Bà bầu bị đau bụng trong một số thời điểm nhất định của thai kỳ. Hiện tượng đau bụng này khiến mẹ lo lắng, đứng ngồi không yên. Tuy nhiên không phải cơn đau bụng nào cũng là bất thường. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra nguyên nhân khiến bà bầu bị đau bụng, cách nhận biết trường hợp đau bụng nguy hiểm để bà bầu xử trí sớm, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
Mục lục
1. Nguyên nhân nào khiến bà bầu bị đau bụng?
Trong suốt thai kỳ, cơ thể của người mẹ liên tục có những thay đổi theo từng giai đoạn. Những thay đổi đó có thể là nguyên nhân khiến bà bầu bị đau bụng. Cụ thể:
1.1. Do thay đổi nội tiết tố
Trong thai kỳ, nồng độ Progesterone tăng cao – loại hormone làm giãn các cơ đường tiêu hoá, khiến van dạ dày giãn rộng, dẫn đến trào ngược axit dạ dày lên thực quản, gây ra các cơn ốm nghén. Tình trạng bà bầu buồn nôn, nôn khi ốm nghén tạo ra sự co thắt vùng bụng khiến bụng căng tức.
Hiện tượng này thường xuất hiện ở 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu có thể cảm thấy đau tức ở bụng dưới, đi kèm với hiện tượng đầy hơi, chướng bụng do trào ngược dạ dày.
1.2. Do táo bón thai kỳ
Sự thay đổi hormone, chế độ dinh dưỡng, bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng và kích thước tử cung lớn dần khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa, dẫn đến bệnh táo bón.
Táo bón thai kỳ không gây nguy hiểm đến tính mạng của mẹ bầu, nhưng lại gây ra cảm giác khó chịu, đau bụng, đầy hơi, sinh hoạt rất bất tiện. Đồng thời, táo bón kéo dài sẽ gây ra các biến chứng như bệnh trĩ, đi cầu ra máu, nứt kẽ hậu môn,…
Mẹ bầu cần có biện pháp khắc phục tình trạng táo bón sớm để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Các mẹ có thể cải thiện tình trạng táo bón thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh như uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, tập luyện thể dục thường xuyên… đặc biệt là bổ sung lợi khuẩn cho đường tiêu hoá khoẻ mạnh. Mẹ nên ưu tiên các sản phẩm men vi sinh an toàn, không gây tác dụng phụ để có thể sử dụng lâu dài và không ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả mẹ và bé.
Mẹ có thể tham khảo men vi sinh Imiale A+ – sản phẩm duy nhất trên thị trường Việt Nam chứa 6 tỷ lợi khuẩn sống – gắn đích – phân lập thuần khiết tới chủng: Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-5 cùng chất xơ hòa tan Inulin. Imiale A+ đã được chứng minh qua 450 nghiên cứu khoa học là giải pháp hiệu quả giúp cải thiện hệ vi sinh đường ruột, giải quyết các rối loạn do hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và sức khỏe miễn dịch.
>>> Xem thêm: 450 nghiên cứu khoa học chứng minh hiệu quả và an toàn của Imiale A+
1.3. Thai làm tổ
Đây là giai đoạn đầu của thai kỳ, trứng bắt đầu được thụ tinh, di chuyển vào tử cung và gắn vào thành tử cung để làm tổ. Lúc này, mẹ bầu có thể cảm thấy râm ran ở đau bụng dưới, giống như đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt, đồng thời có thể xuất hiện một ít máu âm đạo. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên quá lo lắng vì tình trạng này chỉ kéo dài 1-2 ngày hoặc lâu hơn.
1.4. Thai ngoài tử cung
Trường hợp trứng làm tổ xảy ra ở vị trí khác ngoài lớp nội mạc tử cung (có thể trong vòi tử cung, cổ tử cung, sừng tử cung, buồng trứng, khoang bụng, vùng chậu…) sẽ gây nguy hiểm cho mẹ.
Thai ngoài tử cung thường được phát hiện ở tuần thứ 4-5 của thai kỳ, dấu hiệu điển hình là cơn đau bụng dữ dội ở bụng dưới – vị trí thai làm tổ, đau kéo dài không thuyên giảm. Đi kèm với đau bụng là tình trạng táo bón, chảy máu âm đạo, máu màu đỏ thẫm, không đông.
Trong trường hợp thai ngoài tử cung bị vỡ, ngoài đau bụng dữ dội, mẹ bầu có thể gặp những triệu chứng như: Toát mồ hôi hột, khó thở, chân tay bủn rủn, mạch nhanh, chóng mặt, kiệt sức hoặc thậm chí là ngất xỉu. Nếu gặp các trường hợp này, mẹ bầu cần đến ngay các cơ sở y tế khám chữa bệnh để được xử trí kịp thời.
