Imiale A+ https://imialeaplus.com Tue, 29 Nov 2022 10:09:30 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.0.1 Ung thư đại tràng và 6 điều cần biết https://imialeaplus.com/ung-thu-dai-trang-1806/ https://imialeaplus.com/ung-thu-dai-trang-1806/#respond Tue, 13 Sep 2022 06:50:33 +0000 https://imialeaplus.com/?p=1806 Ung thư đại tràng luôn nằm trong top 5 bệnh ung thư được thường xuyên chẩn đoán nhất ở Mỹ trong suốt nhiều năm qua. Ở giai đoạn đầu, nếu phát hiện và bắt đầu điều trị, tỷ lệ sống sót sau 5 năm lên tới 90%. Vậy, dấu hiệu nhận biết sớm ung thư đại tràng là gì? Đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư đại tràng là ai? Dưới đây Imiale A+ chia sẻ đến bạn đọc một số kiến thức cơ bản về căn bệnh ung thư đại tràng.

Ung thư đại tràng

1. Triệu chứng ung thư đại tràng

1.1. Dấu hiệu nhận biết sớm ung thư đại tràng

Ở bệnh nhân ung thư đại tràng, các triệu chứng không đặc trưng, diễn ra âm thầm khiến người bệnh chủ quan, không phát hiện bệnh kịp thời. Các triệu chứng ung thư đại tràng giai đoạn sớm giúp nhận biết bệnh bao gồm:

Ung thư đại tràng

  • Đau bụng: Bệnh nhân ung thư đại tràng thường đau bụng âm ỉ, thường đau vùng hạ vị. Cường độ và mức độ đau tăng dần khi tình trạng bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn. 
  • Rối loạn tiêu hóa: Người bệnh tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, có thể vừa táo bón vừa tiêu chảy trong cùng một lần đại tiện.
  • Thay đổi tính chất phân: Ung thư đại tràng có thể có máu trong phân, hoặc phân màu đen đậm, đôi khi sẽ kèm theo chất nhầy. Phân nhỏ, dẹt thành dải hay không thành khuôn cũng là một dấu hiệu đáng lo ngại cảnh báo ung thư đại tràng.
  • Sụt cân: người bệnh ung thư đại tràng có thể sụt 5-10kg trong thời gian ngắn (khoảng 2-4 tháng). 
  • Ngoài ra, một số triệu chứng đặc trưng, nghiêm trọng hơn có thể gặp ở bệnh nhân ung thư đại tràng như: 
  • Thiếu máu nhược sắc: Chảy máu đường tiêu hóa hay chán ăn, ăn vào là đi ngoài khiến người bệnh thiếu dinh dưỡng, thiếu sắt dẫn đến thiếu máu. Dấu hiệu nhận biết tình trạng thiếu máu là da nhợt nhạt, hay chóng mặt, buồn nôn.
  • Sờ thấy khối u: Bệnh nhân ung thư đại tràng đôi khi có thể tự sờ thấy khối u đại tràng ở vùng hố chậu phải hay ở dưới hạ sườn phải.

Để phát hiện sớm ung thư đại tràng, ngay khi có bất kỳ triệu chứng nào kể trên, người bệnh hãy đến ngay cơ sở y tế để có được kết quả chẩn đoán chính xác nhất. 

>>> XEM THÊM: 7 dấu hiệu ung thư đại tràng không được chủ quan

1.2. Chẩn đoán xác định ung thư đại tràng

Để chẩn đoán xác định ung thư đại tràng, người bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm sau:

Chụp khung đại tràng cản quang: Bệnh nhân được làm sạch đại tràng sau đó sử dụng thuốc cản quang để ghi lại hình ảnh đại tràng. Hình ảnh thu được thể hiện tình trạng ung thư của người bệnh.

khám đại tràng

Nội soi đại tràng: Đưa ống nội soi mềm với đường kính khoảng 1 cm từ hậu môn đi ngược lên đại tràng và manh tràng để quan sát toàn bộ đại tràng. Ở bệnh nhân ung thư đại tràng có thể quan sát thấy một khối u lồi ra ngoài niêm mạc, có thể dọc theo đại tràng. Các tổn thương có thể chảy máu hoặc xâm lấn sâu vào niêm mạc.

Xét nghiệm chất chỉ điểm khối u: Xét nghiệm các kháng nguyên như kháng nguyên ung thư phôi CEA, kháng nguyên carbohydrate CA 19-9 chỉ điểm cho ung thư đại tràng. 

Một số xét nghiệm khác: Các xét nghiệm như siêu âm ổ bụng, chụp X-quang ngực, CT-Scan bụng/ tiểu khung thường được chỉ định nhằm đánh giá tình trạng di căn xa của tế bào ung thư.

