Tỏi từ lâu đã được nhắc đến như một nguyên liệu thuốc tự nhiên, mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khoẻ và được dùng rất phổ biến. Đặc biệt trong thành phần của tỏi có tác dụng tăng cường tiêu hoá và ngăn ngừa các bệnh liên quan. Vậy “Viêm đại tràng có nên ăn tỏi không?”. Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.
Mục lục
1. Thành phần hoạt chất có trong tỏi
Tỏi chứa rất nhiều hoạt chất mang lại lợi ích cho sức khỏe. Trong đó, nổi bật nhất là Allicin – một hợp chất lưu huỳnh hữu cơ, tạo ra mùi hăng và vị đặc trưng của tỏi. Nó có đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa rất tốt. Bên cạnh đó, Allicin phối hợp với các hợp chất khác trong tỏi (chẳng hạn như Saponin, Phenol, Polysacarit…) để tạo ra nhiều tác dụng khác nhau.
Trong một nhánh tỏi (3g) cũng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, với nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khoẻ như:
- Mangan: Chiếm 2% nhu cầu Mangan của cơ thể hàng ngày (DV)
- Vitamin B6: 2% DV
- Vitamin C: 1% DV
- Selen: 1% DV
- Chất xơ: 0,06 gam
- …
2. Công dụng hữu ích của tỏi đối với sức khỏe
Từ xưa, tỏi đã được y học cổ truyền đưa vào các bài thuốc giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh và đạt được hiệu quả tốt. Ngày nay, tỏi càng được sử dụng rộng rãi hơn. Nó được bổ sung vào bữa ăn như một loại gia vị, đồng thời cũng như một loại thuốc giúp phòng và chữa bệnh. Dưới đây là một số lợi ích của tỏi đối với sức khỏe:
2.1. Tăng cường hệ miễn dịch
Allicin trong tỏi có đặc tính kháng khuẩn, kích thích tăng phản ứng miễn dịch để ngăn chặn sự xâm nhập của virus vào tế bào cơ thể. Bên cạnh đó, các vitamin B, C, sắt, kẽm, selen… hỗ trợ tăng sức đề kháng và thúc đẩy quá trình chuyển hoá trong cơ thể. Từ đó, tạo cho cơ thể một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, chống lại nhiều bệnh tật, đặc biệt là cúm mùa.
2.2. Được coi như một loại kháng sinh mạnh
Diallyl sulfide – một hợp chất trong tỏi, giúp chống lại vi khuẩn Campylobacter hiệu quả gấp 100 lần so với các loại kháng sinh thông thường. Vi khuẩn này là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm trùng đường ruột.
2.3. Cung cấp một lượng lớn chất chống oxy hóa
Các chất chống oxy hóa có trong tỏi giúp bảo vệ các tế bào khỏi sự tổn thương do các gốc tự do gây ra. Điều này không những giúp cơ thể giảm tình trạng viêm, lão hoá mà còn có thể ngăn ngừa các bệnh ung thư.
2.4. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn nhiều tỏi sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch hiệu quả. Thông qua việc giảm cholesterol trong máu, chống đông máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, cao huyết áp,…
Ngoài ra, trong tỏi còn chứa Diallyl trisulfide – chất hoạt động tương tự như Hydro sulfua nhưng an toàn hơn. Nó giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch, đặc biệt là sau phẫu thuật tim hoặc sau cơn đau tim.
3. Viêm đại tràng có nên ăn tỏi không?
Viêm đại tràng là bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, xảy ra khi ruột kết bị viêm hoặc bị kích thích. Viêm đại tràng có nhiều triệu chứng phức tạp, mức độ thay đổi theo thời gian. Người mắc viêm đại tràng thường có cảm giác đau quặn bụng vùng hố chậu, kèm theo đầy hơi, chướng bụng, đại tiện bất thường, giảm cân… Bệnh có thể tiến triển nặng hơn, xuất hiện các vết loét ở niêm mạc đại tràng và đi ngoài ra máu.
Nguyên nhân gây ra viêm đại tràng rất đa dạng, có thể kể đến như:
- Do ngộ độc hoặc dị ứng với thức ăn
- Nhiễm các loại vi khuẩn (như lỵ amip, thương hàn, tả, E. coli,…) hoặc nấm nấm (như Candida…)
- Viêm đại tràng do bệnh tự miễn
- Chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu lành mạnh tâm lý căng thẳng, stress, di truyền…
- Sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn đường ruột
- …
Vậy với những đặc điểm như trên, thì người bị viêm đại tràng ăn tỏi có tốt không?
Câu trả lời là CÓ. Như đã biết, trong thành phần của tỏi có chứa hàm lượng lớn các vitamin và khoáng chất,… Đặc biệt là Allicin-thành phần quan trọng nhất của tỏi, được coi là một kháng sinh tự nhiên có hoạt tính rất mạnh. Allicin kết hợp với các hoạt chất khác trong tỏi, tạo ra các tác dụng có lợi cho người viêm đại tràng như sau:
3.1. Kháng khuẩn, chống viêm
Nguyên nhân chủ yếu gây viêm đại tràng chính là do sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào trong đường tiêu hoá. Các thành phần có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm mạnh trong tỏi sẽ giúp chống lại những vi khuẩn này. Tỏi sẽ giúp giảm nguy cơ gây nhiễm trùng, viêm loét niêm mạc đại tràng.
