Vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như quá trình sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bệnh có thể gây nên những cơn đau dai dẳng và vô cùng khó chịu. Vì vậy, để cải thiện tình trạng vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng, hãy cùng Imiale đi tìm hiểu các nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhé.
1. Dấu hiệu nhận biết đau dạ dày và đau đại tràng
Đau dạ dày và đại tràng là hai bệnh lý khác nhau. Chính vì vậy, để phân biệt được 2 bệnh này, bạn cần hiểu rõ các tiêu chí sau:
1.1 Đau dạ dày
Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương, viêm loét khiến người bệnh bị đau âm ỉ. Đây là bệnh lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.
Vị trí đau
Đau dạ dày thường đau ở 3 vị trí sau:
- Thượng vị: Vùng này nằm ở trên rốn, dưới xương ức của cơ thể. Cơn đau thường xuất hiện sau khi ăn, có thể đau âm ỉ vài giờ hoặc đau dữ dội, có khi đau lan sang vùng ngực, lưng.
- Đau bụng dưới bên trái và bên phải: Thông thường, các cơn đau xuất hiện ở vùng thượng vị trước, rồi lan rộng sang hai bên và cả vùng sau lưng, đặc biệt đau ở vùng bụng phía bên trái. Vùng này chỉ đau khi người bệnh nhịn đói. Sau khi ăn, người bệnh sẽ đỡ đau hơn, nhưng sẽ gặp tình trạng đầy hơi, chướng bụng,…
- Đau bụng vùng giữa: Đau co thắt hay âm ỉ quanh vùng rốn, lan sang cả những vùng lân cận.
Các triệu chứng
- Đau thượng vị: Đau vùng bụng giữa hoặc bên trái, có thể bị tức ngực. Thời gian đầu, người bệnh chỉ đau khi quá đói hoặc quá no.
- Buồn nôn và nôn: Dạ dày bị tổn thương nên bị kích thích, thức ăn khó tiêu, dễ bị trào ngược lên thực quản gây nên buồn nôn và nôn.
- Đầy bụng, khó tiêu: Dạ dày bị đau nên quá trình tiêu hóa kém đi, thức ăn bị ứ đọng gây ra đầy hơi, chướng bụng.
- Ợ chua hoặc ợ nóng: Do sự vận động của dạ dày bị rối loạn dẫn đến thức ăn khó tiêu và sinh hơi nên có các triệu chứng ợ chua và nóng.
- Chán ăn: Vì ăn vào dạ dày sẽ bị đau, thức ăn không được tiêu hóa hết nên người bệnh dần có cảm giác chán ăn. Cơ thể lúc đó sẽ không nạp đủ chất dinh dưỡng gây nên tình trạng suy nhược cơ thể.
- Xuất huyết dạ dày: Đây là triệu chứng nặng của bệnh đau dạ dày, người bệnh có thể nôn ra máu, đi ngoài phân màu đen, cơ thể mệt mỏi, choáng váng do thiếu máu.
1.2. Đau đại tràng
Đau đại tràng xảy ra khi niêm mạc đại tràng bị tổn thương do quá trình viêm nhiễm gây nên với nhiều mức độ khác nhau. Trường hợp nhẹ, người bệnh chỉ xuất hiện các vết viêm gây đau. Trường hợp nặng có thể xuất hiện các vết loét, xuất huyết, ổ áp xe ở đại tràng.
Vị trí đau
Có nhiều vị trí đau khác nhau, có thể đau ở vùng bụng hoặc đau ở 1 vùng cụ thể nào đó:
- Đau vùng hạ vị: Thường do mắc các bệnh lý về đại tràng xích ma như: viêm đại tràng, ung thư đại tràng xích ma.
- Đau vùng hố chậu trái: Có thể do các bệnh như: rối loạn đại tràng xuống, hội chứng ruột kích thích.
- Đau vùng hố chậu phải: Thường do đau ruột thừa, viêm manh tràng.
- Đau vùng hạ sườn trái: Có thể do các bệnh lý về rối loạn đại tràng.
- Đau vùng rốn: Đây là vị trí đau hay gặp nhất, thường là bệnh về đại tràng ngang.
Các triệu chứng
Đau đại tràng có triệu chứng khá giống với đau dạ dày. Cụ thể:
- Đau bụng âm ỉ hoặc đau dữ dội: Đau bụng thường diễn ra khi ngủ dậy và sau khi ăn xong, giảm đau sau khi đi đại tiện. Đồng thời, người bệnh còn có các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, khó chịu. Người bệnh đau nhiều khi bị táo bón kết hợp.