1.3. Triệu chứng ung thư đại tràng theo từng giai đoạn

Tùy theo kích thước khối u và khả năng xâm lấn, ung thư đại tràng được chia thành 4 giai đoạn:

Giai đoạn 0

Giai đoạn này tế bào ung thư vẫn có kích thước nhỏ, giới hạn ở lớp niêm mạc đại tràng.

Các triệu chứng hầu như ít biểu hiện ra ngoài, người bệnh cũng khó nhận thấy sự khác biệt và không hề nghĩ mình đang mắc bệnh ung thư.

Giai đoạn 1

Kích thước tế bào ung thư bắt đầu lớn dần, xâm nhập vào lớp niêm mạc của đại tràng nhưng chưa lây lan đến các hạch bạch huyết gần đó

Bệnh chưa biểu hiện rõ ràng, mới xuất hiện các triệu chứng như tiêu chảy, táo bón, phân lẫn máu. Tuy nhiên, người bệnh thường chủ quan hoặc nhầm sang các bệnh khác như trĩ, rối loạn tiêu hóa thông thường. 

Ung thư đại tràng

Giai đoạn 2

Khối u bắt đầu lan đến các mô lân cận như bàng quang, tử cung, tuyến tiền liệt,… nhưng chưa lan đến hạch bạch huyết và các cơ quan xa.

Giai đoạn này, các triệu chứng đã rõ ràng hơn. Bệnh nhân chán ăn, mệt mỏi, nhợt nhạt, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy hay táo bón kéo dài kèm thay đổi hình dạng, tính chất phân, phân lẫn máu.

Giai đoạn 3

Lúc này, các tế bào ung thư đã xâm nhập vào hạch bạch huyết nhưng chưa đến các cơ quan ở xa.

Các triệu chứng nghiêm trọng hơn, có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh, bao gồm: táo bón nặng, chán ăn, mệt mỏi, da xanh xao, các cơn đau quặn bụng, sụt cân nhanh,…

Giai đoạn 4

Ung thư đã di căn đến các tế bào ở xa như gan, phổi,… Các triệu chứng không chỉ khu trú ở khu vực đại tràng mà lan đến các cơ quan và toàn thân: đau nhức xương (nếu khối u di căn xương, ho nhiều nếu di căn phổi,…)

Thông thường, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn 0 và 1, người bệnh chỉ cần phẫu thuật đơn giản, tỷ lệ bệnh nhân có thể hồi phục và duy trì chất lượng cuộc sống lên tới 60%. Tuy nhiên, khi tiến triển đến giai đoạn 3, 4 thì tiên lượng bệnh phức tạp hơn, cần phối hợp các phương pháp điều trị như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị,…

Phẫu thuật

>>> XEM THÊM: Ung thư đại trực tràng: Triệu chứng, chẩn đoán xác định và hướng điều trị

2. Đối tượng nguy cơ cao mắc ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng nguy hiểm đến tính mạng, vì vậy, mỗi người cần theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, đặc biệt là một số đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư đại tràng như:  

2.1. Có tiền sử bệnh lý đường tiêu hóa

Một số bệnh nhân có tiền sử bệnh lý về đường tiêu hóa thường có nguy cơ cao mắc ung thư đại tràng như:

Tiền sử polyp đại – trực tràng

Polyp đại tràng là khối u hình thành trong lòng đại – trực tràng do sự tăng sinh quá mức của tế bào niêm mạc hoặc do sự phì đại biểu mô ở đại – trực tràng. Mặc dù polyp không phải khối u ác tính nhưng nếu không điều trị kịp thời, khối khu càng ngày càng phát triển và có xu thế hình thành khối u ác tính, dẫn đến ung thư đại tràng.

Ung thư đại tràng

Bệnh viêm đại tràng mạn tính

Ở bệnh nhân viêm đại tràng mạn tính, niêm mạc đại tràng bị tổn thương nghiêm trọng. Các vết loét sâu, rộng kích thích quá trình chết đi và tái tạo liên tục của các tế bào ở vị trí này, chúng trở nên loạn sản, mất kiểm soát. Từ đó hình thành khối u ác tính.

Trong một số trường hợp, người có người thân trong gia đình mắc ung thư đại tràng hoặc đa polyp dạng u tuyến có tính gia đình, ung thư đại – trực tràng… cũng có nguy cơ cao mắc ung thư đại tràng.

