Viêm đại tràng là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến. Theo thống kê của Bộ y tế, có tới 20% dân số nước ta bị viêm đại tràng. Hiện nay, con số này đang có dấu hiệu gia tăng. Tuy nhiên, nhiều người dân còn chủ quan và chưa có nhiều kiến thức về căn bệnh này. Qua bài viết dưới đây, Imiale A+ sẽ cung cấp cho quý vị những thông tin hữu ích và quan trọng về bệnh viêm đại tràng.
Mục lục
- 1. Viêm đại tràng là gì? Phân loại viêm đại tràng
- 2. Triệu chứng của viêm đại tràng
- 3. Nguyên nhân gây viêm đại tràng
- 4. Viêm đại tràng hay gặp ở những đối tượng nào?
- 5. Chẩn đoán viêm đại tràng thế nào?
- 6. Viêm đại tràng có nguy hiểm không? Biến chứng của viêm đại tràng
- 7. Phương pháp điều trị viêm đại tràng
- 8. Viêm đại tràng bao lâu thì khỏi?
- 9. Biện pháp phòng ngừa viêm đại tràng
1. Viêm đại tràng là gì? Phân loại viêm đại tràng
1.1. Định nghĩa
Đại tràng là một phần quan trọng của ống tiêu hóa và là đoạn dài nhất của ruột già. Động tác co bóp của đại tràng sẽ di chuyển phần thức ăn không được hấp thu qua trực tràng, tạo thành phân và tống xuất ra ngoài.
Viêm đại tràng được định nghĩa là tình trạng niêm mạc đại tràng bị tổn thương, gây viêm nhiễm khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc. Những tổn thương này có nguy cơ gây loét, chảy máu niêm mạc đại tràng.
1.2. Phân loại viêm đại tràng
Có nhiều loại viêm đại tràng khác nhau, tùy theo nguyên nhân và tính chất của bệnh.
Viêm loét đại tràng
Viêm loét đại tràng là căn bệnh mãn tính gây viêm có tính lan tỏa, chảy máu bên trong niêm mạc ruột. Căn bệnh xuất hiện khi hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động sai lệch.
Thông thường, hệ thống miễn dịch sẽ bảo vệ cơ thể bằng cách loại bỏ, tấn công các yếu tố lạ. Một yếu tố bệnh lý hoặc nguyên nhân từ lối sống làm thay đổi hoạt động miễn dịch của cơ thể. Các tế bào bạch cầu với vai trò bảo vệ cơ thể sẽ tấn công niêm mạc ruột già. Hệ thống miễn dịch coi thức ăn, lợi khuẩn, niêm mạc ruột là yếu tố gây hại cho cơ thể.
Viêm đại tràng giả mạc
Viêm đại tràng giả mạc có nguyên nhân từ sự phát triển quá mức của chủng vi khuẩn Clostridium difficile (C.diff). Bình thường, khi hệ vi khuẩn đường ruột cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại thì C.diff không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, khi sự phát triển của vi khuẩn có lợi bị kìm hãm (ví dụ như sử dụng kháng sinh) thì vi khuẩn C.diff có điều kiện phát triển và gây viêm đại tràng.
Viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ
Lưu lượng máu đến ruột bị tắc nghẽn có thể gây viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ. Dạng viêm đại tràng này thường là căn bệnh thứ phát sau một bệnh lý khác như: suy tim, xơ vữa động mạch, thiếu máu, đái tháo đường,.. hoặc xuất hiện sau chấn thương, phẫu thuật.
Viêm đại tràng vi thể
Viêm đại tràng vi thể là căn bệnh mãn tính nhưng hình ảnh nội soi đại tràng không có dấu hiệu bất thường. Bác sĩ chỉ có thể chẩn đoán bệnh qua việc soi các mẫu mô đại tràng dưới kính hiển vi.
Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra chính xác nguyên nhân của căn bệnh này. Tuy nhiên, những đối tượng có nguy cơ cao là: người hút thuốc lá, người trên 50 tuổi, người có tiền sử rối loạn miễn dịch, phụ nữ,..
Viêm đại tràng dị ứng ở trẻ sơ sinh
Tình trạng viêm đại tràng dị ứng có thể xảy ra trong những tháng đầu đời của trẻ. Nguyên nhân chính được các nhà khoa học tìm ra là những đứa trẻ dị ứng với protein hoặc một thành phần bất kỳ của sữa mẹ, sữa công thức.
