Hiện nay, chữa viêm đại tràng chủ yếu tập trung điều trị triệu chứng của bệnh chứ không loại bỏ triệt để được nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên dùng thuốc lâu dài dẫn đến lạm dụng thuốc, đồng thời gây nhiều tác dụng phụ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Vì vậy biện pháp chữa viêm đại tràng tại nhà an toàn, hiệu quả, không gây tác dụng phụ được áp dụng khá phổ biến. Bài viết dưới đây mách bạn 7 cách chữa viêm đại tràng tại nhà vô cùng hiệu quả.
1. Bệnh viêm đại tràng
Viêm đại tràng là tình trạng tổn thương niêm mạc đại tràng, khu trú hoặc lan tỏa, thường do vi khuẩn, virus hoặc do vi sinh vật có hại gây ra. Triệu chứng của viêm đại tràng sẽ khác nhau tùy mức độ nghiêm trọng và vị trí viêm. Các triệu chứng điển hình thường gặp là:
- Tiêu chảy, táo bón hoặc tiêu chảy, táo bón xen kẽ.
- Đi ngoài ra máu hoặc phân lẫn máu hoặc nhầy.
- Đau bụng dữ dội, dọc theo khung đại tràng.
- Chán ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ.
- Cảm giác rỗng ruột sau khi đi đại tiện.
1.1. Nguyên nhân
Viêm đại tràng do nhiều nguyên nhân gây ra, có những nguyên nhân thuộc về người bệnh và có những nguyên nhân thuộc về môi trường:
Yếu tố di truyền:
Người có người thân mắc viêm đại tràng sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn. Theo một số nghiên cứu y khoa, có khoảng 30 gen làm tăng khả năng mắc bệnh.
Chế độ ăn uống:
Ăn uống không đảm bảo vệ sinh là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm đại tràng. Các thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh chứa các vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh làm tổn thương niêm mạc đại tràng, từ đó tiến triển thành viêm đại tràng.
Ảnh hưởng của thuốc:
Một số thuốc giảm đau chống viêm NSAIDs, thuốc kháng sinh làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Thuốc giảm đau chống viêm hay sử dụng: ibuprofen, naproxen,…
Các thuốc chống viêm giảm đau có tác dụng phụ gây tổn thương lớp nhầy bảo vệ niêm mạc. Lớp nhầy bảo vệ niêm mạc bị tổn thương tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, làm tăng nguy cơ mắc viêm đại tràng.
Kháng sinh: amoxicillin,…
Kháng sinh tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm đại tràng.
1.2. Nguyên tắc điều trị viêm đại tràng
Để điều trị viêm đại tràng hiệu quả, người bệnh cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau:
- Điều trị sớm nhất có thể: Bệnh viêm đại tràng cần được phát hiện và được điều trị ngay khi phát hiện ra bệnh. Việc điều trị sớm sẽ hạn chế các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết, ung thư đại tràng.
- Loại bỏ tận gốc căn nguyên của bệnh và khắc phục những triệu chứng liên quan.
- Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.
- Bổ sung lợi khuẩn để tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng.
- Chỉ sử dụng thuốc khi các biện pháp không dùng thuốc không hiệu quả,
- Không lạm dụng thuốc điều trị triệu chứng và thuốc kháng sinh.
- Điều chỉnh phác đồ phù hợp với từng giai đoạn bệnh.
- Người bệnh cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
2. 7 cách chữa viêm đại tràng tại nhà hiệu quả
Dưới đây là 7 cách chữa viêm đại tràng hiệu quả lại vô cùng đơn giản, dễ dàng thực hiện tại nhà:
2.1. Chữa viêm đại tràng tại nhà bằng lá mơ lông
Lá mơ lông chứa các thành phần có tác dụng kháng viêm như alkaloid, paederin,…giúp ức chế vi khuẩn. Ngoài ra, lá mơ lông còn có tác dụng giảm triệu chứng đầy bụng, khó tiêu. Vì vậy lá mơ lông được sử dụng phổ biến trong dân gian để chữa viêm đại tràng.
Để cải thiện triệu chứng viêm đại tràng, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc từ lá mơ lông:
Nguyên liệu: 50g lá mơ lông, 1-2 quả trứng gà, 1 củ gừng tươi.
Cách làm:
- Bước 1: Lá mơ rửa sạch, thái nhỏ.
- Bước 2: Gừng tươi giã nhuyễn, lọc lấy nước.