- Thay đổi số lần đi ngoài và màu sắc phân: Người bệnh đi đại tiện lúc lỏng, lúc rắn, không thành khuôn hoặc bị táo bón.
- Đi đại tiện nhiều lần trong ngày: Người bệnh thường xuyên có cảm giác buồn đi vệ sinh nhưng khó đi. Phân có thể chứa máu hoặc chất nhầy.
>>> Xem thêm: Triệu chứng viêm đại tràng chính xác- Nhận biết sớm viêm đại tràng
2. Nguyên nhân gây nên đau dạ dày và đau đại tràng
Nguyên nhân gây đau dạ dày và đại tràng xuất phát từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Có thể, bệnh bắt nguồn từ chế độ ăn uống không lành mạnh, tác dụng phụ của thuốc,… hay do mắc các bệnh lý kéo dài gây nên. Vì vậy, để cải thiện tình trạng bệnh, bạn cần hiểu rõ được các nguyên nhân cụ thể để có phương pháp điều trị phù hợp:
2.1. Đau dạ dày
- Nhiễm vi khuẩn HP: Vi khuẩn HP( Helicobacter pylori) là loại xoắn khuẩn gram âm, là loại xoắn khuẩn sống sót duy nhất và phát triển trong dạ dày. Loại vi khuẩn này lây qua đường ăn uống, chúng tồn tại và phát triển trong dạ dày ở nồng độ axit cao. Các vi khuẩn HP tiết ra độc tố, gây ra tình trạng viêm loét dạ dày.
- Chế độ ăn không khoa học: Người bệnh ăn quá no hoặc để bụng quá đói. Ăn những đồ không hợp vệ sinh, thức ăn quá cay, nóng, ăn không đúng giờ và sử dụng các chất kích thích có hại đến sức khỏe.
- Tác dụng phụ của thuốc: Khi sử dụng các thuốc kháng viêm steroid và thuốc kháng sinh liều cao như: Aspirin, Ibuprofen, naproxen,… gây ức chế hệ vi sinh vật trong dạ dày. Các loại thuốc này khiến người bệnh đau bụng âm ỉ, ợ hơi nóng và có các tác dụng phụ không mong muốn như: xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày,…
- Căng thẳng kéo dài: Những người có tâm lý căng thẳng, áp lực có nguy cơ bị đau dạ dày hơn người bình thường. Do tâm lý áp lực, lo lắng khiến dạ dày bị co bóp và tăng tiết dịch dẫn đến bị bào mòn và tổn thương dạ dày. Niêm mạc dạ dày bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày.
2.2. Đau đại tràng
- Nhiễm khuẩn đường ruột: Người bệnh bị đau đại tràng khi các vi khuẩn, virus xâm nhập vào đường ruột như: E. coli, sán, lỵ, Salmonella, Rota,.. . Chúng phát triển gây ra tổn thương trong đường ruột.
- Táo bón: Người bệnh bị táo bón kéo dài sẽ làm tổn thương niêm mạc đại tràng dẫn đến tình trạng viêm và đau đại tràng. Bệnh gây ra các vấn đề về đại tiện như: đau âm ỉ, đi ngoài ra máu,…
- Bị bệnh Crohn: Đây là căn bệnh gây viêm ruột mạn tính. Bệnh này khiến người bệnh trở nên tiêu chảy, đau bụng hoặc liên quan đến các triệu chứng khác về đường ruột.
- Bệnh lao: Theo các chuyên gia, những người mắc bệnh lao thực quản, lao phổi,… có nguy cơ mắc bệnh đại tràng cao do sự tấn công và sự xâm nhập của các vi khuẩn lao.
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh: Người bệnh hay bỏ bữa, ăn quá nhiều trong một bữa hoặc ăn những thức ăn chứa chất kích thích như: Thực phẩm cay, nóng, rượu bia, những đồ uống có ga,… nên dễ bị rối loạn nhu động ruột gây nên đau đại tràng.
- Người bệnh căng thẳng, stress: Những người hay chịu áp lực về công việc, stress,… cũng dễ bị rối loạn nhu động ruột gây nên cơn co thắt đại tràng.
- Lạm dụng kháng sinh: Do người bệnh sử dụng một số thuốc kháng sinh được kê đơn hay không kê đơn như: thuốc chống viêm steroid, mycophenolate, ipilimumab và axit retinoic. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra, việc này còn làm các vi khuẩn nhờn thuốc, kháng kháng sinh, niêm mạc đại tràng càng ngày càng yếu và dễ bị viêm đại tràng.
