Từ xa xưa, lá vối đã thường được dùng để cải thiện các bệnh tiêu hoá như đau bụng, phân lỏng, táo bón, đầy hơi, chướng bụng,… trong đó phương pháp chữa viêm đại tràng bằng lá vối được nhiều người quan tâm và lựa chọn sử dụng. Để tìm hiểu rõ về điều này, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm về tác dụng lá vối và dùng đúng cách để tăng hiệu quả điều trị cũng như hạn chế gặp phải các tác dụng không mong muốn khi sử dụng.
Mục lục
1. Bệnh viêm đại tràng là gì?
Viêm đại tràng là trình trạng niêm mạc bị tổn thương bởi các tác nhân như nấm, vi khuẩn, vi sinh vật, hay thuốc, hóa chất độc,…
Các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng phải kể đến như:
- Viêm đại tràng cấp tính: tình trạng phổ biến nhất là tiêu chảy, ngoài ra còn kèm thêm một số triệu chứng như đau quặn thắt bụng dưới, đau dọc theo khung đại tràng, đầy hơi, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ.
- Viêm đại tràng mạn tính: biểu hiện đau bụng kéo dài ở nửa khung đại tràng trái và hố chậu, cơn đau có thể giảm dần khi đi ngoài, phân lỏng lẫn nhầy máu, đôi khi cũng xuất hiện táo bón. Người bệnh kèm theo suy nhược, sụt cân.
Nếu không phòng bệnh cùng điều trị bệnh kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết, thủng đại tràng, giãn đại tràng cấp tính và ung thư.
2. Tác dụng của lá vối đối với bệnh viêm đại tràng
Trong lá vối có chứa một số các thành phần như tanin, vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, tinh dầu,…. Các chất này có tác dụng tốt lên đường tiêu hóa.
Các tác dụng của lá vối đối với người bệnh viêm đại tràng là:
- Kích thích tiêu hóa: Lá vối có đắng và hơi chát nhẹ. Vị đắng có vai trò kích thích vị giác của lưỡi, làm tăng tiết nước bọt đầu lưỡi, tăng sản xuất các enzyme. Điều này làm hỗ trợ quá trình tiêu hóa trong cơ thể.
- Bảo vệ niêm mạc đại tràng: Lá vối có chứa hàm lượng lớn tanin. Tanin có vai trò làm săn se, bảo vệ niêm mạc ruột.
- Tác dụng chống nhiễm khuẩn đường ruột. Lá vối đã được chứng minh có tính kháng sinh, có khả năng chống lại vi khuẩn Salmonella- một trong những vi khuẩn gây nên tình trạng viêm đại tràng. Lượng tinh dầu trong lá vối cũng có đặc tính kháng khuẩn cao nhưng không làm ảnh hưởng đến vi khuẩn có lợi trong đường ruột.
- Chống viêm: Polyphenol trong lá vối là một chất chống oxy hóa làm giảm các gốc tự do- đây là các chất gây oxy hóa tế bào, tăng nhanh thời gian làm lành vết thương. Điều này vô cùng quan trọng với người mắc bệnh viêm đại tràng.
Theo Đông y, lá vối có vị đắng, tính hàn, tác dụng lên tỳ, vị (đường tiêu hóa) giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu thực, kích thích tiêu hóa.
3. Hướng dẫn sử dụng lá vối trong điều trị viêm đại tràng
Khi sử dụng lá vối điều trị viêm đại tràng, bạn đọc có thể áp dụng những cách chế biến lá vối sau đây:
3.1. Cách sử dụng lá vối tươi
Sử dụng lá vối tươi là cách làm đơn giản và hiệu quả nhất.
Các bước chế biến lá vối tươi như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị 200- 250g lá vối tươi.
- Bước 2: Rửa sạch lá, đem đi vò nát rồi cho vào ấm để sắc.
- Bước 3: Thêm 2 lít nước vào ấm rồi đun trên lửa nhỏ trong 45 phút hoặc ngâm với nước sôi trong vòng 1 giờ.
- Bước 4: Gạn lấy phần nước trong. Sử dụng phần nước.
Sử dụng, uống trong ngày.
3.2. Cách sử dụng lá vối khô
Trong trường hợp không có lá vối tương, thì bạn có thể hoàn toàn thay thế bằng lá vối khô.
Cách chế biến lá vối khô:
- Bước 1: Chuẩn bị 80-100g lá vối khô.
- Bước 2: Rửa sạch lá rồi cho vào ấm để sắc.
- Bước 3: Thêm 1 lít nước vào ấm rồi đun trên lửa nhỏ trong 30 phút.
- Bước 4: Gạn lấy phần nước trong. Sử dụng phần nước.
Sử dụng, uống trong ngày.
3.3. Các bài thuốc cổ truyền với lá vối để chữa viêm đại tràng
3.3.1. Bài thuốc cổ truyền có chứa lá vối để điều trị viêm đại tràng khi bị tiêu chảy
Người bệnh đi ngoài ra phân lỏng nhiều lần, có thể sử dụng một trong các bài thuốc sau:
Bài thuốc 1:
Nguyên liệu: 100g lá vối, 100g lá ổi, 100g vỏ sung, 100g lá phèn đen, 50g hạt vải, 50g vỏ cây đại, 30g quế.
