Chuối là loại quả phổ biến giàu chất dinh dưỡng có tác dụng tốt trên tiêu hóa. Vậy đối với viêm đại tràng – bệnh lý gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa thì viêm đại tràng có nên ăn chuối không? Người bệnh viêm đại tràng chỉ được ăn chuối chín, có ăn được chuối xanh không? Hay ăn chuối như thế nào là đúng là đủ? Để hiểu rõ về vấn đề bày, mời các bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Mục lục
1. Thành phần dinh dưỡng trong chuối
Trong khoảng 100g chuối có chứa các thành phần dinh dưỡng bao gồm: 89 calo, 75% nước, 1.1 gam protein, 22.8 gam carbohydrate, 12.2 gam đường, 2.6 gam chất xơ và 0.3 gam chất béo,…
Carbohydrate:
Chuối chứa một lượng lớn carbohydrate. Chuối chưa chín có thành phần chính là tinh bột, trong đó chuối xanh có chứa lên tới 80% tinh bột khô. Trong quá trình chín, tinh bột dần chuyển thành đường. Khi chuối chín hẳn chỉ còn 1% tinh bột. Thành phần đường trong chuối bao gồm: glucose, sucrose và fructose.
Chất xơ:
Trong chuối xanh chứa thành phần kháng tinh bột – đây là một dạng tinh bột không bị tiêu hóa bởi enzym trong ruột và được xếp vào nhóm chất xơ. Thành phần này khi đi vào ruột già, sẽ được lên men bởi vi khuẩn tạo thành một loại acid béo chuỗi ngắn- butyrate- có tác dụng tốt với đường tiêu hóa.
Trong chuối chứa cả chất xơ hòa tan (pectin) và chất xơ không hòa tan. Pectin là một chất hòa tan trong nước. Khi chuối càng chín, lượng pectin càng tăng, do vậy chuối chín càng mềm.
Vitamin và chất khoáng:
Một lượng vitamin và chất khoáng dồi dào có trong chuối được kể đến như: vitamin C, B6, A, các chất chống lão hóa có vai trò bảo vệ cơ thể, tăng sức đề kháng, hay các chất khoáng Kali, Magie giúp hạ huyết hạ, bảo vệ cơ xương khớp.
Một số các chất khác như: dopamin hay catechin trong chuối đóng vai trò như một chất chống oxy hóa.
2. Lợi ích của chuối với người bệnh viêm đại tràng
Viêm đại tràng là trình trạng niêm mạc bị tổn thương bởi các tác nhân như nấm, vi khuẩn, vi sinh vật, hay thuốc, hóa chất độc,… gây nên các triệu chứng rối loạn tiêu hóa: đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu hoặc táo bón,…
Với những thành phần dinh dưỡng nêu trên trong chuối, chúng ta có thể liệt kê những lợi ích của chúng mang lại với người bệnh viêm đại tràng:
- Tăng nhuận tràng: Khi vào ruột, chất xơ hòa tan pectin có thể hút nhiều nước làm tăng khối lượng phân, làm tăng nhu động ruột, giảm táo bón. Lượng lớn enzym có trong chuối cũng làm tăng nhuận tràng.
- Giảm triệu chứng đầy hơi, chướng bụng: vitamin B6, vitamin C giúp làm giảm các acid tự nhiên trong đường ruột, giảm sinh khí. Ngoài ra kali còn hỗ trợ chuyển hóa chất đạm, đường bột, tăng cường tiêu hóa, giảm hiện tượng đầy chướng bụng.
- Tăng vi sinh vật có lợi trong hệ tiêu hóa: Chất xơ và vitamin C tạo điều kiện môi trường cho vi sinh có lợi phát triển, giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm giảm vi khuẩn có hại lên đường tiêu hóa.
- Tăng sinh chất nhầy: kali kích thích tăng sinh chất nhầy bảo vệ niêm mạc đại tràng, làm giảm cơn đau.