- Nhiễm độc hóa chất: Nếu nhiễm các hóa chất như: thủy ngân, thạch tín, vàng,… vào trong ruột già có thể gây viêm và tổn thương niêm mạc đại tràng.
2.3. Trường hợp vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng
Sử dụng thuốc giảm tiết axit dạ dày:
Acid dạ dày giúp tiêu hóa thức ăn và tiêu diệt hại khuẩn trong thực phẩm trước khi vận chuyển xuống ruột. Thuốc giảm tiết acid tác động vào hệ thần kinh khiến dạ dày giảm tiết acid, khiến pH tại dạ dày bị kiềm hóa. Do đó, lượng thức ăn xuống ruột chứa nhiều hại khuẩn chưa bị tiêu diệt.
Đặc biệt là vi khuẩn Clostridium Difficile, là vi khuẩn gây ra các bệnh về đường ruột nghiêm trọng. Tại đây, đường ruột bị nhiễm khuẩn dẫn đến vi khuẩn có hại phát triển khiến người bệnh vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng.
Sử dụng kháng sinh:
Không những tiêu diệt các vi khuẩn HP trong điều trị bệnh đau dạ dày mà còn diệt lượng lớn vi khuẩn có lợi trong đường ruột tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển gây rối loạn, viêm đau đại tràng.
Người bị đau dạ dày dễ bị đau đại tràng, nguyên nhân do mất cân bằng lợi khuẩn tại đại tràng trong quá trình điều trị bằng thuốc.
3. Cách điều trị vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng
Trước khi tiến hành điều trị bệnh vừa đau dạ dày, vừa đau đại tràng, người bệnh cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
- Điều trị bằng thuốc: Điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bệnh.
- Bổ sung lợi khuẩn, thiết lập cân bằng hệ vi sinh nhằm phục hồi niêm mạc dạ dày, đại tràng.
- Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt: Người bệnh nên ăn theo nhiều bữa trong ngày, ăn chín uống sôi, ăn thức ăn mềm dễ tiêu hóa,…
3.1 Điều trị nội khoa
Phương pháp chung trong điều trị nội khoa là sử dụng thuốc tây để làm giảm các triệu chứng kết hợp với chế độ ăn uống khoa học. Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc điều trị đau dạ dày và đau đại tràng sau:
Đau dạ dày
- Thuốc trị axit dạ dày: Giúp giảm và trung hòa axit có trong dạ dày. Thuốc làm giảm các triệu chứng, giúp mau lành các tổn thương và giảm tái phát.
- Thuốc kháng axit: Hỗ trợ cân bằng axit dịch vị dạ dày, giảm đau và bảo vệ tế bào trong dạ dày. Bạn nên dùng trước khi ăn 30 phút hoặc 1 giờ sau ăn.
- Thuốc ức chế bơm proton: Esomeprazole, lansoprazole và pantoprazole,…Có tác dụng làm ức chế hoạt động bơm của các tế bào axit trong dạ dày dẫn đến lượng axit trong dạ dày giảm đi. Bạn nên dùng trước bữa ăn 15 – 30 phút, trung bình 1 lần/ngày.
- Thuốc ức chế Histamin H2: Cimetidin, ranitidin, famotidin,… Loại thuốc này được sử dụng khi người bệnh dùng thuốc kháng axit không hiệu quả. Thuốc có tác dụng ức chế cạnh tranh thụ thể Histamin H2 tại thành tế bào dạ dày làm giảm tiết axit trong dạ dày. Bạn nên dùng trước khi ăn 30 phút, trung bình 2 lần/ngày. Nếu bạn dùng kết hợp cả thuốc kháng axit thì 2 loại thuốc phải cách nhau 2 giờ.
- Thuốc điều trị vi khuẩn HP: Loại thuốc này kết hợp giữa kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton. Thuốc có tác dụng hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn HP – nguyên nhân hàng đầu gây đau dạ dày.
Đau đại tràng
- Sử dụng kháng sinh: Có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, kháng lao, kháng nấm như: Metronidazol, Ciprofloxacin, Biseptol,… Những loại thuốc này chỉ nên sử dụng từ 5-7 ngày để tránh tác dụng phụ nguy hiểm.
- Thuốc điều trị tiêu chảy: Loperamide, Vinacode, Diarsed,…
- Thuốc trị táo bón: Người bệnh có thể dùng Alaxan, Normacol, Forlax,…
- Thuốc giảm đau, chống co thắt: Trimebutin, Mebeverine, Phloroglucinol,…
>>> Xem bài viết: Viêm đại tràng uống thuốc gì khỏi dứt điểm?
