Theo thống kê vào tháng 7 năm 2021 khoảng 20% dân số Việt Nam bị viêm đại tràng. Trong đó, chủ yếu là viêm đại tràng mãn tính. Đây là con số đáng báo động khi mà nhận thức về viêm đại tràng của người dân nước ta còn hạn chế. Rất nhiều bệnh nhân viêm đại tràng không đến bệnh viện thăm khám mà lựa chọn các loại thuốc dân gian không rõ nguồn gốc để điều trị dẫn đến triệu chứng ngày càng trở nên nghiêm trọng. Qua bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu phác đồ điều trị viêm đại tràng đến từ các chuyên gia y tế để có cái nhìn tổng quan hơn về bệnh.
Mục lục
1. Chẩn đoán viêm đại tràng
1.1. Viêm đại tràng là gì?
Viêm đại tràng là hiện tượng viêm niêm mạc đại tràng, xuất hiện do nhiễm trùng hoặc các bệnh viêm đường ruột, thiếu máu, dị ứng. Bệnh viêm đại tràng mãn tính hiện nay vẫn chưa có cách điều trị dứt điểm và chỉ đưa ra các lựa chọn điều trị để kiểm soát triệu chứng và tình trạng bệnh.
Viêm đại tràng được chia thành 5 loại sau:
- Bệnh viêm ruột: là tình trạng viêm mãn tính hoặc tái phát của đường ruột gồm viêm loét đại trực tràng và hội chứng Cohn.
- Viêm đại tràng giả mạc: là hiện tượng xảy ra do sự sản sinh quá mức của vi khuẩn Clostridium difficile. Các vi khuẩn này thường sống trong đường ruột nhưng không gây hại do sự có mặt của các lợi khuẩn. Khi sử dụng một số loại thuốc đặc biệt là kháng sinh, các lợi khuẩn có thể bị tiêu diệt dẫn đến sự tăng sinh quá mức của Clostridium difficile, gây viêm đại tràng giả mạc.
- Viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ: xảy ra do lưu lượng máu đến đại tràng bị ngắt quãng hoặc hạn chế. Cục máu đông là nguyên nhân gây tắc nghẽn mạch máu thường gặp nhất. Viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ thường xuất hiện khi mắc các bệnh lý như: viêm mạch, tiểu đường, mất máu, mất nước, suy tim, phẫu thuật vùng bụng hoặc động mạch chủ.
- Viêm đại tràng vi thể: là bệnh do đại tràng bị tổn thương dẫn đến tiêu chảy kéo dài. Các yếu tố nguy cơ gây ra viêm đại tràng vi thể như: thuốc lá, các bệnh lý tự miễn, người già,.. Triệu chứng phổ biến nhất của căn bệnh này là tiêu chảy mãn tính, đầy bụng, mất nước…
- Viêm đại tràng dị ứng ở trẻ: đây là hiện tượng rất hay xảy ra ở trẻ sơ sinh đặc biệt là trẻ sơ sinh hai tháng đầu. Triệu chứng hay gặp là trào ngược, nôn, phân có máu, trẻ hay quấy khóc.
1.2. Chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng
Biểu hiện của viêm đại tràng ở mỗi người bệnh là khác nhau. Ngoài ra, triệu chứng cũng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và vị trí viêm của đại tràng. Một số triệu chứng điển hình hay gặp nhất của viêm đại tràng và có thể sử dụng để chẩn đoán bệnh là: đi ngoài ra máu tươi hoặc phân có màu đen. Ngoài ra, còn có một số triệu chứng khác như:
- Tiêu chảy kèm theo máu và mủ chất nhầy.
- Đau bụng dữ dội hoặc đau trực tràng, đau hậu môn.
- Mệt mỏi, chán ăn, đau nhức cơ thể.
- Thường xuyên có nhu cầu đi đại tiện.
- Có cảm giác rỗng ruột sau khi đi đại tiện.
Các triệu chứng trên có thể xuất hiện sau đó tự hồi phục mà không cần điều trị. Tuy nhiên, hiện tượng cũng nhanh chóng tái phát trong một khoảng thời gian dài.
>>> Xem thêm: Triệu chứng viêm đại tràng – Nhận biết sớm viêm đại tràng
1.3. Các xét nghiệm chẩn đoán xác định viêm đại tràng
Kết hợp việc thăm hỏi bệnh, tiền sử, triệu chứng lâm sàng, bác sĩ cần thực hiện các xét nghiệm để chắc chắn cho chẩn đoán như:
- Xét nghiệm máu: thông qua xét nghiệm này, bác sĩ có thể kiểm tra bệnh nhân có bị thiếu máu hay không; có nhiễm trùng hay bị bệnh lý miễn dịch khác không.
