Theo thống kê tại Việt Nam, ung thư đại tràng nằm trong top 5 loại ung thư phổ biến nhất và có tỷ lệ gây tử vong cao (chiếm tới 5.1% – năm 2020). Ung thư đại tràng nếu được nhận biết ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời, tỷ lệ chữa khỏi bệnh có thể lên tới 90%. Để ung thư đại tràng không chuyển biến nguy hiểm hơn, cần lưu ý 7 dấu hiệu ung thư đại tràng dưới đây.
Mục lục
1. 7 dấu hiệu ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng bắt nguồn từ sự phát triển bất thường của các tế bào polyp lành tính trên niêm mạc đại tràng. Sau đó, dần tiến triển thành khối u và xâm lấn các vị trí khác trong đại tràng. Ở giai đoạn sớm của ung thư, các triệu chứng thường diễn biến âm thầm, kín đáo, khó phát hiện ra. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình của ung thư đại tràng:
1.1. Đau bụng
Đây là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư đại tràng. Người bệnh đau bụng âm ỉ, thường không liên quan đến bữa ăn. Tuỳ cơ địa và giai đoạn bệnh, mức độ đau sẽ khác nhau. Cường độ đau lúc đầu thì ít, tăng dần về sau. Cơn đau có thể kéo dài hay ngắn, từ vài phút đến vài giờ. Đau ở vị trí vùng hố chậu phải hoặc trái hay vùng hạ vị, tuỳ theo vị trí của khối u ung thư.
1.2. Rối loạn tiêu hóa kéo dài
Ung thư đại tràng có thể kéo sự rối loạn của các cơ quan khác thuộc hệ thống tiêu hoá. Bệnh nhân có các dấu hiệu như: tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, ợ hơi, ợ chua, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, ăn không ngon miệng, buồn nôn, nôn,…
1.3. Đại tiện ra máu
Các tế bào phát triển ác tính hình thành các khối u làm niêm mạc đại tràng suy yếu, dễ hình thành các tổn thương, ổ loét và xuất huyết. Tổn thương ung thư là những ổ loét có thành cao, đáy cứng, nhiều múi, chân rộng và dễ chảy máu khi chạm vào. Do đó khi đại tiện phân có thể lẫn máu. Nếu bệnh nghiệm trọng, lượng máu bị mất nhiều sẽ khiến bệnh nhân thiếu máu, suy nhược cơ thể.
1.4. Thay đổi thói quen đi đại tiện
Khối u đại tràng càng lớn, chúng sẽ tiết dịch càng nhiều, kích thích đường tiêu hoá liên tục. Điều này khiến tăng phản xạ đại tiện, người bệnh có thể đột ngột muốn đi ngoài, bệnh càng nặng thì càng khó kiểm soát việc đại tiện.
1.5. Thay đổi khuôn phân
Các khối u có thể gây chèn ép ở đường ruột, khiến phân bị chặn lại, giảm kích thước và thay đổi hình dạng. Khuôn phân nhỏ, hẹp hoặc hình lòng máng, phân có thể lỏng.
1.6. Đau hậu môn
Khi khối u tăng dần kích thước, nó sẽ dồn áp lực lên hậu môn, khiến hậu môn phải tăng cường co thắt. Đồng thời, cơ vòng hậu môn phải chịu sự quá tải dẫn đến suy yếu và mất kiểm soát, xuất hiện những cơn đau dai dẳng ở hậu môn. Cơn đau tăng lên khi bệnh nhân đi đại tiện.
1.7. Triệu chứng toàn thân
Rối loạn tiêu hoá làm giảm hấp thu dinh dưỡng, bệnh nhân chán ăn, giảm cân bất thường, cơ thể suy nhược nhanh chóng không rõ nguyên nhân. Kết hợp với tình trạng thiếu máu khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức ngay cả khi nghỉ ngơi. Đây cũng là dấu hiệu phổ biến nhưng người bệnh lại chủ quan và dễ bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các bệnh lý khác.
Bên cạnh những triệu chứng điển hình nêu trên, tuỳ thuộc vào vị trí của khối u mà xuất hiện các dấu hiệu khác như:
- Ung thư đại tràng lên: Có thể sờ được khối u nổi lên ở dưới da bụng, vùng hố chậu phải hoặc dưới hạ sườn phải.
- Ung thư đại tràng ngang và đại tràng xuống: Thường biểu hiện bởi hội chứng tắc ruột (là hiện tượng ngưng trệ quá trình lưu thông trong lòng ruột tạm thời) hoặc bán tắc ruột (là tình trạng tắc ruột xảy ra không hoàn toàn) với các triệu chứng như: đau bụng theo từng cơn, chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn và nôn, bí trung đại tiện. Nếu bệnh nhân trung tiện (xì hơi) được thì sẽ cảm thấy đỡ đau, chướng bụng.
