Ung thư đại tràng giai đoạn cuối là giai đoạn các tế bào ung thư đã di căn đến nhiều cơ quan và gây ra những cơn đau dữ dội trên người bệnh. Việc điều trị lúc này gặp nhiều khó khăn và cần phối hợp giữa nhiều phương pháp điều trị khác nhau để đạt được hiệu quả điều trị mong muốn. Để hiểu rõ hơn, cùng Imiale A+ tìm hiểu các triệu chứng của ung thư đại tràng giai đoạn cuối và hướng điều trị thông qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Triệu chứng ung thư đại tràng giai đoạn cuối
Theo phân loại TNM, ung thư đại tràng bao gồm 4 giai đoạn, phụ thuộc vào kích thước của khối u và mức độ xâm lấn, lây lan sang các cơ quan và tạng lân cận. Ở bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn cuối (giai đoạn IV), khối u đã di căn sang các cơ quan khác như gan, phổi, hạch bạch huyết hay phúc mạc.
Ở giai đoạn cuối, người bệnh ung thư đại tràng có các triệu chứng sau:
- Đau: Bệnh nhân ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng giai đoạn cuối phải chịu đựng những cơn đau dữ dội và liên tục. Khối u phát triển, chèn ép vào đại tràng và lan sang các cơ quan bên cạnh trong khoang bụng như gan, dạ dày, dẫn đến những cơn đau nhói, đau quặn. Khi xuất hiện loét, viêm xung quanh khối u, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau tăng lên, thậm chí đau như bỏng rát, cắn xé da thịt. Đau có thể xuất hiện đột ngột thành từng cơn hoặc đau âm ỉ trong thời gian dài. Cùng với đó, bệnh nhân có thể thấy đau ở những vùng khác như đau xương, đau đầu.
- Rối loạn tiêu hóa: Khối u chèn ép đường tiêu hóa khiến hệ thống đường ruột không thể thực hiện tốt chức năng của nó. Bệnh nhân luôn cảm thấy chán ăn, khó tiêu, đầy trướng bụng, lâu dần dẫn đến cơ thể suy nhược, gầy sút cân. Bệnh nhân đi ngoài táo bón hoặc tiêu chảy, đôi khi thấy cả tiêu chảy và táo bón xen kẽ. Do phân bị ứ lại hoặc bị chặn bởi khối u khiến bệnh nhân luôn muốn đi tiêu, mót rặn, số lần đi tiêu trong ngày của bệnh nhân tăng lên, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh.
- Thay đổi tính chất phân: Người bệnh thường xuyên đi ngoài phân lỏng, đi ngoài nhiều lần trong ngày. Phân có thể có nhầy mủ, lẫn máu hoặc thậm chí đi ngoài phân đen.
- Mệt mỏi, gầy sút cân nhanh chóng: Người bệnh luôn trong tình trạng đau đớn và chán nản, không có nhu cầu ăn uống. Trong khi đó, những tế bào ung thư lan rộng, tiêu thụ chất dinh dưỡng. Vì vậy, bệnh nhân có thể giảm từ 5-10 kg trong vòng 2-4 tháng.
Ngoài các triệu chứng toàn thân như gầy, xanh xao, thiếu máu, bụng chướng và đau, có thể nôn/buồn nôn. Triệu chứng quan trọng nhất là sờ thấy khối u. Bệnh nhân có thể tự sờ bụng thấy hoặc bác sĩ sờ thấy khi thăm khám.
>>>XEM THỆM: Ung thư đại tràng và 6 điều cần biết
2. Hướng điều trị ung thư đại tràng giai đoạn cuối
Phác đồ điều trị ung thư đại tràng được quyết định dựa trên giai đoạn của bệnh và thể chất của bệnh nhân. Đối với ung thư đại tràng giai đoạn cuối, cần phải phối hợp giữa nhiều biện pháp điều trị để đem lại hiệu quả điều trị cao.