2.2. Người có chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa hợp lý

Chế độ ăn uống và sinh hoạt ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe đường tiêu hóa, và có thể là nguyên nhân gây ung thư đại tràng: 

  • Chế độ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đồ rán/ nướng: Đồ dầu mỡ chứa một lượng lớn acid no, xúc tác cho quá trình rối loạn dịch dạ dày. Do đó ăn nhiều đồ chiên rán sẽ tiềm ẩn nguy cơ ung thư đại tràng. Ngoài ra, thức ăn dưới tác động của nhiệt độ cao như rán hay nướng sẽ sinh ra hóa chất độc hại  thúc đẩy quá trình ung thư ví dụ như: Benzopyrene, polycyclic aromatic hydrocarbon,…
  • Chế độ ăn thiếu các vitamin A, B, C, E, canxi: Thiếu hụt các vitamin gây rối loạn cân bằng hoạt động của cơ thể, từ đó tạo điều kiện cho các nguy cơ phát triển tế bào ung thư đại tràng.
  • Hút thuốc lá liên tục trên 30 năm: Các Viện Ung thư Châu Âu, Milan, Italia đã làm các thí nghiệm chứng minh rằng hút thuốc lá tăng nguy cơ ung thư đại tràng. Kết quả là, tỷ lệ mắc ung thư đại tràng ở người hút thuốc cao gấp 2,14 lần.
  • Béo phì, ít vận động: Ở người béo phì, nồng độ cholesterol và insulin trong máu tăng cao, ức chế tế bào miễn dịch, từ đó thúc đẩy tăng sinh tế bào ung thư trong cơ thể. Ít vận động ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa và hoạt động của ruột, tạo tiền đề cho rối loạn đường tiêu hóa như: táo bón, tiêu chảy,… Lâu dần có thể dẫn tới ung thư đại tràng.

Ung thư đại tràng

3. Phác đồ điều trị ung thư đại tràng

Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh và thể trạng bệnh nhân ung thư đại tràng mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Thông thường, phác đồ sẽ là: 

  • Giai đoạn I: phẫu thuật triệt căn cắt bỏ khối u.
  • Giai đoạn II: phẫu thuật cắt u vét hạch + cân nhắc hoá trị bổ trợ.
  • Giai đoạn III: phẫu thuật + hoá trị bổ trợ.
  • Giai đoạn IV: phẫu thuật nếu có thể + hoá trị + điều trị triệu chứng.
  • Ung thư đại tràng tái phát: điều trị như giai đoạn IV.

Ung thư đại tràng

Cụ thể: 

Với phẫu thuật, người bệnh thực hiện cắt bỏ khối u hoặc nạo vét hạch (nếu di căn hạch), bằng phương pháp phẫu thuật mở, hoặc phẫu thuật nội soi. 

Hóa trị liệu là sử dụng hóa chất để làm nhỏ kích thước khối u, làm giảm nhẹ triệu chứng chứ không chữa khỏi. Do đó, phương pháp này thường dùng để phối hợp điều trị sau phẫu thuật làm giảm nguy cơ ung thư tái phát và giảm tỷ lệ tử vong.

Một số thuốc sử dụng trong hóa trị liệu: Leucovorin, 5-Fluorouracil, Oxaliplatin

Xạ trị là phương pháp sử dụng tia xạ để tiêu diệt khối u, có thể xạ trị trước mổ và xạ trị sau mổ. Trong đó, xạ trị sau mổ được chỉ định cho các trường hợp khối u đã vượt qua thanh mạc, di căn hạch. 

Điều trị đích phương pháp sử dụng kháng thể đơn dòng gắn vào một số cơ quan trong cơ thể để ức chế sự nhân lên và di căn của tế bào ung thư, ví dụ Bevacizumab (Avastin) g gắn vào yếu tố phát triển mạch máu và bất hoạt chúng, giúp ức chế sự hình thành mạch máu nuôi khối u.

Bên cạnh các phương pháp kể trên, người bệnh cần kết hợp điều trị triệu chứng như giảm đau, chế độ dinh dưỡng phù hợp.

>>> XEM THÊM: Ung thư đại tràng giai đoạn 1 có chữa được không? 

>>> XEM THÊM: Ung thư đại tràng giai đoạn cuối và hướng điều trị

4. Vai trò của men vi sinh với bệnh nhân ung thư đại tràng

Ở bệnh nhân ung thư đại tràng, niêm mạc đại tràng tổn thương dẫn tới suy giảm chức năng và các rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, bệnh nhân thường gặp tình trạng chán ăn, ăn không tiêu hóa,… cơ thể không hấp thu được chất dinh dưỡng gây giảm sức đề kháng. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật có hại tấn công, lấn át vi sinh vật có lợi, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruộtĐường ruột bị mất cân bằng hệ vi sinh càng dễ bị hại khuẩn tấn công, dẫn tới các triệu chứng tiêu chảy, táo bón nặng nề hơn, làm giảm chất lượng cuộc sống. Đây chính là vòng luẩn quẩn bệnh lý mà kết quả là tình trạng bệnh tiến triển ngày càng nặng.

viêm đại tràng co thắt

>>> Xem thêm: Vai trò của lợi khuẩn trong hỗ trợ điều trị ung thư – 5 điều cần biết

Vì vậy, việc bổ sung lợi khuẩn, tái thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột là vô cùng cần thiết cho bệnh nhân ung thư. Lợi khuẩn có vai trò: 