Tiến hành:
- Bước 1: Các nguyên liệu trên đều được đem đi sấy khô và tán thành bột mịn.
- Bước 2: Đem bột đã tán đi luyện thành hồ rồi vo viên có kích thước bằng hạt đỗ.
Sử dụng: Mỗi lần uống 12g, uống 2 lần/ngày.
Bài thuốc 2:
Nguyên liệu: 3 lá vối tươi, 10g núm chuối tiêu, 8g vỏ ổi rộp.
Tiến hành:
- Bước 1: Nguyên liệu đem đi rửa sạch, thái nhỏ rồi phơi cho khô.
- Bước 2: Mỗi lần đem sắc chung với khoảng 500ml nước cho đến khi chỉ còn 100ml thì tắt bếp.
Sử dụng: Uống 2 lần mỗi ngày, chỉ dùng trong khoảng 2-3 ngày.
3.3.2. Viêm đại tràng với tình trạng mệt mỏi nhiều, sôi bụng, xót ruột
Tình trạng sôi bụng, xót ruột cũng như mệt mỏi nhiều là vô cùng phổ biến, bài thuốc dưới đây giúp làm cải thiện triệu chứng này của người bệnh:
Nguyên liệu: 16g lá vối khô, 16g trần bì, cam thảo 8g và khoảng 3 lát gừng tươi.
Tiến hành:
- Bước 1: Trừ gừng thì tất cả các nguyên liệu còn lại đem đi phơi khô.
- Bước 2: Đem tán thành bột mịn rồi sắc chung cùng gừng tươi thành nước uống.
Sử dụng: Có thể sử dụng làm nước uống hàng ngày.
>>> Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm: Mách bạn 7 cách chữa viêm đại tràng tại nhà vô cùng hiệu quả
4. Lưu ý khi sử dụng lá vối trong điều trị bệnh viêm đại tràng
Lá vối có tác dụng tốt với người bệnh viêm đại tràng. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng cần lưu ý những vấn đề sau:
- Không nên uống quá nhiều nước vối, đặc biệt là nước vối tươi: Nước vối chứa thành phần kháng khuẩn, tiêu diệt lợi khuẩn càng làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
- Không sử dụng nước vối khi đói hay uống nước vối quá đặc vì sẽ gây kích thích đường tiêu hóa, tăng nhu động ruột gây triệu chứng thèm ăn, sôi bụng, cồm cào ruột, mệt mỏi, gây rối loạn tiêu hóa.
- Không nên uống nước vối ngay sau bữa ăn vì có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.
- Cần kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh như: tránh ăn đồ cay nóng, tăng cường ăn nhiều rau, củ, quả, bổ sung vitamin. Tránh sử dụng các đồ uống có gas, cồn, hay các sản phẩm kích thích. Thường xuyên luyện tập thể dục, tránh căng thẳng, stress, thức khuya muộn.
- Người gầy hay người sức khỏe yếu cần chú ý khi sử dụng nước lá vối. Do lá vối có ảnh hưởng đến lượng đường huyết trong máu, ngoài ra còn có tác dụng giảm cân, do vậy người gầy yếu không nên dùng.
- Phụ nữ có thai cần thận trọng khi sử dụng. Trẻ em thì không nên uống nước lá vối.
- Sử dụng lá vối trong điều trị viêm đại tràng chỉ có vai trò hỗ trợ điều trị bệnh ở thể nhẹ, chưa xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng. Trong nhiều trường hợp chuyển biến nặng, cần đến thăm khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế và nhận sự hướng dẫn của bác sĩ.
5. Phản hồi của người chữa viêm đại tràng bằng lá vối
Mình có hỏi ý kiến những người viêm đại tràng về vấn đề “Có ai đã từng sử dụng lá vối trong điều trị viêm đại tràng có hiệu quả không?” Và đã thu nhận được rất nhiều ý kiến của mọi người. Trong đó, phần lớn các ý kiến cho rằng phải dùng thuốc kèm với việc sử dụng lá vối trong điều trị bệnh mới mang lại hiệu quả rõ rệt.
Dưới bệnh là một số bình luận để lại:
Anh N.T.T có chia sẻ: “Lá vối có hỗ trợ đỡ đau nhưng muốn khỏi phải dùng kèm với thuốc”
Một ý kiến khác cho rằng: “Sử dụng lá vối có đỡ nhưng chỉ là tạm thời, muốn khỏi bệnh thì phải sử dụng thuốc”
Việc sử dụng lá vối thật sự có đem lại hiệu quả cho người bệnh, tuy nhiên chỉ dừng lại mức hỗ trợ, điều trị triệu chứng tạm thời. Do vậy, người viêm đại tràng nếu muốn điều trị bệnh cần phải đến thăm khám tại các trung tâm y tế để có chẩn đoán bệnh chính xác và đưa ra các biện pháp điều trị và sử dụng thuốc kịp thời.
Bài viết trên đây của chúng tôi đã nêu rõ tác dụng của lá vối đối với người bệnh viêm đại tràng. Nếu có bất cứ thắc mắc hay vấn đề cần giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ tới Hotline 1900 9482 của chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.
>> Bạn có thể tham khảo thêm: