Bấm huyệt trị táo bón đang dần được áp dụng rộng rãi hơn bởi mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự hiểu rõ về nó. Vì sao tác động lực lên một vài vị trí trên cơ thể lại có thể chữa bệnh? Bấm huyệt nào chữa táo bón? Những điều cần lưu ý khi bấm huyệt? Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp những thắc mắc này.
Mục lục
1. Vì sao bấm huyệt trị táo bón
Theo Y học cổ truyền, huyệt là những vị trí đặc biệt phân bố khắp bề mặt cơ thể. Đây là nơi các yếu tố bệnh lý xâm nhập và biểu hiện các phản ứng của cơ thể khi mắc bệnh. Thông qua huyệt, những kích thích như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt,… có thể thể tác động đến vị trí bị bệnh và nhờ đó giúp chữa bệnh nhanh chóng, dễ dàng. Tùy vào vị trí mắc bệnh mà có các huyệt tương ứng.
Bấm huyệt là biện pháp dùng ngón tay để tạo áp lực lên huyệt. Biện pháp này đơn giản, an toàn và hiệu quả nên từ lâu đã được áp dụng để điều trị nhiều bệnh lý, bao gồm táo bón.
Để giải thích vì sao bấm huyệt trị táo bón, có 2 quan điểm như sau:
- Theo y học cổ truyền: các bệnh lý ngoại khoa, bao gồm táo bón, đều bắt nguồn từ sự ngưng trệ khí huyết. Trong khi đó, bấm huyệt giúp điều hòa lưu thông khí huyết, từ đó kích thích nhu động tiêu hóa, cải thiện táo bón. Đồng thời, bấm huyệt thúc đẩy sản xuất chất lỏng, làm mềm phân.
- Theo y học hiện đại: bấm huyệt tác động lên các dây thần kinh phế vị, giúp điều hòa chức năng vận động và tiết dịch của hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, bấm huyệt làm tăng nồng độ endorphin- hormone làm thư giãn cơ, giảm căng thẳng, do đó hỗ trợ điều trị táo bón.
2. Cách bấm huyệt trị táo bón
Chuẩn bị: Trước khi bấm huyệt, người bệnh cần xoa bóp vị trí này để giúp điều hòa lưu thông máu, làm tăng hiệu quả điều trị. Bên cạnh đó, xoa bóp giúp làm thư giãn cơ, tránh cơ căng cứng đột ngột khi tác dụng lực, do đó hạn chế tổn thương.
Tiến hành:
- Xác định vị trí huyệt, lực bấm: Cần xác định chính xác vị trí của huyệt cần bấm, lực bấm sao cho phù hợp với sức khỏe người bệnh. Điều này rất quan trọng trong việc quyết định hiệu quả của biện pháp bấm huyệt trị táo bón, và thường cần hỗ trợ từ người có chuyên môn.
- Bấm huyệt: Dùng ngón tay cái day bấm huyệt theo chiều kim đồng hồ trong vòng 1-3 phút. Đối với huyệt có 2 vị trí, có thể bấm huyệt cùng một lúc.
Dưới đây là những vị trí bấm huyệt trị táo bón:
2.1. Thiên khu
- Vị trí: 2 huyệt thiên khu nằm ở vùng bụng, nối nhau tạo đường thẳng đi qua rốn, cách rốn 2 tấc.
- Tác dụng: Chữa đau bụng, trướng bụng, rối loạn tiêu hóa, táo bón.
2.2. Đại trường du:
- Vị trí: Mỏm gai đốt sống thắt lưng 4, ngang ra 2 bên 1,5 cm
- Tác dụng: chữa táo bón, đau bụng, viêm ruột
2.3. Túc tam lý
- Vị trí: mặt ngoài đầu gối, dưới đầu gối 3 tấc. Mỗi bên chân có 1 huyệt này
- Tác dụng: Điều hòa nhu động ruột và hoạt động của dạ dày
2.3. Quan nguyên
- Vị trí: Thẳng dưới rốn 3 đốt ngón tay
- Tác dụng: chữa táo bón do lạnh
2.4. Khí hải
- Vị trí: Thẳng dưới rốn 1,5 tấc
- Tác dụng: nhuận tràng, giảm đau bụng, đặc biệt ở người táo bón do nhiễm lạnh
2.5. Thần khuyết
- Vị trí: Chính giữa rốn
- Chỉ định: Lưu thông khí tại ruột kết, trị táo bón do lạnh.
