Viêm loét đại tràng là căn bệnh đường ruột phổ biến và tỉ lệ mắc đang có dấu hiệu tăng cao ở nước ta. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết đại tràng, thủng đại tràng. Vậy, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm loét đại tràng là gì? Imiale A+ sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên qua bài viết dưới đây.
1.Viêm loét đại tràng là gì?
Đại tràng là đoạn dài nhất và là phần cuối của ống tiêu hóa. Đại tràng tiếp nhận phần thức ăn đẩy xuống từ ruột non. Sau đó, đại tràng co bóp và hút nước từ khối thức ăn này, tạo thành phân và đào thải ra ngoài.
Viêm loét đại tràng là bệnh lý đường ruột mạn tính với tổn thương đặc trưng là các tổn thương, vết loét và chảy máu niêm mạc đại tràng. Viêm loét đại tràng thường gặp ở người ngoài 30 tuổi, với dấu hiệu điển hình là tiêu chảy có máu và đau bụng.
>>> XEM THÊM: 10 bệnh đại tràng thường gặp không thể chủ quan
2. Nguyên nhân gây viêm loét đại tràng
Có 3 nhóm nguyên nhân chính gây viêm loét đại tràng. Đó là: Do chế độ ăn uống không lành mạnh, mất cân bằng vi sinh đường ruột và do gen của người bệnh.
2.1. Do chế độ ăn uống không lành mạnh
Chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh tạo điều kiện để vi khuẩn, virus, ký sinh trùng xâm nhập và làm tổn thương đường ruột. Lớp tế bào niêm mạc ruột bị tấn công lâu ngày dẫn tới hiện tượng viêm loét đại tràng. Nguy cơ mắc bệnh tăng cao nếu người bệnh thường xuyên có chế độ ăn như sau:
- Sử dụng thực phẩm chưa được nấu chín như tiết canh, gỏi cá, nem chua,…
- Sử dụng thực phẩm quá hạn, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
- Không đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến và sử dụng thức ăn
- Ăn thực phẩm bị ôi thiu, nấm mốc
2.2. Do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Hệ vi khuẩn đường ruột được cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn. Tuy nhiên, khi sự cân bằng này bị phá vỡ, lợi khuẩn bị giảm về số lượng và chất lượng. Hại khuẩn có cơ hội phát triển và tấn công lớp niêm mạc đại tràng dẫn tới viêm đại tràng. Một số tác nhân thường gặp gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột là:
- Sử dụng kháng sinh sai cách hoặc sử dụng kéo dài
- Thực hiện chế độ ăn không khoa học
- Bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng
2.3. Do di truyền
Đối với một số đối tượng, yếu tố gen di truyền làm xuất hiện hiện tượng hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức. Thông thường, hệ thống miễn dịch chống lại các yếu tố lạ, các tác nhân gây bệnh trong cơ thể. Tuy nhiên, các phản ứng miễn dịch bất thường sẽ kích thích hệ thống miễn dịch tấn công các yếu tố bảo vệ. Hệ thống miễn dịch nhầm lợi khuẩn, niêm mạc đại tràng là yếu tố gây hại. Khi đó, các tế bào niêm mạc ruột già, lợi khuẩn bị tấn công gây nên tình trạng viêm. Hiện tượng này kéo dài, người bệnh sẽ bị viêm loét đại tràng.
3. Triệu chứng viêm loét đại tràng
Triệu chứng viêm loét đại tràng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm, vị trí viêm và thời gian mắc bệnh. Đau bụng và tiêu chảy là 2 triệu chứng phổ biến nhất của viêm loét đại tràng.
- Đau bụng: đau quặn bụng, đau bụng kèm tiêu chảy; cơn đau có thể kéo dài kèm theo hiện tượng co thắt bụng.
- Tiêu chảy: tiêu chảy có thể có máu và chất nhầy; bệnh nhân bị tiêu chảy tái phát và thường xuyên cần đi tiêu.
Một số triệu chứng thường gặp khác của viêm loét đại tràng là:
- Sốt: Trong trường hợp người bệnh bội nhiễm vi khuẩn
- Mệt mỏi, chán ăn, sút cân: Người bệnh mệt mỏi, không có cảm giác thèm ăn, ăn vào là tiêu chảy nên ko hấp thu được chất dinh dưỡng, dẫn đến sút cân.
- Chảy máu trực tràng, phân lẫn máu: Niêm mạc loét, tổn thương, chảy máu. Máu theo phân ra ngoài nên dẫn đến tỉnh trạng phân lẫn máu.
