Polyp đại tràng vốn là những khối u lành tính nhưng có thể phát triển thành những polyp đại tràng ác tính nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Cắt polyp đại tràng được coi là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, biện pháp này có áp dụng cho mọi trường hợp hay không? Những phương pháp cắt bỏ polyp là gì? Bệnh nhân cần lưu ý gì sau phẫu thuật? Hãy cùng Imiale A+ giải đáp những thắc mắc này.
Mục lục
1. Khi nào nên cắt polyp đại tràng?
Mặc dù cắt polyp hầu như có thể điều trị dứt điểm polyp đại tràng, tuy nhiên, không phải lúc nào biện pháp này cũng cần thiết. Cắt polyp đại tràng thường KHÔNG được chỉ định với bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc polyp đại tràng lành tính hoặc kích thước khối polyp nhỏ, ít gây ra các các vấn đề về sức khỏe hay ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.
Người bệnh nên cắt polyp đại tràng càng sớm càng tốt khi:
- Nếu khối u lớn (trên 1cm)
- Kết quả sinh thiết polyp đại tràng cho thấy nguy cơ tiến triển thành ung thư đại tràng.
>>> Xem thêm: Polyp đại tràng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị
2. Cắt polyp đại tràng thế nào?
Hiện nay có 3 phương pháp cắt polyp đại tràng có thể được chỉ định:
2.1. Cắt polyp qua nội soi đại tràng
Hầu hết các polyp đại tràng có thể được loại bỏ thông qua phương pháp này.
Thiết bị
- Ống nội soi đưa vào lòng đại tràng qua hậu môn
- Thiết bị cắt polyp: Kìm sinh thiết hoặc snare (thòng lọng), trong đó kìm sinh thiết áp dụng với polyp kích thước dưới 5mm và snare (thòng lọng) áp dụng với polyp lớn lớn, lên đến 2cm.
Cách tiến hành
- Xác định vị trí polyp: Bác sĩ xác định vị trí polyp dựa vào các hình ảnh nội soi truyền vào máy tính. Tùy vào kích thước mà bác sĩ sử dụng 1 trong 2 thiết bị cắt polyp phù hợp.
- Cắt polyp: Bác sĩ lựa chọn áp dụng phương pháp cắt nóng (sử dụng dòng điện) hoặc cắt lạnh (không sử dụng dòng điện). Trong đó, cắt nóng có thể ngăn ngừa nguy cơ chảy máu.
Ưu nhược điểm
- Ưu điểm: độ an toàn cao, nhanh phục hồi, không gây đau đớn như phẫu thuật (mổ mở).
- Nhược điểm: Khó áp dụng với polyp kích thước lớn hơn
2.2. Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu
Trong biện pháp này, thay vì đưa ống nội soi và các dụng cụ khác qua đường hậu môn như biện pháp cắt bỏ qua nội soi như trên, các thiết bị này sẽ được đưa vào đại tràng thông qua vết rạch trên thành bụng và đại tràng.
Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu áp dụng với:
- Polyp có kích thước quá lớn
- Polyp không có cuống hoặc nằm sát thành niêm mạc ruột
- Các polyp có vị trí khó tiếp cận bằng phương pháp nội soi thông thường.
Ưu nhược điểm
- Ưu điểm: điều trị được những polyp kích thước lớn, hoặc vị trí khó tiếp cận bằng thủ thuật nội soi.
- Nhược điểm: cần phẫu thuật nhiều lần nếu polyp nằm rải rác.
2.3. Cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ đại – trực tràng
Bệnh nhân có thể được chỉ định cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ đại trực tràng. Sau đó, các phần còn lại sẽ được nối lại với nhau. Tùy vào diện tích và vị trí ruột bị cắt mà chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng ít nhiều.
