Bệnh đại tràng là một nhóm bệnh lý rất đa dạng trong khi triệu chứng lại chỉ xoay quanh tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, đau bụng… Hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh đại tràng ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Điều này khiến người bệnh hoang mang và tự hỏi liệu bản thân đang mắc bệnh gì? Có cần đi khám hay không? Hãy cùng Imiale A+ tìm hiểu 10 bệnh đại tràng thường gặp và những dấu hiệu điển hình hướng đến căn bệnh đó.
Mục lục
1. Chức năng của đại tràng
Đại tràng là đoạn áp cuối của ống tiêu hóa. Khi ăn, thức ăn lần lượt đi qua các vị trí của đường tiêu hóa: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng (ruột già) và trực tràng và thải ra ngoài theo hậu môn. Qua ruột non, thức ăn sẽ được tiêu hóa và hấp thu, phần còn lại sẽ được chuyển đến đại tràng.
Tại đây, đại tràng thực hiện 3 chức năng chính sau:
- Hấp thu nước và điện giải
- Sản xuất và hấp thu vitamin
- Hình thành phân và đẩy xuống trực tràng để đào thải
Để thực hiện được chức năng đó, đại tràng cần sự hỗ trợ của hệ vi khuẩn chí – cân bằng giữa lợi khuẩn 85% và hại khuẩn 15%. Vì vậy, khi cân bằng này mất đi sẽ dẫn đến một số bệnh lý đại tràng.
2. Triệu chứng bệnh đại tràng thường gặp
Mỗi bệnh đại tràng có các dấu hiệu nhận biết khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung các bệnh lý trên đều có những biểu hiện dưới đây:
- Thay đổi thói quen đi tiêu: Táo bón, tiêu chảy thất thường
- Thay đổi tính chất phân:
- Hình dạng: Phân mỏng hoặc to hơn bình thường
- Trạng thái: rắn hoặc nát, chứa nhiều nước. Phân chứa nhầy
- Màu sắc: Phân màu đỏ hoặc đen do lẫn máu ở các bệnh đại tràng có tổn thương thực thể
- Đau bụng vùng thượng vị, đau âm ỉ hoặc quặn thắt khi bệnh tiến triển
- Dấu hiệu đại tràng khác:
- Khó tiêu, đầy chướng bụng.
- Nôn, buồn nôn
- Chán ăn
- Toàn thân
- Mệt mỏi (do bệnh đại tràng gây đau bụng, rối loạn đại tiện,…)
- Thiếu máu (nếu xuất huyết tiêu hóa kéo dài): mệt mỏi, da xanh, đau đầu, chóng mặt,….
- Sụt cân (rối loạn tiêu hóa kéo dài dẫn đến giảm hấp thu dinh dưỡng)
3. 10 bệnh đại tràng phổ biến không thể chủ quan
Dưới đây là 10 bệnh đại tràng phổ biến. Mỗi bệnh có những triệu chứng đặc trưng riêng:
3.1. Viêm loét đại tràng
Đây là một trong những bệnh viêm ruột, đặc trưng bởi viêm mãn tính và loét ở niêm mạc đại trực tràng. Tổn thương ban đầu khu trú ở trực tràng, sau đó lan dần vào trong, có thể toàn bộ đại tràng, thậm chí lan sang cả đoạn cuối ruột non.
Triệu chứng
Triệu chứng của bệnh không khởi phát đột ngột mà tiến triển dần theo theo thời gian. Các triệu chứng đặc trưng bao gồm tiêu chảy, phân lẫn máu, mót rặn và đau bụng.
Triệu chứng có thể khác nhau với từng cá thể, phụ thuộc và mức độ và vị trí xuất hiện viêm.
- Thể nhẹ:
- Đại tiện nhầy máu kéo dài dưới 4 ngày
- Biểu hiện ngoài ruột: hiếm xảy ra.
- Toàn thân: không có thay đổi toàn trạng, không có biểu hiện thiếu máu hay giảm protein máu
- Thể trung bình:
- Khởi phát bằng đau quặn bụng. Sau đó đại tiện phân máu.
- Đại tiện có thể xảy ra ban đêm, dưới 6 lần/ngày.
- Toàn thân: Thường kèm sốt. Mệt mỏi do thiếu máu, giảm protein máu
- Thể nặng:
- Đại tiện phân máu trên 6 lần/ ngày, thường xảy ra ban đêm.
- Thường có cảm giác chướng bụng, mót rặn, đau rát, buốt vùng hậu môn.
- Biểu hiện ngoài ruột: sưng đau khớp, đau vùng thắt lưng và cùng chậu.
- Toàn thân: Suy sụp, sốt cao, mệt mỏi. Mất nước (khát nước, môi khô, hốc hác,…). Sốc (mạnh nhanh, tụt huyết áp, đau dữ dội).
>>> XEM CHI TIẾT TẠI: Viêm loét đại tràng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
3.2. Đại tràng co thắt (Hội chứng ruột kích thích)
Đại tràng co thắt hay hội chứng ruột kích thích đặc trưng bởi các triệu chứng liên quan đến rối loạn nhu động đại tràng, dẫn đến rối loạn tiêu hóa tuy nhiên không có bất cứ tổn thương thực thể ở đại tràng khi thăm khám.
Triệu chứng
- Rối loạn đại tiện: táo bón, tiêu chảy thất thường
- Rối loạn tính chất phân
- Phân lỏng/táo hoặc đầu rắn đuôi nát. Phân có thể sống, có lẫn nhầy và bọt.
- Phân không lẫn máu: Đây là đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt với bệnh tổn thương thực thể khác.
- Đau bụng:
- Tính chất đau: Đau tăng sau ăn, thậm chí ngay trong bữa ăn. Đau quặn bụng trên nền các cơn đau âm ỉ. Đỡ đau sau khi đại tiện.
- Thời gian đau: Đau có thể kéo dài nhiều ngày hoặc chỉ 1-2 ngày. Trong một tháng có thể xuất hiện nhiều đợt đau hoặc nhiều tháng mới đau 1 lần.
- Vị trí đau: Không cố định. Thường đau bụng dọc khung đại tràng.
- Các biểu hiện tiêu hóa khác: đầy hơi, chướng bụng, ậm ạch, chán ăn, trung tiện nhiều…
- Toàn thân: Toàn trạng không thay đổi nhiều, không có biểu hiện sụt cân.
3.3. Viêm đại tràng
Viêm đại tràng là tình trạng các tác nhân gây hại (vi khuẩn, virus, …) xâm nhập và tấn công niêm mạc đại tràng gây tổn thương. Tổn thương lâu ngày tiến triển thành viêm đại tràng với các triệu chứng điển hình:
Triệu chứng
- Đi ngoài: Đi ngoài liên tục, phân lỏng, nát, có nhầy, có thể có máu (do có tổn thương niêm mạc) đôi khi có mùi chua, mùi tanh. Người bệnh thường đi ngoài nhiều sau khi ăn đồ ăn lạ, đặc biệt là đồ tanh.
- Đau bụng: Đau khu trú tại một vị trí cố định, thường đau âm ỉ.
- Có hình ảnh tổn thương niêm mạc khi nội soi.
3.4. Viêm manh tràng
Đây là bệnh lý viêm nhiễm tại vị trí manh tràng, tức phần đầu của đại tràng, nối tiếp với ruột non. Một số nguyên nhân gây viêm manh tràng phổ biến như:
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Thức ăn không đảm bảo vệ sinh, chứa các vi sinh vật gây bệnh.
- Suy giảm miễn dịch do ung thư, AIDS, hoặc cấy ghép nội tạng,…
- Hậu quả của các bệnh lý tại đường ruột, nhất là viêm đại tràng
Triệu chứng
- Đau bụng: Người bệnh đau âm ỉ/quặn thắt, giảm sau khi đi ngoài, thường đau ở hố chậu phải.
- Rối loạn đại tiện: Đại tiện nhiều lần trong ngày, đặc biệt là sau khi ăn các thực phẩm kích thích (rượu bia, đồ ăn cay nóng, tanh lạnh…). Tần suất đại tiện có thể tới 4 – 5 lần/ ngày.
- Rối loạn tính chất phân: Phân lỏng nát, sùi bọt, lẫn nhầy, có thể có lẫn máu,…
- Một số triệu chứng tại ruột khác: chướng bụng, đầy hơi, sôi bụng, ọc ạch, nôn, buồn nôn…
- Toàn thân: Sốt, ớn lạnh
3.5. Viêm trực tràng
Viêm trực tràng là bệnh lý do tổn thương niêm mạc vùng trực tràng, hay đoạn cuối của ruột già (đại tràng), trước hậu môn.
Triệu chứng
- Chảy máu, đau rát khu vực gần hậu môn
- Đau bụng dưới phía bên trái
- Luôn có cảm giác chướng bụng, đầy bụng
- Rối loạn đại tiện:
- Táo bón xen lẫn tiêu chảy
- Có cảm giác muốn đi tiêu nhưng không thể
- Mót rặn mỗi lần đi tiêu.
- Rối loạn tính chất phân: Phân dính máu. Trường hợp nặng, người bệnh chỉ đại tiện ra nhầy hoặc máu.
- Toàn thân:
- Mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, da xanh xao nếu xuất huyết kéo dài (thiếu máu)
- Phù chân (giảm protein máu)
- Da khô, khát nước (mất nước)
3.6. Polyp đại tràng
Polyp đại tràng là khối nhỏ các tế bào sản sinh bất thường trong lòng đại tràng, hình thành khối u lành tính và thậm chí không cần điều trị. Tuy nhiên, một số trường hợp người bệnh cần can thiệp y tế, ví dụ như phẫu thuật cắt bỏ polyp. Kích thước polyp tỷ lệ thuận nguy cơ xuất hiện biến chứng tiêu hóa như xuất huyết, tắc ruột, ung thư…
Triệu chứng
Người bệnh xuất hiện polyp đại tràng thường không biểu hiện triệu chứng. Nếu có thì các triệu chứng không đặc hiệu và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa khác, bao gồm:
- Thay đổi tính chất phân:
- Màu sắc phân: màu đỏ hoặc đen khi có xuất huyết
- Phân lẫn nhầy.
- Thay đổi thói quen đi tiêu: Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài hơn một tuần.
- Đau bụng: Đau quặn thắt (hiếm gặp).
- Toàn thân:
- Mệt mỏi, da xanh xao, khó thở
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
3.7. Bệnh Crohn
Bệnh Crohn cũng là một trong những thể bệnh của viêm ruột mãn tính. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất cứ thành phần nào của ống tiêu hóa, từ ruột cho đến hậu môn. Trong đó, tổn thương phổ biến nhất là ở đoạn cuối hồi tràng và đại tràng. Một số ít bệnh nhân có tổn thương đường tiêu hóa trên, hậu môn hoặc biểu hiện ngoài tiêu hóa.
Triệu chứng
Triệu chứng bệnh Crohn thường nặng hơn viêm loét đại tràng. Các biểu hiện thường thấy như tiêu chảy, đau bụng, sụt cân, buồn nôn. Một số trường hợp có sốt, ớn lạnh.
- Thay đổi thói quen đi tiêu: Tiêu chảy
- Thay đổi tính chất phân: Phân lẫn máu
- Đau bụng và chuột rút
- Đau hoặc tiết dịch tại vị trí gần hoặc xung quanh hậu môn
- Biểu hiện khác:
- Sốt, ớn lạnh, mệt mỏi
- Lở miệng
- Giảm cảm giác thèm ăn và giảm cân
3.8. Viêm đại tràng giả mạc
Viêm đại tràng giả mạc là bệnh nhiễm trùng tại ruột già do sử dụng kháng sinh, dẫn đến sự phát triển quá mức của vi khuẩn có hại Clostridium Difficile (C.Difficile).
Những kháng sinh làm mất cân bằng hệ khuẩn chí nhưng không thể tiêu diệt C.Difficile là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh lý trên như: Cephalosporin, Clindamycin, Ampicilin,…
C. Difficile tiết độc tố làm tổn thương trực tiếp niêm mạc đại tràng. Ngoài ra độc tố cũng làm tổn thương gián tiếp ruột già bằng cách kích thích niêm mạc đại tràng tăng bài tiết, tạo thành giả mạc màu trắng. Lớp màng này dễ bong tróc, sau khi bong để lại tổn thương viêm, loét và chảy máu tại chính vị trí đó.
Triệu chứng
Thông thường, triệu chứng sẽ xuất hiện sau 5-10 ngày sau khi bắt đầu sử dụng kháng sinh. Một số khác có biểu hiện ngay ngày đầu tiên hoặc 3 tháng sau đó.
- Tiêu chảy: thường gặp nhất. Tần suất đi tiêu có thể lên đến 20 lần/ngày, kéo dài trên 2 ngày
- Phân: hầu như không thấy máu, thay đổi từ mềm, sệt đến toé nước, nhầy mũi, có mùi đặc trưng.