- Bước 3: Trộn đều hỗn hợp gồm lá mơ lông, trứng gà, nước gừng với nhau. Trưng cách thủy đến khi chín và ăn ngay lúc nóng.
Lưu ý: Mỗi ngày ăn 1 lần, duy trì trong 15 ngày liên tiếp để đạt hiệu quả cao nhất.
2.2. Lá ổi giúp cải thiện viêm đại tràng
Các flavonoid trong lá ổi và búp ổi ( avicularin, guajaverin, morin-O-alpha-L-xylopyranose) có tính kháng khuẩn mạnh trên nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, theo y học cổ truyền, lá ổi được sử dụng để làm săn se niêm mạch, chống viêm, cầm tiêu chảy nên được sử dụng để hỗ trợ điều trị viêm đại tràng hiệu quả.
Bên cạnh đó, lá ổi còn có tác dụng chống đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, giúp người bệnh ăn uống ngon miệng hơn. Do đó, lá ổi được sử dụng để hỗ trợ điều trị viêm đại tràng rất hiệu quả.
Các bài thuốc bằng lá ổi nguyên liệu rất đơn giản và dễ tìm kiếm.
Nguyên liệu: Lá ổi non, ½ thìa cà phê muối, 1 lít nước.
Cách làm:
- Bước 1: Rửa sạch lá ổi với nước muối.
- Bước 2: Đun nước sôi, cho lá ổi đã rửa sạch vào.
- Bước 3: Giảm nhỏ lửa, tiếp tục duy trì đun trong 20 phút .
- Bước 4: Lọc lấy phần nước uống hàng ngày.
Chú ý: Không lạm dụng lá ổi chữa viêm đại tràng. Khi uống quá nhiều nước lá ổi, người bệnh sẽ gặp phải triệu chứng táo bón.
2.3. Lá vối tươi trị viêm đại tràng
Lá vối hay được sử dụng để pha nước uống hàng ngày có tác dụng thanh lọc cơ thể. Ngoài ra, lá vối còn có nhiều công dụng khác.
Trong thành phần của lá vối có chứa tanin, chất khoáng, vitamin. Theo y học cổ truyền, lá vối còn có tác dụng kiện tỳ, kích thích tiêu hóa. Do đó, lá vối được sử dụng để hỗ trợ điều trị viêm đại tràng.
Cách dùng:
- Bước 1: Rửa sạch 250g lá vối tươi.
- Bước 2: Vò nát, cho vào ấm với 2 lít nước.
- Bước 3: Đun sôi với lửa nhỏ trong khoảng 45 phút.
- Bước 4: Dùng nước uống hàng ngày.
Bài thuốc chữa viêm đại tràng bằng lá vối chỉ phù hợp với những tình trạng bệnh nhẹ hoặc hỗ trợ điều trị bệnh. Người bệnh nên chú ý không nên uống nước vối khi đói để tránh kích thích hệ tiêu hóa, khiến hệ tiêu hóa làm việc quá sức, dẫn đến làm nặng thêm tình trạng bệnh.
2.4. Hạt vừng đen hỗ trợ giảm cải thiện đại tràng
Hạt vừng đen có chứa thành phần Omega 3, Sesami indocin, sesamolin, sesamol, oleic acid, linoleic acid, palmitic acid, arachic acid có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa, giảm kích thích hệ tiêu hóa. Vừng đen còn chứa thành phần Phytate là một hợp chất có tác dụng chống ung thư, giảm và ngăn ngừa nguy cơ ung thư đại tràng. Do đó, người bệnh có thể sử dụng vừng đen trong việc hỗ trợ cải thiện viêm đại tràng.
Cách dùng:
- Bước 1: Rang vừng đen đến thơm, để nguội.
- Bước 2: Cho vừng đã rang vào lọ kín và dùng dần.
Lưu ý: Ngày dùng 2 lần. Mỗi lần ăn khoảng 1 thìa vừng đen rang với ¼ thìa mật ong.
2.5. Dùng củ riềng chữa đại tràng
Củ riềng chứa các thành phần flavonoid (kaempferol, alpirin, galangin..), tinh dầu (cineol, galangol…) có tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa. Củ riềng còn có tác dụng kháng khuẩn, ức chế nhiều loại vi khuẩn như trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn thương hàn, liên cầu khuẩn,… giúp làm tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Dưới đây là một số cách người bệnh có thể tham khảo khi sử dụng của riềng để cải thiện tình trạng bệnh:
Cách 1:
- Riềng tươi 20g: rửa sạch, thái lát
- Lá lốt: 20g
Cho 2 nguyên liệu trên vào ấm, đun với nước sôi. Sau khoảng 20 phút thì rót nước, lấy uống trong ngày.