  • Ức chế hại khuẩn: Số lượng lớn lợi khuẩn cạnh tranh vị trí bám và thức ăn giúp ức chế sự phát triển và ngăn cản sự tấn công của vi sinh vật có hại. Từ đó, hoạt động tiêu hóa của đường ruột được cải thiện, giúp tăng hấp thu các chất dinh dưỡng.
  • Bảo vệ niêm mạc ruột: Lợi khuẩn bám dính vào niêm mạc ruột tạo thành hàng rào bảo vệ niêm mạc đại tràng và ngăn chặn sự lan rộng của các vết loét trước đó, bảo vệ khu vực niêm mạc khác khỏi sự tấn công của các yếu tố có hại, giúp tránh hình thành vết loét mới. Ngoài ra, lợi khuẩn tăng sinh chất nhầy bảo vệ niêm mạc ruột ruột tránh khỏi tấn công của hại khuẩn. 
  • Tăng sức đề kháng: Một số chủng lợi khuẩn kích thích sản sinh kháng thể IgA giúp tăng sức đề kháng. 

Tuy nhiên, không phải bổ sung lợi khuẩn nào cũng mang lại hiệu quả cao. Theo nghiên cứu, ở bệnh nhân ung thư đại tràng có sự sụt giảm lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-5 – hai chủng lợi khuẩn thiết yếu đường ruột. Vì vậy, bổ sung hai chủng lợi khuẩn này mang lại hiệu quả tối ưu cho bệnh nhân. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra lợi khuẩn BB-12 và LA-5 giúp giảm 1,5 lần tỷ lệ bị tiêu chảy cấp do xạ trị ở bệnh nhân ung thư đại tràng .

Imiale A+ với công thức độc quyền phối hợp 2 chủng lợi khuẩn sống, gắn đích Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-5 cùng chất xơ hòa tan Inulin được chứng minh hiệu quả hỗ trợ giảm các triệu chứng như tiêu chảy, táo bón ở bệnh nhân ung thư đại tràng. Đây là sản phẩm số 1 về bằng chứng lâm sàng với hơn 450 nghiên cứu chứng minh hiệu quả và được các tổ chức quốc tế uy tín FDA, ESPGHAN chứng nhận và khuyên dùng.

>>> Xem thêm: Bằng chứng khoa học của Imiale A+ trên bệnh nhân ung thư

Tóm lại, ung thư đại tràng có thể nhận biết qua một số triệu chứng như: tiêu chảy nhiều lần, tiêu chảy kèm táo bón, phân nhỏ, dẹt, dính máu và chất nhầy, sụt cân nhanh, thiếu máu,… Người bệnh hãy theo dõi sức khỏe thường xuyên, khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để tầm soát ung thư, tránh hậu quả khó lường.

Mong rằng những thông tin trên hữu ích với bạn. Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.

Tài liệu tham khảo:

[1] https://www.medicalnewstoday.com/articles/150496#symptoms

[2] https://www.cancer.org/cancer/colon-rectal-cancer/causes-risks-prevention/risk-factors.html

[3] https://www.cancer.org/cancer/colon-rectal-cancer/treating.html

]]>
https://imialeaplus.com/ung-thu-dai-trang-1806/feed/ 0
Vai trò của lợi khuẩn trong hỗ trợ điều trị ung thư – 5 điều cần biết https://imialeaplus.com/loi-khuan-trong-ho-tro-dieu-tri-ung-thu-1040/ https://imialeaplus.com/loi-khuan-trong-ho-tro-dieu-tri-ung-thu-1040/#respond Wed, 15 Jun 2022 01:15:34 +0000 https://imialeaplus.com/?p=1040 Gần đây, lợi khuẩn được biết đến với vai trò quan trọng trong hỗ trợ điều trị bệnh nhân ung thư và đã được nghiên cứu trên lâm sàng cho kết quả khả quan. Ngoài ra, các nhà khoa học chưa tìm thấy bất cứ tác dụng phụ nào khi sử dụng chế phẩm chứa lợi khuẩn, nên việc sử dụng lợi khuẩn sẽ là giải pháp hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân ung thư lâu dài. Trong bài viết này, chuyên gia Imiale A+ sẽ chia sẻ về vai trò của lợi khuẩn trong hỗ trợ ung thư – 5 điều bệnh nhân ung thư cần biết.

vai-tro-loi-khuan-ung-thu-vai-trò-lợi-khuẩn-ung-thư

1. Khái quát về lợi khuẩn 

Lợi khuẩn được định nghĩa là vi khuẩn sống, mang lại lợi ích cho vật chủ. Hệ vi sinh vật trong cơ thể người có chứa đến 85% lợi khuẩn. Chúng có nhiệm vụ kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh. Khi vi khuẩn gây bệnh phát triển quá mức gây mất cân bằng hệ vi sinh, cơ thể dễ gặp phải tình trạng bệnh lý. 

