“Bà bầu cần bổ sung gì?”, “Các dưỡng chất quan trọng cần bổ sung như thế nào?”,… luôn là những thắc mắc của không ít mẹ bầu trước và trong giai đoạn mang thai. Thấu hiểu tâm lý đó, Imiale A+ sẽ giải đáp cho mẹ những nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng trong thai kỳ qua bài viết sau đây.
Mục lục
1. Nguyên tắc dinh dưỡng trong thai kỳ
Các nguyên tắc dinh dưỡng trong thai kỳ vừa đảm bảo sự phát triển và tăng trưởng phù hợp của thai nhi vừa giúp mẹ bầu mạnh khỏe. Để xây dựng chế độ dinh dưỡng thai kỳ khoa học, mẹ bầu cần lưu ý một số nguyên tắc sau:
Cân đối nhóm chất
Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ cần đầy đủ 4 nhóm chất thiết yếu là chất bột đường, chất đạm, chất béo, các loại vitamin và khoáng chất. Bổ sung quá nhiều hoặc quá ít bất kỳ một dưỡng chất nào đều có thể dẫn đến những hậu quả không tốt. Do đó, thực đơn của mẹ cần cân đối các dưỡng chất quan trọng.
Bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất
Trong thai kỳ, nhu cầu về năng lượng, dinh dưỡng của mẹ bầu tăng lên rất nhiều để nuôi thai và duy trì sức khỏe người mẹ. Do đó, chế độ ăn của mẹ cần tăng cường một số vitamin và khoáng chất thiết yếu. Mẹ có thể phải dùng thêm một số thực phẩm chức năng bổ sung.
Một số khoáng chất quan trọng, cần bổ sung đầy đủ trong chế độ ăn của mẹ đó là: acid folic, canxi, sắt, kẽm, protein, DHA, …
Một số vitamin quan trọng cần bổ sung là: vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin D, vitamin C,..
Thói quen ăn uống khoa học
Chế độ ăn của mẹ bầu có sự thay đổi lớn tuy nhiên mẹ cần giữ thói quen ăn uống khoa học để giảm thiểu nguy cơ mắc các rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy. Theo khuyến nghị của các chuyên gia y tế, mẹ bầu cần duy trì thói quen ăn uống như sau:
- Uống đủ nước: mẹ cần uống từ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày
- Ăn chậm, nhai kỹ, ăn đúng giờ, đúng bữa
- Có thể chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ
- Lựa chọn thực phẩm tươi ngon, giàu chất dinh dưỡng
2. Bà bầu cần bổ sung gì? 8 dưỡng chất thiết yếu cho bà bầu
Mỗi dưỡng chất đều có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ bầu. Trong suốt thai kỳ, mẹ cần lưu ý bổ sung 8 dưỡng chất quan trọng sau đây:
Sắt
Thể tích máu của thai phụ tăng 50% so với bình thường để vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng nuôi thai. Sắt có vai trò quan trọng cấu tạo nên hồng cầu, vì vậy mẹ bầu cần bổ sung sắt để đảm bảo sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ.
Theo khuyến nghị của WHO, mẹ bầu nên bổ sung từ 27-30 mg sắt mỗi ngày trong suốt thai kỳ.
Mẹ nên dùng thực phẩm chức năng bổ sung sắt dành cho bà bầu. Bên cạnh đó, các thực phẩm giàu sắt mà mẹ nên ăn là: thịt bò, đậu gà, đậu nành, cải bó xôi.
>>> Tham khảo: Bổ sung sắt cho bà bầu đúng cách – Top 8 thuốc sắt cho bà bầu
Canxi
Canxi là yếu tố quan trọng cho sự hình thành, phát triển xương, răng của bé. Nhu cầu canxi tăng cao khi mẹ bầu càng về cuối kỳ mang thai. Nếu không được đáp ứng đủ canxi, thai nhi sẽ bị những gặp những ảnh hưởng xấu như chậm lớn, thấp còi, dị dạng xương.
Nhu cầu canxi được khuyến cáo là:
- 3 tháng đầu: Khoảng 800 mg/ngày
- 3 tháng giữa : 1000 mg/ngày
- 3 tháng cuối: 1500mg/ngày
Mẹ cần sử dụng viên bổ sung canxi dành cho bà bầu. Bên cạnh đó, một số thực phẩm chứa nhiều canxi mà mẹ nên bổ sung là: cua, tôm, trứng, cá, các loại hạt, sữa và các chế phẩm từ sữa.
>>> Xem thêm: Tại sao cần bổ sung Canxi cho bà bầu – Hướng dẫn bổ sung Canxi khi mang thai
DHA
DHA là một acid béo không no thuộc nhóm Omega-3 có vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển não bộ và mắt của bé ngay từ khi trong bụng mẹ cho đến 2 năm đầu đời.