1.5. Căng các cơ và dây chằng tròn vùng chậu
Các cơ và dây chằng tròn vùng chậu có chức năng liên kết tử cung với vùng háng và mu của phụ nữ. Thai nhi lớn dần trong tử cung sẽ tạo áp lực lên các cơ và dây chằng tròn vùng chậu, khiến chúng phải giãn ra để thích nghi với kích thước của thai nhi. Mỗi khi người mẹ hoạt động sẽ khiến cơ và dây chằng căng ra và gây đau tức vùng bụng dưới hay gần háng. Đặc biệt là khi thay đổi tư thế đột ngột, đứng lên hoặc ngồi xổm, hoạt động mạnh,… mẹ sẽ cảm nhận rõ cơn đau hơn.
Những cơn đau này thường xuất hiện vào 3 tháng giữa thai kỳ. Đây là hiện tượng bình thường khi mang thai, do đó mẹ không cần quá lo lắng khi có các dấu hiệu đau bụng liên quan đến căng cơ, dây chằng tròn vùng chậu. Mẹ nên lưu ý hoạt động nhẹ nhàng, tránh thay đổi tư thế đột ngột, bê vác nặng hoặc vận động quá sức…
1.6. Cơn co Braxton Hicks
Cơn co Braxton Hicks còn được gọi là cơn gò chuyển dạ giả, xuất hiện vào khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ. Những cơn gò này có vai trò giúp cho mẹ bầu làm quen dần và rèn luyện sức chịu đựng trước ngày sinh.
Cơn gò tạo cảm giác căng tức bụng dưới, cơn đau kéo dài rất ngắn (chỉ khoảng 30 giây) và chu kỳ xuất hiện không đều. Mẹ bầu có thể cảm thấy tử cung thắt lại và giãn ra khi đặt tay lên bụng. Cơn đau sẽ giảm đi khi thay đổi tư thế.
1.7. Bong nhau thai
Đây là tình trạng rau thai bong (một phần hoặc hoàn toàn) khỏi tử cung, trước khi thai được sinh ra, khi đó dòng máu nuôi dưỡng thai sẽ bị cắt đứt, cần phải đưa thai ra ngoài ngay lập tức để cứu cả mẹ và con. Bong nhau thai thường xảy ra ở 3 tháng cuối của thai kỳ, mẹ cần chú ý nhất là vài tuần cuối trước khi sinh.
Bong nhau thai gây đau bụng dữ dội, kéo dài dai dẳng, đau từ vùng tử cung rồi lan ra khắp bụng, mẹ bầu sẽ cảm thấy bụng co cứng như gỗ. Đi kèm với đau bụng là hiện tượng chảy máu âm đạo, máu loãng, màu sẫm, không có cục máu đông. Nếu mẹ gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào như trên, cần lập tức liên hệ với chuyên gia y tế để xử trí kịp thời.
1.8. Tiền sản giật
Tiền sản giật là một nguy cơ tiềm ẩn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tiền sản giật thường xảy ra ở 3 tháng cuối của thai kỳ (từ tuần thứ 20), với triệu chứng điển hình là đau vùng bụng trên (dưới xương sườn ở bên phải), phù ở mặt hoặc tay, đau đầu dữ dội, buồn nôn hoặc nôn, thay đổi thị lực, khó thở,… Tiền sản giật cần được phát hiện kịp thời để không gây nguy hiểm tới sức khoẻ của mẹ và bé.
1.9. Hội chứng HELLP gây đau bụng khi mang thai
Hội chứng HELLP là một dạng biến thể của tiền sản giật, tình trạng này xảy ra phổ biến sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Hội chứng có sự kết hợp bởi các triệu chứng:
- H – Hemolysis (tan máu)
- EL – Elevated liver enzymes (men gam cao)
- LP – Low platelets (giảm tiểu cầu)
Đây là biến chứng rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Ở phụ nữ đang mang thai, nếu mắc hội chứng HELLP sẽ cảm thấy đau bụng vùng thượng vị hoặc đau ở ¼ vùng bụng phía trên, bên phải. Ngoài ra, mẹ bầu có thể gặp các triệu chứng khác đi kèm như:
- Đau nhức cơ vùng cổ, vai, gáy
- Buồn nôn, nôn
- Đau nhức đầu, giảm tầm nhìn
- Phù toàn thân, đặc biệt là mặt và tay
- Đau khi hít thở sâu
- Huyết áp cao
- Chảy máu vùng kín
Mẹ bầu không nên chủ quan nếu gặp phải các tình trạng trên, nếu phát hiện biết kỳ dấu hiệu nào liên quan đến HELLP hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
1.10. Chuyển dạ
Chuyển dạ là quá trình thai và các phần phụ của thai được đẩy ra khỏi tử cung và đường sinh dục của mẹ để ngoài (khoảng từ đầu tuần thứ 38-42 của thai kỳ). Các cơn co chuyển dạ xuất hiện một cách tự nhiên và ngoài ý muốn của mẹ. Chuyển dạ được báo hiệu bởi cơn đau bụng diễn ra đều đặn, đau quặn vùng bụng dưới, kéo dài khoảng 20 giây, sau đó biến mất vài phút rồi cơn đau lại lặp lại. Mức độ đau tăng lên theo thời gian. Mẹ bầu có thể cảm nhận được áp lực ở vùng xương chậu (do em bé đang đẩy dần xuống), đồng thời dịch tiết âm đạo hoặc máu bị rò ra hoặc mẹ bị ra nước ối đột ngột.