- Xét nghiệm phân: sự xuất hiện của hồng cầu, bạch cầu hoặc ký sinh trùng có trong phân là dấu hiệu giúp chẩn đoán nguyên nhân gây viêm đại tràng chính xác hơn.
- Nội soi đại tràng: đây là phương pháp giúp bác sĩ quan sát được toàn bộ ruột kết. Nhờ quá trình nội soi các mẫu mô tế bào được lấy, giúp bác sĩ khẳng định chính xác hơn chẩn đoán của mình.
- Chụp X – quang: đối với người bệnh có các dấu hiệu nghiêm trọng, chụp X – quang sẽ giúp bác sĩ loại trừ được các biến chứng nghiêm trọng như: thủng ruột kết, tắc ruột.
- Chụp cắt lớp, chụp CT vùng bụng hoặc xương chậu: cho biết mức độ viêm của đại tràng.
- Nội soi đại tràng sigma: giúp bác sĩ kiểm tra các dấu hiệu viêm loét. Xét nghiệm này thường được áp dụng đối với bệnh nhân nặng hoặc các dấu hiệu trở nên rất nghiêm trọng.
>>> Xem thêm: Khám đại tràng – Quy trình nội soi đại tràng và những điều cần lưu ý
2. Phác đồ điều trị viêm đại tràng chuẩn chuyên gia
Theo phác đồ điều trị viêm đại tràng của Bộ Y tế, cần tuân thủ nguyên tắc điều trị để cải thiện các triệu chứng của bệnh, giảm đau, hồi phục sức khỏe đường ruột, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng xảy ra.
- Chữa bệnh càng sớm càng tốt. Nên tiến hành phác đồ điều trị cho bệnh nhân ngay từ khi bệnh mới khởi phát. Từ đó, hạn chế gây tổn thương cho đại tràng và tạo điệu kiện cho quá trình hồi phục bệnh trong thời gian ngắn nhất.
- Cần loại bỏ tận gốc căn nguyên của bệnh. Đồng thời áp dụng các biện pháp khắc phục triệu chứng hợp lý.
- Áp dụng điều trị nội khoa và ngoại khoa linh hoạt tùy theo tình trạng bệnh.
- Xem xét điều chỉnh phác đồ điều trị viêm đại tràng phù hợp theo từng giai đoạn bệnh.
- Đồng thời, duy trì một lối sống lành mạnh để các tổn thương tại đại tràng được chữa lành nhanh chóng.
Phác đồ điều trị viêm đại tràng của Bộ Y tế có mục tiêu chính là làm giảm các triệu chứng liên quan đến nguyên nhân, độ tuổi và thể trạng của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ và nguyên nhân gây viêm đại tràng mà mỗi bệnh nhân sẽ được chỉ định phác đồ điều trị cho phù hợp.
2.1. Phác đồ điều trị viêm loét đại tràng
Theo phác đồ điều trị viêm đại tràng Bộ Y tế, viêm loét đại tràng hay viêm đại – trực tràng có xuất huyết được điều trị theo nguyên tắc:
- Mục tiêu chính là kiểm soát quá trình viêm
- Tập trung vào điều trị nội khoa
- Xác định loại viêm loét đại tràng trước khi điều trị
- Đánh giá mức độ viêm trước khi điều trị để có hướng xử trí phù hợp và hiệu quả nhất
- Thận trọng khi sử dụng các loại thuốc cầm tiêu chảy, tránh nguy cơ gây phình to đại tràng dẫn đến nhiễm độc.
2.1.1. Điều trị nội khoa
Để xác định được phác đồ điều trị phù hợp, trước hết bệnh nhân cần được phân loại theo mức độ từ nhẹ đến nặng dựa trên các chỉ số lâm sàng sau:
Đối với viêm loét đại tràng mức độ nhẹ:
- Tiêu chảy dưới 4 lần/ngày, trong phân có thể có lẫn ít máu
- Nhiệt độ cơ thể bình thường
- Mạch ít hơn 90 nhịp/phút
- Hemoglobin (g/dl) bình thường
Đối với viêm loét đại tràng mức độ nặng:
- Tiêu chảy dưới 6 lần/ngày
- Nhiệt độ cơ thể lớn hơn 37.8℃
- Mạch nhiều hơn 90 nhịp/phút
- Hemoglobin (g/dl) > 10.5
Hướng điều trị viêm loét đại tràng chung:
Đối với bệnh nhân chưa từng điều trị: Khởi đầu với 1 loại thuốc, xem xét đánh giá đáp ứng dựa trên triệu chứng lâm sàng sau 10-15 ngày.