- Ung thư đại tràng sigma và trực tràng: Thường có biểu hiện tương tự như hội chứng lỵ, xuất hiện các triệu chứng như: đi ngoài phân lẫn máu, mót rặn.
>>>XEM THÊM: Ung thư đại trực tràng: Triệu chứng, chẩn đoán xác định và hướng điều trị
2. Chẩn đoán xác định ung thư đại tràng
Để chẩn đoán xác định được ung thư đại tràng cần dựa vào những dấu hiệu điển hình đã nêu ở trên, đồng thời kết hợp với phương pháp cận lâm sàng để có được chẩn đoán chính xác nhất.
2.1. Nội soi
Là phương pháp chẩn đoán xác định, giúp phát hiện những bệnh lý ở đại tràng chính xác. Ung thư đại có nhiều hình thái khác nhau trên nội soi: Thường có một khối điển hình, bị nhô ra trên niêm mạc, khối dạng polyp dễ mủn, có thể xuất hiện khu trú hoặc đơn độc tại đại tràng. Các tổn thương có thể có hoại tử, chảy máu hoặc xâm lấn sâu vào niêm mạc. Những người có nguy cơ cao như mắc bệnh viêm đại tràng, gia đình có tiền sử mắc viêm đại tràng,… cần nội soi thường xuyên để phát hiện sớm và kiểm soát bệnh.
2.2. Chẩn đoán hình ảnh
Siêu âm ổ bụng:
Các khối u trong đại tràng rất khó phát hiện được bằng phương pháp siêu âm ổ bụng, vì đường tiêu hóa sinh nhiều hơi, cản trở tia siêu âm. Tuy nhiên, siêu âm ổ bụng có thể giúp xem xét các triệu chứng gián tiếp như tắc ruột, lồng ruột, thành đại tràng dày…
Siêu âm, chụp X-quang, CT-scan bụng, chụp MRI,… giúp đánh giá di căn của khối u đến các cơ quan xung quanh (phổi, gan, hạch…).
2.3. Xét nghiệm
- Xét nghiệm chất chỉ điểm khối u:
Kháng nguyên ung thư CEA (carcino – embryonnaire antigen), kháng nguyên carbohydrate CA 19-9 (carbohydrate antigen),… trong máu để phát hiện ung thư đại tràng. - Test tìm hồng cầu trong phân:
Đây là xét nghiệm không xâm nhập và rẻ tiền, độ đặc hiệu thấp, dùng để phát hiện những tổn thương sớm ở đại tràng.
>>>XEM THÊM: Ung thư đại tràng và 6 điều cần biết
3. Biện pháp phòng ngừa ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng có thể phòng ngừa được nhờ thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày, đồng thời giúp hạn chế sự tiến triển của ung thư đại tràng sang giai đoạn nặng hơn.
3.1. Chế độ ăn khoa học lành mạnh
Thực phẩm nên ăn
- Tăng cường bổ sung thức ăn chứa nhiều chất xơ (rau củ, trái cây, lúa mạch, ngũ cốc, các loại hạt, khoai…). Chất xơ trong đại tràng có vai trò: hấp thu acid folic, giảm nguy cơ thiếu máu, hấp thu các yếu tố gây ung thư và thải ra khỏi cơ thể, giảm ứ đọng phân, giảm pH trong lòng đại tràng, tăng sinh các acid béo chuỗi ngắn và chất chống oxy hoá cải thiện sức khoẻ đường ruột.
- Uống nhiều nước. Nước giúp tiêu hoá tốt hơn, giảm các triệu chứng của táo bón, bù lượng nước cần thiết trong trường hợp bị tiêu chảy, cải thiện chức năng của hệ tiêu hoá.
- Bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa, bổ sung chất béo thực vật và acid linoleic hỗ trợ phòng ngừa sự phát triển của tế bào ung thư.
Thực phẩm nên tránh
- Hạn chế ăn các loại thịt đỏ, thịt chế biến sẵn. Khi chế biến ở nhiệt độ cao, những loại thịt này sẽ sinh ra các hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs) và amin dị vòng (HCAs), gây kích hoạt các tế bào ung thư. Chỉ nên ăn 1 lần/ tuần hoặc 3-4 lần/tháng. Có thể thay bằng thịt trắng, hải sản, trứng,…
- Không dùng chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá,… Vì đây là các yếu tố nguy cơ cao gây ra ung thư đại tràng và các bệnh ung thư khác.
- Kiêng đường, thức ăn dầu mỡ, thực phẩm nhiều muối, lên men,… để hạn chế sự tăng kích thước của các tế bào ung thư.
3.2. Thay đổi thói quen sinh hoạt
- Thường xuyên tập luyện thể dục để tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng giúp chống lại sự phát triển của khối u đại tràng.
- Ăn uống điều độ, đúng giờ, không bỏ bữa.
- Ngủ đủ giấc, kiểm soát tâm lý, giữ tinh thần thoải mái, thư giãn nhất có thể.