Nếu mẹ cảm thấy có dấu hiệu của sự chuyển dạ, hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế ngay lập tức để được xử trí kịp thời.
1.11. Sảy hoặc dọa sảy thai
Doạ sảy thai xảy ra khi trứng được thụ tinh nhưng chưa dính chắc vào tử cung, dẫn đến dễ bong ra. Còn hiện tượng thai bị tống ra ngoài buồng tử cung trước 22 tuần hoặc cân nặng của thai dưới 500g thì gọi là sảy thai.
Sảy hoặc dọa sảy thai đều gây ra những cơn đau quặn bụng. Mẹ bầu thường cảm thấy đau tức từng cơn ở bụng dưới, vùng thắt lưng hoặc vùng chậu, đồng thời xuất hiện dịch nhầy màu hồng hoặc máu đỏ ở âm đạo kéo dài trong vài ngày, có thể nặng dần theo thời gian. Nếu mẹ thấy có dấu hiệu của dọa sảy hay sảy thai cần liên hệ ngay với các chuyên gia y tế để có hướng xử trí kịp thời.
Tổng kết lại, bà bầu bị đau bụng có thể gặp trong các trường hợp sau:
2. Dấu hiệu cảnh báo đau bụng khi mang thai là nguy hiểm, cần đi khám
Mẹ bầu cần lưu ý trường hợp đau bụng khi mang thai có đi kèm với một trong các triệu chứng dưới đây, thì mẹ cần tới bệnh viện ngay để được bác sĩ chẩn đoán và xử trí kịp thời:
- Chảy máu âm đạo (có hoặc không kèm theo đau bụng).
- Cơn đau bụng tăng dần, không có dấu hiệu thuyên giảm. Có kèm xuất huyết hoặc ra dịch nhầy âm đạo.
- Đi ngoài có dịch nhầy như bã cà phê.
- Đi tiểu đau, nóng rát, hoặc đi tiểu lẫn máu.
- Suy nhược cơ thể, mệt mỏi, thường xuyên cảm thấy choáng váng, ngất xỉu.
- Sốt cao hoặc ớn lạnh.
- Đau đầu dữ dội, rối loạn thị lực.
- Gặp các triệu chứng cảnh báo nguy cơ mang thai ngoài tử cung, dọa sảy thai, sảy thai, tiền sản giật, HELLP, chuyển dạ, bong nhau thai thì mẹ bầu cần đến bệnh viện để có hướng điều trị kịp thời.
3. Cách xử trí an toàn cho bà bầu bị đau bụng
Bà bầu bị đau bụng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, dẫn đến có các triệu chứng đặc trưng riêng. Với những triệu chứng cảnh báo đau bụng khi mang thai là nguy hiểm, mẹ bầu cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị kịp thời, tránh hậu quả khôn lường.
Bên cạnh đó, với các trường hợp đau bụng do rối loạn tiêu hoá, do thay đổi sinh lý bình thường khi có thai,… không gây nguy hiểm cho mẹ và bé thì mẹ có thể áp dụng những biện pháp đơn giản mà an toàn dưới đây để hạn chế cơn đau bụng khi mang thai:
- Nghỉ ngơi: giúp thả lỏng cơ thể giúp các cơ vùng bụng được thư giãn.
- Tránh vận động quá mạnh, hạn chế thay đổi tư thế đột ngột: giúp giảm áp lực lên dây chằng vùng bụng.
- Dùng khăn ấm chườm bụng: làm giãn cơ và tăng lưu thông mạch máu.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh mệt mỏi, căng thẳng làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả mẹ và bé.
- Tuân thủ chế độ ăn uống khoa học: Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất thiết yếu, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh. Ngoài ra mẹ bầu có thể chia nhỏ bữa ăn trong ngày, tránh ăn quá nhiều một lúc gây đầy bụng, khó tiêu, tạo áp lực lớn ở vùng bụng
- Duy trì lối sống lành mạnh: Vận động thể lực nhẹ nhàng giúp lưu thông khí huyết, rèn luyện sự dẻo dai của cơ xương, hỗ trợ quá trình tiêu hóa tốt hơn,…
- Khám thai định kỳ: Mẹ bầu nên siêu âm đều đặn và làm các xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ để theo dõi sự phát triển của bé và phát hiện kịp thời những bất thường trong quá trình mang thai. Từ đó, hạn chế tối đa các nguy cơ tiềm ẩn gây nguy hiểm cho mẹ và bé.
Bà bầu bị đau bụng là tình trạng phổ biến nhiều người gặp phải, đó có thể là triệu chứng của thay đổi sinh lý bình thường mà cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm. Do đó, mẹ bầu không được chủ quan nếu bị đau bụng khi mang thai, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán và điệu trị kịp thời.
Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc về chủ đề Bà bầu bị đau bụng, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.