Cách 2:
- Riềng tươi: 20g
- Búp ổi: 20g
- Vỏ quả chuối xanh: 30g
Cho các nguyên liệu vào ấm, đun với 2 bát nước. Đun sôi khoảng 10 phút. Sau đó, chắt lấy nước uống trong ngày.
2.6. Kết hợp nghệ và mật ong chữa viêm đại tràng
Trong củ nghệ có chứa thành phần curcumin có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn. Vì vậy, nghệ có hiệu quả trong việc làm lành vết loét, hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả, điều trị viêm đại tràng.
Mật ong có chứa nhiều hydrocarbon gồm 2 thành phần chính là glucose và fructose. Trong mật còn chứa khoảng 2 % các vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe như: vitamin B2, B3, B6, B9, phospho, magie, canxi,…Do đó, mật ong có tác dụng cung cấp năng lượng, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Khi kết hợp mật ong với nghệ là một bài thuốc tốt điều trị viêm đại tràng. Nghệ có thể sử dụng nghệ tươi hoặc bột nghệ. Bài thuốc điều trị viêm đại tràng từ nghệ và mật ong được thực hiện như sau:
Cách 1: Sử dụng với nghệ tươi
Nguyên liệu:
- 50g nghệ tươi
- 3 thìa cà phê mật ong
Cách dùng:
- Bước 1: Nghệ tươi cạo vỏ, rửa sạch.
- Bước 2: Đem xay hoặc giã lấy nước.
- Bước 3: Cho 3 thìa mật ong vào trộn đều.
Uống trước bữa ăn khoảng 30 phút. Sử dụng 2 lần/ngày.
Cách 2: Sử dụng bột nghệ
Nguyên liệu:
- Bột nghệ vàng: 2 thìa
- Mật ong: 1 thìa
- Nước ấm: 300ml
Cách dùng:
- Bước 1: Lấy 2 thìa cà phê tinh bột nghệ
- Bước 2: Lấy 1 thìa cà phê mật ong.
- Bước 3: Thêm 300ml nước ấm vào khuấy đều.
Uống từng ngụm nhỏ. Mỗi ngày sử dụng 2 – 3 lần, nên uống trước ăn khoảng 30 phút.
2.7. Cải thiện viêm đại tràng tại nhà bằng nha đam
Cây nha đam được biết đến với nhiều công dụng về chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Nha đam chứa nhiều thành phần hóa học như
- Các axit amin: vitamin B1, B2, B5, acid folic
- Các chất kháng khuẩn, tăng cường miễn dịch: glucose, rhamnose, aldopentose, xylose, arabinose
- Các chất chống oxy hóa: Aloezin, Aloenin, Anthranoid,…
Do đó, cây nha đam có tác dụng kháng khuẩn, làm lành vết thương nhanh chóng. Thêm vào đó, nha đam còn có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả.
Cách sử dụng:
- Bước 1: 5 lá nha đam tươi, rửa sạch, đem gọt bỏ vỏ.
- Bước 2: Xay nhuyễn với 500ml mật ong.
- Uống hỗn hợp vừa xay 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần uống khoảng 30ml.
Lưu ý: các bài thuốc chữa viêm đại tràng bằng nha đam chống chỉ định cho phụ nữ có thai và cho con bú, người đang bị tiêu chảy do nha đam kích thích nhẹ niêm mạc ruột, khiến làm nặng hơn tình trạng tiêu chảy.
3. Lời khuyên của chuyên gia trong chăm sóc và phục hồi đại tràng tại nhà
Bên cạnh những mẹo trị viêm đại tràng kể trên, người bệnh bị viêm đại tràng cần được chăm sóc đúng cách để nhanh chóng cải thiện sức khỏe. Người bệnh nên áp dụng một số biện pháp chăm sóc và phục hồi đại tràng theo lời khuyên của chuyên gia:
3.1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng
- Khuyến khích người bệnh ăn các loại trái cây ít xơ như bơ, chuối. Người bị viêm đại tràng không nên ăn thực phẩm giàu chất xơ: bắp cải, hạnh nhân,… vì chất xơ sẽ làm nặng thêm các vấn đề về đường tiêu hóa.
