Hiện nay, Lactobacillus acidophilus LA-05 có mặt trong nhiều chế phẩm sinh học như sữa chua, men vi sinh,…. Đây là chủng vi khuẩn an toàn với sức khỏe con người, đồng thời mang lại ích vượt trội cho đường tiêu hóa. Vậy, Lactobacillus acidophilus LA-05 là gì? Để hiểu thêm về đặc điểm và công dụng của chúng, hãy cùng tìm hiểu qua bài biết dưới đây!
Mục lục
1. Lactobacillus acidophilus LA-05 là gì?
Lactobacillus acidophilus LA-05, thường được biết đến với tên thương mại LA-05, là chủng lợi khuẩn được nghiên cứu và phát triển bởi Chr.Hansen – tập đoàn có hơn 100 năm kinh nghiệm về phát triển lợi khuẩn cho hệ sinh vật trong cơ thể người.
Lactobacillus acidophilus LA-05 phân bố chủ yếu ở đường tiêu hóa, tiết niệu hay hệ sinh dục. Ngoài ra, có thể tìm thấy LA-05 trong một số thực phẩm lên men như sữa chua, men vi sinh…
2. Phân loại chủng lợi khuẩn Lactobacillus acidophilus LA-05
Lactobacillus acidophilus LA-05 thuộc chi Lactobacillus. Hiện nay, chi Lactobacillus đã định danh hơn 170 loài. Trong đó, một số loài phổ biến:
- Lactobacillus reuteri, gồm các chủng: Protectis, RC-14®
- Lactobacillus rhamnosus, gồm các chủng: GG, GR-1®, Rosell-11
- Lactobacillus acidophilus, gồm các chủng: LA-05, NCFM®, Rosell-52
- Lactobacillus plantarum, gồm chủng: 299V
- Lactobacillus casei, gồm các chủng: DN-114001, Shirota.
3. Đặc điểm của chủng lợi khuẩn Lactobacillus acidophilus LA-05
Lactobacillus acidophilus LA-05 mang đầy đủ những đặc điểm chung của chi Lactobacillus, bao gồm:
- Là vi khuẩn Gram dương, không sinh bào tử (không có khả năng sinh sản vô tính).
- Thuộc nhóm vi khuẩn kỵ khí (môi trường sống thiếu Oxy)
- Hình que
- Có khả năng sinh acid lactic.
Ngoài ra, chủng Lactobacillus acidophilus LA-05 có khả năng sống sót trong đường tiêu hóa, sinh acid lactic, acid acetic và hydroperoxyd – các chất ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh đường tiêu hóa. Vì vậy, đây là một trong những chủng lợi khuẩn đường ruột quan trọng với cơ thể con người.
4. Vai trò của Lactobacillus acidophilus LA-05 với sức khỏe con người
Các nhà khoa học đã tiến hành nhiều nghiên cứu để chứng minh tác dụng của Lactobacillus acidophilus LA-05 với sức khỏe con người. Cụ thể:
4.1. Cải thiện chức năng tiêu hóa
Lactobacillus acidophilus LA-05 có khả năng bám dính vào ruột tạo một lớp màng bảo vệ, đồng thời sản xuất ra các chất kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây hại đường ruột. Vì vậy, người sử dụng các chế phẩm bổ sung LA-05 giảm đáng kể các tình trạng táo bón, tiêu chảy.
Táo bón
Các nhà khoa học chỉ ra rằng, số lượng lợi khuẩn giảm dần từ khi sinh ra đến khi lớn lên, đặc biệt giảm ở độ tuổi ngoài 50. Đây là điều kiện thuận lợi cho các các vi khuẩn Clostridia hoặc Enterobacteria phát triển và gây táo bón. Vì vậy, bổ sung lợi khuẩn LA-05 là một biện pháp cải thiện tình trạng này.
Điều này đã được chứng minh bằng cách thử nghiệm trên 150 bệnh nhân là người lớn (từ 20 đến 80 tuổi). Sau khi nghiên cứu kết thúc, nhóm được sử dụng men vi sinh có chứa lợi khuẩn LA-05 tăng hơn 3 lần đi ngoài mỗi tuần so với nhóm sử dụng giả dược, đồng thời dạng phân được phục hồi từ dạng 1-2 (táo bón) về dạng 3-4 (bình thường). Như vậy có thể kết luận, LA-05 giúp cải thiện đáng kể tình trạng táo bón ở người lớn [1].
Tiêu chảy
Tiêu chảy là vấn đề tiêu hóa khá thường gặp, chủ yếu gây ra bởi mầm bệnh trong thức ăn, nước uống (đặc biệt là các vi khuẩn như Escherichia coli, Salmonella, Shigella). Đây cũng là tác dụng phụ phổ biến khi sử dụng kháng sinh. Bởi kháng sinh tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi và có hại, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Việc này tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển, dẫn đến tiêu chảy trên người sử dụng kháng sinh.
Nghiên cứu của Chatterjee S và cộng sự đã chứng minh sử dụng men vi sinh (có chứa lợi khuẩn LA-05) làm giảm thời gian tiêu chảy do sử dụng kháng sinh 2 lần, đồng thời giảm tỉ lệ tiêu chảy nặng 3 lần so với giả dược [2]. Ngoài ra, một nghiên cứu khác có chỉ ra rằng, việc điều trị tiêu chảy bằng kháng sinh có thể gây kháng thuốc. Vì vậy, sử dụng men vi sinh chứa LA-05 và BB-12 (Bifidobacterium BB-12) có thể là giải pháp thay thế, tuy nhiên cần nghiên cứu thêm [3].