3.2 Bổ sung men vi sinh
Bổ sung men vi sinh cho người bệnh đau dạ dày, đại tràng giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ức chế sự phát triển của hại khuẩn, ngăn ngừa nguy cơ rối loạn tiêu hóa. Đồng thời, men vi sinh còn giúp cải thiện tình trạng, táo bón, đầy hơi, chướng bụng,… hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể, các niêm mạc bị tổn thương nhanh chóng được hồi phục.
Theo các chuyên gia, men vi sinh Imiale A+ gắn đích xuất xứ từ Đan Mạch với 6 tỷ lợi khuẩn cùng với chất xơ hòa tan trong mỗi liều bao gồm: Lactobacillus LA-5 và Bifidobacterium BB-12. Sản phẩm giúp cân bằng các vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại cho đường ruột, cải thiện nhanh chóng tình trạng đau dạ dày, đại tràng cho người bệnh.
>>> Xem bài viết: 450 nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả và an toàn của Imiale A+
3.3 Điều trị ngoại khoa
Được áp dụng khi bệnh nặng không được cải thiện khi dùng thuốc cần đến biện pháp phẫu thuật, can thiệp y khoa như: hóa trị, trị xạ, truyền dịch,… để kiểm soát và ngăn ngừa bệnh.
Bên cạnh đó, phụ thuộc vào mức độ tổn thương của người bệnh mà có thể nội soi cắt 2/3 hoặc toàn phần đại tràng. Sau đó, bác sĩ tiến hành khâu dạ dày với tá tràng để phục hồi lại chức năng của đường ruột.
3.4. Thay đổi chế độ ăn uống khoa học
Việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học rất quan trọng với những người bệnh đau dạ dày, đại tràng. Vì vậy, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống khoa học như sau:
Những thực phẩm nên ăn:
- Rau xanh, trái cây: Rau xanh phải được nấu chín, trái cây ăn phải gọt bỏ vỏ. Các thực phẩm này giúp bổ sung chất xơ và các vitamin, giảm nguy cơ bị táo bón.
- Uống nước 2 – 3 lít mỗi ngày giúp nhuận tràng, tốt cho hệ tiêu hóa, hạn chế tình trạng táo bón.
- Bổ sung các loại hạt, ngũ cốc, khoai lang,… có khả năng trung hòa axit, bảo vệ được niêm mạc dạ dày.
- Người bệnh nên ăn những thực phẩm mềm, hấp, luộc,…
Những thực phẩm không nên ăn:
- Tránh những đồ ăn làm tăng dịch vị axit như: xoài chua, quýt, khế chua,…
- Hạn chế các thực phẩm từ sữa, dễ gây khó tiêu vì chứa nhiều đạm
- Tránh những đồ uống có ga và những đồ ăn cay, nóng,… chứa chất kích kích.
- Không nên ăn mặn vì khi đó dịch vị axit trong dạ dày sẽ tăng, làm tăng thêm cơn đau.
- Không nên sử dụng những đồ ăn sẵn, đồ ăn hộp không rõ nguồn gốc để tránh những vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường ruột.
3.5. Các biện pháp kết hợp
- Chườm ấm: Sử dụng túi chườm ấm để trực tiếp vào vùng bụng bị đau. Chườm ấm có tác dụng làm lưu thông khí huyết và giảm đau hiệu quả.
- Massage bụng: Khép 3 đầu ngón tay xoa vào bụng theo chiều kim đồng hồ có thể làm giảm đau cho người bệnh.
- Sử dụng mật ong kết hợp tinh bột nghệ: Trong nghệ có thành phần curcumin giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Lấy 1 thìa tinh bột nghệ pha với 70ml nước, rồi cho thêm 1 thìa mật ong vào khuấy đều, uống vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy để giảm cơn đau. Ngoài ra, cách này có thể tiêu diệt vi khuẩn HP, tăng sức đề kháng và cải thiện cơn đau nhanh chóng.
Trên đây là những kiến thức cần thiết Imiale đã giới thiệu cho người bệnh vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng cùng tham khảo. Mong rằng qua bài viết, bạn sẽ biết thêm được nhiều kiến thức bổ ích về cách điều trị và phòng bệnh hiệu quả để đảm bảo sức khỏe một cách tốt nhất.
Nếu bạn có thắc mắc gì,hãy liên hệ Imiale theo Hotline 1900 9482 để được các chuyên gia hỗ trợ sớm nhất!