3.2. Tăng cường hệ miễn dịch
Mắc viêm đại tràng kéo dài sẽ gây ra nhiều rối loạn cho cơ thể. Dẫn đến hệ miễn dịch bị suy yếu, cơ thể giảm khả năng chống chọi lại bệnh tật. Do đó, việc bổ sung tỏi thường xuyên sẽ giúp tăng đề kháng, hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng.
3.3. Tỏi giúp kích thích quá trình tiêu hóa, giảm đầy hơi, chướng bụng
Allicin phối hợp với các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh ở đường tiêu hoá. Từ đó, cải thiện chức năng hoạt động của dạ dày và đường ruột tốt hơn.
Ngoài ra, hoạt chất carbohydrate trong tỏi còn giúp phân hủy lượng khí sinh ra trong quá trình tiêu hóa – một nguyên nhân gây ra triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu ở người viêm đại tràng.
3.4. Chống oxy hoá và chống ung thư mạnh mẽ
Allicin và các chất chống oxy hoá có khả năng chống lại các gốc tự do – thủ phạm gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ung thư. Thông qua việc ức chế sự phát triển của các tế bào và kích thích các tế bào ung thư lão hóa sớm.
Trong khi đó, tình trạng viêm loét đại tràng kéo dài hoặc tái phát liên tục, sẽ thúc đẩy các tế bào biểu mô niêm mạc chuyển thành ác tính, gây ra ung thư đại tràng. Do đó, để phòng ngừa nguy cơ mắc ung thư hãy tập thói quen ăn nhiều tỏi.
4. Hướng dẫn sử dụng tỏi đúng cách đem lại hiệu quả cao
Tỏi rất tốt cho sức khoẻ và được sử dụng phổ biến, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết sử dụng loại vị thuốc này đúng cách.
Thông thường, tỏi được chế biến xào nấu với thức ăn sống, chính điều này vô tình làm giảm mất hoạt tính của tỏi. Bởi trong tỏi có các vitamin, carbohydrate và khoáng chất… bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Do đó, sử dụng tỏi sống sẽ đem có lợi cho sức khoẻ hơn cả. Đồng thời, hãy sử dụng tỏi theo những lưu ý sau để đạt được hiệu quả tốt nhất:
- Trước khi ăn nên đập nát tỏi ra, giúp làm hoạt hóa Alliin thành Allicin.
- Sau khi đã đập tỏi thì để yên khoảng 10 – 15 phút, rồi mới bắt đầu nấu.
- Tạo thói quen ăn tỏi thường xuyên và nên ăn nhiều hơn 1 nhánh tỏi mỗi bữa ăn.
- Có thể thái mỏng, phơi khô tỏi hoặc có thể làm bột tỏi để bảo quản dễ hơn, đồng thời các hoạt chất trong tỏi sẽ bền hơn.
- Để giảm bớt mùi vị cay nồng của tỏi, có thể ngâm tỏi với giấm. Vừa giúp che giấu mùi vị, vừa làm tăng tác dụng dược lý của tỏi. Vì trong môi trường axit, tỏi được hấp thu nhanh hơn.
- Có thể ép tỏi lấy tinh dầu, uống vào thời điểm trước bữa ăn tối hoặc trước khi ngủ. Cách này sẽ giúp kích thích hô hấp, tăng cường trao đổi khí và thông thoáng đường thở. Buổi sáng thức dậy, cơ thể sẽ cảm thấy nhẹ nhõm, sảng khoái.
5. Lưu ý khi dùng tỏi để chữa viêm đại tràng
Dù tỏi mang lại nhiều công dụng tuyệt vời, nhưng nếu lạm dụng quá mức có thể gây ra tình trạng kích ứng ở niêm mạc đường tiêu hoá. Điều này sẽ gây phản tác dụng, tái diễn tình trạng ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, tiêu chảy… Do đó, hạn chế ăn tỏi quá 10g/ngày và không ăn khi đói để tránh làm nặng thêm bệnh viêm loét đường tiêu hoá.
Bên cạnh việc sử dụng tỏi để chống viêm đại tràng, cần kết hợp thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt lành mạnh để có hiệu quả tốt hơn.
Ngoài ra, cần lưu ý một số trường hợp không nên ăn tỏi như:
- Người đang mắc bệnh về mắt
- Người đang có dấu hiệu tiêu chảy
- Người có tiền sử mắc các bệnh về gan, thận, loét dạ dày
- Không ăn tỏi cùng trứng, mật ong, cá trắm, cá diếc, thịt gà, thịt chó,…
- Không ăn tỏi sống nếu đang uống thuốc chống đông máu.
- …
Tỏi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là bệnh viêm đại tràng. Do đó, ăn tỏi với liều lượng vừa phải và đúng cách sẽ giúp mang lại hiệu quả tối ưu, nâng cao sức đề kháng và đẩy lùi bệnh tật. Mong rằng, với những thông tin bài viết chia sẻ đã giúp bạn giải đáp được phần nào thắc mắc “Viêm đại tràng có nên ăn tỏi không?” và hiểu được cách sử dụng tỏi để phát huy tác dụng với sức khỏe tối đa.
Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.