Polyp đại trực tràng là một trong những bệnh lý tiêu hóa khá phổ biến và là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư đại trực tràng. Do đó, việc hiểu biết về căn bệnh này cũng như các biện pháp điều trị polyp đóng vai trò quan trọng trong giảm thiểu tỷ lệ mắc cũng như ngăn ngừa ung thư tiến triển. Vậy polyp đại trực tràng là gì và có chữa được không? Hãy cùng Imiale A+ tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Polyp đại trực tràng là gì?
Theo ACG (Hiệp hội tiêu hóa Hoa Kỳ), Polyp đại trực tràng được định nghĩa là sự hình thành và phát triển một khối tế bào nhỏ (khối u nhỏ) trên niêm mạc đại tràng. Trong đó, một số có thể tiến triển thành ung thư.
Các polyp có thể xuất hiện rải rác khắp đại tràng và có kích thước khác nhau từ vài milimet đến vài centimet. Polyp có thể có nhiều hình dạng khác nhau như polyp phẳng hoặc polyp nhô cao. Khi phát triển, polyp có thể trông giống một vết sưng nhỏ (gọi là không cuống) hoặc mọc trên một cuống ngắn (gọi là polyp có cuống) với hình dạng như cây nấm hoặc một cây súp lơ nhỏ.
Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020, tỷ lệ ung thư đại tràng ở Việt Nam chiếm 3,5% dân số, với 6448 ca mắc và 3445 ca tử vong.
>>> XEM THÊM: Polyp đại tràng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị
2. Triệu chứng polyp đại trực tràng
Hầu hết các bệnh nhân bị polyp đại trực tràng đều không có triệu chứng rõ ràng, do đó việc tầm soát polyp là vô cùng quan trọng để phát hiện và kiểm soát polyp phát triển.
Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng sau:
- Chảy máu trực tràng: Đây có thể là dấu hiệu của polyp đại tràng, ung thư ruột kết hoặc các bệnh lý khác tiêu hóa khác như trĩ hoặc xuất hiện vết rách nhỏ ở hậu môn.
- Thay đổi màu phân: Bệnh nhân có thể xuất hiện tình trạng đi ngoài ra máu hoặc phân biến thành màu đen. Tuy nhiên, sự thay đổi màu sắc phân cũng có thể do một số loại thực phẩm, thuốc hoặc thực phẩm chức năng gây ra.
- Thay đổi thói quen đi tiêu: Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài hơn một tuần có thể là dấu hiệu của của một polyp rất lớn hoặc ung thư đại tràng.
- Đau bụng: Khi polyp đại tràng to lên, khối u có thể làm tắc ruột của bạn và bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng đau bụng quặn thắt.
- Triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt: Chảy máu do polyp có thể xảy ra từ từ theo thời gian, do đó không có máu trong phân của bạn. Chảy máu mãn tính làm giảm trữ lượng sắt trong cơ thể, dẫn đến giảm tổng hợp hemoglobin và gây ra tình trạng thiếu máu. Bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng của thiếu máu như mệt mỏi, chóng mặt, da xanh niêm mạc nhợt và tụt cân bất thường.
3. Polyp đại trực tràng có chữa được không?
Polyp đại tràng CÓ THỂ điều trị được. Biện pháp điều trị tối ưu cho bệnh nhân mắc polyp là cắt polyp. Tuy nhiên, nếu polyp quá lớn và không thể loại bỏ hoàn toàn trong một lần điều trị, người bệnh cần phải nội soi nhiều lần hoặc thậm chí phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn.
Polyp sẽ không tái phát nếu các khối u được cắt bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân mắc u tuyến (polyp tiền ung thư và có khả năng phát triển thành ung thư), tỷ lệ tái phát polyp là 30 – 40% sau 3 năm. Hơn nữa, tỷ lệ xuất hiện các khối polyp mới ở người đã có tiền sử polyp cao hơn so với người bình thường, do đó việc nội soi đại tràng định kỳ là vô cùng cần thiết để theo dõi và kiểm soát polyp tái phát.
4. Cắt polyp đại trực tràng thế nào?
Việc đưa ra quyết định về phương pháp cắt polyp phụ thuộc phần lớn vào hình dạng và kích thước polyp trên hình ảnh nội soi đại trực tràng. Nguyên tắc chung là tất cả u tuyến tiềm ẩn phải được loại bỏ. Nguy cơ của bất kì loại polyp nào có chứa tế bào ác tính sẽ tăng lên theo kích thước polyp, do đó nên thực hiện thủ thuật càng sớm càng tốt.
Dưới đây là một vài phương pháp cắt polyp có thể được thực hiện trên bệnh nhân.
4.1. Cắt polyp đại tràng qua nội soi
Đối tượng: Hầu hết các polyp đại tràng đều có thể được loại bỏ thông qua kĩ thuật nội soi. Đây là phương pháp phổ biến và xâm lấn tối thiểu, giảm nguy cơ biến chứng hậu phẫu.
Cách tiến hành:
- Cắt polyp được tiến hành cùng lúc với nội soi.
- Trong quá trình nội soi, một ống nội soi dài, mỏng, linh hoạt, có camera và đèn chiếu sáng ở cuối sẽ được đưa vào đại tràng của bệnh nhân thông qua hậu môn.
