Viêm dạ dày và hội chứng ruột kích thích là hai bệnh lý tiêu hóa thường gặp, các triệu chứng khá giống nhau nên rất khó phân biệt. Nếu không xác định được chính xác bạn đang mắc phải bệnh nào trong hai bệnh trên sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị và dùng thuốc. Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc phân biệt được hai loại bệnh lý trên và đưa ra hướng xử trí khi mắc bệnh.
Mục lục
1. Thế nào là viêm dạ dày và hội chứng ruột kích thích
1.1. Khái niệm viêm dạ dày và hội chứng ruột kích thích
Viêm dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày tổn thương bởi các yếu tố bên ngoài, gây ra các phản ứng viêm, dẫn đến tình trạng niêm mạc sưng, đỏ, sung huyết. Niêm mạc dạ dày có tác dụng giúp bảo vệ dạ dày tránh bị bào mòn bởi acid dịch vị và tránh những tổn thương lan rộng sâu tới cơ dạ dày. Do đó, niêm mạc dạ dày tổn thương nặng có nguy cơ bị phá hủy và thủng dạ dày nếu không được điều trị hợp lý.
Hội chứng ruột kích thích (bệnh viêm đại tràng co thắt) là tình trạng rối loạn chức năng co thắt của đại tràng, gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, táo bón. Tuy nhiên, khi nội soi, không có bất cứ một tổn thương thực thể, một ổ viêm loét nào.
1.2. Nguyên nhân gây viêm dạ dày và hội chứng ruột kích thích
Viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích đều có thể gây ra bởi chế độ ăn không hợp lý, do căng thẳng, stress. Ngoài ra, những nguyên nhân chủ yếu khác dẫn đến 2 bệnh lý này cụ thể như sau:
Nguyên nhân gây viêm dạ dày: do nhiễm vi sinh, ký sinh ( thường gặp nhất là nhiễm Helicobacter Pylori HP, Nhiễm Helicobacter heilmannii, Nhiễm Mycobacterium, Histoplasmosis, Syphilis…Nhiễm ký sinh trùng như giun lươn, Nhiễm CMV hay Herpes Virus…) và các nguyên nhân khác không do nhiễm khuẩn như sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê, các thuốc giảm đau phi Steroid; bệnh tự miễn, dị ứng; thói quen ăn uống, thời gian sinh hoạt bị đảo lộn, căng thẳng, stress,…
Nguyên nhân hội chứng ruột kích thích: tâm sinh lý ( lo lắng, mất ngủ, căng thẳng, trầm cảm,…), chế độ ăn uống không khoa học, thức ăn không sạch, bị nhiễm độc, tiền sử mắc bệnh về đường tiêu hóa, mắc bệnh lý nội tiết,…
Từ các nguyên nhân gây ra viêm dạ dày và hội chứng ruột kích thích, ta thấy rằng:
- Nguyên nhân có thể dẫn tới mắc cả hai bệnh: nhiễm vi sinh, ký sinh; thức ăn, nước uống không sạch, bị nhiễm độc; lo lắng, căng thẳng, stress,…
- Nguyên nhân có nguy cơ bị viêm dạ dày cao hơn: nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori
1.3. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm dạ dày và hội chứng ruột kích thích
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm dạ dày: bệnh nhân lớn tuổi; hay bị căng thẳng, stress; uống nhiều rượu bia, sử dụng nhiều thuốc giảm đau phi steroid,…
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh hội chứng ruột kích thích: bệnh nhân bị căng thẳng, mất ngủ, ngộ độc thức ăn, dùng thuốc có chứa thành phần nội tiết tố, nữ giới có khả năng mắc cao hơn hai lần nam giới,…
2. Phân biệt triệu chứng viêm dạ dày và hội chứng ruột kích thích
Để phân biệt được chính xác hai bệnh lý này để có hướng điều trị cho phù hợp, người bệnh cần phải nắm rõ các triệu chứng điển hình của bệnh. Dưới đây là bảng phân biệt các triệu chứng điển hình của viêm dạ dày và hội chứng ruột kích thích :
>>> Xem thêm: Biểu hiện của hội chứng ruột kích thích mà bạn cần quan tâm
3. Cách xử trí viêm dạ dày và hội chứng ruột kích thích
Khi mắc phải hai bệnh trên bạn cần có những cách xử trí phù hợp để tình trạng bệnh thuyên giảm, tránh gây những biến chứng làm bệnh nặng hơn.
Hai bệnh viêm dạ dày và hội chứng ruột kích thích dễ nhầm lẫn với nhau, tuy nhiên rất nhiều người mắc cả hai bệnh lý này, đặc biệt với những người thường xuyên căng thẳng, stress. Lý do vì hệ thần kinh ruột điều khiển hoạt động của dạ dày và đường ruột, đồng thời hệ thần kinh ruột lại bị chi phối bởi hệ thần kinh trung ương ở não bộ. Khi quá căng thẳng, chức năng của não bộ kém dẫn tới rối loạn hoạt động của hệ thần kinh ruột khiến các chất kích thích bị tăng tiết quá mức làm cơ trơn đại tràng co bóp mạnh gây tiêu chảy, đau quặn bụng,… hoặc ức chế làm cơ trơn đại tràng giảm co bóp gây táo bón, đầy hơi, tăng tiết acid và co bóp thất thất thường gây viêm dạ dày.
Việc áp dụng một số biện pháp không dùng thuốc có thể giúp cải thiện hai loại bệnh viêm dạ dày và hội chứng ruột kích thích.
3.1. Biện pháp không dùng thuốc
Ăn uống khoa học
- Viêm dạ dày: Bệnh nhân nên sử dụng những thực phẩm có khả năng trung hoà acid dịch vị,…tránh ăn đồ chua, cay nóng, quá ngọt, đồ có gas, rượu, bia, thuốc lá, cafe, đồ ăn nhanh,…
- Hội chứng ruột kích thích: bệnh nhân nên bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ, uống nhiều nước, kiêng tanh, tránh các thực phẩm FODMAPs vì các thực phẩm này kém hấp thu nhưng dễ bị lên men tạo ra khí gây trướng bụng, đầy hơi ở bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích.
- Mắc cả hai bệnh: tránh ăn đồ ăn nhanh, đồ có gas gây trướng bụng, đầy hơi
Giảm căng thẳng, stress
- Viêm dạ dày: Vận động thường xuyên, biện pháp tâm lý, giảm căng thẳng, stress bằng cách tập hít thở, yoga, massage, thiền, đi du lịch,…
- Hội chứng ruột kích thích: bằng các liệu pháp tâm lý, tập yoga, ngồi thiền,…
- Mắc cả hai bệnh: vận động, tập luyện như tập yoga, ngồi thiền, có thể dùng các liệu pháp tâm lý
Bổ sung men vi sinh
- Viêm dạ dày: chứa các lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cạnh tranh với các vi khuẩn có hại như HP. Ngoài ra men vi sinh còn giúp kích thích tiêu hóa, giảm tình trạng đầy trướng bụng, ợ hơi, ợ chua và cải thiện viêm loét dạ dày tá tràng.
- Hội chứng ruột kích thích: cung cấp các lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.
- Mắc cả hai bệnh: dùng men vi sinh để cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng lợi khuẩn và ức chế sự phát triển của hại khuẩn
Trong các sản phẩm men vi sinh trên thị trường, bạn có thể tham khảo sản phẩm Imiale A+ – lợi khuẩn sống gắn đích từ đan mạch, hoàn toàn an toàn, có thể sử dụng kéo dài mà không gây tác dụng phụ.
Men vi sinh Imiale A+ giúp cân bằng hệ vi sinh, phục hồi và bảo vệ niêm mạc ruột giúp cải thiện tình trạng viêm, tạo màng nhầy bảo vệ và phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa. Ngoài ra, Imiale A+ còn ngăn ngừa mầm bệnh, tăng cường đào thải hại khuẩn và giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng chống chọi với tác nhân gây bệnh.
>>> Xem thêm: 450 bằng chứng nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả và an toàn của Imiale
3.2. Biện pháp dùng thuốc
- Viêm dạ dày: Một số thuốc được dùng cho người bệnh viêm dạ dày:
- Thuốc antacid: trung hòa acid dịch vị, giảm đau nhanh nhưng có thể có các tác dụng phụ như tiêu chảy hoặc táo bón,…
- Ức chế thụ thể H2: giúp giảm lượng acid được đưa vào đường tiêu hóa, giảm đau do viêm và giúp tổn thương nhanh lành
- Ức chế bơm proton (PPI): giảm tiết acid bằng cách ức chế tế bào tiết acid dạ dày
- Thuốc bao vết loét niêm mạc dạ dày để tránh thủng dạ dày, giảm đau; thuốc chống HP như phối hợp các kháng sinh clarithromycin và amoxicillin; thuốc giảm co thắt cơ trơn,…),
- Hội chứng ruột kích thích: bạn nên đi khám bác sĩ để biết mức độ nặng nhẹ của bệnh và có hướng điều trị phù hợp, không nên tự ý sử dụng thuốc vì có thể không chữa được bệnh mà còn gây ra những tác dụng không mong muốn khác. Một số thuốc sử dụng chữa hội chứng ruột kích thích:
- Thuốc trị táo bón: dùng với các hội chứng ruột kích thích thể táo bón, làm tăng nhu động ruột bằng các viên uống bổ sung chất xơ, thuốc nhuận tràng,…
- Thuốc trị tiêu chảy: làm phân không bị lỏng, nát, tăng độ đặc bằng cách làm giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch tiêu hóa
- Thuốc trị đầy hơi: dùng với các hội chứng ruột kích thích gây đầy hơi, làm giảm thời gian di chuyển của hơi trong ống tiêu hóa, giúp đẩy hơi ra bên ngoài.
4. Bị viêm dạ dày và hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không
Viêm dạ dày và hội chứng ruột kích thích không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh. Các bệnh này có thể dẫn tới một số biến chứng như sau:
- Biến chứng do viêm dạ dày: Hẹp môn vị dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, ung thư dạ dày,…
- Biến chứng do hội chứng ruột kích thích: rối loạn chức năng tiêu hoá, suy dinh dưỡng, bệnh trĩ, biến chứng khi mang thai, ảnh hưởng tâm lý (do trục não ruột có liên kết với nhau)
- Trong trường hợp mắc đồng thời hai bệnh: các biến chứng trở nên càng trầm trọng hơn. Chẳng hạn viêm dạ dày khiến bệnh nhân khó tiêu hoá, thức ăn không được hấp thu làm người bệnh suy dinh dưỡng, trong khi hội chứng ruột kích thích cũng khiến bệnh nhân gặp tình trạng rối loạn chức năng tiêu hoá, khiến cơ thể suy nhược trầm trọng, mệt mỏi…
>>> Xem bài viết: Xử lý hội chứng kích thích không tái đi tái lại – Bí quyết từ chuyên gia
Viêm dạ dày và hội chứng ruột kích thích cần phân biệt để có hướng điều trị thích hợp. Trường hợp mắc cả hai bệnh, người bệnh cần duy trì chế độ ăn lành mạnh, sinh hoạt khoa học và bổ sung men vi sinh để đảm bảo hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hoạt động trơn tru. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho những người đang mắc hoặc có người thân mắc phải hai căn bệnh trên.
Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.