Các triệu chứng của ung thư đại trực tràng ở giai đoạn đầu thường âm thầm, khó phát hiện. Nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, tỷ lệ chữa khỏi lên ung thư lên tới 90%. Vậy làm thế nào để nhận biết các triệu chứng, giúp chẩn đoán và điều trị sớm căn bệnh này? Hãy cùng Imiale A+ tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng là những tổn thương ác tính phát triển thành khối u ở đại tràng – trực tràng và là loại ung thư phổ biến thứ ba được chẩn đoán ở cả nam và nữ.
Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư đại trực tràng:
- Polyp đại – trực tràng. Đa số polyp thường ở dạng lành tính, tuy nhiên một số có thể chuyển thành thể ác tính và tiến triển thành ung thư đại trực tràng.
- Chế độ ăn không lành mạnh: Ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đồ rán/ nướng; chế độ ăn thiếu các vitamin A, B, C, E, canxi.
- Bệnh viêm đại tràng mạn tính (viêm loét đại – trực tràng chảy máu hoặc bệnh Crohn).
- Yếu tố di truyền: Đa polyp dạng u tuyến có tính gia đình; Ung thư đại – trực tràng không đa polyp di truyền.
- Các yếu tố khác: Phụ nữ có tiền sử bị ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung hay ung thư vú; Hút thuốc lá liên tục trên 30 năm; Béo phì, ít vận động.
>>> TÌM HIỂU THÊM VỀ: Bệnh viêm đại tràng
2. Triệu chứng của ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng giai đoạn sớm các triệu chứng âm thầm, không rõ ràng nên rất khó phát hiện. Thông thường, ung thư đại trực tràng phát hiện khi đang ở giai đoạn 2-3, gây khó khăn khi điều trị. Một số triệu chứng nghi ngờ bao gồm:
- Đau bụng âm ỉ: đau bụng không liên quan đến bữa ăn. Cơn đau có thể dài hay ngắn, từ vài phút đến vài giờ. Cường độ đau lúc đầu thì ít, về sau đau nhiều. Đau xuất hiện ở vùng hố chậu phải hoặc hố chậu trái hay vùng hạ vị tuỳ theo vị trí của khối ung thư.
- Rối loạn tiêu hóa: Bệnh nhân có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, đôi khi tiêu chảy và táo bón xen kẽ trong một lần đi ngoài.
- Rối loạn phân và thay đổi khuôn phân: khuôn phân nhỏ, dẹt hoặc hình lòng máng, có thể phân lỏng. Có thể đi ngoài ra nhầy, máu hoặc phân đen.
- Mệt mỏi, gầy sút cân nhanh (5-10 kg trong vòng 2-3 tháng): Khi tế bào ung thư phát triển, xâm chiếm dần các tế bào lành và ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan. Cơ thể phải dùng protein khác để bù đắp, cung cấp năng lượng nuôi dưỡng tế bào bị thiếu hụt trầm trọng. Sự giảm khối lượng cơ gây tình trạng giảm cân nhanh.
- Thiếu máu: máu có thể lẫn trong phân hoặc làm phân sẫm màu. Theo thời gian thì tình trạng mất máu tăng lên và làm cho số lượng hồng cầu giảm gây thiếu máu nhược sắc.
Ngoài những triệu chứng trên, tùy vào vị trí của khối u mà có thể có các triệu chứng khác nhau.
- Ung thư đại tràng lên: có thể sờ được khối u ở vùng hố chậu phải hay ở dưới hạ sườn phải.
- Ung thư đại tràng ngang và đại tràng xuống: khối u có thể gây hẹp tương đối hoặc hẹp hoàn toàn lòng đại tràng, trên lâm sàng thường biểu hiện bằng hội chứng bán tắc ruột hoặc tắc ruột như đau bụng từng cơn, chướng bụng, buồn nôn và nôn, bí trung đại tiện. Nếu trung tiện được thì đỡ đau bụng, bớt trướng.