Một số vai trò của lợi khuẩn đã được nghiên cứu, đặc biệt là vai trò trên hệ tiêu hóa: 

  • Ức chế vi khuẩn gây bệnh. 
  • Tham gia tổng hợp vitamin và acid amin cho cơ thể 
  • Tăng cường miễn dịch. 

Hai chủng lợi khuẩn được các nhà khoa học nghiên cứu nhiều nhất là Bifidobacterium BB-12Lactobacillus LA-05. Đây là hai chủng lợi khuẩn cư trú chủ yếu tại đường tiêu hóa và có vai trò quan trọng với sức khỏe con người, trong đó: 

  • Bifidobacterium BB-12: Thuộc chi lợi khuẩn Bifidobacteria – chi lợi khuẩn chiếm đến 91% vi khuẩn trong hệ vi sinh vật ở trẻ sơ sinh. Chúng giúp bảo vệ niêm mạc ruột và kìm hãm sự phát triển của hại khuẩn đường ruột, tăng cường miễn dịch cho cơ thể. 
  • Lactobacillus LA-05: Phân bố chủ yếu ở đường tiêu hóa, tiết niệu hay hệ sinh dục. Lợi khuẩn này có khả năng tiết acid lactic, acid acetic và hydroperoxyd ức chế sự phát triển của hại khuẩn, đồng thời giúp nâng cao đề kháng. 

vai-tro-loi-khuan-ung-thu-vai trò-lợi-khuẩn-ung-thư-1

Hiện nay, nhiều chế phẩm chứa lợi khuẩn đã và đang được sử dụng rộng rãi như men vi sinh, sữa chua… 

2. Các vấn đề thường gặp trên bệnh nhân điều trị ung thư 

Ung thư là bệnh lý ác tính. Bệnh nhân ung thư thường phải trải qua một hay nhiều đợt xạ trị, hóa trị với mức độ độc tính cao. Do đó, việc gặp phải các tác dụng không mong muốn là không tránh khỏi. Những biến chứng thường gặp nhất sau khi điều trị ung thư là: 

2.1. Rối loạn tiêu hóa

Xạ trị, hóa trị gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, là nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn tiêu hóa trên bệnh nhân ung thư. Ngoài ra, niêm mạc tiêu hóa tổn thương sẽ giảm khả năng tiết enzym tiêu hóa, khiến thức ăn không được tiêu hóa mà thải ra ngoài, gây tiêu chảy. Do đó, có đến 80% bệnh nhân ung thư gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón…

2.2. Suy giảm miễn dịch

Sau mỗi chu kì điều trị, số lượng bạch cầu (tế bào bảo vệ cơ thể tránh khỏi tấn công của tác nhân lạ) trên bệnh nhân ung thư giảm đáng kể. Đây là nguyên nhân chính gây suy giảm miễn dịch trên các bệnh nhân này. Suy giảm miễn dịch khiến người bệnh thường xuyên “ốm vặt” như cảm cúm, viêm nhiễm, vết thương lâu lành…

vai-tro-loi-khuan-ung-thu-vai trò-lợi-khuẩn-ung-thư-2

2.3. Viêm nhiễm, đặc biệt là sau phẫu thuật

Viêm nhiễm là tình trạng thường gặp ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch, bao gồm cả bệnh nhân ung thư. Tình trạng viêm nhiễm này thường tiến triển nhanh và khó lành. Đặc biệt trên các bệnh nhân ung thư phải trải qua phẫu thuật, các vết thương lớn yêu cầu phải nằm viện và điều trị kéo dài, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cả chất lượng cuộc sống của người bệnh. 

3. Vai trò của lợi khuẩn trong hỗ trợ điều trị ung thư – 5 điều cần biết 

Điều trị ung thư cần quá trình lâu dài, có thể kéo dài suốt đời. Độc tính của thuốc điều trị ung thư cũng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Do đó, sử dụng chế phẩm chứa lợi khuẩn vừa được chứng minh cải thiện triệu chứng, vừa không gây biến cố bất lợi sẽ là biện pháp ưu tiên cho bệnh nhân ung thư. 

Vai trò của lợi khuẩn trong hỗ trợ điều trị ung thư đã được chứng minh, bao gồm 5 vai trò chính:  

3.1. Bảo vệ niêm mạc ruột

Lợi khuẩn có khả năng bám dính vào niêm mạc ruột, tạo lớp màng bảo vệ bền vững. Nhờ đó, niêm mạc ruột tránh được những tổn thương gây ra trong quá trình hóa trị, xạ trị ung thư. 

3.2. Cái thiện tình trạng tiêu chảy

Lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, từ đó kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Chính vì vậy, người bệnh ung thư được bổ sung lợi khuẩn sẽ giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy. 