2. Triệu chứng của viêm đại tràng
Mức độ triệu chứng ở các bệnh nhân viêm đại tràng là khác nhau. Tùy thuộc vào tình trạng viêm, bệnh nhân có thể gặp một hoặc nhiều triệu chứng sau:
- Đau bụng: Đau là triệu chứng thường gặp của viêm đại tràng. Người bệnh có thể đau âm ỉ phần bụng dưới hoặc dọc khung đại tràng. Cơn đau có thể kéo dài, xuất hiện đột ngột và tái phát nhiều lần.
- Nôn mửa, mệt mỏi, chán ăn, sút cân không rõ nguyên nhân
- Cảm giác đầy bụng vùng bụng dưới
- Phân lỏng, tiêu chảy, bệnh nhân đi ngoài 2-6 lần mỗi ngày
- Phân lẫn máu hoặc chất nhầy.
- Chậm phát triển ở trẻ nhỏ
Một số triệu chứng liên quan đến nguyên nhân, biến chứng của viêm đại tràng có thể gặp là: Viêm mắt, viêm khớp, viêm da, cảm thấy ớn lạnh, sốt nhẹ.
>>> Xem bài viết: Triệu chứng viêm đại tràng chính xác – Nhận biết sớm viêm đại tràng
3. Nguyên nhân gây viêm đại tràng
Viêm đại tràng có nhiều nguyên nhân gây ra. Nguyên nhân từ chế độ sinh hoạt hoặc nguyên nhân thứ phát của một căn bệnh khác. Tuy nhiên, nhiều trường hợp viêm đại tràng không xác định được nguyên nhân cụ thể. Dưới đây là yếu tố gây viêm đại tràng thường gặp:
3.1. Tiền sử gia đình
Theo đánh giá của chuyên gia y tế, nếu gia đình có người mắc viêm đại tràng thì nguy cơ mắc bệnh của người nhà là 30%. Một số gen liên quan đến chức năng bảo vệ niêm mạc ruột và phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể bị thiếu hụt làm tăng khả năng mắc viêm đại tràng ở người bệnh
3.2. Chế độ sinh hoạt, lối sống
- Sử dụng thực phẩm bẩn, thức ăn ôi thiu: Đây là nguy cơ để vi khuẩn, virus gây bệnh xâm nhập vào đường tiêu hóa.
- Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc gián tiếp với khói thuốc, ô nhiễm không khí.
Theo báo cáo của hội nghị thường niên năm 2019 về môi trường quốc tế, dân cư vùng ô nhiễm không khí có nguy cơ mắc viêm đại tràng cao hơn những người sống ở vùng nông thôn, không khí trong lành.
3.3. Thiếu máu cục bộ tại đại tràng
Các nguyên nhân dẫn đến việc thiếu máu tại đại tràng thường gặp là: suy tim, xơ vữa động mạch, mất máu, tắc ruột,…
3.4. Nguyên nhân do thuốc
Thuốc giảm đau chống viêm NSAIDs: Một số thuốc như aspirin, ibuprofen, naproxen có thể tăng tính thấm niêm mạc đại tràng. Đây là tiền đề gây viêm đại tràng.
Thuốc kháng sinh: Một số thuốc kháng sinh như ciprofloxacin, amoxicillin, ampicillin, cefixime, clindamycin làm mất cân bằng tự nhiên của hệ vi khuẩn đường ruột. Vi khuẩn gây hại có điều kiện phát triển và gây viêm đại tràng.
4. Viêm đại tràng hay gặp ở những đối tượng nào?
Viêm đại tràng có thể gặp ở mọi lứa tuổi với tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ là như nhau. Tuy nhiên, qua nghiên cứu, các chuyên gia y tế đã chỉ ra những đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm đại tràng là:
- Người da trắng và những người gốc Do Thái Ashkenazi
- Người trong độ tuổi 15-30 tuổi hoặc từ 60-80 tuổi. Độ tuổi mắc viêm đại tràng đang có xu hướng trẻ hóa ở nước ta.
- Tiền sử gia đình hoặc bản thân bị bệnh đại tràng.
Nguy cơ viêm đại tràng gia tăng nếu bạn sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày, điều trị hóa trị ung thư hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch.