2.6. Trung quản
- Vị trí: Giữa đường nối của mũi kiếm xương ức hoặc thẳng trên rốn 4 tấc
- Tác dụng: giảm đau do viêm dạ dày- tá tràng, chướng bụng, ợ chua, khó tiêu, tỳ vị bất hòa, thông tiện
2.7. Hành gian:
- Vị trí: 0,5 tấc từ vị trí kẽ giữa ngón chân cái và ngón thứ 2
- Chỉ định: kinh nguyệt ra nhiều,
2.8. Hợp cốc:
- Vị trí: Trên mu bàn tay, giữa xương bàn ngón cái và ngón trỏ, hơi lệch về phía xương ngón trỏ.
- Tác dụng: Thanh nhiệt, thông trệ, nhuận tràng
2.9. Nội đình
- Vị trí: Nằm trên mu bàn chân, ngay kẽ ngón chân thứ 2 và 3
2.10. Tỳ du
- Vị trí: Mỏm gai đốt sống lưng 11, ngang ra 2 bên 1,5 tấc
- Tác dụng: trị viêm loét đại tràng, mất máu do băng huyết, rong huyết, ăn không ngon
2.11. Vị du
- Vị trí: Mỏm gai đốt sống lưng 12, ngang ra 2 bên 1,5 tấc
- Tác dụng: cải thiện viêm loét đại tràng, bụng chướng, sôi bụng, nôn mửa, rối loạn tiêu hóa
3. Lưu ý khi bấm huyệt trị táo bón
Để tăng cường hiệu quả của biện pháp bấm huyệt cũng như những hậu quả không mong muốn có thể xảy ra, dưới đây là một số lưu ý khi bấm huyệt.
3.1. Thận trọng khi bấm huyệt trị táo bón cho một số cho một số đối tượng
Bấm huyệt được áp dụng rộng rãi với nhiều tình trạng bệnh lý, đặc biệt là bệnh lý cơ năng- tức bệnh do suy giảm chức năng cơ thể. Do vậy, bấm huyệt có thể điều trị táo bón cơ năng, tức táo bón do giảm nhu động ruột hoặc do chế độ dinh dưỡng không phù hợp.
Tuy nhiên, bấm huyệt không nên được áp dụng trên các đối tượng bị táo bón có đi kèm các tình trạng sau đây:
- Mắc các bệnh lý ngoại khoa. Ví dụ: viêm ruột thừa, xuất huyết tiêu hóa,…
- Bệnh truyền nhiễm cấp tính
- Viêm, nhiễm trùng hoặc bất cứ tổn thương tại vị trí bấm huyệt
- Mắc bệnh phổi, thận, tim
- Phụ nữ có thai
Nếu bệnh nhân có ý định tự bấm huyệt tại nhà mà không chắc chắn về việc liệu bản thân có thích hợp với biện pháp này hay không, hãy hỏi ý kiến chuyên gia trước khi bắt đầu liệu trình.
3.2. Bấm huyệt trị táo bón có tác dụng lâu dài không?
Bấm huyệt không phải cách đi ngoài ngay lập tức. Hiệu quả của biện pháp này chậm nhưng lâu dài. Để nhận được kết quả như mong đợi, người bệnh cần kiên trì thực hiện mỗi ngày. Thông thường, mỗi liệu trình kéo dài 30 phút, liên tục trong vòng 14- 20 ngày.