- Ung thư đại tràng sigma và trực tràng: thường có biểu hiện của hội chứng lỵ với các triệu chứng đi ngoài phân máu, mót rặn. Thăm trực tràng có thể phát hiện được khối ung thư. Tổn thương ung thư là những ổ loét có thành cao, đáy cứng hoặc u sùi, nhiều múi, chân rộng và dễ chảy máu khi chạm vào.
Khi có các biểu hiện bất thường kể trên, người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán sớm. Thông thường, người bệnh sẽ được khám nội soi và sinh thiết (nếu có khối u). Khối u ác tính là “tiêu chuẩn vàng” để chẩn đoán bệnh ung thư đại trực tràng.
>>> XEM THÊM: Ung thư đại tràng và 6 điều cần biết
3. Các giai đoạn ung thư đại trực tràng
Phân loại các giai đoạn ung thư là một trong các yếu tố quan trọng nhất để quyết định hướng điều trị ung thư và ước tính tỉ lệ thành công của phương pháp điều trị. Đối với ung thư đại trực tràng, các giai đoạn sẽ dựa vào mức độ di căn:
- Giai đoạn 1: Ung thư mới phát triển ở biểu mô. Lúc này ung thư khu trú trong lòng đại tràng, các tế bào ung thư chỉ phát triển trong các lớp niêm mạc đại tràng.
- Giai đoạn 2: Các tế bào ung thư bắt đầu lan rộng đến các lớp cơ của thành đại tràng hoặc trực tràng.
- Giai đoạn 3: Ung thư đã phát triển đến lớp dưới niêm mạc hoặc lớp cơ của thành ruột và lan rộng sang hạch bạch huyết lân cận hoặc đã lan đến các mô gần hạch bạch huyết.
- Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối cùng của ung thư đại tràng khi các tế bào ung thư lan tới các cơ quan khác của cơ thể như gan, phổi hoặc xương.
4. Điều trị ung thư đại trực tràng theo từng giai đoạn
Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào các giai đoạn của ung thư đại trực tràng. Thông thường ung thư từ giai đoạn 1-3 có thể được điều trị bằng phẫu thuật, khi đó khối u được phẫu thuật cắt bỏ. Tuy nhiên, nếu ung thư tiến triển sang giai đoạn 3 thì bệnh nhân cần làm hóa trị kèm theo phẫu thuật để ngăn ngừa các tế bào ung thư tấn công các cơ quan khác của cơ thể. Ở giai đoạn 4 của ung thư, hóa trị hoặc liệu pháp đích là phương pháp hiệu quả để điều trị ung thư đại trực tràng.
4.1 Phẫu thuật
Có hai phương pháp phẫu thuật: phẫu thuật triệt căn (cắt bỏ khối u và lấy hạch bạch huyết vùng) và phẫu thuật tạm thời. Cách thức phẫu thuật có thể là phẫu thuật nội soi hay phẫu thuật mở.
4.2 Hóa trị liệu
Đây phương pháp sử dụng các thuốc độc tiêu diệt các tế bào ung thư ác tính trong cơ thể người bệnh. Hóa trị liệu chỉ có tác dụng giúp giảm nhẹ triệu chứng nhưng không chữa khỏi hoàn toàn, do đó thường dùng để phối hợp điều trị sau phẫu thuật làm giảm nguy cơ ung thư tái phát và giảm tỷ lệ tử vong.
4.3 Xạ trị
Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư đại trực tràng sử dụng bức xạ ion hoá năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Xạ trị có thể chữa khỏi bệnh, điều trị triệu chứng của ung thư.
Có hai phương pháp là xạ trị trước mổ và xạ trị sau mổ. Cả hai phương pháp này đều có thể làm giảm rõ rệt tỷ lệ tái phát tại chỗ.
4.4 Điều trị đích
Thuốc điều trị đích có bản chất là kháng thể đơn dòng, ức chế sự hình thành mạch máu nuôi khối u. Các thuốc điều trị đích bao gồm: Bevacizumab (Avastin), Cetuximab (Erbitux), Panitumumab (Vectibix).
4.5 Điều trị triệu chứng
Khối u xâm lấn và chèn ép, gây đau đớn, là triệu chứng nặng nề và gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Vì vậy, người bệnh ung thư đại trực tràng được chỉ định giảm đau theo phác đồ phù hợp:
- Đối với cơn đau nhẹ, trung bình: Sử dụng Paracetamol.