5. Chẩn đoán viêm đại tràng thế nào?
Nếu bạn có những triệu chứng của bệnh, bạn cần đến cơ sở y tế để được xét nghiệm và khám đại tràng để đưa ra chẩn đoán xác định. Các xét nghiệm y tế cần phải thực hiện để chẩn đoán là:
- Tiến hành xét nghiệm phân, mảnh sinh thiết phân để xác định tác nhân gây bệnh.
- Tiến hành nội soi và xét nghiệm mảnh sinh thiết đại tràng để chẩn đoán xác định.
- Xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng thiếu máu, tình trạng viêm hiện tại.
- Chụp CT vùng bụng, vùng xương chậu nếu các bác sĩ nghi ngờ các biến chứng của bệnh.
>>> Xem thêm: Chẩn đoán viêm đại tràng chính xác – Quy trình khám đại tràng
6. Viêm đại tràng có nguy hiểm không? Biến chứng của viêm đại tràng
Viêm đại tràng chính là lời cảnh báo về lối sống thiếu khoa học và chủ quan về sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân không tuân thủ điều trị khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng và gây ra nhiều hậu quả khôn lường. Một số biến chứng nguy hiểm thường gặp của viêm đại tràng là ung thư đại trực tràng, thủng đại tràng, phình đại tràng,…
6.1. Ung thư đại trực tràng
Theo nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, có ít nhất 5% bệnh nhân bị viêm đại tràng phát triển thành ung thư đại trực tràng. Theo dữ liệu của tổ chức Ung thư toàn cầu, năm 2018 nước ta có hơn 14.000 bệnh nhân mắc ung thư đại trực tràng. Nguy cơ tiến triển thành ung thư tăng lên theo thời gian mắc bệnh.
6.2. Phình đại tràng
Một số trường hợp viêm đại tràng nặng dẫn đến phình đại tràng. Đây là bệnh lý đại tràng sưng lên và giãn nở bất thường. Biến chứng này dẫn đến nguy cơ vỡ đại tràng, nhiễm trùng máu.
6.3. Thủng đại tràng
Những vị trí viêm, loét đại tràng lâu ngày sẽ tiến triển thành những vết thủng. Thủng đại tràng sẽ xuất hiện các đợt xuất huyết tiêu hóa với nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân thủng đại tràng cần được điều trị kịp thời để tránh nguy hiểm tới tính mạng.
6.4. Các biến chứng khác
Người bệnh có thể gặp những biến chứng ngoài đường tiêu hóa như:
- Viêm da, viêm khớp, viêm mắt
- Loãng xương
- Thiếu máu
Phương pháp điều trị viêm đại tràng là điều rất cần thiết để phòng ngừa các đợt viêm và biến chứng cho bệnh nhân.
>>> Chi tiết tại: Viêm đại tràng có nguy hiểm không? Cảnh báo biến chứng khôn lường
7. Phương pháp điều trị viêm đại tràng
Mục tiêu quan trọng của các phương pháp điều trị viêm đại tràng là giảm thiểu nguy cơ xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Biện pháp dùng thuốc và can thiệp y tế thường có chi phí cao, kèm với nhiều tác dụng phụ. Biện pháp không dùng thuốc luôn được sử dụng ưu tiên trong điều trị
7.1. Phương pháp không dùng thuốc
Tư vấn cho bệnh nhân kiến thức về viêm đại tràng
Người có nhiều kiến thức về tình trạng sức khỏe sẽ có xu hướng kiểm soát bệnh tật tốt hơn. Giáo dục cho bệnh nhân kiến thức về viêm đại tràng sẽ giúp bệnh nhân an tâm và đạt hiệu quả tốt hơn trong điều trị.
Thay đổi chế độ ăn khoa học
Connie Diekman – giám đốc dinh dưỡng của Đại học Washington đã nhấn mạnh rằng chế độ ăn phù hợp sẽ có thể giúp kiểm soát các triệu chứng viêm đại tràng. Một số lưu ý về chế độ ăn của bệnh nhân viêm đại tràng đã được khuyến nghị là:
- Chia nhỏ bữa, nên ăn từ 4-6 bữa mỗi ngày
- Sử dụng thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn có lợi như nấm sữa tây tạng, sữa chua, kim chi, dưa muối.
- Chế biến món ăn đơn giản bằng phương pháp như luộc, hấp, nướng
- Uống đủ nước mỗi ngày
- Hạn chế ăn các sản phẩm chứa chất xơ không hòa tan khó tiêu hóa như: các loại rau họ cải, trái cây có vỏ, quả mọng, các loại ngũ cốc nguyên hạt.