Tuy nhiên, để chẩn đoán, người bệnh cần đến cơ sở y tế đế được thăm khám và được làm xét nghiệm. Thông thường, người bệnh sẽ được xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, nội soi đại tràng trước khi đưa ra chẩn đoán xác định.
Triệu chứng của viêm loét đại tràng gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Nếu không điều trị kịp thời, các triệu chứng sẽ tiến triển nặng, người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm khác. Do đó, các phương pháp điều trị cải thiện viêm loét đại tràng rất cần thiết đối với bệnh nhân.
>>> XEM THÊM: Viêm manh tràng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
4. Viêm loét đại tràng điều trị thế nào?
Tuy chưa có liệu pháp điều trị dứt điểm viêm loét đại tràng, nhưng các phương pháp điều trị sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát triệu chứng. Các phương pháp điều trị sẽ hỗ trợ làm giảm mức độ và tần suất các triệu chứng, từ đó giúp cải thiện đáng kể sức khỏe bệnh nhân.
4.1. Các biện pháp không sử dụng thuốc:
Thực hiện chế độ ăn uống khoa học
Chế độ ăn không lành mạnh là nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm đại tràng, tiến triển thành viêm loét đại tràng. Vì vậy, việc cải thiện chế độ ăn uống khoa học giúp kiểm soát tình trạng viêm của người bệnh. Một số lời khuyên về dinh dưỡng quan trọng đối với người bệnh viêm loét đại tràng là:
- Ăn nhiều bữa nhỏ: người bệnh nên ăn thành 5 đến 6 bữa nhỏ mỗi ngày để giảm áp lực hoạt động cho hệ tiêu hóa.
- Uống nhiều nước: người bệnh cần uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày để tránh mất nước do tiêu chảy.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng: người bệnh nên sử dụng nhóm thực phẩm giàu kali, sắt, canxi, magie.
- Một số thực phẩm nên sử dụng cho bệnh nhân đã được các chuyên gia y tế khuyên dùng là: quả táo, quả bơ, cá hồi, bí, trứng, mì ống, bánh mỳ.
Bệnh nhân viêm loét đại tràng cần TRÁNH những thực phẩm sau:
- Thực phẩm giàu chất xơ như đậu khô, đậu hà lan, ngũ cốc nguyên hạt
- Đồ uống có cồn: rượu, bia
- Các chất kích thích như caffeine
- Đồ uống có ga
- Thực phẩm có tính cay, nóng
Tập thể dục đều đặn
Các chuyên gia y tế đã khẳng định việc tập thể dụng đều đặn có tác dụng chống viêm hiệu quả. Tập thể dục đều đặn giúp người bệnh hạn chế các triệu chứng tái phát. Bệnh nhân có thể tham khảo một số bài tập như đi bộ nhanh, thiền, yoga,…
4.2. Biện pháp sử dụng thuốc
Thuốc giúp ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm niêm mạc đại tràng. Bên cạnh đó, thuốc hỗ trợ việc chữa lành các mô bị tổn thương. Một số nhóm thuốc chính trong điều trị viêm loét đại tràng là: thuốc chống viêm, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống tiêu chảy, thuốc giảm đau.
- Thuốc chống viêm thường là lựa chọn đầu tiên đối với đa số bệnh nhân viêm loét đại tràng. 2 loại thuốc chống viêm điển hình là:
- Nhóm thuốc chứa hoạt chất 5-aminosalicylate như sulfasalazine, mesalamine, balsalazide.
- Nhóm thuốc corticoid như prednisone và budesonide. Nhóm thuốc này thường được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Bên cạnh đó, corticoid có nhiều tác dụng phụ nên thường không được sử dụng lâu ngày.
Thuốc ức chế miễn dịch hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm loét đại tràng bằng cách ngăn chặn các phản ứng miễn dịch sai lệch gây viêm. Một số thuốc ức chế miễn dịch thường dùng là:
- Azathioprine và mercaptopurine: Đây là 2 thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng rộng rãi nhất trong điều trị viêm đại tràng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bệnh nhân cần được giám sát chặt chẽ bởi bác sĩ có chuyên môn để kiểm soát tác dụng phụ của thuốc.
- Cyclosporine thường được lựa chọn khi bệnh nhân đáp ứng kém với các thuốc khác. Cyclosporine có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, do đó thuốc không được sử dụng lâu dài.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc để điều trị các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng
- Thuốc giảm đau: Paracetamol được bác sĩ khuyên dùng để giảm đau nhẹ.
