Bà bầu đi ngoài ra máu phần lớn do các bệnh lý tiêu hóa như táo bón, nứt hậu môn, trĩ. Tình trạng này thường không lo ngại. Tuy nhiên, có những trường hợp bà bầu đi ngoài ra máu là dấu hiệu cảnh báo thai nhi đang gặp nguy hiểm. Vậy làm thế nào để phân biệt đi ngoài ra máu nguy hiểm khi mang bầu? Hãy cùng Imiale A+ tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa bà bầu đi ngoài ra máu an toàn, hiệu quả tại nhà.
Mục lục
- 1. Nguyên nhân bà bầu đi ngoài ra máu
- 2. Bà bầu đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?
- 3. Khi nào cần gặp bác sĩ ?
- 4. Chữa bà bầu đi ngoài ra máu an toàn, hiệu quả tại nhà
- 4.1. Uống nhiều nước
- 4.2. Xây dựng chế độ ăn khoa học và sử dụng chế phẩm bổ sung phù hợp
- 4.3. Vận động đều đặn, phù hợp với thể trạng
- 4.4. Thay đổi tư thế đi ngoài
- 4.5. Tạo thói quen đi ngoài đúng giờ
- 4.6. Vệ sinh vùng hậu môn
- 4.7. Giảm căng thẳng, tinh thần thoải mái
- 4.8. Bổ sung men vi sinh ngăn ngừa táo bón, đi ngoài ra máu khi mang thai
1. Nguyên nhân bà bầu đi ngoài ra máu
Nguyên nhân bà bầu đi ngoài ra máu phổ biến nhất là do táo bón. Ngoài ra, cũng có thể do bà bầu mắc các bệnh lý tiêu hóa trong thai kỳ.
1.1. Táo bón
Có đến 30% bà bầu bị táo bón thai kỳ. Táo bón kéo dài gây nứt hậu môn hay chảy máu trực tràng. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra táo bón ở bà bầu:
- Nồng độ progesterone tăng cao: Ở phụ nữ có thai, nồng độ progesterone tăng cao nhằm mục đích an thai. Tuy nhiên, hormon này cũng gây giãn cơ trơn tiêu hóa, dẫn đến giảm nhu động ruột và táo bón.
- Sử dụng thực phẩm bổ sung: Sắt và canxi là hai nguyên tố cần bổ sung trong thai kỳ để đảm bảo sự phát triển tốt nhất của thai nhi. Tuy nhiên, khi bổ sung thêm sắt và canxi vào chế độ ăn, mẹ bầu sẽ gặp tác dụng phụ của thuốc là táo bón. Mức độ táo bón phụ thuộc vào loại canxi cũng như sắt bổ sung và chế độ ăn của bà bầu trong giai đoạn này
- Chế độ ăn uống không khoa học: Các mẹ luôn có xu hướng ăn thật nhiều đồ bổ dưỡng như thịt, cá… với mong muốn mang lại dinh dưỡng tốt nhất cho con. Tuy nhiên, chế độ ăn uống nhiều dinh dưỡng thế này có thể là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là táo bón.
- Tử cung chèn ép: Khi bé lớn lên, bụng của mẹ sẽ to dần và có xu hướng chèn ép lên hệ thống tiêu hóa, cản trở hoạt động tống phân ra ngoài dẫn đến táo bón.
- Bệnh trĩ: Bệnh trĩ thường gặp khi mang thai, đặc biệt là trong ba tháng cuối và những tuần sau khi sinh. Búi trĩ có thể ngứa, đau và khiến bà bầu khó đi tiêu, hoặc chà xát mạnh gây chảy máu hậu môn.
1.2. Một số bệnh lý khác
Ngoài táo bón, một số bệnh lý cấp tính khác cũng có thể là nguyên nhân gây tình trạng đi ngoài ra máu trên phụ nữ có thai.
- Viêm loét đại tràng: Đây là một bệnh lý tự miễn, với cơ chế chưa thực sự rõ ràng, liên quan đến nhiều yếu tố như môi trường, di truyền hay hệ vi sinh vật đường ruột có khả năng thúc đẩy phản ứng viêm. Triệu chứng đặc trưng của bệnh nhân là xuất hiện những vết trợt, loét trên niêm mạc đại tràng và dẫn đến chảy máu tiêu hóa. Khi đó, bệnh nhân sẽ bắt gặp máu hoặc dịch nhớt trong phân.
- Nhiễm khuẩn tiêu hóa: Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này là nhiễm virus hay vi khuẩn từ thức ăn. Những tác nhân này tấn công hệ tiêu hóa, gây ra tổn thương và bong tróc niêm mạc ruột. Bệnh nhân nhiễm khuẩn tiêu hóa thường có triệu chứng đau bụng liên tục, đau quặn từng cơn và co thắt khó chịu rất dễ để nhận ra. Khi bệnh tiến triển, tổn thương hệ tiêu hóa, bà bầu sẽ xuất hiện tình trạng đau bụng đi ngoài ra máu.
