Ăn không tiêu là tình trạng rối loạn tiêu hóa phổ biến, gây cảm giác khó chịu, không muốn ăn. Lúc này, các mẹo dân gian chữa ăn không tiêu trở nên hữu dụng, bởi đơn giản, dễ thực hiện mà mang lại hiệu quả không ngờ. Bài viết dưới đây, Imiale A+ sẽ tổng hợp 9 mẹo chữa ăn không tiêu nhanh chóng qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Ăn không tiêu do đâu?
Ăn không tiêu xảy ra khi lượng thức ăn trong dạ dày tiêu hóa chậm hơn bình thường. Hoạt động tiêu hóa thức ăn bị ngưng trệ dẫn đến một số triệu chứng như đau bụng, đầy bụng chướng hơi, buồn nôn.
Nguyên nhân gây ăn không tiêu thường xuất phát từ thói quen ăn uống, sinh hoạt hoặc do một số bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa. Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến ăn không tiêu:
- Do ăn nhiều thức ăn khó tiêu: Các loại thức ăn gây khó tiêu thường có cấu trúc phức tạp, cần nhiều enzym và thời gian để tiêu hóa. Ăn nhiều thực phẩm này gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa, dẫn đến cảm giác ăn không tiêu. Một số thực phẩm khó tiêu như thịt đỏ, hải sản, thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ,..
- Do thói quen ăn uống thiếu khoa học: Ăn nhanh, ăn sai tư thế, ăn quá no hoặc không tập trung trong bữa ăn đều có thể dẫn đến nuốt nhiều không khí. Khi đó, hoạt động của hệ tiêu hóa bị chậm lại dẫn đến khó tiêu.
- Do căng thẳng, stress quá mức: Hệ tiêu hóa được kiểm soát bởi hệ thần kinh. Căng thẳng, stress có thể làm tăng tiết cortisol. Cortisol làm giảm nhu động ruột. Vì vậy, người bị căng thẳng, stress nặng, kéo dài có nguy cơ cao bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến khó tiêu.
- Do lạm dụng chất kích thích: Sử dụng quá nhiều hoặc thường xuyên các chất kích thích như caffein, rượu, bia có thể gây ăn không tiêu. Cafein, đồ uống có cồn là làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn dẫn đến khó tiêu do làm giảm nhu động ruột và làm tổn thương niêm mạc dạ dày, giảm tiết enzym tiêu hóa.
- Do một số bệnh lý đường tiêu hóa: Các bệnh lý ảnh hưởng đến cấu trúc, chức năng của đường tiêu hóa đều gián tiếp gây khó tiêu. Một số bệnh lý có thể khiến người bệnh bị ăn không tiêu là: viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, không dung nạp lactose, viêm dạ dày, táo bón,…
2. Ăn không tiêu phải làm sao? 9 mẹo chữa ăn không tiêu
Ăn không tiêu tuy không phải là một tình trạng nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu, ấm ách cho người bệnh. Lúc này, các mẹo chữa ăn không tiêu sẽ là giải pháp an toàn, giải quyết vấn đề này nhanh chóng.
2.1 Mẹo dùng hỗn hợp gừng, chanh, mật ong
Gừng, chanh và mật ong đều có tác dụng cải thiện hoạt động tiêu hóa. Khi kết hợp lại sẽ tạo ra một hỗn hợp chữa ăn không tiêu hiệu quả.
Cách làm như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị 1 quả chanh, mật ong và gừng
- Bước 2: Thêm ½ nước cốt 1 quả chanh, 2 thìa mật ong và vài lát gừng một cốc nước ấm
- Bước 3: Uống sau bữa ăn để cải thiện chứng ăn không tiêu.
2.2 Trị ăn không tiêu bằng bạc hà
Bạc hà có tác dụng chống đau bụng, đầy hơi và là phương thuốc trị khó tiêu hiệu quả. Người bị khó tiêu có thể uống trà bạc hà để loại bỏ triệu chứng khó chịu này.