Ngoài ra, lợi khuẩn tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc ruột, ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh tấn công và gây ra các triệu chứng táo bón, tiêu chảy. 

vai-tro-loi-khuan-ung-thu-vai trò-lợi-khuẩn-ung-thư-3

3.3. Hỗ trợ tiêu hóa 

Lợi khuẩn kích thích niêm mạc ruột tiết enzym tiêu hóa, giúp người bệnh tiêu hóa dễ dàng hơn. Đối với những bệnh nhân ung thư bị tiêu chảy do niêm mạc ruột giảm khả năng tiết enzym và giảm hấp thu, hai lợi khuẩn này sẽ giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy đáng kể.

3.4. Tăng cường miễn dịch 

Tế bào miễn dịch phân bố ở ruột, nên bảo vệ niêm mạc ruột cũng chính là bảo vệ hệ miễn dịch, giúp tăng cường miễn dịch trên bệnh nhân ung thư. 

Ngoài ra, bệnh nhân sử dụng lợi khuẩn sẽ cải thiện tiêu hóa, giảm tiêu chảy, từ đó ăn ngon hơn, tăng cường đề kháng. 

3.5. Giảm tình trạng viêm nhiễm 

Bổ sung lợi khuẩn giúp tăng cường miễn dịch trên bệnh nhân ung thư. Nhờ đó người bệnh giảm tỉ lệ viêm nhiễm và giảm mức độ nặng của tình trạng viêm, đặc biệt là những bệnh nhân sau phẫu thuật. 

vai-tro-loi-khuan-ung-thu-vai trò-lợi-khuẩn-ung-thư-4

4. Lợi khuẩn sống gắn đích – Giải pháp tiên tiến cho bệnh nhân ung thư 

Lợi khuẩn có vai trò lớn trong việc điều trị hỗ trợ trên bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên, lợi khuẩn thường không bền vững trong môi trường pH acid ở dạ dày, nên hầu như mất tác dụng khi qua dạ dày. Vì vậy, các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra giải pháp tiên tiến nhất cho bệnh nhân ung thư – Lợi khuẩn sống gắn đích

Lợi khuẩn sống gắn đích là sản phẩm được ứng dụng công nghệ trong sản xuất nhằm khắc phục nhược điểm của lợi khuẩn thông thường: 

  • Sống sót trong môi trường pH acid của dạ dày. 
  • Kéo dài tuổi thọ
  • Có khả năng bám dính tốt tại đích để thể hiện tác dụng. 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Imiale A+ chứa 6 tỷ lợi khuẩn sống, gắn đích Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-05. Nhờ ứng dụng thành công công nghệ Cryoprotectant, Imiale A+ bao lợi khuẩn trong màng bao phospholipid kép để bảo vệ lợi khuẩn sống sót khi qua dạ dày, bám dính vào niêm mạc ruột và thể hiện tác dụng. 

Đặc biệt, các nhà khoa học cũng chỉ ra, khi sử dụng kết hợp hai chủng lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-05, khả năng bám dính vào niêm mạc ruột tăng gấp hơn 2 lần so với các chủng đơn lẻ, giúp bảo vệ niêm mạc và cải thiện tình trạng tiêu chảy tốt hơn. 

Chính vì vậy, sản phẩm mang lại hiệu quả cao khi sử dụng trong hỗ trợ cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, tăng cường miễn dịch trên các bệnh nhân ung thư. Sản phẩm đã được các chuyên gia và tổ chức thế giới khuyên dùng: Chứng nhận GRAS của FDA (Hoa Kỳ), chứng nhận của EFSA (Châu Âu).

bang-chung-ung-thu-bằng-chứng-ung-thư-6

Cho đến nay, men vi sinh, đã được sử dụng khá phổ biến trong hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân ung thư dưới dạng thuốc hay thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, ưu điểm và lợi ích vượt trội của lợi khuẩn sống gắn đích vẫn chưa được biết đến rộng rãi. Hy vọng, các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu và phổ biến, để các chế phẩm sinh học được sử dụng rộng rãi thay thế cho biện pháp dùng thuốc, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống trên bệnh nhân ung thư. 

Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình. 

]]>
https://imialeaplus.com/loi-khuan-trong-ho-tro-dieu-tri-ung-thu-1040/feed/ 0
Tiêu chảy trên bệnh nhân ung thư – Nguyên nhân, giải pháp và những lưu ý khi điều trị https://imialeaplus.com/tieu-chay-tren-benh-nhan-ung-thu-1018/ https://imialeaplus.com/tieu-chay-tren-benh-nhan-ung-thu-1018/#respond Fri, 10 Jun 2022 04:01:38 +0000 https://imialeaplus.com/?p=1018 Bệnh nhân ung thư cần được điều trị trong thời gian dài, có thể điều trị suốt đời. Trong quá trình điều trị, người bệnh thường gặp nhiều tác dụng phụ mà phổ biến nhất là tiêu chảy. Tiêu chảy kéo dài và gây giảm sút chất lượng cuộc sống nếu người bệnh không có giải pháp phù hợp. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, giải pháp và những lưu ý khi điều trị tiêu chảy trên bệnh nhân ung thư qua bài viết dưới đây! 