Theo WHO khuyến cáo, thai phụ cần bổ sung từ 100-200 mg DHA mỗi ngày để ngăn ngừa nguy cơ tiền sản giật, các vấn đề mãn kinh ở mẹ bầu hay để tránh trẻ bị kém thông minh, giảm thị lực, chậm lớn.
Mẹ bầu nên bổ sung các thực phẩm giàu DHA như các loại cá biển hoặc lòng đỏ trứng gà. Mẹ bầu có thể dùng thêm thuốc bổ sung DHA, một số chế phẩm bổ sung sắt hoặc sữa dành riêng cho bà bầu cũng chứa hàm lượng DHA cao.
Choline
Bổ sung đầy đủ choline trong thai kỳ giúp thúc đẩy phát triển não bộ và làm hạn chế tối đa nguy cơ mắc các khuyết tật ống thần kinh cho thai nhi. Đối với mẹ bầu, choline có vai trò tăng cường sức khỏe của xương. Do đó, choline là chất dinh dưỡng quan trọng mà mẹ bầu cần bổ sung.
Mỗi ngày, mẹ bầu nên bổ sung khoảng 450 mg choline trong thời kỳ mang thai. Nguồn thực phẩm giàu choline mà mẹ nên tham khảo là: ức gà, thịt lợn, thịt bò, trứng, cá hồi, bông cải xanh. Ngoài ra, mẹ nên lựa chọn các viên uống bổ sung sắt hoặc vitamin kèm choline.
Vitamin A
Vitamin A có vai trò giúp tăng cường thị lực và phòng ngừa các bệnh về mắt. Nếu mẹ bầu thiếu vitamin A trong quá trình mang thai sẽ làm tăng nguy cơ gây tổn thương giác mạc ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, mẹ bầu thừa quá nhiều vitamin A có thể dẫn tới các khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi.
Theo khuyến cáo của WHO, phụ nữ có thai nên bổ sung khoảng 800 mcg vitamin A/ngày. Mẹ có thể bổ sung vitamin A qua một số thực phẩm giàu vitamin A như khoai lang, cà rốt, trứng, sữa, dầu gan cá,…
Vitamin D
Vitamin D có vai trò hỗ trợ hoạt động miễn dịch, ngăn ngừa còi xương và hạ canxi máu ở trẻ sơ sinh. Nếu thiếu vitamin, mẹ sẽ khó hấp thu canxi, thai nhi dễ bị còi xương dẫn tới các biến chứng như suy thai, dị tật bẩm sinh, mẹ bị loãng xương.
Nhu cầu vitamin D của bà bầu là 800UI/ngày. Mẹ có thể bổ sung vitamin D bằng cách tắm nắng vào buổi sớm, tăng cường các thực phẩm giàu vitamin D như trứng, sữa, cá, tôm, đậu. Tuy nhiên, mẹ vẫn phải bổ sung vitamin D qua viên uống.
Vitamin B9
Vitamin B9 được coi là vitamin nhóm B quan trọng bậc nhất trong thai kỳ. Vitamin B9 hay còn gọi là acid folic có vai trò quan trọng trong sự phát triển, phân chia các tế bào mới. Mẹ bầu thiếu acid folic sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai và trẻ sinh ra dễ mắc bệnh tim mạch, thần kinh. Vì vậy, mẹ bầu cần bổ sung acid folic đầy đủ để giúp bé phát triển mạnh khỏe và phòng ngừa các khuyết tật bẩm sinh, nguy cơ thiếu máu.
Theo khuyến cáo, thông thường liều lượng bổ sung acid folic trong thai kỳ là 400mcg/ngày.
Mẹ có thể bổ sung acid folic qua các loại thực phẩm sau: rau xanh, hoa quả, các loại ngũ cốc. Bên cạnh đó, mẹ nên dùng kèm các viên uống bổ sung acid folic.
Vitamin C
Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, đặc biệt có lợi cho phụ nữ có thai thường bị suy giảm sức đề kháng. Ngoài ra, vitamin C giúp hỗ trợ hấp thu sắt tốt hơn, giảm thiểu nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt và tăng cường sức đề kháng.
Hàm lượng vitamin C được khuyến cáo bổ sung cho phụ nữ mang thai khoảng 80 mg/ngày. Mẹ bầu có thể bổ sung vitamin C qua các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như trái cây họ cam, cà chua, khoai tây tươi. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên bổ sung thêm các loại vitamin C tổng hợp.
3. Lưu ý về chế độ ăn của mẹ bầu trong thai kỳ
Chế độ ăn khi mẹ bầu ốm nghén
Ốm nghén là tình trạng rối loạn tiêu hóa phổ biến trong thai kỳ, đặc biệt trong 3 tháng đầu tiên. Khi ốm nghén, mẹ bầu có biểu hiện buồn nôn, không ăn uống được dẫn đến mệt mỏi, sút cân. Mức độ và tình trạng cơn nghén có thể được kiểm soát bằng cách thay đổi chế độ ăn, vận động hợp lý và sử dụng thuốc điều trị ốm nghén.
