid folic giúp dự phòng dị tật thai nhi
Nhược điểm: giá thành khá cao so với các sản phẩm cung cấp sắt khác trên thị trường
3.7. Avisure mama
Nguồn gốc: xuất xứ châu Âu
Thành phần: 500mcg acid folic từ Quatrefolic, 48mg sắt hữu cơ, tá dược vừa đủ
Công dụng: nâng cao sức đề kháng, cung cấp sắt và acid folic cho phụ nữ mang thai
Liều dùng: 2 viên/ ngày, uống trong hoặc sau khi ăn
Ưu điểm: chứa cả acid folic giúp dự phòng dị tật thai nhi
Nhược điểm: giá thành khá cao do là sắt hữu cơ
3.8. Blutquick Herbaria
Nguồn gốc: xuất xứ tại Đức
Thành phần: sắt, Vitamin B1, Vitamin B2, Vitamin B6, Vitamin B12, Vitamin C, tá dược vừa đủ
Công dụng: bổ sung sắt và các loại vitamin cho mẹ và bé trong thai kỳ
Liều dùng: 30ml/ngày, uống trước bữa trưa 30 phút
Ưu điểm: cải thiện thiếu máu do thiếu sắt, không gây táo bón
Nhược điểm: dạng nước nên có mùi vị khó chịu
4. Nguyên tắc sử dụng thuốc sắt cho bà bầu
Khi dùng thuốc sắt, các bà bầu cần lưu ý các nguyên tắc sau:
- Thời điểm uống: nên dùng vào lúc đói, vào buổi sáng, trước khi ăn 30 phút hoặc sau ăn 2 giờ bởi khi đói thì dạ dày sẽ tiết nhiều acid giúp hấp thu sắt tốt hơn
- Không nên uống trước khi đi ngủ, vào buổi tối: vì uống sắt dễ gây nóng nên uống trước khi ngủ sẽ làm mẹ bầu khó ngủ hơn
- Không uống cùng Canxi ở mức 300 mg: canxi sẽ làm cản trở sự hấp thu của sắt
- Duy trì chế độ ăn uống khoa học: ăn các thực phẩm lành mạnh, cung cấp đủ chất xơ, đạm và hoa quả, uống đủ nước và tốt hơn khi uống sữa.
- Tránh uống sắt với sữa: do tạo phức làm giảm lượng sắt cần hấp thu
- Bổ sung sắt đúng và đủ liều lượng theo từng giai đoạn của thai kỳ cho mẹ bầu
- Uống kết hợp với các loại vitamin (đặc biệt là vitamin C) để tăng hấp thu sắt
- Lựa chọn các sản phẩm bổ sung sắt chất lượng, có thương hiệu uy tín trên thị trường
- Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống
Trên đây là các thông tin về Top 8 thuốc sắt cho bà bầu và nguyên tắc sử dụng sắt cho bà bầu sao cho khi sử dụng đạt hiệu quả cao. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích để việc bổ sung sắt cho bà bầu đạt hiệu quả cao nhất.
Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.