tieu-chay-tren-benh-nhan-ung-thu-tiêu-chảy-trên-bệnh-nhân-ung-thư-0

1. Nguyên nhân tiêu chảy ở bệnh nhân ung thư

Tiêu chảy ở bệnh nhân ung thư do các nguyên nhân phổ biến sau: 

1.1. Do triệu chứng ung thư

Đây là biểu hiện của nhiều bệnh ung thư đường tiêu hóa (ung thư dạ dày, ung thư đại – trực tràng, ung thư tuyến tụy…) hay ung thư nội tiết, ung thư tuyến giáp thể tủy… Tình trạng tiêu chảy ở những bệnh nhân này thường kéo dài trong suốt quá trình điều trị. Các biện pháp thường chỉ có tác dụng hạn chế chứ không thể điều trị dứt điểm triệu chứng tiêu chảy này. 

1.2. Do hóa trị, xạ trị

Hóa trị, xạ trị diệt các tế bào ung thư hiệu quả, tuy nhiên có thể trực tiếp làm tổn thương niêm mạc ruột. Niêm mạc ruột tổn thương giảm khả năng tiết enzym tiêu hóa và khả năng hấp thu, dẫn đến thức ăn và nước không được hấp thu và bị thải ra ngoài gây tiêu chảy. 

tieu-chay-ung-thu-tiêu-chảy-ung-thư-1

1.3. Do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Bệnh nhân ung thư có hệ miễn dịch yếu, đồng thời các yếu tố miễn dịch như bạch cầu, kháng thể cũng phần nào bị tiêu diệt trong quá trình điều trị. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh đường ruột phát triển gây mất cân bằng hệ vi sinh, dẫn đến tiêu chảy. Ngoài ra, sử dụng thuốc điều trị cũng có thể tiêu diệt cả lợi khuẩn, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột dẫn đến tiêu chảy trên bệnh nhân ung thư. 

2. Đánh giá mức độ tiêu chảy và giải pháp cho bệnh nhân ung thư  

Tiêu chảy trên bệnh nhân ung thư được Cancer Therapy Evaluation Program – Common Toxicity Criteria, Version 2.0 (Chương trình đánh giá liệu pháp Ung thư – Độc tính thường gặp) chia thành 4 mức độ với độ nguy hiểm tăng dần. Tùy từng cấp độ mà giải pháp cho bệnh nhân cũng khác nhau. 

2.1. Mức độ 1 và 2

Bệnh nhân ung thư tiêu chảy ở mức độ 1 và 2 có những biểu hiện: 

  • Số lần đi ngoài tăng từ 4-6 lần/ngày. 
  • Lượng phân tăng từ nhẹ – trung bình. 
  • Tiêu chảy không ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. 

Phần lớn bệnh nhân tiêu chảy mức độ 1-2 có thể cải thiện nếu người bệnh thực hiện những biện pháp sau: 

  • Thay đổi chế độ ăn: Người bệnh nên uống nhiều nước (2-3 L/ngày), có thể uống Oresol để bổ sung nước và điện giải. Đồng thời, những bệnh nhân này cần ăn đồ ăn dễ tiêu như cháo, súp, trứng, hoa quả (chuối, táo…), tránh ăn những đồ ăn khó tiêu (hải sản: tôm, cua, ghẹ…, đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều chất xơ, hay các loại đậu, đỗ tránh đầy bụng và khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn. 
  • Thay đổi chế độ sinh hoạt: Với bệnh nhân ung thư, thay đổi chế độ sinh hoạt cũng giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy. Thức khuya hay làm việc quá sức dẫn đến stress, có thể khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn, do đó người bệnh nên tránh. Bên cạnh đó, người bệnh nên tập thể dục thường xuyên để nâng cao đề kháng, tăng trương lực cơ ruột và cải thiện tiêu chảy. 
  • Bổ sung lợi khuẩn: Lợi khuẩn đã được chứng minh có tác dụng làm giảm tỉ lệ tiêu chảy và mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy trên bệnh nhân ung thư, đặc biệt là bệnh nhân ung thư mức độ 1-3. Vì vậy, bên cạnh thay đổi chế độ ăn hợp lý, người bệnh có thể bổ sung chế phẩm chứa lợi khuẩn như men vi sinh, sữa chua… để loại bỏ các vi khuẩn gây tiêu chảy, nâng cao đề kháng cho hệ tiêu hóa. 

tieu-chay-ung-thu-tiêu-chảy-ung-thư-2

2.2. Mức độ 3

Những biểu hiện khi người bệnh ung thư bị tiêu chảy mức độ 3: 

  • Số lần đi ngoài tăng hơn 7 lần/ngày
  • Đi ngoài không kiểm soát
  • Cần truyền tĩnh mạch liên tục
  • Lượng phân tăng nghiêm trọng
  • Tiêu chảy làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Lúc này, tình trạng của người bệnh đang khá nguy hiểm. Vì vậy, nếu tiêu chảy không kiểm soát được bằng những biện pháp như thay đổi chế độ ăn và bổ sung lợi khuẩn, người bệnh cần sử dụng thuốc trị tiêu chảy. 