- Sốt
- Đau bụng
3.9. Bệnh Celiac
Celiac là bệnh lý tự miễn dẫn đến viêm mãn tính ở ruột non. Tự miễn được hiểu là sự rối loạn hệ thống miễn dịch: Các tế bào có chức năng miễn dịch tấn công các tế bào lành của cơ thể, gây ra viêm. Yếu tố khởi phát viêm trong bệnh Celiac liên quan đến một protein gọi là gluten có trong lúa mì, lúa mạch. Vì thế, Celiac còn được gọi là bệnh ruột gluten.
Triệu chứng
Các triệu chứng của Celiac không điển hình. Một số người bệnh chỉ có biểu hiện sụt cân, suy dinh dưỡng. Các triệu chứng khác nhau theo từng lứa tuổi
- Trẻ em:
- Chậm phát triển, dậy thì muộn
- Tinh thần: Thờ ơ, chán ăn,…
- Toàn thân: da nhợt nhạt, yếu cơ, teo cơ
- Rối loạn tính chất phân: Phân lỏng, lẫn máu, mùi tanh
- Người lớn
- Mệt mỏi, chán ăn, yếu cơ là phổ biến nhất
- Rối loạn đại tiện: Thường gặp tiêu chảy, một số ít người bệnh bị táo bón
- Rối loạn tính chất phân: Phân nhạt màu, có mùi hôi hoặc phân nổi, chứa mỡ.
- Phình bụng, đầy hơi
- Biểu hiện ngoài tiêu hóa:
- Đau nhức xương khớp…
- Phát ban, ngứa, phồng rộp ở khủy tay, đầu gối, mông, lưng, da đầu (Viêm da Herpetiformis)
- Rối loạn tâm thần: lo lắng, trầm cảm
- Rối loạn hormon sinh dục: giảm khả năng sinh sản, không có kinh nguyệt ở phụ nữ.
- Toàn thân: Mệt mỏi, sụt cân, đau đầu, chóng mặt,…
3.10. Ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng là bệnh lý nguy hiểm, gây tử vong hàng đầu trong các bệnh đại tràng. Bệnh thường bắt nguồn từ các khối u lành tính trong lòng đại tràng (polyp). Khối u ác tính có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trong lòng đại tràng. Càng nguy hiểm hơn khi những các tế bào ung thư lan rộng, di căn sang các cơ quan khác.
Triệu chứng
Người bệnh trong giai đoạn đầu của ung thư thường không có triệu chứng. Nếu có, các triệu chứng cũng không đặc hiệu nhưng thường dai dẳng.
- Thay đổi liên tục trong thói quen đi tiêu: tiêu chảy hoặc táo bón
- Thay đổi độ đặc của phân
- Chảy máu trực tràng hoặc máu trong phân
- Khó chịu ở bụng dai dẳng: chuột rút, đầy hơi hoặc đau bụng
- Cảm giác đi tiêu không hoàn toàn
- Toàn thân: Suy nhược, mệt mỏi, giảm cân không giải thích được.
4. Nguyên tắc điều trị các bệnh đại tràng
Mỗi bệnh đại tràng có một chế độ điều trị khác nhau nhưng cần tuân thủ những nguyên tắc chung dưới đây:
Phát hiện sớm và điều trị kịp thời
Nhiều triệu chứng bệnh đại tràng diễn ra âm thầm, ít ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống khiến người bệnh chủ quan. Điều này dẫn đến nhiều bệnh lý không được phát hiện và điều trị kịp thời, làm tăng gánh nặng tinh thần và kinh tế cho người bệnh. Vì vậy, ngay cả khi không có triệu chứng, người bệnh nên thăm khám sức khỏe tiêu hóa định kỳ để phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn.
Bên cạnh đó, khi có các triệu chứng đại tràng thì người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán trước khi bắt đầu điều trị.
Thông thường, bệnh nhân khám đại tràng cần làm một số xét nghiệm và nội soi đại tràng để đưa ra chẩn đoạn xác định.
Phối hợp biện pháp điều trị tại nhà
- Chế độ ăn uống
- Hạn chế: thực phẩm có khả năng kích thích, đồ cay nóng, chất béo, đồ sống,…
- Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ
- Hạn chế chất xơ khi tiêu chảy, tăng cường chất xơ khi táo bón.
- Uống nhiều nước
- Chế độ sinh hoạt:
- Tập thể dục đều đặn mỗi ngày.
- Thói quen đi tiêu hợp lý: Tư thế đùi cao hơn hông khi đi tiêu. Tập thói quen đi tiêu và sáng sớm hoặc sau ăn.