Đối với bệnh nhân đã/đang điều trị nhưng tiến triển nặng: Bắt đầu lại phác đồ điều trị với 2 thuốc đang điều trị, đồng thời kết hợp thêm 1 loại thuốc khác.
Bệnh nhân nên duy trì chế độ ăn khoa học: bổ sung nhiều chất xơ, uống nhiều nước, lựa chọn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Đồng thời hạn chế các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất kích thích, thuốc lá,… trong suốt quá trình điều trị.
Kết hợp biện pháp tâm lý: trấn an tinh thần, giảm áp lực thần kinh của người bệnh.
Điều chỉnh các rối loạn điện giải, đồng thời bổ sung nước đầy đủ.
Nếu đại trực tràng xuất huyết nặng dẫn đến thiếu máu, tụt huyết áp, cần chỉ định truyền máu.
Điều trị phù hợp với từng mức độ bệnh:
- Đối với trường hợp mức độ nhẹ đến vừa: Ăn các loại thức ăn mềm, hạn chế sử dụng chất xơ tạm thời;
- Đối với trường hợp mức độ nặng: Bệnh nhân cần nhịn ăn hoàn toàn. Chỉ bổ sung dinh dưỡng qua đường tiêm tĩnh mạch bằng đạm toàn phần, đường, dung dịch acid béo,… Đồng thời bổ sung thêm axit folic 1mg/ngày nếu sử dụng thuốc 5-ASA kéo dài
Các loại thuốc điều trị viêm loét đại tràng:
Thuốc điều trị đặc hiệu: Điều trị bệnh mức độ nhẹ đến trung bình bằng 5-ASA (5-Amino Salycilic Acid), bao gồm: Mesalazine (Asacol và Lialda) và Sulfasalazine (Sulfapyridin, Azulfidine), Olsalazine (Dipentum), Balsalazide (Colazal)
- Liều khởi đầu: 2-4g / ngày x 4-6 tuần
- Liều duy trì: 1-1.5g / ngày x 1-2 năm
Thuốc điều trị phối hợp:
Nhóm kháng viêm, ức chế miễn dịch Corticoid được chỉ định khi người bệnh không đáp ứng nhóm thuốc 5-ASA hoặc viêm loét đại tràng mức độ trung bình đến nghiêm trọng, xuất huyết đại tràng nặng.
- Thuốc Prednisolone liều 1mg / kg / ngày
- Trong trường hợp nặng, có thể cân nhắc dùng Corticoid đường tiêm tĩnh mạch. Sau khi tình trạng bệnh đã ổn định có thể chuyển sang dạng đường uống.
- Thời gian điều trị với liều khởi đầu: Sử dụng trong 4-8-12 tuần, sau đó giảm liều từ từ phụ thuộc vào mức độ đáp ứng thuốc. Duy trì sử dụng thuốc trong 1-2 năm để đạt hiệu quả tối đa.
Ngoài ra, có thể được chỉ định thuốc sinh học – 1 loại thuốc kháng thể giúp làm giảm tình trạng viêm và ngăn ngừa triệu chứng bệnh. Một số loại thuốc như: Infliximab (Remicade), Ustekinumab (Stelara), Vedolizumab (Entyvio), Tofacitinib (Xeljanz).
2.1.2. Điều trị ngoại khoa
Cần điều trị cấp cứu khẩn cấp trong trường hợp:
- Điều trị nội khoa thất bại hoặc không có đáp ứng sau 7-10 ngày
- Vết loét quá nặng dẫn đến thủng đại tràng
- Trường hợp cần cắt bỏ một đoạn đại tràng để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng, ví dụ ung thư hóa.
2.2. Viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ
2.2.1. Điều trị nội khoa
Trong trường hợp viêm đại tràng thiếu máu cục bộ ở mức độ nhẹ, các triệu chứng bệnh thường tự thuyên giảm trong 2-3 ngày. Ngoài ra, có thể tham khảo phác đồ điều trị sau:
Thuốc kháng sinh: có tác dụng diệt khuẩn đường ruột, chống nhiễm trùng. Lưu ý là nhóm thuốc này cần sự chỉ định của bác sĩ và chỉ dùng trong 5-7 ngày, không được dùng lâu.