- Đối với bệnh nhân nguy cơ cao, cần thăm khám thường xuyên để kiểm soát được tình trạng bệnh.
3.3. Tăng cường tiêu hóa bằng men vi sinh
Men vi sinh bổ sung lợi khuẩn, giúp cải thiện các chứng rối loạn tiêu hoá ở bệnh nhân ung thư đại tràng, khôi phục chức năng ruột và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ ngăn ngừa sự tiến triển của ung thư đại tràng.
Tuy nhiên, cần bổ sung đúng chủng lợi khuẩn thiết yếu, với số lượng vừa đủ (đã được nghiên cứu qua các nghiên cứu lâm sàng) để mang lại hiệu quả. Đồng thời, lợi khuẩn dễ bị tiêu diệt khi qua môi trường acid dạ dày. Do đó, cần lựa chọn sản phẩm lợi khuẩn có ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến để khắc phục nhược điểm này.
>>> XEM THÊM: Ung thư đại tràng giai đoạn 1 có chữa được không?
>>>XEM THÊM: Ung thư đại tràng giai đoạn cuối và hướng điều trị
4. Vai trò của men vi sinh với ung thư đại tràng
Ở bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn muộn, chức năng ruột càng suy giảm, hệ tiêu hoá bị rối loạn, người bệnh có sự suy giảm sức đề kháng,… Điều này tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và tăng sinh, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột dẫn đến vòng xoắn bệnh lý tiếp diễn không ngừng, khó kiểm soát được bệnh. Do đó, bổ sung men vi sinh cho bệnh nhân ung thư đại tràng mang lại nhiều lợi ích:
- Khôi phục cân bằng của hệ vi sinh đường ruột, cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa: Bổ sung lợi khuẩn, đặc biệt là hai lợi khuẩn thiết yếu Lactobacillus và Bifidobacterium cạnh tranh vị trí bám và dinh dưỡng với hại khuẩn, giúp ức chế và tiêu diệt hại khuẩn. Nhờ đó, cân bằng hệ vi sinh đường ruột được tái thiết lập, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, nôn, đầy hơi, chướng bụng,…
- Bảo vệ và phục hồi niêm mạc đại tràng: Lợi khuẩn bám dính niêm mạc đại tràng, giúp bảo vệ niêm mạc đồng thời tạo điều kiện cho các tổn thương được phục hồi. Một số nghiên cứu còn chỉ ra, một số chủng lợi khuẩn có khả năng bảo vệ lớp màng nhầy bao phủ niêm mạc bằng cách tiết enzyme ức chế quá trình phân hủy chất nhầy, giúp hỗ trợ bảo vệ và phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa, đặc biệt sau quá trình hóa trị, xạ trị cường độ cao.
- Nâng cao sức đề kháng cho bệnh nhân: Men vi sinh kích thích sản sinh kháng thể tự nhiên, hoạt hóa các tế bào miễn dịch trong cơ thể (như kháng thể IgA, lympho T,…). Từ đó, sức đề kháng trên người bệnh ung thư được tăng cường, ngăn ngừa các tế bào ung thư phát triển và lan rộng hiệu quả.
Tham khảo TPBVSK Imiale A+ là lợi khuẩn SỐNG, GẮN ĐÍCH từ nhà sản xuất lợi khuẩn 148 năm tuổi: Chr.Hansen Đan Mạch. Mỗi gói Imiale A+ chứa 6 tỷ hai chủng lợi khuẩn thiết yếu Lactobacillus LA-5 và Bifidobacterium BB-12 cùng 4g chất xơ hòa tan Inulin mang đến giải pháp tối ưu cho đường ruột khỏe mạnh. Chất xơ hòa tan vừa giúp cải thiện các rối loạn tiêu hóa, đồng thời cũng là thức ăn của lợi khuẩn, giúp lợi khuẩn phát triển và mang lại hiệu quả.
Imiale A+ được chứng minh cải thiện nhanh các tình trạng rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích qua 450 nghiên cứu quốc tế và được các tổ chức quốc tế chứng nhận như FDA (Hoa Kỳ), EFSA (Châu Âu), Tổ chức Tiêu hóa Thế giới khuyên dùng.
>>>THAM KHẢO SẢN PHẨM : Imiale A+ Công thức tối ưu cho đại tràng khoẻ mạnh
Ung thư đại tràng hoàn toàn có thể phòng ngừa và chữa trị khỏi nếu được phát hiện sớm. Mong rằng với những dấu hiệu ung thư đại tràng mà IMIALE A+ đã chia sẻ ở trên, sẽ giúp bạn kiểm soát được tình trạng sức khoẻ và giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng. Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc về ung thư đại tràng, bạn hãy liên hệ HOTLINE 1900 9482 để được các chuyên gia sức khỏe của IMIALE A+ hỗ trợ tận tình.