- Tránh các chất kích thích: cà phê, trà,… Người bệnh nên hạn chế các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ. Hàm lượng chất béo cao sẽ kéo dài thời gian làm rỗng dạ dày, bệnh nhân sẽ cảm giác khó tiêu, nặng bụng, chướng bụng.
- Các món tái, sống, gỏi hay rau sống đều không đảm bảo an toàn vệ sinh. Các thực phẩm này có thể nhiễm vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, làm nặng thêm tình trạng bệnh
- Nên chia nhỏ bữa ăn 5 -6 bữa/ ngày giúp hạn chế tình trạng đầy bụng, khó tiêu, giúp thức ăn được hấp thu, tiêu hóa tốt.
3.2. Thay đổi thói quen sinh hoạt
- Việc vận động và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức khỏe, giúp tinh thần thoải mái, đồng thời giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Người bệnh nên bắt đầu từ bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe. Việc tập thể dục nên được duy trì ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Giảm stress, giữ tinh thần thoải mái. Việc hạn chế căng thẳng trong học tập, công việc và cuộc sống sẽ giúp người bệnh vui vẻ hơn, tinh thần thoải mái sẽ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe nhanh chóng.
3.3. Bổ sung lợi khuẩn
Phần lớn bệnh nhân viêm đại tràng gặp phải trình trạng rối loạn hệ vi sinh đường ruột (thức ăn không đảm bảo chứa vi sinh vật gây hại, sử dụng kháng sinh tiêu diệt cả lợi khuẩn cả hại khuẩn…). Do đó, việc bổ sung lợi khuẩn có vai trò quan trọng trong việc cải thiện triệu chứng ở bệnh nhân viêm đại tràng:
- Ức chế hại khuẩn, loại bỏ độc tố. Lợi khuẩn cạnh tranh vị trí bám cũng như ức chế sự tấn công của hại khuẩn.
- Cân bằng hệ vi sinh, tạo hàng rào bảo vệ, giúp hệ tiêu hóa ổn định.
- Điều hòa nhu động ruột tại đại tràng, giảm số lần đi tiêu chảy, táo bón.
- Tăng khả năng sản sinh kháng thể, tăng sức đề kháng.
- Hỗ trợ tiết enzym tiêu hóa, tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng.
3.4. Hệ vi sinh đường ruột – yếu tố quan trọng giúp đại tràng khỏe
Hệ vi sinh đường ruột bao gồm cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Hệ tiêu hóa hoạt động tốt nếu đảm bảo cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Khi mất cân bằng sẽ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa.
Ở bệnh nhân viêm đại tràng, hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng, dẫn đến tổn thương niêm mạc đại tràng. Niêm mạc đại tràng tổn thương dẫn đến người bệnh suy giảm miễn dịch (do 70-80% tế bào miễn dịch phân bố ở ruột). Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho hại khuẩn phát triển và tấn công mạnh mẽ, tạo thành vòng luẩn quẩn bệnh lý ở bệnh nhân viêm đại tràng.
Do đó, người bệnh viêm đại tràng cần bổ sung lợi khuẩn để thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Tuy nhiên có rất nhiều chủng lợi khuẩn, không phải lợi khuẩn nào cũng mang lại hiệu quả cao. Các chuyên gia khuyến cáo nên bổ sung lợi khuẩn thiết yếu nhất – chi Lactobacillus và Bifidobacterium. Ngoài ra, lợi khuẩn sống, có khả năng gắn đích mới đem lại hiệu quả nhanh nhất.
Imiale A+ chứa 6 tỷ lợi khuẩn sống, gắn đích từ Đan Mạch Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-5, được ứng dụng công nghệ bao kép độc quyền Cryoprotectant đảm bảo lợi khuẩn sống khi đi qua môi trường pH dạ dày. Bên cạnh đó, Bifidobacterium BB-12 có khả năng bám dính cao tại đại tràng, khi kết hợp với Lactobacillus LA-5 làm tăng gấp đôi khả năng bám dính, mang lại hiệu quả tối ưu.
Vì vậy, Imiale A+ được coi là chìa khóa vàng giúp cải thiện tình trạng viêm đại tràng.
Trên đây là các cách chữa viêm đại tràng tại nhà đơn giản, hiệu quả mà người bệnh có thể áp dụng. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Từ đó giúp bạn có thêm kiến thức sử dụng các nguyên liệu sẵn có trong hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng. Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.