- Tránh thực phẩm cay và các loại gia vị nóng.
- Tránh đồ uống có cồn, cà phê, đồ uống có ga và các sản phẩm từ sữa
- Một số lựa chọn thực phẩm tốt cho người bệnh là: cá hồi, quả bí đao, bơ, bột yến mạch ăn liền, ngũ cốc tinh chế, trứng
Tăng cường tập thể dục
Nghiên cứu cho thấy các bài tập cường độ nhẹ có tác dụng chống viêm. Tập thể dục giúp hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng của viêm đại tràng. Người bệnh nên bắt đầu tập luyện bằng các bài tập đơn giản như đi bộ, đi xe đạp, tập yoga.
Bổ sung lợi khuẩn
Lợi khuẩn là vi khuẩn sống có ích nếu được bổ sung với lượng đầy đủ sẽ có ích cho sức khỏe người bệnh. Đặc biệt, bổ sung lợi khuẩn đúng cách sẽ cải thiện hệ tiêu hóa người bệnh viêm đại tràng.
Các nghiên cứu chỉ ra, người bệnh viêm đại tràng có sự thiếu hụt hai lợi khuẩn thiết yếu Bifidobacterium và Lactobacillus, gây ra mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa dai dẳng. Vì vậy, bổ sung lợi khuẩn là phương pháp cần thiết trong điều trị viêm đại tràng do:
- Lợi khuẩn thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột
- Lợi khuẩn bám dính và bảo vệ niêm mạc ruột
- Lợi khuẩn tiết các enzym giúp tiêu hóa thức ăn và phục hồi tổn thương niêm mạc ruột
- Lợi khuẩn hỗ trợ tăng cường sức đề kháng
Imiale A+ chứa 6 tỷ lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-5 là hai chủng lợi khuẩn thiết yếu nhất tại ruột non và đại tràng, kết hợp 4g chất xơ hòa tan Inulin giúp cải thiện các triệu chứng đi ngoài, đau bụng, đầy chướng bụng và cải thiện rõ rệt tình trạng viêm đại tràng.
7.2. Phương pháp sử dụng thuốc và can thiệp y tế
Sử dụng thuốc chống viêm
Thuốc chống viêm thường là lựa chọn đầu tiên cho đa số bệnh nhân. Một số loại thuốc chống viêm thường dùng là:
- Thuốc chứa hoạt chất 5-aminosalicylate: sulfasalazine, mesalamine, balsalazide và olsalazine. Nhóm thuốc này được điều trị cho bệnh nhân nhẹ và trung bình.
- Thuốc chống viêm corticoid: Prednisone và Budesonide. Nhóm thuốc này có nhiều tác dụng phụ như giữ nước, tăng huyết áp, tăng nhãn áp,… nên thường được dùng cho bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.
Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch
Nhóm thuốc ức chế miễn dịch giảm tình trạng viêm bằng cơ chế ức chế phản ứng miễn dịch sai lệch của cơ thể.
- Azathioprine và Mercaptopurine là những thuốc được sử dụng rộng rãi trong điều trị viêm đại tràng. Tuy nhiên, khi sử dụng những thuốc trên, bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ bởi các y, bác sĩ.
- Cyclosporine là một lựa chọn dành cho bệnh nhân không đáp ứng tốt với các phương pháp khác do thuốc gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Thuốc cũng không được sử dụng lâu dài.
Sử dụng thuốc điều trị triệu chứng
- Thuốc điều trị tiêu chảy: Trong trường hợp tiêu chảy nặng, bệnh nhân có thể sử dụng Loperamide. Tuy nhiên, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ vì thuốc làm tăng nguy cơ mắc phình đại tràng.
- Thuốc giảm đau: Trong trường hợp bệnh nhân gặp cơn đau bụng nhẹ, các chuyên gia y tế có thể dùng các chế phẩm paracetamol cho bệnh nhân.
- Thuốc bổ máu: Trong trường hợp viêm đại trạng nặng, bệnh nhân có thể bị chảy máu ruột và có thể gặp những triệu chứng của thiếu máu. Vì vậy, thuốc bổ máu là chỉ định cần thiết để kích thích cơ thể sản sinh bổ sung lượng máu mất đi và thiếu hụt.