- Thuốc điều trị tiêu chảy: Bệnh nhân có thể sử dụng loperamid để cầm tiêu chảy nặng. Tuy nhiên, loperamid là tăng nguy cơ mắc biến chứng phình đại tràng. Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi lựa chọn sử dụng thuốc.
>>> XEM THÊM: Viêm trực tràng – 8 kiến thức cần biết
5. Một số lưu ý cho bệnh nhân viêm loét đại tràng
Để viêm loét đại tràng cải thiện , người bệnh cần lưu ý những điều sau:
5.1. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Các thuốc điều trị viêm đại tràng thường có nhiều tác dụng không mong muốn. Đặc biệt các thuốc điều trị triệu chứng như tiêu chảy, táo bón nếu sử dụng trong thời gian sẽ gây lạm dụng thuốc. Do đó, người bệnh cần tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
5.2. Khám sức khỏe thường xuyên
Người bệnh cần khám sức khỏe định kỳ theo chỉ định của bác sĩ hoặc 6 tháng 1 lần. Viêm loét đại tràng có nhiều biến chứng nguy hiểm như: thủng đại tràng, xuất huyết đại tràng, ung thư đại tràng,.. Do đó, khám sức khỏe giúp người bệnh tầm soát các biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra, qua việc khám bệnh, các bác sĩ có thể điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe người bệnh.
5.3. Tránh căng thẳng, stress
Căng thẳng kéo dài có thể là tác nhân làm bùng phát các triệu chứng của viêm loét đại tràng. Trong trạng thái căng thẳng, cơ thể bệnh nhân tăng tiết cortisol, adrenalin. Cortisol và adrenalin sẽ kích thích hệ thống miễn dịch dẫn đến gia tăng tình trạng viêm nhiễm niêm mạc ruột.
Để tăng hiệu quả trong điều trị viêm loét đại tràng, người bệnh cần hạn chế căng thẳng, stress. Một số gợi ý để người bệnh cải thiện tình trạng này là: ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên, đọc những tin tức tích cực, nghe nhạc, vẽ tranh,…
5.4. Bổ sung men vi sinh
Bệnh đại tràng dai dẳng, ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe người bệnh. Vì vậy, cần giải pháp điều trị hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng, không gây lệ thuộc, an toàn cho các bệnh nhân viêm loét đại tràng.
Theo các chuyên gia y tế, bổ sung lợi khuẩn – vi khuẩn có lợi đúng cách là biện pháp an toàn, hiệu quả trong hỗ trợ trợ cải thiện triệu chứng, giảm nhẹ viêm loét đại tràng thông qua các cơ chế sau:
- Thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột: Tiêu chảy làm giảm số lượng và chất lượng lợi khuẩn, gia tăng vi khuẩn có hại. Lợi khuẩn hỗ trợ tái cân bằng hệ vi sinh, giúp cải thiện hoạt động tiêu hóa của ruột.
- Bảo vệ và phục hồi niêm mạc đại tràng: Lợi khuẩn giúp tạo màng nhầy bảo vệ niêm mạc, cải thiện tình trạng viêm và phục hồi niêm mạc đại tràng.
- Tăng cường sức đề kháng: Lợi khuẩn tập trung 70-80% ở đường ruột, nên bảo vệ niêm mạc ruột chính là kích thích sinh kháng thể, tăng cường đề kháng trên bệnh nhân.
Hiệp hội Tiêu hóa, Gan mật, Dinh dưỡng Nhi khoa Châu Âu đã khuyên dùng Imiale A+ để bổ sung lợi khuẩn cho bệnh nhân viêm loét đại tràng. Imiale A+ là công thức kết hợp tối ưu giữa hai chủng lợi khuẩn thiết yếu của đường ruột: Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-5, được sản xuất với công nghệ bao kép độc quyền Cryoprotectant độc quyền, đã được 450 nghiên cứu chứng minh an toàn và hiệu quả, bao gồm cả trên bệnh nhân viêm loét đại tràng.
Viêm loét đại tràng nếu điều trị đúng phác đồ, kết hợp với biện pháp hỗ trợ đúng cách sẽ nhanh chóng cải thiện, giảm nhẹ triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh. Imiale A+ hy vọng rằng, bài viết đã giúp các bạn có nhiều kiến thức để phòng tránh và điều trị viêm loét đại tràng hiệu quả.
Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.