Phương pháp này áp dụng khi số lượng polyp nhiều hoặc polyp ác tính. Vì thế, đây là biện pháp khả thi nhất để điều trị bệnh nhân mắc polyp tuyến gia đình (FAP). Đây là một bệnh lý di truyền. Số lượng polyp có thể lên đến hàng trăm, hàng nghìn polyp. Nếu không được điều trị kịp thời, nguy cơ phát triển thành ung thư là rất cao, nhất là sau tuổi 40.
Ưu nhược điểm
- Ưu điểm: điều trị dứt điểm
- Nhược điểm: bệnh nhân gặp nhiều biến chứng hơn so với các phương pháp khác như giảm chức năng tiêu hóa, chảy máu đại tràng, nhiễm trùng,… Một số bệnh nhân sử dụng hậu môn giả suốt đời. Thời gian nằm viện kéo dài hơn.
3. Cắt polyp đại tràng có nguy hiểm không?
Cắt bỏ polyp đại tràng là biện pháp hiện đại và an toàn để điều trị bệnh lý này. Tuy nhiên, một số biến chứng có thể xảy ra nhưng tỷ lệ này là rất hiếm. Các biến chứng bao gồm:
- Sốt hoặc ớn lạnh, cho thấy dấu hiệu của nhiễm trùng
- Chảy máu ngay tại thời điểm nội soi hoặc sau đó
- Đau bụng dữ dội, chướng bụng
- Nôn mửa
- Nhịp tim không đều
- Thủng ruột
Các biến chứng này hầu hết xảy ra không quá nghiêm trọng và được kiểm soát ngay trong quá trình nội soi. Vì vậy, người bệnh không nên quá lo lắng khi được chỉ định cắt bỏ polyp đại tràng. Người bệnh cần biết rằng, cắt polyp đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe, nhất là ngăn ngừa ung thư đại tràng so với những biến chứng có thể xảy ra.
4. Chi phí cắt polyp đại tràng ra sao?
Chi phí mổ cắt bỏ polyp đại tràng không giống nhau ở tất cả các bệnh nhân. Chi phí này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: bệnh viện thực hiện, bác sĩ thực hiện, phương pháp thực hiên và tình tràng bệnh…
5. Chăm sóc bệnh nhân sau cắt polyp đại tràng
Người bệnh sau cắt polyp đại tràng cần được chăm sóc đặc biệt để cơ thể nhanh chóng phục hồi. Người chăm sóc cần lưu ý:
5.1. Chế độ ăn uống khoa học
Thói quen ăn uống và chế độ dinh dưỡng khoa học góp có thể rút ngắn thời gian hồi phục cơ thể sau khi cắt polyp. Dưới đây là những điều nên và không nên mà người bệnh cần lưu ý:
NÊN:
- Trong ít nhất 2-3 ngày sau phẫu thuật, người bệnh nên ưu tiên các món ăn mềm, lỏng, dễ tiêu như cháo, rau nấu chín, chuối, bơ, khoai tây nghiền,…
- Chia nhỏ bữa ăn thành 4-5 bữa/ngày
- Ăn chậm, nhai kỹ
- Uống nhiều nước, từ 2-3l nước/ngày.
- Bổ sung canxi để ngăn ngừa sự tái phát của các polyp đại tràng. Các thực phẩm giàu canxi bao gồm: sữa và các sản phẩm từ sữa, cải xoăn, cá mòi, bông cải xanh, đậu bắp, hạnh nhân.
- Tăng cường chất béo tốt như dầu đậu nành, dầu hướng dương.
- Ăn một lượng chất đạm vừa phải như thịt, cá, trứng, sữa,…
KHÔNG NÊN:
- Tiêu thụ quá nhiều các chất kích thích hệ tiêu hóa, bao gồm: trà, cà phê, rượu bia, thuốc lá, nước ngọt…, đặc biệt trong 2-3 ngày sau phẫu thuật .
- Ăn quá nhiều đường, ngũ cốc tinh chế, thực phẩm có chất phụ gia và chất bảo quản.