Tuy nhiên, bệnh nhân cần được sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Một số thuốc được chỉ định cho tiêu chảy ở bệnh nhân ung thư: Loperamid, Diphenoxylate…

2.3. Mức độ 4

Đây là mức độ tiêu chảy nghiêm trọng nhất, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh (VD: rối loạn huyết động…). Khi gặp phải tình trạng này, cần đưa bệnh nhân ung thư đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. 

3. Nhưng lưu ý khi điều trị tiêu chảy ở bệnh nhân ung thư 

Điều trị tiêu chảy ở bệnh nhân ung thư là một quá trình lâu dài. Để quá trình ấy đạt hiệu quả nhất, người bệnh cần lưu ý: 

3.1. Luôn có chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý

Chế độ ăn hợp lý vừa giúp cải thiện tiêu chảy vừa bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư. Bên cạnh đó, chế độ sinh hoạt hợp lý cũng giúp bệnh nhân nâng cao đề kháng, giảm tỉ lệ tiêu chảy. 

tieu-chay-ung-thu-tiêu-chảy-trên-bệnh-nhân-ung-thư-4

3.2. Bổ sung lợi khuẩn cả trước và trong quá trình điều trị

Khi bị tiêu chảy mới bổ sung lợi khuẩn có thể làm giảm tác dụng diệt vi khuẩn gây hại và nâng cao đề kháng đường tiêu hóa. Vì vậy, người bệnh ung thư bị tiêu chảy lâu dài cần bổ sung lợi khuẩn tiêu hóa cả trước và trong quá trình điều trị để cải thiện tiêu chảy lâu dài. 

3.3. Báo với bác sĩ tình trạng tiêu chảy trước mỗi đợt điều trị

Tiêu chảy có thể là tác dụng phụ của phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị. Vì vậy, người bệnh cần báo tình trạng tiêu chảy với bác sĩ để bác sĩ có giải pháp phù hợp như giảm liều, kéo dài thời gian 1 đợt điều trị… 

3.4. Với bệnh nhân hóa trị, không tự ý giảm liều, bỏ liều hoặc ngừng điều trị

Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng không tuân thủ điều trị ở bệnh nhân ung thư. Người bệnh có thể tự ý giảm liều, bỏ liều thậm chỉ ngừng điều trị, gây ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không tự ý giảm liều, bỏ liều hoặc ngừng điều trị khi gặp phải tình trạng tiêu chảy. 

3.5. Liên hệ bác sĩ khi triệu chứng kéo dài

Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài, bệnh nhân ung thư nên đến bác sĩ điều trị để tìm hiểu nguyên nhân và có giải pháp kịp thời, tránh để lâu dài làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. 

tieu-chay-ung-thu-tiêu-chảy-ung-thư-3

4. Lợi khuẩn sống gắn đích – giải pháp tối ưu giảm tỷ lệ tiêu chảy ở bệnh nhân ung thư 

Gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra giải pháp tối ưu nhất cho bệnh nhân ung thư bị tiêu chảy – Lợi khuẩn sống gắn đích. Lợi khuẩn sống gắn đích là lợi khuẩn có khả năng sống sót trong môi trường pH dạ dày để đến được đích tác dụng, đặc biệt là các vị trí lợi khuẩn thông thường khó đến được như đại tràng. 

Hai chủng lợi khuẩn sống gắn đích được chứng minh lâm sàng hiệu quả nhất là Lactobacillus LA-05 và Bifidobacterium BB-12. Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng vượt trội khi sử dụng kết hợp cả hai chủng lợi khuẩn này trong hỗ trợ cải cải thiện tình trạng tiêu chảy ở bệnh nhân ung thư.

>>> Xem bài viết: Bằng chứng khoa học của Imiale A+ trên bệnh nhân ung thư

tieu-chay-ung-thu-tiêu-chảy-ung-thư-5

Cơ chế giảm tiêu chảy ở bệnh nhân ung thư của hai chủng lợi khuẩn này được cho là: 

  • BB-12 và LA-05 bám dính tốt, tạo hàng rào bảo vệ niêm mạc ruột: BB-12 và LA-05 bám dính vào niêm mạc tiêu hóa, tạo lớp màng bao niêm mạc, bảo vệ niêm mạc tránh những tác động bất lợi từ phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị. Đặc biệt, kết hợp BB-12 và LA-05 làm tăng độ bám dính gấp hơn 2 lần và làm giảm sự bám dính của vi sinh vật gây hại vào đường tiêu hóa đáng kể so với sử dụng các chủng lợi khuẩn riêng biệt. Do đó, hai chủng lợi khuