Hiện nay, số lượng bệnh nhân viêm đại tràng có xu hướng gia tăng từng ngày. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, việc nhận biết triệu chứng viêm đại tràng có ý nghĩa quan trọng, giúp phát hiện và điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển âm thầm gây nhiều hậu quả khó lượng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ 5 triệu chứng viêm đại tràng điển hình, chẩn đoán xác định viêm đại tràng và một số lưu ý trong điều trị viêm đại tràng.
Mục lục
1. Viêm đại tràng là gì, những nguyên nhân chính
1.1. Khái niệm viêm đại tràng
Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc đại tràng gây ra các tổn thương khu trú hoặc lan tỏa, với nhiều mức độ khác nhau. Với viêm đại tràng mức độ nhẹ, niêm mạc dễ bị tổn thương và có thể chảy máu. Trong khi viêm đại tràng nặng, niêm mạc đại tràng xuất hiện các vết loét, sung huyết, ổ áp xe hay nặng hơn là xuất huyết đại tràng.
1.2. Những nguyên nhân chính gây viêm đại tràng
Các nguyên nhân gây viêm đại tràng phổ biến:
- Do ăn uống không đảm bảo vệ sinh: thức ăn ôi thiu, thức ăn, nước uống chứa vi sinh vật gây bệnh, điển hình là trực khuẩn lỵ, vi khuẩn tả, Rotavirus…
- Do dùng thuốc kháng sinh: Kháng sinh diệt vi khuẩn có hại đồng thời diệt cả vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại tấn công gây viêm.
- Một số bệnh lý tiêu hóa: Viêm ruột, Crohn, táo bón kéo dài… có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm đại tràng.
2. 5 dấu hiệu cảnh báo viêm đại tràng
Nhận biết sớm viêm đại tràng và điều trị kịp thời giúp ngăn chặn viêm đại tràng tiến triển nhanh chóng, đồng thời tăng tỉ lệ chữa dứt điểm bệnh. Vậy dựa vào đâu để phát hiện sớm căn bệnh này? Dưới đây là 5 triệu chứng phổ biến gặp ở cả những người mới bị viêm đại tràng.
2.1. 5 triệu chứng viêm đại tràng phổ biến
Những triệu chứng nghi ngờ bệnh viêm đại tràng:
- Đau bụng: Thường đau quặn ở vùng bụng dưới. Đau tăng lên sau ăn hoặc trước khi đi đại tiện.
- Đại tiện nhiều lần, tiêu chảy – táo bón thất thường: Tình trạng viêm gây rối loạn nhu động ruột, giảm hoạt động của cơ vòng gây ra tình trạng táo lỏng thất thường.
- Phân thường có máu, chất nhầy hoặc mủ: Vùng bị viêm có thể chảy mủ, chất nhầy hoặc viêm gây chảy máu và ra ngoài theo phân.
- Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân: Đại tiện thất thường, đau bụng liên tục gây cảm giác mệt mỏi, chán ăn. Đây là nguyên nhân suy giảm sức đề kháng, sụt cân ở bệnh nhân viêm đại tràng.
- Sốt: Trong trường hợp phản ứng viêm tại đại tràng xảy ra quá mức hoặc bội nhiễm vi khuẩn, người bệnh có thể có triệu chứng sốt.
Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng trên có thể từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào tình trạng viêm nhiễm.
Viêm đại tràng được đánh giá ở mức nghiêm trọng nếu người bệnh có triệu chứng đi đại tiện từ 6 lần trở lên mỗi ngày, hoặc kèm theo một số triệu chứng:
- Hụt hơi.
- Nhịp tim nhanh hoặc không đều.
- Nhiệt độ cao (sốt).
- Máu trong phân.
2.2. Hình ảnh viêm đại tràng
Triệu chứng điển hình của viêm đại tràng là đau bụng, thường đau ở bụng dưới.
Niêm mạc ruột xuất hiện các vết loét khi bị viêm đại tràng.
Sự khác nhau của niêm mạc ruột khi khoẻ mạnh, bị viêm đại tràng và bị bệnh crohn.
>>>XEM THÊM: Đau đại tràng có nguy hiểm không? Giải pháp cho đại tràng khỏe mạnh
3. Chẩn đoán xác định viêm đại tràng
Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định viêm đại tràng là có tổn thương trên hình ảnh nội soi đại tràng. Vì vậy, nội soi đại tràng là phương pháp duy nhất để chẩn đoán xác định viêm đại tràng. Ngoài ra, các xét nghiệm khác nhằm loại trừ các biến chứng hoặc các bệnh đường ruột khác.
Xét nghiệm máu, phân chẩn đoán viêm đại tràng
Thông thường, bệnh nhân được chẩn đoán ban đầu viêm đại tràng thường được chỉ định xét nghiệm máu và phân.
- Xét nghiệm máu: Nhằm đánh giá tình trạng viêm thông qua các chỉ số bạch cầu, CRP (Protein C), ESR (tốc độ lắng máu)….