Cách làm như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị khoảng 5-10 lá bạc hà tươi
- Bước 2: Hãm lá bạc hà trong khoảng 200ml nước sôi
2.3 Mẹo dùng gừng chữa khó tiêu
Gừng có tác dụng kích thích quá trình trao đổi chất, giảm tình trạng đầy hơi, giảm thời gian lưu thức ăn ở ruột. Ngoài ra, các hợp chất trong gừng có tác dụng giảm nồng độ acid dạ dày, chống co thắt đường ruột. Một số cách chữa ăn không tiêu từ gừng:
2.3.1 Dùng túi chườm bụng từ gừng
Cách làm như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị 500g gừng tươi, rửa sạch, nghiền nhỏ
- Bước 2: Đun nóng bã gừng, thêm một ít muối trắng
- Bước 3: Dùng khăn bọc phần bã gừng lại
- Bước 4: Xoa nhẹ khăn bọc trên bụng theo chiều kim đồng hồ
2.3.2 Uống trà gừng
Cách làm như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, rửa sạch, thái lát hoặc giã nhuyễn
- Bước 2: Hãm gừng với nước sôi trong khoảng 5 phút
Lưu ý:
- Nên uống trà gừng khi trà còn ấm và uống sau bữa ăn để trà gừng phát huy tác dụng hiệu quả.
- Không sử dụng gừng đã mọc mầm, không uống trà gừng vào ban đêm.
2.4 Dùng tỏi chữa ăn không tiêu
Tỏi được xem là một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng kích thích tiêu hóa và cải thiện triệu chứng ăn không tiêu hiệu quả.
Một số cách chữa ăn không tiêu từ tỏi:
Uống nước ép tỏi
Cách làm như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị 2 củ tỏi, bóc vỏ
- Bước 2: Ép nước tỏi và pha trong 1 cốc nước ấm khoảng 15 phút
Có thể thêm đường phèn hoặc mật ong để dễ uống hơn.
Ăn tỏi sống: Người bị ăn không tiêu có thể ăn 1-2 tép tỏi sống mỗi ngày sau bữa ăn 30 phút.
2.5 Lá tía tô chữa khó tiêu
Theo y học cổ truyền, tía tô có vị cay, tính ấm, có tác dụng tiêu tích, hạ khí và là một mẹo chữa ăn không tiêu hiệu quả. Người bị ăn không tiêu có thể uống nước tía tô để điều trị. Cách làm như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị khoảng 30g phần lá và thân mềm cây tía tô
- Bước 2: Rửa sạch, giã nhuyễn tía tô
- Bước 3: Vắt phần tía tô đã giã lấy nước uống hoặc chưng cách thủy rồi uống phần nước khi còn ấm
2.6 Chữa ăn khó tiêu bằng vỏ quýt
Theo Đông y, vỏ quýt mang tính ấm sẽ giúp cải thiện triệu chứng ăn không tiêu, đầy bụng.
Cách dùng vỏ quýt chữa ăn không tiêu:
- Bước 1: Phơi khô hoặc sấy nhẹ vỏ quýt
- Bước 2: Xé vỏ quýt thành từng miếng nhỏ, rửa sạch
- Bước 3: Lấy khoảng 30g vỏ quýt hãm trong nước sôi khoảng 20 phút
- Bước 4: Loại phần bã và uống khi ấm
2.7 Trà hoa cúc giúp dễ tiêu
Theo y học cổ truyền, hoa cúc là bài thuốc điều trị chứng khó tiêu, đau bụng, đầy hơi hiệu quả. Uống trà hoa cúc là một cách điều trị ăn không tiêu hiệu quả.
Cách làm như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị 2-3 gam hoa cúc khô hoặc 1 túi trà hoa cúc đóng gói sẵn
- Bước 2: Pha trong 1 cốc nước sôi, hãm trà trong khoảng 10 phút rồi uống
2.8 Trị khó tiêu bằng baking soda
Baking soda có tác dụng trung hòa acid dạ dày và giảm chứng khó tiêu, đầy bụng hiệu quả.
Cách làm như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị ½ thìa cà phê backing soda
- Bước 2: Hòa backing soda trong 1 ly nước ấm
Lưu ý: Dùng không quá 7 cốc backing soda 1 ngày và khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần là 2 giờ.
2.9. Bổ sung men tiêu hóa, men vi sinh
Men tiêu hóa cung cấp enzym tiêu hóa, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn, cải thiện nhanh chóng tình trạng ăn không tiêu. Tuy nhiên, KHÔNG NÊN sử dụng men tiêu hóa quá 3 ngày, do có thể gây làm dụng men, niêm mạc ruột giảm khả năng tiết enzym tiêu hóa, khiến tình trạng ăn không tiêu kéo dài hơn.
Lúc này, người bệnh nên lựa chọn giải pháp an toàn hơn – Bổ sung men vi sinh.
Men vi sinh (hay lợi khuẩn) là những vi sinh vật sống mà khi đưa vào cơ thể với một lượng đầy đủ sẽ có lợi cho sức khỏe vật chủ. Men vi sinh có tác dụng sau:
- Kích thích tiết enzym tiêu hóa thức ăn
- Kích thích ruột co bóp mạnh hơn
- Tái thiết lập cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, cải thiện tiêu hóa
Vậy bổ sung men vi sinh thế nào là đúng cách?