- Bệnh Crohn: Giống với viêm loét đại tràng, bệnh nhân sẽ xuất hiện những ổ loét nhỏ nhưng không chỉ khu trú ở đại tràng mà là toàn bộ ống tiêu hóa, từ miệng cho tới hậu môn. Bệnh Crohn thường do yếu tố di truyền và gặp nhiều ở người 20 – 30 tuổi. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh mà triệu chứng của Crohn có thể sẽ khác nhau ở từng đối tượng, tuy nhiên hầu hết bệnh nhân đều có những triệu chứng đặc trưng như tiêu chảy, đau bụng quặn từng cơn,…
2. Bà bầu đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?
Đối với những trường hợp nhẹ như chảy máu do táo bón, mẹ bầu hoàn toàn có thể tự cải thiện bằng các biện pháp không dùng thuốc tại nhà như thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục phù hợp. Do đó, nếu đi ngoài ra máu do táo bón thì mẹ không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, đối với những trường hợp nặng như viêm loét đại tràng hay bệnh Crohn, bệnh nhân có khả năng xuất hiện những biến chứng kèm theo như thiếu máu, viêm nhiễm, khó khăn khi đi ngoài cũng như các bệnh lý hậu môn – trực tràng tiềm ẩn khác. Đặc biệt, ở phụ nữ có thai, tình trạng này có thể gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi:
- Thiếu máu cho thai nhi, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai.
- Viêm nhiễm hậu môn, có thể kéo theo viêm nhiễm phụ khoa.
- Mẹ bầu suy nhược cơ thể
- Có nguy cơ sảy thai
Ngoài ra, việc sử dụng thuốc để điều trị những bệnh lý này cũng cần cân nhắc rất nhiều do lo ngại tác dụng phụ trên bé. Khi mẹ bị mắc phải những bệnh lý này thì tình trạng đi ngoài ra máu khá nguy hiểm, do đó bệnh nhân nên đi khám tại cơ sở gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.
3. Khi nào cần gặp bác sĩ ?
Đa số trường hợp mẹ bầu đi ngoài ra phân lẫn máu đều không phải điều đáng lo ngại do nguyên nhân chủ yếu là táo bón hoặc trĩ. Tuy nhiên, mẹ nên đi gặp bác sĩ nếu xuất hiện một trong những tình trạng dưới đây:
- Chảy máu kéo dài hơn 3 ngày
- Nguyên nhân do các bệnh lý nghiêm trọng hơn như viêm ruột hay nhiễm khuẩn tiêu hóa
- Đi ngoài ra máu kèm theo các triệu chứng toàn thân khác như:
- Sốt, mất nước (da khô, môi nứt, mắt trũng)
- Đau bụng dữ dội.
Mẹ bầu nên có chế độ khám thai định kì để có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như phản ánh những tình trạng bất thường này với bác sĩ. Nếu nguyên nhân đi ngoài ra máu của mẹ là do táo bón, gây ra khi bổ sung các chế phẩm bổ sung như canxi hay sắt không phù hợp, bác sĩ có thể đổi loại hoặc hiệu chỉnh liều nếu cần.
4. Chữa bà bầu đi ngoài ra máu an toàn, hiệu quả tại nhà
Bà bầu có thể cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu hay các rối loạn tiêu hóa bằng cách duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.
4.1. Uống nhiều nước
Khi cơ thể thiếu nước, lòng ruột sẽ tăng cường tái hấp thu nước từ phân làm cho phân ngày càng khô cứng và trầm trọng hơn tình trạng khó đi ngoài cũng như đi ngoài ra máu. Hơn thế nữa, nhu cầu nước ở phụ nữ có thai cũng cao hơn so với bình thường.
Do đó, bà bầu nên uống khoảng 2.5 – 3 lít nước mỗi ngày trong giai đoạn này để hạn chế tối đa táo bón do mất nước. Ngoài ra, mẹ có thể uống thêm một số loại nước trái cây khác để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cả bé và mẹ.
4.2. Xây dựng chế độ ăn khoa học và sử dụng chế phẩm bổ sung phù hợp
- Lưu ý về chế độ ăn: Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn, khoảng 20 – 25 gam chất xơ mỗi ngày. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều chất xơ vì có thể dẫn đến tình trạng đầy bụng khó tiêu và nặng hơn triệu chứng vốn có.
- Sử dụng chế phẩm bổ sung phù hợp: Sắt và canxi là hai nguyên tố cần thiết cho sự phát triển của trẻ từ trong bụng mẹ. Tuy nhiên, rất nhiều mẹ gặp tác dụng phụ là táo bón khi bổ sung những chế phẩm này do tương tác tạo phức giữa 2 nguyên tố này với thức ăn (như sữa, …). Khi đó, mẹ bầu có thể cân nhắc chuyển sang dạng sắt và canxi hữu cơ để cải thiện tình trạng này.