- Giảm các biến chứng có hại: các biến chứng mà người bệnh có thể gặp phải khi bị viêm đại tràng: xuất huyết, ung thư,… Chuối cung cấp vitamin C làm tăng khả năng hấp thu sắt, tăng tạo máu; cùng với đó vitamin C là chất chống oxy hóa delphinidin có trong chuối phòng ngừa hình thành nên các khối u đại tràng.
Ngoài ra, theo Đông y, chuối có vị ngọt, tính hàn. Tính hàn giúp thanh nhiệt đường ruột, vị ngọt tác động lên tỳ hay được gọi là hệ tiêu hóa giúp đại tràng thông tiện, tăng cường tiêu hóa cho những người bị táo bón do viêm đại tràng.
3. Người bị viêm đại tràng nên ăn chuối thế nào cho đúng cách?
Không thể phủ nhận những vai trò của chuối lên đường tiêu hóa và đặc biệt với người bệnh viêm đại tràng. Vậy nên ăn chuối như thế nào để chuối đem lại lợi ích lớn nhất đến với người bệnh?
Lựa chọn chuối: Người bị viêm đại tràng có thể sử dụng cả chuối chín, chuối xanh và chuối khô. Vì chuối xanh cũng làm tăng khả năng chống viêm, và sản phẩm chuối xanh sấy khô ở nhiệt độ thấp còn có khả năng làm tăng tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc tổn thương cho người bệnh viêm đại tràng.
Ăn chuối với lượng vừa đủ:
- Người bệnh chỉ nên ăn từ 1-2 quả mỗi ngày.
- Không nên ăn quá nhiều chuối. Vì trong chuối cung cấp lượng lớn kali, do vậy khi ăn quá nhiều làm tăng kali trong máu gây ra tình trạng giữa muối, nước. Lâu, dài gây nên suy thận. Cho nên, bệnh nhân suy thận cần chú ý khi ăn chuối.
Thời điểm ăn phù hợp:
- Nên ăn chuối sau bữa chính từ 1-2 giờ.
- Tránh ăn chuối và buổi sáng. Do chuối chín cũng chứa lượng đường lớn nếu ăn vào sáng sớm cũng làm tăng đường huyết đột ngột. Ngoài ra, chất serotonin trong chuối có thể gây buồn ngủ, ảnh hưởng đến hoạt động, tinh thần trong ngày mới.
- Người bị táo bón có thể ăn 1 quả chuối trước khi đi ngủ. Do quá trình trao đổi chất diễn ra vào ban đêm cho đến gần sáng, khi ăn một quả chuối sẽ cung cấp chất xơ, giúp thúc đẩy nhu động ruột, làm giảm táo bón.
- Không nên ăn chuối khi đói, đặc biệt là chuối chín là do hàm lượng đường trong chuối cao. Khi tiêu hóa, đường lên men tạo thành acid tác động lên dạ dày. Ngoài ra, lượng pectin trong chuối sẽ kích thích làm tăng nồng độ acid dạ dày lúc đói. Nếu duy trì quá trình này dài ngày sẽ gây tình trạng viêm loét dạ dày.
Trong chuối chín chứa lượng đường cao. Do vậy, với bệnh nhân có mắc kèm bệnh tiểu đường cần kiểm soát lượng ăn hàng ngày, tránh làm tăng cao lượng đường máu.
4. Các lưu ý đối với người bị bệnh viêm đại tràng
4.1. Chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ ăn uống là vô cùng quan trọng để cải thiện triệu chứng bệnh đối với người bệnh viêm đại tràng. Do vậy, người bệnh nên áp dụng chế độ sau:
- Lên thực đơn, khẩu phần ăn cho phù hợp.
- Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, tránh ăn quá nhiều một lúc.
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm như: cá cung cấp omega 3; trứng gà, thịt nạc bổ sung protein; bổ sung các loại rau, củ, quả cung cấp vitamin, các chất chống oxy hóa và một lượng chất xơ vừa đủ (mức 10g chất xơ mỗi ngày).