Khi bị ốm nghén, mẹ bầu cần lưu ý
- Chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa mỗi ngày
- Hạn chế thức ăn có mùi, thực phẩm nhiều dầu mỡ
- Uống đủ nước mỗi ngày
- Ăn thực phẩm giàu sắt như thịt bò, trứng, chuối, táo, bánh mì
- Ăn thực phẩm giàu vitamin C: uống nước cam, chanh
- Giữ tâm lý thoải mái
>>> Xem thêm: Bầu bị đau bụng do đâu? Cách xử trí an toàn cho bà bầu
Nên ăn gì khi mang thai?
Khi mang thai, mẹ bầu nên lựa chọn những thực phẩm tươi ngon, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được chế biến đảm bảo vệ sinh. Top những loại thực phẩm tốt được các chuyên gia y tế khuyên nên bổ sung trong thực đơn hằng ngày của mẹ bầu là:
- Thịt nạc: Nguồn cung cấp dồi dào protein, vitamin nhóm B và sắt
- Sữa: Sữa bổ sung đa dạng các nhóm chất quan trọng như đạm, chất béo, vitamin,…. Ngoài ra, mẹ nên tham khảo các loại sữa bột dành riêng cho bà bầu.
- Các loại rau lá xanh: Rau xanh cung cấp nhiều vitamin, chất xơ, canxi, kali rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
- Các loại trái cây: Trái cây bổ sung nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu.
- Các loại hạt như hạt chia, hạt lanh, hạt macca, hạt óc chó, hạt điều chứa nhiều chất xơ, protein, vitamin và chất béo không bão hòa (chất béo không bão hòa giúp giảm nồng độ LDL cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch).
Những thực phẩm cần tránh khi mang thai
Bên cạnh các thực phẩm nên ăn thì có một số nhóm thực phẩm gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, mẹ cần lưu ý tránh ăn những nhóm thực phẩm sau:
- Đồ uống có cồn hoặc chất kích thích
- Thức ăn chưa được nấu chín hoàn toàn như gỏi cá, nem chua, rau sống
- Sữa tươi chưa được tiệt trùng
- Hải sản chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá kình, cá kiếm, cá thu
- Một số hoa quả như dứa, đu đủ, nhãn
Chế độ vận động hợp lý
Trong thai kỳ, vận động, tập thể dục hợp lý sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cả mẹ và bé. Từ đó, giấc ngủ, các vấn đề tiêu hóa của mẹ được cải thiện. Ngoài ra, tập thể dục giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ. Tuy nhiên khi tập thể dục, mẹ cần lưu ý:
- Uống nhiều nước trước, trong và sau khi tập
- Không tập luyện quá sức: Mẹ không nên tập khi mệt và cảm thấy kiệt sức
- Nghỉ ngơi sau khi tập luyện.
- Không tập các môn thể thao nguy hiểm như đạp xe, leo núi, cầu lông, đá cầu
- Nên tập các môn nhẹ nhàng với cường độ vừa phải như đi bộ, yoga, bơi lội, thiền
Bổ sung men vi sinh
Trong thai kỳ, mẹ bầu thường gặp các rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, chướng bụng đầy hơi. Bổ sung men vi sinh là một biện pháp tối ưu để phòng ngừa và cải thiện các vấn đề về tiêu hóa đối với thai phụ.
Men vi sinh bổ sung lợi khuẩn giúp hạn chế loạn khuẩn ruột và giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, một số chủng lợi khuẩn có vai trò kích thích sinh kháng thể IgA, nâng cao sức đề kháng cho cả mẹ và thai nhi.
Sử dụng lợi khuẩn là giải pháp an toàn và không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, mẹ cần lựa chọn sản phẩm uy tín, chất lượng. Mẹ lưu ý lựa chọn chủng lợi khuẩn thiết yếu tại đường ruột và được nhiều tổ chức y tế uy tín khuyên dùng.
Men vi sinh Imiale A+ bổ sung lợi khuẩn sống, thiết yếu tại đường tiêu hóa gồm Bifidobacterium BB-12, Lactobacillus LA-5 cùng với chất xơ hòa tan Inulin lành tính. Imiale A+ ứng dụng công nghệ bao kép độc quyền Cryoprotectant, đảm bảo lợi khuẩn sống, gắn đích tới 90% và mang lại hiệu quả hỗ trợ cải thiện rối loạn tiêu hóa nhanh chóng. Imiale A+ đã được nhận chứng nhận an toàn GRAS của FDA Hoa Kỳ và Cơ quan an toàn thực phẩm Châu Âu. Mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn lợi khuẩn Imiale A+.
Chế độ ăn của mẹ bầu vô cùng quan trọng vì nó không những giúp thai nhi lớn lên khỏe mạnh trong bụng mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của con khi chào đời. Bên cạnh những nguyên tắc dinh dưỡng cần lưu ý, mẹ nên bổ sung men vi sinh để nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa.
Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 1900 9482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.