- Ăn quá nhiều chất xơ từ các loại rau củ quả (các loại quả mọng, bơ, táo, lê, sung, chà là, atisô, khoai lang, các loại đậu, hạt lanh, hạt chia) hoặc ngũ cốc nguyên hạt (quinoa, gạo lứt, yến mạch).
- Ăn các loại thịt đã qua chế biến (xúc xích, lạp sườn) và các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn,…).
- Uống nước có ga
5.2. Chế độ sinh hoạt
- Hạn chế vận động trong khoảng 3-4 ngày sau phẫu thuật. Sau đó, người bệnh nên sớm quay lại chế độ luyện tập thể lực với các bài tập nhẹ nhàng càng sớm càng tốt như đi bộ, tập dưỡng sinh để kích thích tiêu hóa, tăng lưu thông máu.
- Hạn chế rượu bia, thuốc lá
- Hạn chế rặn khi đại tiện
5.3. Bổ sung men vi sinh
Men vi sinh được định nghĩa là những vi khuẩn sống có lợi cho hệ tiêu hóa. Việc bổ sung lợi khuẩn sau cắt bỏ polyp đặc biệt đem lại nhiều tích cực nhờ tăng khả năng hồi phục, giảm rối loạn tiêu hóa sau phẫu thuật polyp.
6. Vai trò của men vi sinh với bệnh nhân polyp đại tràng
Cắt polyp đại tràng tác động đến hệ vi khuẩn chí tại đại tràng, lợi khuẩn sụt giảm, tăng số lượng hại khuẩn, gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón…. Do đó, bổ sung men vi sinh, hay những lợi khuẩn sống sẽ là giải pháp hữu ích để cải thiện các vấn đề sức khỏe đường ruột:
- Cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột
- Cải thiện các triệu chứng tiêu chảy, táo bón
- Tăng cường miễn dịch,
- Điều hòa chức năng tiêu hóa
- Sau phẫu thuật: giảm thời gian nằm viện, tăng khả năng phục hồi và giảm rối loạn tiêu hóa
Các chuyên gia khuyến cáo nên bổ sung chủng lợi khuẩn thiết yếu tại đường tiêu hóa, đặc biệt tại đại tràng để mang lại hiệu quả cao nhất. Ngoài ra nên lựa chọn dạng lợi khuẩn sống – dạng tồn tại tự nhiên của lợi khuẩn để có tác dụng nhanh nhất.
Men vi sinh Imiale A+ bổ sung hai chủng lợi khuẩn thiết yếu Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-5, trong đó lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 gắn đích 90% tại đại tràng. Imiale A+ ứng dụng công nghệ bao kép độc quyền Cryoprotectant, đảm bảo lợi khuẩn sống, bền vững khi qua acid dạ dày để tới gắn đích tại đại tràng và thể hiện tác dụng.
Imiale A+ có tới hơn 450 nghiên cứu quốc tế chứng minh hiệu quả và tác dụng. Trên bệnh nhân cắt polyp, Imiale A+ được chứng minh giúp giảm 50% thời gian nằm viện, giảm biến chứng sau cắt polyp đại tràng. Imiale A+ đã được tổ chức quốc tế chứng nhận và khuyên dùng.
Mặc dù cắt polyp đại tràng là thủ thuật thường quy để điều trị bệnh lý này. Tuy nhiên, không phải bất cứ bệnh nhân mắc polyp đại tràng cũng được chỉ định cắt polyp đại tràng, nhất là khi kích thước polyp bé, lành tính và không gây nên bất cứ khó chịu nào. Tùy vào phương pháp phẫu thuật và tay nghề bác sĩ, thời gian để hồi phục chức năng tiêu hóa của mỗi người là khác nhau. Để rút ngắn giai đoạn này, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng khoa học và sinh hoạt hợp lý.
Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 1900 9482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.