- Metronidazol 250mg, liều dùng 4 viên/ ngày.
- Ciprofloxacin 500mg, liều dùng 4 viên/ngày.
- Biseptol 480mg, liều dùng 2 viên/ ngày.
Truyền dịch đường tĩnh mạch: Trong trường hợp có dấu hiệu mất nước, cần truyền dịch bù nước và điện giải cho bệnh nhân.
Sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm (NSAIDs) giúp cải thiện triệu chứng đau:
- Paracetamol: 3g/ngày, chia làm 4 hoặc 6 lần, cách nhau ít nhất 4 giờ. Không nên vượt quá 3g/ngày
- Acid acetylsalicylic (aspirin): 1g/lần, có thể lặp lại sau mỗi 4 giờ nếu cần, không vượt quá 3g/ngày
- Các thuốc khác: Meloxicam, Celecoxib, Rofecoxib, Valdecoxib…
Xử lý các bệnh tiềm ẩn nguy cơ gây thiếu máu: suy tim sung huyết, rối loạn nhịp tim, u chảy máu trĩ, cường kinh, rong huyết ở phụ nữ,…
Tránh sử dụng thuốc làm co thắt mạch máu: thuốc điều trị Migraine, thuốc điều trị bệnh tim mạch, thuốc nội tiết tố…
Dùng thuốc điều trị nguyên nhân khác: thuốc làm tan huyết khối, tăng sức bền thành mạch,…
2.2.2. Điều trị ngoại khoa
Dù hầu hết các trường hợp viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ có thể tự khỏi, nhưng với những ca nặng hoặc có các triệu chứng nghiêm trọng, tổn thường sâu, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để:
- Loại bỏ mô hoại tử, mô chết
- Loại bỏ tác nhân gây tắc nghẽn mạch máu
- Sửa các lỗ loét đại tràng, khâu nối nếu thủng đại tràng.
- Loại bỏ phần ruột bị hẹp do sẹo và tắc nghẽn.
Những trường hợp này tiên lượng thường nặng hơn, do đó bệnh nhân cần phải nhập viện để theo dõi và điều trị trong khoảng thời gian dài hơn.
2.3. Viêm đại tràng giả mạc
Theo phác đồ điều trị viêm đại tràng Bộ Y tế, viêm đại tràng giả mạc được điều trị thông qua hạn chế tiếp xúc với các tác nhân kích thích và sử dụng thuốc phù hợp với tình trạng bệnh.
Những loại thuốc phổ biến hiện nay được dùng để điều trị viêm đại tràng giả mạc bao gồm:
- Metronidazole liều 30mg / kg / ngày
- Vancomycin liều 500mg x 4 / ngày
2.4. Viêm đại tràng vi thể
Đối với viêm đại tràng vi thể, các chuyên gia khuyến cáo rằng việc thay đổi chế độ ăn và lối sống lành mạnh là biện pháp hiệu quả nhất. Đồng thời, bệnh nhân cần lưu ý không sử dụng một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ gây viêm đại tràng vi thể như:
- Thuốc giảm đau: aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin IB) và naproxen sodium (Aleve).
- Thuốc ức chế bơm proton: Lansoprazole (Prevacid), pantoprazole (Protonix), esomeprazole (Nexium), rabeprazole (Aciphex), omeprazole (Prilosec), dexlansoprazole (Dexilant).
- Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin: sertraline (Zoloft).
- Các thuốc khác: Acarbose (Precose), Ranitidine, Flutamide, Carbamazepine (Carbatrol, Tegretol), Simvastatin (Zocor), Topiramate…
Ngoài ra, bệnh nhân mắc viêm đại tràng vi thể có thể tham khảo dùng thuốc Budesonide thuộc nhóm corticosteroid có tác động tại chỗ, chuyển hóa chủ yếu qua gan, ít gây tác dụng toàn thân nên rất an toàn. Ngoài ra có thể tham khảo một số loại thuốc khác như: thuốc chống đi ngoài, mesalazine, thuốc điều hòa miễn dịch…
2.5. Bổ sung men vi sinh
Bên cạnh áp dụng phác đồ điều trị viêm đại tràng bằng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật để điều trị viêm đại tràng, người bệnh có thể tham khảo bổ sung men vi sinh giúp tăng cường lợi khuẩn cho hệ tiêu hoá. Điều này giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, nâng cao sức khoẻ đường tiêu hoá và phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường ruột, nhất là viêm đại tràng.
Tham khảo Men vi sinh Imiale A+ – Lợi khuẩn sống – gắn đích từ nhà sản xuất 148 năm tuổi tại Đan Mạch. Mỗi liều chứa 6 tỷ hai chủng lợi khuẩn thiết yếu Lactobacillus LA-5TM và Bifidobacterium BB-12TM cùng chất xơ hòa tan Inulin mang đến giải pháp tổng thể cho đường ruột. Imiale A+ được chứng minh cải thiện nhanh các tình trạng rối loạn tiêu hóa khác, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích qua 450 nghiên cứu quốc tế.
Lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-5 (Imiale A+) được chứng minh có hiệu quả trong:
Viêm đại tràng:
- Giảm viêm, giảm các yếu tố gây viêm: IL-6, IL-8, TNF-α, IFN-γ, tăng yếu tố chống viêm, IL-10
- Giảm 6 lần số ngày tiêu chảy/ tuần: từ 6 ngày xuống còn 1 ngày
- Giảm 20% tỉ lệ tái mắc
- Hạn chế xuất huyết tiêu hóa
Hội chứng ruột kích thích:
- Giảm 40% tổng điểm triệu chứng IBS
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân
Táo bón, tiêu chảy:
- 99% cải thiện tình trạng táo bón, kể cả táo bón mãn tính sau 4 tuần sử dụng
- 99% cải thiện tình trạng tiêu chảy, bao gồm tiêu chảy do sử dụng kháng sinh
Sau phẫu thuật tiêu hóa: Giảm biến chứng, nhanh hồi phục chức năng đường ruột
Hiệu quả trên sức đề kháng: Giảm 1,5 lần thời gian mắc cảm cúm và mức độ nghiêm trọng của bệnh
3. Biện pháp hỗ trợ điều trị viêm đại tràng tại nhà
Mặc dù chưa có các bằng chứng khoa học về thay đổi lối sống và chế độ ăn có thể điều trị viêm đại tràng. Tuy nhiên rất nhiều bằng chứng cho thấy chế độ ăn và lối sống lành mạnh giúp hỗ trợ và cải thiện viêm đại tràng hiệu quả. Bệnh nhân bị viêm đại tràng cần lưu ý:
- Hạn chế tiêu thụ các sản phẩm từ sữa. Bởi có nhiều người khi bị viêm đại tràng hoặc mắc các bệnh về dạ dày rất hay bị tiêu chảy, đau bụng hoặc rối loạn tiêu hóa do sử dụng sữa. Tránh xa các thực phẩm này có thể cải thiện triệu chứng của bệnh.
- Bổ sung thêm nhiều vitamin và các chất dinh dưỡng khác từ trái cây, thịt, cá, rau xanh đặc biệt là các loại rau cải.
- Tránh sử dụng đồ dầu mỡ, đồ ăn chứa nhiều muối, thức ăn chua, cay, nóng, các chất kích thích như rượu, bia.
- Tập thể dục thường xuyên để giảm căng thẳng, giảm stress và hỗ trợ chức năng tiêu hóa của ruột.
- Bổ sung lợi khuẩn: Nguyên nhân gây viêm đại tràng thường là do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột hoặc do thiếu một số vi khuẩn có lợi. Các lợi khuẩn có khả năng ức chế sự phát triển của các hại khuẩn và tăng cường đào thải chúng. Vì thế, bổ sung lợi khuẩn, thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh là giải pháp tối ưu bảo vệ đường ruột, bảo vệ đại tràng trọn vẹn.
>>> Tham khảo: Cách chữa viêm đại tràng tại nhà hiệu quả nhất
Viêm đại tràng là một bệnh về tiêu hóa rất phổ biến ở Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu của căn bệnh này thường xuất phát từ chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học. Để tránh mắc phải bệnh viêm đại tràng cũng như các biến chứng nguy hiểm xảy ra, bạn nên nâng cao ý thức phòng ngừa bằng việc thiết lập chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng và tẩy giun định kỳ. Mọi người cũng nên thăm khám sức khỏe thường xuyên để tầm soát, phát hiện sớm và có hướng xử trí kịp thời.
Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.