- Bổ sung các sản phẩm có chứa men vi sinh probiotic như sữa chua,… giúp bổ sung những vi khuẩn có lợi cho đường ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa. Nên chọn loại sữa chua ít đường để làm giảm việc chuyển hóa lên men đường gây ảnh hưởng xấu đối với người bệnh viêm đại tràng.
- Uống nhiều nước.
Ngoài ra, người bệnh cần chú ý hạn chế các loại thực phẩm như:
- Các sản phẩm từ sữa vì người bệnh viêm đại tràng sẽ hạn chế dung nạp đường lactose trong sữa, do vậy gây cảm giác khó tiêu, đầy chướng bụng.
- Các sản phẩm đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, nhiều đường hay nước ngọt có ga cũng làm giảm hấp thu, gây tình trạng đầy chướng bụng.
- Các chất kích thích như rượu, bia, trà, cà phê, thuốc lá,… hay đồ ăn cay nóng gây kích ứng đường tiêu hóa, nặng thêm tình trạng viêm loét đại tràng.
- Các loại rau cung cấp quá nhiều chất xơ như rau màu sậm: bông cải xanh, bắp cải sẽ gây ra tình trạng khó tiêu, đau bụng.
- Hải sản tươi sống dễ gây ra tình trạng đau bụng, đi ngoài.
4.2. Chế độ sinh hoạt khoa học
Người bệnh viêm đại tràng cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý:
- Tăng cường luyện tập thể thao hàng ngày như tham gia bộ môn yoga, thiền,…
- Cần đi ngủ đúng giờ, tránh thức khuya.
- Hạn chế làm việc quá mức.
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng stress.
- Khi có các dấu hiệu chuyển triệu chứng bệnh nặng, cần liên hệ bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
4.3. Kết hợp dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ
Trong trường hợp các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng nặng lên, có thể sử dụng thuốc để làm giảm tình trạng này:
- Thuốc ngăn ngừa táo bón: Khi người bệnh đại tiện ít hơn 3 lần/ tuần, phân khô cứng, chảy máu trong quá trình đại tiện, có thể sử dụng thuốc làm giảm táo bón. Một số thuốc giảm táo bón kể đến như: bisacodyl giúp nhuận tràng tăng tạo khối phân và kích thích nhu động ruột; forlax, macrogol đều có tác dụng giữ nước trong ruột, kích thích nhu động ruột đẩy phân ra ngoài.
- Thuốc tiêu chảy: sản phẩm bổ sung nước điện giải oresol, diphenoxylate làm giảm co bóp nhu động ruột hiệu quả, berberin có thành phần thảo dược giúp kháng khuẩn, chống viêm,…
- Thuốc giảm đau, giảm co thắt đại tràng: bao gồm spasfon, buscopan đều làm giảm các cơn co thắt đại tràng, giảm tình trạng đau quặn bụng.
- Khi người bệnh có tình trạng đầy hơi, chướng bụng, các loại thuốc được chỉ định như carbophos, debridat, duspatalin, sorbitol, motilium-M,…
- Nhóm thuốc kháng sinh cũng được chỉ định trên bệnh nhân viêm đại tràng giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại trong đường ruột, chống nhiễm trùng: metronidazol, ciprofloxacin, biseptol.
Trong quá trình người bệnh sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến bác sĩ, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng. Tránh lạm dụng thuốc vì có thể gây nên nhiều tác dụng không mong muốn. Đặc biệt khi dùng kháng sinh cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ, dùng thuốc đúng cách, đủ thời gian, đủ liều.
Bài viết trên đây của chúng tôi đã làm rõ tác dụng của chuối đối với người bệnh viêm đại tràng. Nếu có bất cứ thắc mắc hay vấn đề cần giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ tới Hotline 1900 9482 của chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.
>>> Tìm hiểu thêm:
Viêm đại tràng có nên ăn tỏi không? Thực hư về hiệu quả
Chữa viêm đại tràng bằng lá ổi – 5 cách đơn giản
Mách bạn 7 cách chữa viêm đại tràng tại nhà vô cùng hiệu quả