Crohn là một tình trạng viêm đường tiêu hóa mạn tính, có xu hướng ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Do đó, hiểu biết về nguyên nhân, chẩn đoán cũng như phác đồ điều trị bệnh đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và cải thiện tình trạng bệnh. Hãy cùng Imiale A+ tìm hiểu một số thông tin cơ bản về bệnh Crohn qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Bệnh Crohn là gì?
Crohn là một bệnh lý viêm đường tiêu hóa mạn tính, thuộc nhóm bệnh viêm ruột (IBD). Bệnh có thể gây viêm bất cứ khu vực nào của đường tiêu hóa, từ miệng cho đến hậu môn, tuy nhiên phổ biến nhất là tại hồi tràng (phần cuối của ruột non) và đại tràng.
Bệnh Crohn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở thanh thiếu niên và người trưởng thành trong độ tuổi 20-30 tuổi.
2. Nguyên nhân gây bệnh Crohn.
Cho đến hiện nay, nguyên nhân bệnh Crohn vẫn chưa được hiểu biết rõ ràng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đề xuất các yếu tố sau có thể đóng góp vào quá trình thúc đẩy sự phát triển của bệnh.
2.1. Sự biểu hiện quá mức của hệ thống miễn dịch.
Ở một người bình thường, khi cơ thể bị lây nhiễm tác nhân lạ như vi khuẩn, virus hay kí sinh trùng, hệ thống miễn dịch sẽ được kích hoạt nhằm tấn công những tác nhân gây hại và bảo vệ hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, ở những người bị bệnh Crohn, ngoài các tác nhân lạ, hệ miễn dịch còn nhầm lẫn và coi tế bào niêm mạc ruột cũng như các vi khuẩn vô hại khác trong hệ tiêu hóa là kẻ xâm nhập. Vì vậy, các tế bào miễn dịch sẽ tấn công chính hệ tiêu hóa và gây ra phản ứng viêm dai dẳng, tiến triển thành trợt, loét và hình thành triệu chứng điển hình của bệnh Crohn.
2.2. Di truyền
Theo CCFA (Tổ chức Crohn’s & Colitis Foundation của Mỹ), có tới 20% những người mắc bệnh Crohn có cha mẹ, con cái hoặc anh chị em ruột mắc bệnh. Do đó, nếu trong gia đình có một người bị bệnh thì các thành viên còn lại sẽ có tỷ lệ mắc bệnh Crohn cao hơn so với người bình thường. Nguy cơ mắc bệnh Crohn ở một người sẽ cao hơn hẳn khi cả bố và mẹ đều có tiền sử bị bệnh.
2.3. Yếu tố môi trường
Điều kiện môi trường xung quanh đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và tiến triển của bệnh Crohn. Bệnh thường phổ biến hơn ở các nước đã phát triển, khu vực thành thị hơn là các vùng nông thôn nghèo nàn. Nguyên nhân chủ yếu là do ở thành thị, nhiều nguồn thực phẩm không rõ ràng, không đảm bảo vệ sinh, chứa chất bảo quản, chất kích thích… gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh và tình trạng căng thẳng stress không gây ra bệnh, tuy nhiên chúng có thể khiến triệu chứng bệnh Crohn trở nên xấu hơn.
Ngoài ra, hút thuốc và tình trạng nhiễm trùng tiêu hóa cũng là một yếu tố rủi ro của bệnh Crohn.
3. Triệu chứng bệnh Crohn.
Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh, các triệu chứng và tần suất xuất hiện triệu chứng có thể khác nhau giữa các bệnh nhân. Crohn là một bệnh mạn tính, sau khi trải qua các đợt bùng phát với triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh có thể gần như không có bất kỳ triệu chứng nào, gọi là đợt thuyên giảm.
Dưới đây là một vài triệu chứng ban đầu phổ biến nhất của bệnh Crohn.
- Tiêu chảy: Tiêu chảy từ nhẹ đến nặng, có thể kèm theo thay đổi tính chất phân như phân lẫn máu, mủ và chất nhầy. Trong một số trường hợp, bệnh nhân luôn cảm thấy còn sót phân và muốn đi tiêu nhưng không đi được.
- Đau bụng: Vị trí xuất hiện và mức độ đau phụ thuộc vào vị trí viêm. Cơn đau trong bệnh Crohn khá đặc trưng, với biểu hiện đau quặn từng cơn và đa số trường hợp thường đau ở vùng hố chậu phải.
- Triệu chứng toàn thân như chán ăn, sụt cân, có thể có sốt: Crohn gây ra rối loạn tiêu hóa mãn tính, khiến bệnh nhân trở nên chán ăn, ăn không ngon và sụt cân. Ngoài ra, tình trạng viêm niêm mạc đường tiêu hóa mãn tính gây ra triệu chứng sốt dai dẳng, làm người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.
Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng cũng trở nên rõ rệt hơn. Bệnh nhân có thể xuất hiện:
- Lỗ rò quanh hậu môn, gây đau, chảy máu và đặc biệt có thể nhiễm trùng nếu không xử lý kịp thời
- Viêm khớp
- Phát ban, viêm da
- Khó thở, giảm khả năng vận động do thiếu máu
- Chậm phát triển ở trẻ em
4. Chẩn đoán Crohn.
Không có bất kỳ xét nghiệm đơn lẻ nào đủ để chẩn đoán xác định bệnh Crohn do triệu chứng của bệnh thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường tiêu hóa khác. Vì vậy, bệnh Crohn thường được chẩn đoán dựa trên cơ sở loại trừ các nguyên nhân khác.
Dưới đây là một số xét nghiệm hay dùng để chẩn đoán bệnh Crohn.
- Xét nghiệm máu: Tìm kiếm các tình trạng tiềm ẩn như viêm và thiếu máu
- Xét nghiệm phân: Tìm kiếm tác nhân lạ trong phân như máu,…
- Nội soi: Việc nội soi có thể được chỉ định để thấy rõ về hình ảnh bên trong ống tiêu hóa của bệnh nhân
- Chụp CT, MRI, X-Quang
- Sinh thiết
Sau khi các xét nghiệm cần thiết được tiến hành, bác sĩ sẽ xem xét toàn bộ các xét nghiệm trên, loại trừ các nguyên nhân khác và có thể chẩn đoán xác định liệu một bệnh nhân có mắc bệnh Crohn hay không
5. Biến chứng bệnh Crohn.
Nếu không được chẩn đoán sớm và có các biện pháp kiểm soát phù hợp, bệnh Crohn có thể tiến triển xấu đi và gây ra các biến chứng nghiêm trọng như:
Tắc ruột: Bệnh Crohn có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống tiêu hóa, đặc biệt là ruột. Theo thời gian, các phần của ruột có thể bị sẹo và hẹp lại, gây ra tắc ruột. Bệnh nhân có thể yêu cầu phẫu thuật để mở rộng lỗ thắt hoặc đôi khi cần cắt bỏ phần ruột bị bệnh.
Loét niêm mạc ruột: Bệnh Crohn gây viêm mãn tính đường tiêu hóa, có thể dẫn đến hình thành trợt và loét ở bất kì vị trí nào, từ miệng cho đến hậu môn
Suy dinh dưỡng: Rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy do Crohn làm bệnh nhân làm bệnh nhân trở nên chán ăn và giảm hấp thu các chất dinh dưỡng. Hậu quả là một số bệnh nhân đã ghi nhận xuất hiện tình trạng thiếu sắt, thiếu máu và suy dinh dưỡng.
Lỗ rò: Khi loét trở nên nghiêm trọng, nó sẽ ăn sâu qua các lớp cơ thành ruột, tạo ra các lỗ rò, phổ biến nhất là lỗ rò xung quanh khu vực hậu môn. Các lỗ rò này có thể dẫn đến nhiễm trùng và áp xe, gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn và đe dọa tính mạng nếu không phát hiện kịp thời.
Ung thư đại tràng: Khi bệnh Crohn xảy ra ở đại tràng, nó sẽ gây ra tình trạng viêm đại tràng mãn tính và tăng tỷ lệ ung thư đại tràng lên nhiều lần. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân mắc bệnh Crohn ở đại tràng nên đi nội soi tầm soát ung thư định kì để kiểm soát bệnh.
Các biến chứng toàn thân khác: Ngoài đường tiêu hóa, bệnh Crohn cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể. Một số vấn đề đã được ghi nhận trên bệnh nhân Crohn là thiếu máu, loãng xương, viêm khớp, viêm túi mật và bệnh gan.
6. Phác đồ điều trị Crohn.
Hiện nay chưa tìm thấy phương pháp điều trị đặc hiệu bệnh Crohn, phác đồ điều trị phụ thuộc nhiều vào tình trạng bệnh của từng bệnh nhân khác nhau. Vì vậy, mục đích điều trị chủ yếu là kiểm soát tình trạng viêm, phòng ngừa suy dinh dưỡng, kiểm soát triệu chứng và giảm tần suất các đợt bùng phát bệnh.
Phác đồ điều trị bệnh Crohn thường kết hợp cả biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc như thay đổi chế độ ăn và lối sống. Ngoài ra, phẫu thuật cắt bỏ phần ruột bị bệnh cũng là một giải pháp khi tình trạng bệnh diễn biến nghiêm trọng.
6.1. Thuốc.
Các thuốc thường được chỉ định cho bệnh nhân Crohn bao gồm:
Thuốc chống viêm
Một số thuốc chống viêm: Aminosalicylates (mesalamine, balsalazide), corticosteroid (Prednisolon, Methylprednisolone,…)
Thuốc chống viêm có tác dụng ức chế phản ứng viêm bất thường của hệ miễn dịch, giảm triệu chứng và kích thích chữa lành niêm mạc ruột.