- Chia nhỏ bữa ăn: Mẹ bầu nên cân nhắc chia chế độ ăn thành 5 – 6 bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn mỗi ngày để giảm áp lực cho dạ dày cũng như đưa thức ăn xuống ruột thuận lợi hơn, tránh táo bón.
4.3. Vận động đều đặn, phù hợp với thể trạng
Việc tập luyện các bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ hay tập yoga 30 phút mỗi ngày phù hợp với bà bầu sẽ giúp mẹ có một sức khỏe ổn định, tâm trạng thoải mái hơn đồng thời cải thiện nhu động ruột và giảm thiểu tình trạng táo bón.
4.4. Thay đổi tư thế đi ngoài
Thai nhi tạo ra một áp lực lớn lên tử cung và toàn bộ cơ thể của người mẹ, do đó mẹ bầu luôn cảm thấy nặng nề khi ngồi thẳng quá lâu trong nhà vệ sinh. Do đó, mẹ bầu nên thay đổi tư thế đi ngoài từ ngồi thẳng sang hơi nghiêng người về phía trước, khuỷu tay đỡ lên đầu gối để giảm bớt một phần áp lực cơ thể. Ở tư thế này, mẹ sẽ cảm thấy nhẹ nhàng và dễ dàng hơn khi đi ngoài.
4.5. Tạo thói quen đi ngoài đúng giờ
Mẹ bầu được khuyên nên tập thói quen đi đại tiện vào buổi sáng, sau ăn 15-45 phút. Đây là thời điểm ruột kết hoạt động mạnh nhất cũng như kết hợp thêm phản xạ dạ dày sau ăn để tăng tống phân khỏi đại tràng.
Mẹ hãy kiên trì một thời gian để hệ tiêu hóa thích nghi và tạo thành phản xạ có điều kiện. Sau đó, mẹ bầu đi ngoài sẽ dễ dàng hơn nhiều.
4.6. Vệ sinh vùng hậu môn
Thai phụ nên vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ bằng khăn ấm sau khi đi ngoài để tránh tối đa tác động lên vùng chảy máu ở hậu môn (do trĩ hoặc nứt hậu môn) và tránh sự cư trú, lây lan của vi khuẩn từ hậu môn ngược lên ruột làm nhiễm khuẩn tiêu hóa.
4.7. Giảm căng thẳng, tinh thần thoải mái
Tâm trạng của thai phụ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ. Khi căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra càng nhiều cortisol làm chậm lại quá trình tiêu hóa, giảm nhu động ruột, gây ra táo bón và mẹ bầu có khả năng bị đi ngoài ra máu. Do đó, mẹ cần luôn giữ tâm trạng thoải mái suốt trong thời gian mang bầu để mang lại sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé.
4.8. Bổ sung men vi sinh ngăn ngừa táo bón, đi ngoài ra máu khi mang thai
Mặc dù các biện pháp không dùng thuốc kể trên thường cần duy trì trong thời gian dài để đạt hiệu quả. Do đó, mẹ bầu cần biện pháp không dùng thuốc an toàn khác giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng này: Bổ sung men vi sinh
Men vi sinh bổ sung lợi khuẩn, tái thiết lập cân bằng vi sinh, cải thiện tình trạng táo bón, giúp giảm triệu chứng đi ngoài ra máu rõ rệt. Tuy nhiên, mẹ bầu nên lựa chọn sản phẩm bổ sung lợi khuẩn thiết yếu, ở dạng sống – dạng tồn tại tự nhiên của lợi khuẩn để mang lại hiệu quả nhanh chóng.
Men vi sinh Imiale A+ chứa 6 tỷ lợi khuẩn thiết yếu Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-5 tăng gấp đôi khả năng bám dính tại đại tràng, kết hợp với chất xơ hòa tan hàm lượng cao, đóng vai trò như môi trường tồn tại của lợi khuẩn sẽ giúp lợi khuẩn ổn định và gắn đích hiệu quả. Hơn thế nữa, Imiale A+ áp dụng công nghệ bao kép độc quyền Cryoprotectant giúp bảo vệ lợi khuẩn trước môi trường acid dạ dày, đến gắn đích tại ruột non, ruột già và mang lại hiệu quả nhanh chóng.
Trong hầu hết các trường hợp bà bầu đi ngoài ra máu thì việc thay đổi chế độ ăn, vận động hợp lý là điều tất yếu. Ngoài ra, mẹ bầu nên bổ sung lợi khuẩn để ngăn ngừa, cải thiện tình trạng táo bón, tăng cường tiêu hóa trong giai đoạn thai kỳ. Lợi khuẩn an toàn, không gây tác dụng phụ khi sử dụng kéo dài.