3.3. Tác dụng phụ của bấm huyệt trị táo bón
Mặc dù đây là biện pháp khá an toàn và dễ thực hiện nhưng đôi khi người bệnh vận dụng sai cách có thể dẫn đến một vài hậu quả. Day ấn quá mạnh có thể gây bầm tím và đau nhức tại vị trí bấm. Nặng hơn là gây rạn xương, tổn thương cơ và thần kinh.
3.4. Trị táo bón cần kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt
Để việc điều trị táo bón nhanh chóng và hiệu quả hơn, bên cạnh liệu pháp bấm huyệt, người bệnh nên kết hợp với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh.
Chế độ ăn uống
- Ăn nhiều xơ: Chất xơ giúp làm mềm phân và làm tăng trọng lượng của phân, từ đó khiến việc đại tiện dễ dàng hơn và làm tăng tần suất đi tiêu. Các thực phẩm giàu xơ bao gồm các loại rau củ quả (các loại đậu, chuối, mận, khoai lang,…), các loại hạt, ngũ cốc…
- Uống nhiều nước: Duy trì 2-3l nước mỗi ngày giúp hạn chế tình trạng mất nước, phân mềm và dễ đại tiện hơn.
- Hạn chế thực phẩm khó tiêu hóa: chất béo, đồ ăn nhanh,…
Chế độ sinh hoạt
- Tập thể dục đều đặn: Duy trì thói quen tập thể dục 20-30 phút mỗi ngày đem lại nhiều lợi ích bất ngờ cho người bệnh táo bón. Theo các chuyên gia, vận động có thể giúp kích thích nhu động tiêu hóa và điều hòa nhiều chức năng cơ thể, do đó hỗ trợ giảm táo bón. Không nhất thiết phải vận động mạnh mới đem lại hiệu quả, thay vào đó, người bệnh có thể các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập dưỡng sinh, bơi lội,…
- Tập thói quen đi vệ sinh vào khung giờ nhất định, tránh nhịn đại tiện: Ngồi bồn cầu vào một thời điểm nhất định trong ngày có thể giúp cơ thể hình thành thói quen cũng như phản xạ đi tiêu. Thời điểm tốt nhất để đi tiêu là sau bữa sáng để lợi dụng nhịp sinh học của cơ trơn tiêu hóa và sự co bóp của dạ dày sau ăn. Đồng thời, người bệnh nên đi cầu ngay khi khi buồn đại tiện. Điều này giúp hạn chế tình trạng cơ thể mất đi phản xạ đại tiện.
Tránh căng thẳng
Ít người biết rằng, tâm lý có ảnh hưởng nhất định đến sự vận động của hệ tiêu hóa. Stress, căng thẳng có thể làm đình trệ sự co bóp của ruột, dẫn đến táo bón. Vì vậy, duy trì tâm trạng thoải mái cũng là một trong những biện pháp hỗ trợ giảm táo bón. Trong đó, tập thể dục là một cách giải tỏa cảm xúc hiệu quả.
4. Bấm huyệt trị táo bón cho bà bầu
Hãy thận trọng với bấm huyệt nếu người bệnh đang mang thai. Một số huyệt khi tác động vào có thể kích thích co bóp cổ tử cung, ảnh hưởng đến thần kinh và nội tiết, dẫn đến chuyển dạ sớm. Để giảm nguy cơ biến chứng, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia bấm huyệt trước khi áp dụng biện pháp này.
Trước khi bấm huyệt, người bệnh cần tìm hiểu kĩ vị trí bấm huyệt, cách bấm huyệt. Mặc dù đây là biện pháp an toàn nhưng nó cũng đem đến một số rủi ro nhất định, ví dụ như bầm tím, đau nhức cơ thể, hoặc một số đối tượng như phụ nữ có thai. Tốt nhất biện pháp này nên được thực hiện bởi các chuyên gia bấm huyệt. Bên cạnh đó, người bệnh cần kết hợp chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý để tăng cường hiệu quả điều trị.
Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.
>>> Tham khảo thêm về mẹo trị táo bón: 9 mẹo chữa táo bón cấp tốc