Nhóm thuốc này được chỉ định trong cả giai đoạn bùng phát để làm giảm triệu chứng cũng như trong giai đoạn sau đó để duy trì giai đoạn thuyên giảm, hạn chế tối đa tần suất tái phát.
Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh thường được chỉ định cho bệnh nhân Crohn trong giai đoạn bùng phát do một nhiễm trùng đường ruột hoặc do một lỗ rò, áp xe, nhằm tiêu diệt ổ vi khuẩn. Tuy nhiên, khi dùng kháng sinh, người bệnh có nguy cơ gặp các triệu chứng rối loạn tiêu hóa nặng nề hơn, hoặc tình trạng kháng kháng sinh.
Thuốc điều hòa miễn dịch
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cân nhắc kết hợp thêm thuốc điều biến miễn dịch như các thể đơn dòng (Infliximab, adalimumab, certolizumab) để ức chế phản ứng viêm và hoạt động quá mức của hệ thống miễn dịch.
6.2. Biện pháp không dùng thuốc.
Bên cạnh tuân thủ phác đồ điều trị, người bệnh cũng cần duy trì các biện pháp không dùng thuốc nhằm cải thiện tình trạng bệnh, bao gồm:
6.2.1. Thay đổi chế độ ăn uống.
Người bệnh Crohn cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng phong phú và đủ chất để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, phòng tránh biến chứng suy dinh dưỡng.
Lưu ý:
- Trong thời gian bùng phát: Tránh thực phẩm giàu chất xơ, sữa, đường, thực phẩm nhiều lipid và đồ ăn cay.
- Giữa các đợt bùng phát: Khi các triệu chứng bệnh Crohn bắt đầu thuyên giảm, bệnh nhân nên chia nhỏ bữa ăn (5-6 bữa 1 ngày), uống nhiều nước, ăn đồ ăn luộc và hấp thay vì chiên rán để hạn chế tối đa nguy cơ bùng phát bệnh trở lại.
6.2.2. Bổ sung lợi khuẩn
Bệnh nhân viêm ruột có sự mất cân bằng vi sinh, đặc biệt là thiếu hụt lợi khuẩn Bifidobacterium và Lactobacillus, đồng thời tăng số lượng hại khuẩn. Do đó, nếu không được bổ sung lợi khuẩn nhằm tái thiết lập cân bằng hệ vi sinh, tình trạng bệnh dai dẳng thành một vòng luẩn quẩn, khó điều trị dứt điểm.
Tuy nhiên, để các triệu chứng cải thiện hiệu quả, người bệnh cần được bổ sung đúng chủng lợi khuẩn, bao gồm Bifidobacterium và Lactobacillus. Ngoài ra, nên bổ sung dạng lợi khuẩn sống – dạng tồn tại tự nhiên của lợi khuẩn trong cơ thể để đạt hiệu quả tốt nhất.
Imiale A+ chứa 6 tỷ lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-5 – hai chủng lợi khuẩn đường ruột thiết yếu, đồng thời bổ sung 4g chất xơ hòa tan Inulin giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa nhanh chóng
Ngoài ra Imiale A+ sử dụng công nghệ bao kép độc quyền Cryoprotectant – đảm bảo lợi khuẩn sống, bền vững khi qua môi trường acid dạ dày để tới gắn đích tại ruột non và đại tràng, cho hiệu quả tối ưu.
>>>Tham khảo sản phẩm TẠI ĐÂY: IMIALE A+ hỗ trợ rối loạn tiêu hóa
6.2.3. Điều chỉnh lối sống.
Bỏ thuốc lá nếu bệnh nhân có hút thuốc
Giữ tâm trạng thư giãn thoải mái, tránh stress. Một số bài tập thư giãn như ngồi thiền, yoga có thể sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho bệnh nhân.
Tăng cường tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng, cải thiện sức khỏe đường ruột và hạn chế triệu chứng bệnh Crohn.
6.3. Phẫu thuật.
Dữ liệu thống kê cho thấy khoảng ⅔ đến ¾ bệnh nhân Crohn phải phẫu thuật ngay cả khi dùng thuốc và chế độ ăn uống phù hợp. Phẫu thuật sẽ là sự lựa chọn tối ưu khi thuốc trở nên không còn có tác dụng hoặc bệnh nhân xuất hiện một biến chứng nguy hiểm như tắc ruột. Đối với trường hợp này, bác sĩ sẽ cắt bỏ đoạn ruột hỏng của bệnh nhân và nối hai đầu còn lại của ruột với nhau.
Bệnh Crohn là một bệnh lý viêm đường tiêu hóa mãn tính và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống cũng như đời sống sinh hoạt của bệnh nhân. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán sớm và có phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh tuân thủ phác đồ điều trị bệnh, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn, lối sống lành mạnh và duy trì liệu pháp hỗ trợ điều trị như sử dụng men vi sinh để bệnh sớm cải thiện.
Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.