Thiếu máu khi mang thai là tình trạng khá phổ biến ở nhiều mẹ bầu, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ và em bé. Chính vì vậy, việc bổ sung những thực phẩm giúp bổ máu là giải pháp an toàn, hiệu quả mà mẹ bầu nên lựa chọn.
1. Dấu hiệu nhận biết bà bầu thiếu máu
Ở phụ nữ có thai, thiếu sắt là nguyên nhân thường gặp gây thiếu máu. Bởi sắt đóng vai trò tạo huyết sắc tố. Đây là protein trong tế bào hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy trong cơ thể. Nếu bệnh nhân bị thiếu sắt sẽ không tạo đủ lượng máu, dẫn đến oxy không được đưa đến các cơ quan và gây những hậu quả xấu với cơ thể.
Mẹ bầu có thể dựa vào những triệu chứng sau để nhận biết tình trạng thiếu máu của cơ thể:
- Da và các niêm mạc nhợt nhạt.
- Móng tay, tóc khô, yếu, dễ gãy
- Nứt nẻ môi, lưỡi dễ bị loét
- Nhức đầu, chóng mặt khi thay đổi tư đột ngột, giảm trí nhớ
- Mạch nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực
- Rối loạn tiêu hóa: đau bụng, buồn nôn, kém ăn, táo bón,….
Bên cạnh đó, mẹ bầu nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán, xét nghiệm chính xác tình trạng thiếu máu. Các chỉ số dùng để chẩn đoán tình trạng thiếu máu:
- Hb (Hemoglobin): < 12 g/dL
- HCT (Hematocrit): < 36%
- MCV (thể tích trung bình của hồng cầu): thấp < 79 fL
- RBC (lượng hồng cầu trong máu ): < 4.32 triệu/μL.
2. Bà bầu thiếu máu nên ăn gì?
Việc bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có hàm lượng sắt cao là biện pháp đơn giản, hiệu quả mà dễ thực hiện giúp cải thiện đáng kể tình trạng bà bầu thiếu máu.
Trong các loại thực phẩm chứa sắt chia ra thành 2 loại là:
2.1. Thực phẩm chứa sắt heme
Đây là được tìm thấy trong các nguồn động vật như thịt đỏ, thịt gia cầm và cá. ‘Sắt heme’ là do protein heme gắn vào sắt. Khoảng 15 – 35% chất sắt heme trong chế độ ăn được cơ thể được hấp thu dễ dàng
Thịt bò
Trong thịt bò chứa hàm lượng phức hợp heme-sắt, protein, vitamin B12,….giúp bổ sung sắt và cung cấp nhiều dinh dưỡng cho mẹ bầu. Tuy nhiên, trong thịt bò cũng chứa nhiều cholesterol nên mẹ bầu không nên ăn quá nhiều, ưu tiên ăn phần thịt nạc và kết hợp với các loại thực phẩm khác có chứa sắt.
Hải sản
một số loại hải sản mẹ bầu có thể lựa chọn để ăn bao gồm: cá ngừ, cua ghẹ, cá thu, tôm…các loại hải sản có vỏ, giáp xác chứa rất nhiều sắt, folat, calci, kẽm,.. giúp bổ máu và xương khớp nên rất phù hợp cho mẹ bầu thiếu máu.

Trứng gà
Trong trứng gà chứa hàm lượng sắt cao cùng các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như magie, photpho, natri, kali,…giúp hạn chế tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở mẹ bầu. Do trong trứng gà còn chứa cholesterol, ăn nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, lượng trứng gà mẹ bầu nên ăn mỗi tuần là khoảng 3 quả trứng, để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh thiếu máu trong thai kỳ.
2.2. Thực phẩm chứa sắt non heme
Các loại hạt
Một số loại hạt như hạt điều, hạt óc chó, hạt bí,….Trong thành phần các loại hạt chứa hàm lượng sắt cao cùng các chất dinh dưỡng như vitamin, muối khoáng, chất béo…giúp cải thiện tình trạng thiếu máu ở mẹ bầu, đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng cao cho em bé. Vì vậy, các loại hạt trên là thực phẩm mẹ bầu không thể bỏ qua trong quá trình điều trị thiếu máu khi mang thai. Mẹ bầu có thể ăn trực tiếp các loại hạt hoặc ăn kèm salad, sữa chua.
