Ăn xong bị đi ngoài phần lớn do thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, trường hợp này sẽ khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, tình trạng ăn xong là đi đại tiện kéo dài thì đây là triệu chứng của bệnh lý tiêu hóa, cần được xử trí sớm. Vậy ăn xong đi ngoài là bệnh gì? Giải pháp cho ăn vào bị đi ngoài là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin.
Mục lục
1. Phân biệt ăn xong đi ngoài do rối loạn tiêu hóa và do bệnh lý
Thông thường, sau khi thức ăn được tiêu hóa, chất thải sẽ được thải ra ngoài thông qua sự co bóp nhịp nhàng của nhu động ruột. Một số trường hợp ăn xong đi ngoài, dễ nhầm lẫn với ăn xong đi ngoài bệnh lý.
Ăn xong là đi ngoài do bệnh lý là khi số lần đi ngoài tăng, cảm giác muốn đi ngay lập tức ngay sau khi ăn, đặc biệt ăn đồ ăn lạ, đồ tanh. Tính chất phân cũng thay đổi bất thường (phân sống, lỏng nát, màu, mùi lạ…), kèm theo triệu chứng khác như đau bụng, buồn nôn,…
Tham khảo bảng dưới đây để bạn đọc có thể dễ dàng phân biệt tình trạng đi ngoài bình thường và đi ngoài do bệnh lý:
2. Ăn xong đi ngoài là dấu hiệu bệnh gì?
Ăn xong đi ngoài có thể là dấu hiệu của dị ứng/ ngộ độc thực phẩm, nhưng cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý sau:
2.1. Bất dung nạp Lactose
Do vi nhung mao ruột không tiết hoặc tiết ra rất ít enzyme Lactase, đặc biệt là ở người cao tuổi. Enzyme này có vai trò quan trọng giúp phân giải và tiêu hóa Lactose nên thiếu hụt enzyme khiến Lactose không được tiêu hóa bị đẩy xuống đại tràng, lên men bởi các vi khuẩn tại đây gây ra một số triệu chứng như đi ngoài phân chua, nhầy, sôi bụng,…
2.2. Dị ứng/ ngộ độc thực phẩm
Nguyên nhân gây ra là do thức ăn bị nhiễm độc, nhiễm vi khuẩn, nấm mốc hoặc có quá nhiều chất phụ gia, hóa chất độc hại hay thuốc bảo vệ thực vật. Triệu chứng khi bị ngộ độc thực phẩm là người bệnh cảm thấy buồn nôn và nôn, đi đại tiện sau ăn, chóng mặt, nhức đầu, đau bụng, khó chịu,… Tùy thuộc vào người bệnh bị nhiễm độc tác nhân gì mà mức độ ngộ độc nặng hay nhẹ, nếu nặng bệnh nhân có thể bị nhiễm độc toàn thân dẫn tới tình trạng nguy hiểm.
2.3. Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
Giảm số lượng lợi khuẩn và số lượng vi khuẩn có hại tăng lên, chúng tấn công hệ tiêu hóa gây ra viêm nhiễm, làm giảm hoạt động, rối loạn hệ tiêu hóa dẫn tới có thể làm người bệnh thường xuyên đi đại tiện sau ăn.
2.4. Hội chứng ruột kích thích
Người bệnh hội chứng ruột kích thích không có bất cứ tổn thương nào trên đường tiêu hóa nhưng lại có sự rối loạn chức năng đường tiêu hóa, biểu hiện bằng triệu chứng đau bụng, đầy bụng, trướng hơi và thay đổi thói quen khi đi ngoài. Những người bệnh này thường đi ngoài sau ăn đặc biệt là sau khi ăn sáng, khi ăn đồ ăn lạ, đồ tanh như hải sản… Các triệu chứng thường tiến triển nặng theo thời gian và gây khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh.
2.5. Viêm đại tràng
Do lớp niêm mạc bên trong đại tràng bị tổn thương, thức ăn khi xuống tới đại trạng cọ xát với ổ viêm gây ra tình trạng đau bụng, đi ngoài vào sáng sớm đặc biệt là sau khi ăn sáng.
3. Một số mẹo trị ăn xong đi ngoài tại nhà
Tình trạng ăn xong là đi ngoài khi do ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa thông thường có thể cải thiện bằng cách áp dụng các mẹo dân gian như sau:
3.1. Mẹo trị ăn xong đi ngoài bằng lá ổi
Trong lá ổi và búp ổi chứa nhiều flavonoid như avicurarin, guajaverin,… Những flavonoid này có tác dụng chống lại nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh. Do đó có thể cải thiện tình trạng đi cầu sau ăn nếu nguyên nhân là nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm.
Nguyên liệu: lá ổi non hoặc búp ổi, 1 thìa cà phê muối
Cách làm:
- Bước 1: Rửa sạch 5 – 7 lá ổi non hoặc búp ổi
- Bước 2: Ngâm trong nước muối loãng
- Bước 3: Ăn kèm lá ổi non với một ít muối trắng, ngày nhai 2 – 3 lần
Chú ý: Không ăn quá nhiều lá ổi non vì có thể bị táo bón.