- Đối với cơn đau nặng: bác sĩ có thể kê một số loại thuốc giảm đau gây nghiện như: codein, fentanyl, oxycodone, morphine,… Các tác dụng phụ của thuốc bao gồm: táo bón, buồn ngủ, buồn nôn. Bệnh nhân cần liên hệ với bác sĩ để đổi loại thuốc hoặc thay đổi liều lượng nếu có các triệu chứng này.
Bên cạnh điều trị triệu chứng, chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư cũng rất quan trọng:
- Duy trì chế độ ăn giàu chất béo lành mạnh, protein: giúp cơ tiêu thụ đủ calo, ngăn ngừa sự thiếu hụt năng lượng do các tế bào bị phá hủy do ung thư, duy trì một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và tránh nhiễm trùng trong cơ thể
- Ăn nhiều bữa nhỏ: bệnh nhân nên ăn 4-6 bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa lớn, giúp đường ruột dễ hấp thu chất dinh dưỡng và giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa, giảm triệu chứng buồn nôn và trào ngược dạ dày.
- Bổ sung trái cây: táo, cam, xoài,…giúp cung cấp vitamin cho cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch cho bệnh nhân.
- Uống đủ nước: bệnh nhân nên uống 1.5-2 lit nước mỗi ngày, hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm táo bón do hóa trị, xạ trị.
5. Vai trò của men vi sinh với ung thư đại trực tràng
Ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng, việc điều trị cường độ mạnh với các biện pháp hóa trị, xạ trị gây tổn thương niêm mạc ruột, tác động bất lợi đến hệ vi sinh đường ruột, giảm lợi khuẩn, hại khuẩn tăng sinh. Vì vậy, phần lớn các bệnh nhân ung thư gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón thất thường.
Chưa kể ở bệnh nhân ung thư có sự suy giảm miễn dịch, là điều kiện thuận lợi cho hại khuẩn phát triển, khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa càng kéo dài, gây ảnh hưởng chất lượng cuộc sống người bệnh.
Để cải thiện tình trạng đó, người bệnh cần bổ sung các loại lợi khuẩn thiết yếu, giúp hỗ trợ chức năng của đường ruột, đặc biệt là hai lợi khuẩn Lactobacillus và Bifidobacterium:
- Lactobacillus: giúp tái lập cân bằng hệ vi sinh tại ruột non, tăng tiết enzym tiêu hóa phân giải lactose, tăng tiết acid lactic kiểm soát các vi khuẩn có hại.
- Bifidobacterium: giúp tái lập cân bằng hệ vi sinh tại đại tràng, kích thích tiết enzyme tiêu hóa, chất kháng khuẩn tiêu diệt tác nhân gây bệnh, tăng tiết kháng thể IgA, tăng cường miễn dịch.
Bổ sung men vi sinh sớm có thể đem lại hiệu quả tích cực cho đường ruột và giảm khó chịu trong quá trình điều trị cho bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng.
IMIALE A+ – Lợi khuẩn sống gắn đích từ Đan Mạch.
Imiale đã được chứng minh với những vai trò:
- Phục hồi và bảo vệ niêm mạc ruột: cải thiện tình trạng viêm, tạo màng nhầy bảo vệ và phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa
- Thiết lập cân bằng hệ vi sinh: bổ sung 6 tỷ lợi khuẩn sống, gắn đích của 2 chủng lợi khuẩn thiết yếu Lactobacillus LA-5 và Bifidobacterium BB-12.
- Tăng cường sức đề kháng: tăng cường kháng thể miễn dịch, tăng khả năng chống chọi với các tác nhân gây bệnh
Hy vọng qua bài viết trên, IMIALE A+ đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích giúp người đọc nắm rõ các triệu chứng và các biện pháp điều trị ung thư đại trực tràng. Nếu cần được tư vấn và giải đáp cho những thắc mắc của mình, bạn đừng ngần ngại liên hệ theo HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia của IMIALE A+ hỗ trợ tận tình.