- Dựa vào hình ảnh polyp qua thiết bị, bác sĩ sẽ quyết định sử dụng kèm sinh thiết hoặc phương pháp bẫy để cắt polyp sao cho phù hợp. Đối với những polyp nhỏ (đường kính dưới 5 mm), có thể dùng kẹp sinh thiết để cắt bỏ. Các polyp lớn hơn (đường kính lên đến 2 cm) có thể được loại bỏ bằng cách sử dụng bẫy.
>>>XEM THÊM: Cắt polyp đại tràng và 6 điều cần lưu ý
4.2. Phẫu thuật cắt polyp
Đối tượng:
- Bệnh nhân có khối u quá lớn hoặc nằm ở vị trí sát thành niêm mạc ruột mà khó để nội soi cắt bỏ.
- Các polyp liên quan đến hơn 30% chu vi đại tràng.
Ví dụ: Đối với một polyp lớn ở manh tràng, kéo dài đến van hồi tràng hoặc kéo dài vào ruột thừa thì phẫu thuật là giải pháp được cân nhắc cho bệnh nhân.
Cách tiến hành: Bác sĩ thực hiện rạch da trên thành bụng và đại tràng, sau đó đưa các thiết bị phẫu thuật vào đại tràng thông qua vết rạch và cắt polyp.
4.3. Cắt bỏ một phần đại trực tràng
Khi polyp quá nhiều hoặc xuất hiện polyp ác tính trên niêm mạc đại tràng, các phương pháp trên như cắt bỏ bằng nội soi hay phẫu thuật dường như không còn quá phù hợp. Đặc biệt đối với những bệnh nhân mắc polyp tuyến gia đình (FAP), đại tràng của bệnh nhân có thể xuất hiện hàng trăm, nghìn polyp thì kiểm soát bằng các phương pháp trên là vô cùng khó khăn.
Trong trường hợp này, bệnh nhân được chỉ định cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ đại trực tràng, tùy vào vị trí và số lượng polyp. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện nối hai đầu còn lại của phần ruột lành với nhau.
Phương pháp này là giải pháp điều trị triệt để và hữu hiệu nhất, tuy nhiên biến chứng xuất hiện hậu phẫu cũng là nhiều nhất. Do đó, bác sĩ phẫu thuật cần cân nhắc kĩ giữa lợi ích và nguy cơ để có giải pháp điều trị polyp tối ưu cho từng bệnh nhân.
5. Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật polyp đại trực tràng
Sau khi phẫu thuật cắt polyp đại tràng, bệnh nhân cần có một chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt phù hợp để thúc đẩy cơ thể hồi phục nhanh chóng. Dưới đây là một vài lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân:
5.1. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
5.2. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Sau phẫu thuật vài ngày, bệnh nhân nên hạn chế vận động để tránh tác động xấu lên đại tràng vừa thực hiện can thiệp. Sau đó, người bệnh có thể quay lại nhịp sống thường nhật với những bài tập thể dục phù hợp để kích thích đường ruột tái hoạt động, tăng miễn dịch toàn thân và tăng sức khỏe đường tiêu hóa.
5.3. Bổ sung men vi sinh
Ngoài xây dựng chế độ ăn và chế độ sinh hoạt phù hợp, việc bổ sung thêm chế phẩm men vi sinh sau thủ thuật cắt polyp đã được chứng minh là đem lại tác dụng tốt trong việc cải thiện sức khỏe bệnh nhân.
Thủ thuật cắt bỏ polyp đại trực tràng tác động đến hệ vi khuẩn chí đại tràng, làm mất tỉ lệ cân bằng vốn có giữa lợi khuẩn – hại khuẩn. Ngoài ra, niêm mạc đại đại tràng sau phẫu thuật dễ bị hại khuẩn tấn công gây viêm, làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn vi sinh vật đường ruột, dẫn đến các triệu chứng đau bụng và chướng bụng hậu phẫu. Do đó, việc bổ sung thêm men vi sinh để tái cân bằng lại hệ khuẩn chí này là vô cùng cần thiết.
Tuy nhiên, không phải lợi khuẩn nào cũng đem lại hiệu quả. Bệnh nhân cần được bổ sung đúng chủng lợi khuẩn thiết yếu, có khả năng gắn đích tại đại tràng để mang lại tác dụng tối ưu.
Tham khảo men vi sinh Imiale A+ chứa 6 tỷ lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-5 – hai chủng lợi khuẩn thiết yếu, khi kết hợp với nhau làm tăng gấp đôi khả năng bám dính tại đại tràng. Imiale A+ ứng dụng công nghệ bao kép độc quyền Cryoprotectant giúp lợi khuẩn bền vững, sống sót khi qua acid dạ dày để tới gắn đích và thể hiện tác dụng tại đại tràng.
Imiale A+ đã được nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả trên bên nhân phẫu thuật đại tràng: giảm một nửa thời gian nằm viện, giảm 37% tỷ lệ mắc biến chứng hậu phẫu sau cắt bỏ đại tràng.
Polyp đại trực tràng có bản chất là những khối u nhỏ lành tính trên niêm mạc đại tràng và có thể chữa khỏi hoàn toàn bằng nhiều phương pháp khác nhau như nội soi hoặc phẫu thuật rạch da. Bệnh nhân sau khi phẫu thuật cắt polyp cần có một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để thúc đẩy sức khỏe hồi phục và giảm tỷ lệ tái phát sau này.
Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 1900 9482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.