4.2. Tăng tỷ lệ diệt trừ Helicobacter pylori.
Helicobacter pylori (H.pylori) là vi khuẩn hàng đầu gây viêm loét dạ dày. Những bệnh nhân nhiễm H.pylori được chỉ định điều trị với phác đồ chứa kháng sinh trong thời gian dài. Vì vậy, nhiều người gặp phải tình trạng tiêu chảy do kháng sinh, dẫn đến giảm tuân thủ điều trị, làm giảm tỉ lệ diệt trừ vi khuẩn. LA-05 đã được chứng minh có vai trò cải thiện tình trạng trên.
Cụ thể, năm 2002, Sheu và cộng sự đã tiến hành thử nghiệm trên 160 bệnh nhân nhiễm H.pylori. Sheu chia ngẫu nhiên nhóm bệnh nhân này thành hai nhóm nhỏ, một nhóm chỉ dùng kháng sinh và một nhóm bổ sung sữa chua có chứa Lactobacillus acidophilus LA-05. Họ được yêu cầu tiếp tục sử dụng 4 tuần sau khi kết thúc liệu pháp. Kết quả là, nhóm bệnh nhân điều trị với sữa chua chứa LA-05 có tỉ lệ tiệt trừ H.pylori lên đến 91%, cao hơn nhóm không điều trị với sữa chua với tỉ lệ diệt H.pylori chỉ có 78% [4].
4.3. Hỗ trợ phục hồi chức năng đại tràng
Chức năng đại tràng bị ảnh hưởng gây ra một số triệu chứng tiêu biểu như: Đau bụng, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài…, làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. LA-05 đã được chứng minh có khả năng hỗ trợ phục hồi chức năng đại tràng trên 2 nhóm đối tượng chính: Bệnh nhân viêm loét đại tràng và bệnh nhân sau phẫu thuật đại tràng.
Trên bệnh nhân viêm loét đại tràng
Sau khi tiến hành thử nghiệm trên 51 bệnh nhân viêm loét đại tràng, Laake KO và cộng sự đã chỉ ra rằng, LA-05 làm giảm đáng kể các triệu chứng trên bệnh nhân viêm loét đại tràng như: Đại tiện không tự chủ, rò rỉ, đau quặn bụng, giảm tần suất đi ngoài… [5].
Trên bệnh sau phẫu thuật đại tràng
Các bệnh nhân sau phẫu thuật đại tràng được sử dụng chế phẩm bổ sung probiotic chứa chủng LA-05 rút ngắn thời gian nằm viện trung bình từ 7,5 còn 5 ngày và giảm thời gian phục hồi chức năng đại tràng, giảm tần suất đặt ống thông và truyền tĩnh mạch hơn so với nhóm bệnh nhân chăm sóc thông thường [6].
4.4. Cải thiện tiểu đường type 2
Hệ vi sinh vật đường ruột trên bệnh nhân tiểu đường type 2 và trên bệnh nhân khỏe mạnh có sự khác biệt rõ rệt. Sự khác biệt này là yếu tố quan trọng quyết định tiến triển của bệnh. Vì vậy, việc kiểm soát hệ vi sinh đường ruột giúp kiểm soát đường huyết đáng kể trên bệnh nhân tiểu đường type 2.
Điều này được Tonucci và cộng sự chứng minh sau khi nghiên cứu trên 50 bệnh nhân tiểu đường type 2. Kết quả là, sau 6 tuần, nồng độ đường trong máu giảm 9,91 mmol/L trên nhóm bệnh nhân sử dụng probiotic có chứa LA-05. Đồng thời, trên các bệnh nhân này, nồng độ HbA1c giảm 0,65%, LDL-Cholesterol giảm 0,2 mmol/L. Như vậy, có thể thấy lợi khuẩn LA-05 giúp kiểm soát tốt đường huyết và mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân tiểu đường [7].
4.5. Tăng cường miễn dịch.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phần lớn tế bào miễn dịch nằm ở ruột. Vì vậy, cân bằng hệ vi sinh đường ruột cũng là biện pháp kích thích sinh miễn dịch, tăng cường đề kháng cho cơ thể.
Thật vậy, sau khi tiến hành nghiên cứu in-vitro và in-vivo, Hatcher đã đưa ra kết luận: Lactobacillus acidophilus LA-05 có thể liên quan đến tác dụng tăng cường miễn dịch thông qua cơ chế kích thích sản xuất cytokine, tăng thực bào và tăng sản xuất kháng thể [8].
5. Kết luận
Như vậy, có thể khái quát lại một số đặc điểm chính của chủng lợi khuẩn Lactobacillus acidophilus LA-05:
- Là lợi khuẩn đường ruột, phân bố ở đường tiêu hóa, tiết niệu và sinh dục.
- Có khả năng sống sót và sinh chất ức chế vi khuẩn gây hại đường tiêu hóa.
- Có vai trò lớn với sức khỏe con người: Cải thiện chức năng tiêu hóa, tăng tỉ lệ diệt trừ H.pylori, hỗ trợ phục hồi chức năng đại tràng, cải thiện tiểu đường type 2 và giúp tăng cường miễn dịch.
- Cần tiếp tục nghiên cứu vai trò của chủng lợi khuẩn này để ứng dụng trong chăm sóc sức khỏe con người.
Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 19009482.
Tài liệu tham khảo:
[1]. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33725854/
[2]. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24772726/
[3]. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28787388/
[4]. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12197847/
[5]. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15841713/
[6]. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16237744/