Phẫu thuật
Trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với thuốc, các triệu chứng không thuyên giảm, bác sĩ và người nhà có thể cân thắc đến việc tiến hành phẫu thuật. Phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ phần đại tràng bị tổn thương. Sau khi cắt bỏ, các bác sĩ sẽ tiến hành nối lại ruột và tạo hậu môn nhân tạo cho bệnh nhân.
Mỗi bệnh nhân mắc viêm đại tràng sẽ có tình trạng viêm, loại viêm và mức độ các triệu chứng khác nhau. Các bác sĩ, dược sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp với mỗi bệnh nhân.
8. Viêm đại tràng bao lâu thì khỏi?
Theo tính chất và mức độ của bệnh, viêm đại tràng được chia thành 2 thể là viêm đại tràng cấp tính và viêm đại tràng mãn tính.
8.1. Viêm đại tràng cấp tính
VIêm đại tràng cấp tính thường do thói quen ăn uống không lành mạnh, thức ăn không sạch sẽ. Triệu chứng cấp tính xuất hiện rầm rộ. Tuy nhiên nếu tuân thủ điều trị thì bệnh nhân có thể khỏi bệnh. Nếu điều trị không dứt điểm, nguyên nhân không được loại bỏ thì nguy cơ tái diễn tình trạng viêm sẽ rất cao.
Thời gian khỏi bệnh của bệnh nhân mắc viêm đại tràng cấp tính không có câu trả lời cụ thể. Khoảng thời gian này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể là vài tuần, vài tháng hoặc bệnh tiến triển thành mãn tính. Phương pháp điều trị, sự tuân thủ và tinh thần của bệnh nhân là 3 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian khỏi bệnh.
8.2. Viêm đại tràng mạn tính
Viêm đại tràng mãn tính là tình trạng bệnh lý kéo dài với các các triệu chứng âm ỉ hoặc bùng phát mạnh mẽ. Hiện nay, chưa có thuốc điều trị triệt để viêm đại tràng mãn tính. Bệnh nhân được sử dụng thuốc kết hợp cải thiện chế độ sinh hoạt. Khác với tình trạng cấp tính, viêm đại tràng mãn tính rất khó để điều trị dứt điểm. Biện pháp dùng thuốc chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng, tình trạng viêm đã ở mức độ nặng, lan tỏa niêm mạc đại tràng và rất khó điều trị.
Dù là giai đoạn viêm cấp tính hay viêm mãn tính thì bệnh đều ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh. Mỗi người đều cần trang bị kiến thức về các biện pháp phòng ngừa viêm đại tràng.
9. Biện pháp phòng ngừa viêm đại tràng
Xây dựng lối sống khoa học là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, an toàn nhất đối với bệnh đại tràng.
9.1. Đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, sạch sẽ
- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, sử dụng thực phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng
- Tránh sử dụng thức ăn còn tươi sống như: rau sống, tiết canh, gỏi cá, nem thính, …
- Uống đủ nước mỗi ngày, mỗi người nên uống tối thiểu 1,5-2 lít nước mỗi ngày
- Bổ sung thực phẩm chứa men vi sinh hàng ngày như: sữa chua, kim chi, dưa cải muối,..
- Nhai kỹ thức ăn, không nên ăn quá no trước khi đi ngủ
- Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, nước uống có ga và tránh thức uống chứa caffein.
9.2. Chăm sóc sức khỏe tinh thần
Chăm sóc sức khỏe tinh thần là một yếu tố cần thiết để phòng ngừa các biến chứng, triệu chứng của viêm đại tràng. Người nhà nên động viên, chia sẻ, quan tâm nhiều hơn tới bệnh nhân.
Một số cách để kiểm soát sự căng thẳng, stress là: thư giãn với dòng nhạc yêu thích, đọc một cuốn sách tích cực, đi dạo phố hoặc viết nhật ký.
Tập thể dục vừa giúp cải thiện sức khỏe tinh thần, vừa hỗ trợ phòng ngừa các triệu chứng của viêm đại tràng.
9.3. Chăm sóc sức khỏe thể chất
Khám sức khỏe tổng quát định kỳ 6 tháng một lần là điều cần thiết để phòng ngừa các yếu tố nguy cơ gây viêm đại tràng.
Bạn hãy luôn cẩn trọng với những thuốc không kê đơn mà bạn lựa chọn sử dụng. Tham khảo ý kiến của người có chuyên môn là biện pháp an toàn để điều trị và ngăn ngừa viêm đại tràng.
>>> Xem thêm: Các bệnh đại tràng thường gặp không thể chủ quan