- Đảm bảo tinh thần thoải mái: Các chuyên gia cho rằng, tâm lý có ảnh hưởng nhất định đến nhu động cơ trơn của ruột. Vì vậy, giảm căng thẳng, stress sẽ ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến đại tràng.
Sử dụng thuốc hợp lý
Người bệnh cần:
- Sử dụng thuốc đúng thời gian quy định: Không nên ngừng thuốc ngay khi triệu chứng thuyên giảm/không cải thiện nếu không có chỉ định của bác sĩ.
- Sử dụng đúng thuốc, đúng liều, đúng cách.
Tái khám định kỳ
Bệnh đại tràng gặp chủ yếu ở độ tuổi ngoài 45. Vì vậy, khuyến cáo cho rằng, bất cứ mọi người sau 45 tuổi cần nội soi định kỳ để tầm soát các bệnh lý tiêu hóa, đặc biệt là ung thư đại tràng.
Đối với những bệnh nhân có sẵn bệnh lý đại tràng, ngay cả khi các triệu chứng đã được kiểm soát vẫn cần có kế hoạch tái khám định kỳ để kiểm soát tình trạng bệnh lý.
5. Vai trò của lợi khuẩn trong phòng và chăm sóc bệnh nhân đại tràng
Lợi khuẩn là những vi khuẩn sống có lợi cho sức khỏe con người. Vì vậy, bổ sung lợi khuẩn đang là phương pháp hỗ trợ trong điều trị bệnh lý được các bác sĩ khuyến khích.
Với bệnh nhân mắc bệnh đại tràng, sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả của bệnh, tạo thành vòng bệnh lý luẩn quẩn, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Vì vậy, việc bổ sung lợi khuẩn mang lại hiệu quả cao với các bệnh nhân mắc bệnh đại tràng:
Thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Mất cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột được định nghĩa là gia tăng quá mức của vi khuẩn có hại và thiếu hụt các vi khuẩn có lợi. Điều này dẫn đến nhiều rối loạn tiêu hóa như khó tiêu, nhiễm trùng đại tràng….Vì vậy, bổ sung lợi khuẩn để lấy lại cân bằng vi sinh tự nhiên của cơ thể là cần thiết.
Các lợi khuẩn kìm hãm và ngăn chặn sự xâm nhập của những vi khuẩn có hại bằng cách tiết axit giúp ức chế sự sinh trưởng của hại khuẩn, cạnh tranh vị trí gắn và dinh dưỡng.
Tạo hàng rào bảo vệ niêm mạc
Sự có mặt của lợi khuẩn, đặc biệt là Bifidobacteria và Lactobacillus có tác dụng ngăn cản sự gắn và sinh trưởng của các vi khuẩn có hại trên niêm mạc đại tràng. Vì thế, các vi khuẩn có hại không thể tăng sinh và tiết độc tố làm tổn thương đại tràng.
Tăng cường đề kháng
Nguyên cứu cho thấy lợi khuẩn có thể kích thích sản xuất một số kháng thể tự nhiên của cơ thể. Ngoài ra, lợi khuẩn còn làm tăng số lượng tế bào miễn dịch như lympho B tiết kháng thể IgA, tế bào lympho T và tế bào diệt tự nhiên. Từ đó, giảm dị ứng và các bệnh lý nhiễm trùng khác.
Bên cạnh đó, lợi khuẩn tiết ra một số enzym như lactase, protease, lipase,…hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Vì vậy, lợi khuẩn làm giảm cảm giác đầy bụng, cải thiện vị giác. Kết quả, cơ thể tăng cường hấp thu dinh dưỡng và tăng sức đề kháng.
TPBVSK Imiale A+ chứa 6 tỷ lợi khuẩn sống, gắn đích từ Đan Mạch Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-5, là hai chủng lợi khuẩn thiết yếu ở đường tiêu hóa, đã được rất nhiều nghiên cứu trên lâm sàng chứng minh hiệu quả hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh, giảm tần suất và mức độ mắc triệu chứng.
Nhìn chung, triệu chứng các bệnh đại tràng tương đối giống nhau và khó phân biệt. Đôi khi cần dựa vào mức độ nặng nhẹ của triệu chứng, vị trí đau,…để xác định bệnh. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác nhất, người bệnh cần được thăm khám tại các cơ sở y tế. Phát hiện và điều trị sớm, tái khám định kỳ,….sẽ giúp người bệnh có được điều trị tốt nhất.
Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.