2.1. Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp chính điều trị ung thư đại tràng giai đoạn cuối. Có 2 phương pháp phẫu thuật là phẫu thuật triệt căn (cắt bỏ khối u và lấy hạch bạch huyết vùng) và phẫu thuật tạm thời.
Trong ung thư đại tràng giai đoạn cuối, bệnh nhân thường được chỉ định phẫu thuật tạm thời do khối u đã di căn và thể trạng của bệnh nhân kém, không chịu đựng được những cuộc mổ lớn. Nếu các khối u có kích thước quá lớn, có thể phải dùng đợt hóa trị liệu trước khi phẫu thuật.
Về cách thức phẫu thuật, có 2 phương thức: Thực hiện phẫu thuật mở hoặc phẫu thuật nội soi
- Phẫu thuật mở. Đây là phương thức được sử dụng phổ biến hơn. Bác sĩ sẽ dùng dao để mổ một vết dài trên vùng bụng và tiếp cận đại tràng. Sau đó, toàn bộ các mô ung thư được loại bỏ. Các hạch bạch huyết gần đó cũng có thể được loại bỏ thông qua phẫu thuật mở.
- Phẫu thuật nội soi. Trong phương thức phẫu thuật mới này, bác sĩ dùng một ống nội soi mảnh có gắn camera ở đầu đưa vào bên trong ổ bụng để quan sát hình ảnh khối u và thực hiện mổ trực tiếp qua nội soi. Khối u và các hạch bạch huyết sau khi cắt bỏ sẽ được đưa ra ngoài qua một lỗ nhỏ khác.
Phẫu thuật nội soi có nhiều ưu điểm hơn phẫu thuật mở:
- Người bệnh ít cảm giác đau (ít phải dùng thuốc giảm đau sau phẫu thuật)
- Rút ngắn thời gian nằm viện
- Thời gian phục hồi ngắn hơn cho phép người bệnh nhanh chóng thực hiện được các hoạt động hằng ngày như bình thường.
Tuy nhiên, ở giai đoạn cuối khi xuất hiện nhiều viêm dính giữa khối u với các tạng xung quanh khiến phẫu thuật nội soi gặp nhiều khó khăn, có thể phải chuyển sang phẫu thuật mở.
2.2. Hóa trị
Hóa trị liệu là biện pháp bổ trợ thường được kết hợp điều trị sau phẫu thuật để làm giảm ung thư tái phát. Các loại thuốc chống ung thư được dùng qua đường tiêm, vào máu và tiêu diệt các tế bào ung thư. Đây là những tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật vì chúng có kích thước quá nhỏ. Hoặc đó là những tế bào ung thư nằm ở những bộ phận khác trong cơ thể với kích thước không đủ lớn để có thể nhìn thấy thông qua kiểm tra hình ảnh.
Bệnh nhân được hóa trị theo chu kỳ, giữa 2 chu kì liên tiếp là thời gian nghỉ ngơi để bệnh nhân có điều kiện phục hồi.
Hóa trị liệu cũng có thể được dùng trước khi phẫu thuật để thu nhỏ kích thước các khối u lớn hoặc kết hợp điều trị cùng liệu pháp điều trị đích.
2.3. Phương pháp điều trị đích
Liệu pháp điều trị đích nhắm vào một loại protein chuyên biệt trên tế bào ung thư. Các protein này vào các mục tiêu cụ thể trên tế bào ung thư nhằm đánh dấu hoặc ngăn chặn tế bào ung thư phát triển. Vì vậy, chúng có vai trò kiểm soát cách tế bào ung thư phát triển, phân chia và lây lan. Chúng gắn
Liệu pháp điều trị đích thường được phối hợp cùng hóa trị liệu trong điều trị ung thư đại tràng giai đoạn cuối.
2.4. Điều trị triệu chứng
Bên cạnh liệu pháp điều trị, người bệnh cần được phối hợp điều trị triệu chứng nhằm nâng cao thể trạng, nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh.
- Thuốc giảm đau. Những cơn đau ở giai đoạn cuối ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Trong trường hợp này, người bệnh cần kiểm soát các cơn đau bằng các thuốc giảm đau tùy theo mức độ.
- Điều trị tiêu chảy. Việc dùng thuốc hóa trị có thể khiến niêm mạc ruột tổn thương, gây mất cân bằng vi khuẩn đường ruột, dẫn đến tiêu chảy. Tiêu chảy do dùng thuốc hóa trị cần được kiểm soát sớm để tránh xảy ra tình trạng mất nước, rối loạn điện giải. Bổ sung nước thường xuyên, dùng thuốc cầm tiêu chảy và cân bằng hệ lợi khuẩn sẽ giúp bệnh nhân trải qua các đợt tiêu chảy do hóa trị một cách nhẹ nhàng hơn.
- Thay đổi chế độ ăn uống. Người bệnh ung thư đại tràng giai đoạn cuối thường sức khỏe suy nhược, không muốn ăn uống hoặc ăn uống khó khăn. Do đó, nên hạn chế các loại thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, đồ ăn cứng khó nuốt, ưu tiên cháo, súp, đồ ăn thực phẩm mềm, lỏng như canh: canh gà, trà: trà sâm,…
Bên cạnh phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cần được quan tâm và điều trị kết hợp thêm liệu pháp tâm lý. Ở giai đoạn cuối, tâm lý của bệnh nhân không ổn định, thường dễ tiêu cực, ảnh hưởng đến việc tuân thủ theo phác đồ điều trị và hiệu quả điều trị của bệnh nhân. Người nhà nên dành thời gian để an ủi, động viên hay thường xuyên trò chuyện nhằm tiếp thêm động lực cho bệnh nhân để bệnh nhân có thể tiếp tục chiến đấu đến cùng.
>>>XEM THÊM: Ung thư đại trực tràng: Triệu chứng, chẩn đoán xác định và hướng điều trị
3. Vai trò của men vi sinh với ung thư đại tràng giai đoạn cuối
Bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn cuối đã trải qua các đợt phẫu thuật, xạ trị, hóa trị khiến niêm mạc đại tràng bị tổn thương nghiêm trọng. Đây là nguyên nhân gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến các rối loạn tiêu hóa dai dẳng như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón, hay táo lỏng thất thường.
Các nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng, mức độ đáp ứng điều trị của bệnh nhân ung thư đại tràng có liên quan đến sự mất cân bằng của hệ vi sinh đường ruột, đặc biệt là sự thiếu hụt hai lợi khuẩn thiết yếu Bifidobacterium và Lactobacillus. Bệnh nhân bị loạn khuẩn đường ruột đáp ứng với những liệu pháp điều trị ung thư kém hơn bệnh nhân có hệ lợi khuẩn đường ruột khỏe mạnh.
Vì vậy, việc bổ sung lợi khuẩn thiết yếu giúp thiết lập lại cân bằng hệ vi đường ruột, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng trên bệnh nhân ung thư đại tràng:
- Thiết lập cân bằng hệ vi sinh: Men vi sinh với hàng tỷ lợi khuẩn, giúp tái thiết lập lại cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, cải thiện và ngăn ngừa các rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón…
- Phục hồi và bảo vệ niêm mạc ruột: Lợi khuẩn kiếm soát các yếu tố viêm đường tiêu hóa, đồng thời tạo hàng rào bảo vệ niêm mạc tránh các tác nhân gây bệnh tấn công, đồng thời giúp niêm mạc được phục hồi, .
- Tăng sức đề kháng: Một số chủng lợi khuẩn có khả năng tiết kháng thể, các chất kháng khuẩn, tiêu diệt các tác nhân gây hại. Ngoài ra, việc phục hồi tiêu hóa giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng và tăng sức đề kháng.
Tuy nhiên không phải bổ sung lợi khuẩn nào cũng mang lại hiệu quả. Nên bổ sung chủng lợi khuẩn mà người bệnh ung thư đại tràng thiếu hụt – Bifidobacterium và Lactobacillus, với số lượng phù hợp để mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra, lợi khuẩn cần được sản xuất bằng công nghệ hiện đại để tránh bị tác động bởi acid dạ dày và đến bám dính tại đại tràng thể hiện tác dụng.
4. Bằng chứng của Imiale A+ trên bệnh nhân ung thư đại tràng
TPBVSK Imiale A+ là sản phẩm đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam chứa hai chủng lợi khuẩn thiết yếu Bifidobacterium BB-12 và Lactobicillus LA-5, bổ sung thêm chất xơ hoà tan Inulin hàm lượng cao, mang lại giải pháp tối ưu cho đại tràng khỏe mạnh. Việc kết hợp 2 chủng lợi khuẩn đem lại tác dụng hiệp đồng hỗ trợ điều trị, giúp tăng gấp đôi khả năng bám dính của lợi khuẩn lên niêm mạc đại tràng, tăng tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa trên bệnh nhân ung thư đại tràng.
Ngoài ra, Imiale A+ được ứng dụng công nghệ bao kép độc quyền Cryoprotectan, bao lợi khuẩn trong lớp phospholipid kép, giúp lợi khuẩn sống bền vững trong môi trường acid dịch vị để đến bám dính tại đại tràng và thể hiện tác dụng. Những tác dụng của Imiale A+ đã được chứng minh thông qua kết quả các thử nghiệm lâm sàng.
Cụ thể, một thử nghiệm lâm sàng được thực hiện tại Ý trên những bệnh nhân ung thư đại trực tràng đang được hóa trị. Một nhóm được bổ sung lợi khuẩn Lactobacillus acidophilus và nhóm còn lại dùng giả dược (không chứa lợi khuẩn).
Kết quả cho thấy nhóm bệnh nhân được bổ sung Lactobacillus có tỷ lệ người bị tiêu chảy ít hơn 1,6 lần so với nhóm dùng giả dược. Đồng thời, trong nhóm bổ sung lợi khuẩn, số người mắc tiêu chảy mức độ nặng cũng giảm so với nhóm dùng giả dược.
Một nghiên cứu khác được thực hiện trên những bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng và đang được điều trị bằng hóa trị liệu. Trong đó, một nhóm bệnh nhân được bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium, một nhóm dùng giả dược. Cả hai can thiệp được thực hiện vào 5 ngày trước phẫu thuật và 7 ngày sau phẫu thuật. Kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh nhân bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium giảm 2 lần so với nhóm bệnh nhân chỉ dùng giả dược.
>>Xem thêm: Bằng chứng khoa học của Imiale A+ trên bệnh nhân ung thư
Ngoài ra, Imiale A+ đã được các tổ chức quốc tế uy tín chứng nhận như FDA – Hoa Kỳ, EFSA – Châu Âu và Tổ chức Tiêu hóa Thế giới khuyên dùng.
Điều trị ung thư đại tràng giai đoạn cuối cần được kết hợp nhiều biện pháp điều trị như phẫu thuật, hóa trị liệu, liệu pháp điều trị đích đồng thời cần phối hợp thêm liệu pháp điều trị tâm lý để tăng tuân thủ và tăng hiệu quả điều trị. Các biện pháp bổ trợ có thể được áp dụng để giảm nhẹ triệu chứng và cải thiện chất lượng sống của người bệnh như thay đổi chế độ ăn hay bổ sung lợi khuẩn…
Nếu có thêm bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào cần được giải đáp, quý bạn đọc vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.
>>>XEM THÊM: Ung thư đại tràng giai đoạn 1 có chữa được không?