Rau màu xanh đậm
Các loại rau màu xanh đậm như rau cải, rau bina, súp lơ,…chứa nhiều nonheme giúp cung cấp lượng sắt đầy đủ cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, rau xanh còn chứa vitamin C giúp tăng khả năng hấp thu sắt vào cơ thể.
Ngoài việc ăn những loại thực phẩm bổ máu thì mẹ bầu cần bổ sung thêm sắt để đảm bảo cơ thể không bị thiếu sắt khi mang thai. Bởi khi thiếu sắt sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé như: tăng nguy cơ sinh non, tiền sản giật, băng huyết sau sinh, bé sinh non, bị suy dinh dưỡng, vàng da,….
3. Bà bầu thiếu máu không nên ăn gì?
Các loại thực phẩm mẹ bầu cần tránh:
- Không sử dụng sữa cùng các thực phẩm giàu sắt: trong sữa chứa casein (protein casein) và calci gây cản trở sự hấp thu sắt.
- Trà, cafe: chứa hợp chất polyphenol gây giảm hấp thu sắt nonheme, do vậy mẹ bầu không nên uống loại đồ uống trên khi đang dùng những thực phẩm chứa sắt.
4. Lưu ý khi bổ sung sắt cho bà bầu thiếu máu
Để tránh tình trạng thiếu máu khi mang thai, mẹ bầu nên lưu ý những điều sau:
- Nên uống sắt khi đói: do nếu mới ăn no xong uống sắt thì thức ăn sẽ gây cản trở hấp thu sắt
- Liều lượng sắt mẹ nên uống sau sinh:
- Sau khi sinh 6 tháng, liều lượng sắt nên thì bổ sung là 9-15 mg/ sắt ngày (mẹ chưa có kinh nguyệt) hoặc 27mg sắt/ngày ( mẹ đã có kinh nguyệt)
- Từ tháng thứ 7 sau khi sinh, mẹ uống 15-25 mg sắt/ngày
- Uống viên bổ sung sắt theo chỉ định của bác sĩ: với những mẹ bầu ốm nghén nặng thì việc bổ sung thực phẩm giàu sắt sẽ khó khăn hơn nên dùng viên sắt tổng hợp sẽ là biện pháp hiệu quả nhất. Tuy nhiên, việc sử dụng sắt kéo dài có thể gây táo bón, do có 1 lượng sắt không hấp thu vào cơ thể nên được đào thải ra ngoài theo đường phân. Vì vậy mẹ bầu cần sử dụng thêm men vi sinh chứa lợi khuẩn sống giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm thiểu tình trạng táo bón khi mang thai.
- Không hút thuốc lá: trong thuốc lá chứa nhiều thành phần độc hại, gây phá hủy vitamin C khiến cơ thể khó hấp thu sắt hơn.
- Bổ sung vitamin C: trong một số loại trái cây như cam, chanh, bưởi,… chứa vitamin C giúp tăng cường hấp thu sắt vào cơ thể.
- Bổ sung folate: mẹ bầu nên ăn một số thực phẩm giàu folate như ngũ cốc, gan, cam,…giúp cơ thể tăng khả năng sản xuất hồng cầu, cải thiện tình trạng thiếu sắt.
>> Xem thêm: Top 8 thuốc sắt cho bà bầu
Hy vọng qua bài viết trên, mẹ bầu đã có thêm gợi ý về những loại thực phẩm bổ máu trong quá trình mang thai. Một chế độ ăn uống sinh hoạt điều độ và bổ sung đầy đủ những loại thực phẩm giàu sắt sẽ giúp hạn chế đáng kể tình trạng thiếu máu cho mẹ bầu. Nếu cần được tư vấn và giải đáp cho những thắc mắc của mình, bạn đừng ngần ngại liên hệ theo HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia của IMIALE A+ hỗ trợ tận tình.