- Xét nghiệm phân: Đánh giá nguyên nhân gây viêm có phải do vi khuẩn, virus hay kí sinh trùng không.
Nội soi đại tràng phát hiện tổn thương tại đại tràng
Dùng ống soi mảnh, linh hoạt, có gắn camera ở đầu để quan sát hình ảnh trong lòng đại tràng. Trong trường hợp đại tràng bị viêm nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định nội soi đại tràng sigma thay vì nội soi toàn bộ đại tràng. Ngoài ra, trong quá trình nội soi có thể lấy mẫu mô (sinh thiết) để phân tích.
Chẩn đoán hình ảnh trong chẩn đoán viêm đại tràng
bao gồm chụp tia X, chụp cắt lớp (CT), chụp cắt lớp vi tính (CT) và cộng hưởng từ (MR) ruột. Chẩn đoán hình ảnh chỉ áp dụng khi người bệnh nghi ngờ gặp biến chứng nghiêm trọng như thủng đại tràng, viêm loét đại tràng mà không thể nội soi được.
4. Lưu ý trong điều trị viêm đại tràng – Lời khuyên từ chuyên gia
Viêm đại tràng không được điều trị sớm có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như xuất huyết đại tràng, thủng đại tràng, giãn đại tràng… Vì vậy, khi có những triệu chứng nghi ngờ, người bệnh cần được đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bên cạnh phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cũng cần điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt để tình trạng bệnh cải thiện nhanh nhất.
4.1. Giải pháp cải thiện triệu chứng tại nhà
Một số giải pháp cải thiện các triệu chứng của viêm đại tràng hiệu quả tại nhà:
Uống đủ nước:
Uống đủ nước nhằm bổ sung nước khi cơ thể mất nước nhiều do tiêu chảy, đồng thời giúp cho đại tràng hoạt động trơn tru hơn, cải thiện tình trạng táo bón.
Thay đổi chế độ ăn uống dinh dưỡng, lành mạnh:
Người bệnh viêm đại tràng gầy yếu, sụt cân nên cần bổ sung thức ăn giàu dinh dưỡng, đầy đủ đạm, tinh bột và chất béo (ít). Rau xanh và trái cây cũng rất cần thiết vì cung cấp chất xơ giúp tạo khối phân, giảm tình trạng táo bón và tăng cường miễn dịch hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, người bệnh cần hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, không rõ nguồn gốc hay các món chiên xào rán gây khó tiêu, làm nặng thêm tình trạng bệnh.
Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh:
Để viêm đại tràng cải thiện, người bệnh tránh làm việc quá sức gây căng thẳng, stress, đồng thời vận động thường xuyên, tập luyện thể dục nhẹ nhàng ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Uống trà thảo mộc:
Sử dụng thảo dược là giải pháp an toàn và đem lại hiệu quả lâu dài. Theo kinh nghiệm dân gian, một số loại thảo dược giúp giảm tình trạng viêm đại tràng nghệ, nha đam, hoa cúc, lá mơ lông, lá ổi, kim ngân hoa,…
4.2. Bổ sung lợi khuẩn cải thiện viêm đại tràng – Lời khuyên từ chuyên gia
Hệ vi sinh đường ruột đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì các hoạt động bình thường của đường ruột, đặc biệt ở đại tràng. Do đó, bổ sung lợi khuẩn giúp cải thiện tình trạng viêm đại tràng hiệu quả và được các chuyên gia khuyên dùng. Cơ chế được giải thích như sau:
- Bổ sung lợi khuẩn giúp thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón.
- Lợi khuẩn kích thích sinh kháng thể, giúp tăng cường miễn dịch cho người bệnh
- Lợi khuẩn thúc đẩy tiết enzyme và vitamin tiêu hóa, giúp người bệnh ăn ngon, tiêu hóa và hấp thu tốt.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhấn mạnh, có rất nhiều lợi khuẩn, không phải bổ sung lợi khuẩn nào cũng cho hiệu quả cao. Nên chọn lợi khuẩn sống, gắn đích tại đại tràng để đạt hiệu quả tốt và nhanh nhất.
Imiale A+ chứa 6 tỷ lợi khuẩn Lactobacillus LA-05 và Bifidobacterium BB-12 là 2 chủng lợi khuẩn thiết yếu, trong đó Bifidobacterium BB-12 gắn đích tại đại tràng, và được nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả hỗ trợ cải thiện rõ rệt các triệu chứng tiêu chảy, táo bón trên bệnh nhân viêm đại tràng.
Nhận biết sớm các dấu hiệu của viêm đại tràng giúp ngăn ngừa tiến triển của bệnh cũng như điều trị sớm, giúp ngăn ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, bên cạnh thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt, người bệnh cũng cần bổ sung lợi khuẩn theo lời khuyên của chuyên gia để tình trạng bệnh cải thiện nhanh nhất.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận phía dưới hoặc liên hệ HOTLINE 1900 9482 HOẶC 09 6762 9482 để được chuyên gia giải đáp sớm nhất.