Trong hệ vi khuẩn đường ruột, có vô số loại men vi sinh khác nhau. Tuy nhiên, chỉ những men vi sinh còn sống, chiếm số lượng lớn và mang vai trò thiết yếu mới có tác dụng điều trị cao. Người bị ăn không tiêu nên lựa chọn sản phẩm bổ sung chủng men vi sinh thiết yếu, gắn đích hiệu quả và được nhiều tổ chức y tế uy tín khuyên dùng.
Imiale A+ là sản phẩm bổ sung 2 chủng men vi sinh quan trọng, mang vai trò thủ lĩnh tại đường ruột là Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-5. Imiale A+ bổ sung lợi khuẩn và chất xơ, hoàn toàn an tâm khi sử dụng kéo dài.
Với trên 450 nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả và tính an toàn, Imiale A+ được nhiều chuyên gia tổ chức quốc tế uy tín khuyên dùng như Chứng nhận GRAS của FDA (Hoa Kỳ), chứng nhận của EFSA (Châu Âu).
3. Lưu ý khi dùng mẹo chữa ăn không tiêu
Để các mẹo chữa ăn không tiêu đạt hiệu quả cao, người bệnh cần lưu ý:
3.1 Kết hợp với thay đổi chế độ ăn
Người bị ăn không tiêu cần thực hiện chế độ ăn dễ tiêu hóa, thanh đạm, ít chất béo và chất đạm. Chất béo, chất đạm cần nhiều thời gian tiêu hóa và sẽ khiến tình trạng khó tiêu nặng nề hơn. Chế độ ăn khi bị khó tiêu cần lưu ý:
- Bổ sung nhiều chất xơ bằng rau, củ, quả
- Ăn các thức ăn mềm như cơm mềm, cháo, thịt xay
- Hạn chế ăn thịt đỏ, các loại hải sản
- Hạn chế sử dụng thức ăn nhanh, thực phẩm chiên rán
- Tránh sử dụng rượu bia và chất kích thích
Bên cạnh đó, người bệnh cần uống nhiều nước, uống từ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày. Nước giúp hỗ trợ tiêu hóa thức ăn và ngăn ngừa khó tiêu, đầy hơi, táo bón.
Ngoài các mẹo chữa ăn không tiêu, người bệnh cần thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học, phù hợp.
3.2 Thực hiện thói quen ăn uống lành mạnh
Thói quen ăn uống lành mạnh giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, duy trì các chức năng tiêu hóa như tiết enzym tiêu hóa, điều hòa nhu động ruột, từ đó giúp người bệnh đẩy lùi chứng ăn không tiêu. Một số thói quen tốt cần duy trì:
- Ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá no
- Ăn đúng bữa, không làm việc riêng trong bữa ăn
- Ăn từ 5-6 bữa mỗi ngày thay vì thói quen ăn 3 bữa chính
- Không nằm ngay sau bữa ăn
3.3 Tăng cường vận động
Tăng cường vận động kích thích ruột co bóp mạnh hơn và tăng cường hoạt động hệ tiêu hóa. Do đó, người ăn không tiêu nên duy trì tập thể dục để cải thiện triệu chứng bằng cách: đi bộ nhanh, chạy bộ, bơi lội, cầu lông,…
3.4 Khi nào đi gặp bác sĩ?
Các mẹo trị ăn không tiêu thường sẽ giúp làm giảm triệu chứng tạm thời nhưng không điều trị nguyên nhân. Khó tiêu thường xuyên, kéo dài có thể là triệu chứng của một bệnh lý đường tiêu hóa như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày, ung thư dạ dày. Hãy đi khám bác sĩ nếu triệu chứng ăn không tiêu kéo dài hơn 2 tuần hoặc người bệnh xuất hiện một trong các dấu hiệu sau:
- Đau bụng âm ỉ kéo dài
- Nôn mửa nhiều lần
- Đi ngoài phân đen, phân lẫn máu
- Sút cân bất thường
Áp dụng đúng cách 9+ mẹo chữa ăn không tiêu kết hợp điều chỉnh lối sống, chế độ sinh hoạt khoa học sẽ cải thiện chứng khó tiêu hiệu quả. Mặc dù không phải là tình trạng nguy hiểm, nhưng người bị ăn không tiêu không nên chủ quan, tránh bị lâu ngày dẫn đến các hậu quả khó lường
Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.