3.2. Mẹo trị ăn xong đi ngoài với lá mơ
Cũng giống như lá ổi, trong lá mơ có chứa các thành phần có tác dụng kháng viêm như alkaloid, paederin,… giúp chữa bệnh đi ngoài sau ăn khi đường tiêu hóa bị nhiễm khuẩn.
Nguyên liệu: lá mơ lông, trứng gà, 1 thìa cà phê muối
Cách làm:
- Bước 1: Rửa sạch 100g lá mơ
- Bước 2: Ngâm trong nước muối loãng khoảng 5 phút, vớt ra để ráo nước
- Bước 3: Thái hoặc giã lá mơ thật nhỏ, cho vào bát, đập 1 quả trứng gà vào, thêm một chút muối, trộn đều
- Bước 4: Hấp cách thủy cho chín rồi ăn khi còn nóng
Chú ý: Mỗi ngày ăn 2 lần, duy trì trong 2 tuần để đạt hiệu quả cao
3.3. Trị ăn xong đi ngoài bằng gừng
Gừng làm tăng quá trình vận chuyển thức ăn, có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả mà không gây co thắt quá mức. Các enzym trong gừng giúp phâm hủy protein thành các acid amin, không tạo sản phẩm trung gian là peptid giúp loại bỏ các chuỗi peptid lạ có thể gây ra hiện tượng di ứng thức ăn làm đi ngoài sau ăn.
Nguyên liệu: 1 củ gừng tươi
Cách làm:
- Bước 1: Rửa sạch, cạo vỏ và thái nhỏ gừng thành lát
- Bước 2: Ăn 1 – 2 lát gừng/ lần, ngày nhai 2 lần
Chú ý: Không nên ăn quá nhiều gừng vì có thể gây nóng đặc biệt với những người nóng trong, bệnh trĩ,… thì không nên dùng.
3.4. Massage bụng cải thiện ăn xong đi ngoài
Làm kích thích hệ tiêu hóa, tăng quá trình tiêu hóa thức ăn, giảm các triệu chứng như đau bụng, đầy chướng bụng liên quan đến hội chứng ruột kích thích gây ra tình trạng đi đại tiện sau ăn.
Cách làm:
- Bước 1: Người massage rửa tay sạch sẽ trước khi massage bụng cho người bệnh
- Bước 2: Người bệnh nằm ngửa trên nệm, nhẹ nhàng sử dụng hai tay để tạo áp lực lên bụng của người bệnh, xoa bụng theo chiều kim đồng hồ ở vùng bụng phía dưới bên phải.
- Bước 3: Dùng các đầu ngón tay để xoa bóp, massage nhẹ nhàng vùng hông cả hông phải và trái, mỗi ngày massage 1 lần trong 15 phút hoặc 2 lần/ ngày trong 5 – 10 phút.
Chú ý: massage vùng bụng một cách nhẹ nhàng, tránh tác động lực quá mạnh làm tổn thương vùng bụng.
4. Lưu ý khi sử dụng các mẹo trị ăn xong là đi ngoài
Khi sử dụng các mẹo trị ăn xong là đi ngoài, người bệnh cần lưu ý:
- Ko lạm dụng các mẹo trị ăn xong là đi ngoài: Các mẹo trên chỉ giúp cải thiện cho rối loạn tiêu hóa thông thường, nếu do bệnh lý và tình trạng kéo dài thì người bệnh cần đi khám để xem mình bị mắc bệnh gì.
- Sử dụng mẹo, kết hợp các biện pháp không dùng thuốc: Ngoài sử dụng các mẹo trên cần kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, bổ sung nhiều nước và điện giải
- Sử dụng thuốc không kê đơn theo hướng dẫn của chuyên gia y tế: để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất, cần tuân thủ các nguyên tắc và cách dùng thuốc theo hướng dẫn của các bác sĩ. Các thuốc không kê đơn cầm tiêu chảy như Loperamid, Berberin,…
- Đi khám bác sĩ khi có dấu hiệu nặng : Cần đi khám bác sĩ khi đi đại tiện sau ăn diễn ra trong thời gian dài và đi nhiều lần trong một ngày.
- Không tự ý sử dụng thuốc: Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc điều trị. Cần thăm khám bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp với trình trạng của bản thân
- Sử dụng men vi sinh để bổ sung cho cơ thể men tiêu hóa giúp kích thích tiêu hóa tốt hơn. Bạn có thể tham khảo sản phẩm Imiale A+ – lợi khuẩn SỐNG gắn đích từ đan mạch, hoàn toàn an toàn, có thể sử dụng kéo dài mà không gây tác dụng phụ
Men vi sinh Imiale A+ giúp cân bằng hệ vi sinh, phục hồi và bảo vệ niêm mạc ruột giúp cải thiện tình trạng viêm, tạo màng nhầy bảo vệ và phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa. Ngoài ra, Imiale A+ còn ngăn ngừa mầm bệnh, tăng cường đào thải hại khuẩn và giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng chống chọi với tác nhân gây bệnh.
Trên đây là các thông tin về đi đại tiện sau ăn mà mọi người có thể tham khảo. Nếu gặp phải tình trạng này kéo dài thì người bệnh nên đi khám bác sĩ để có phác đồ điều trị thích hợp.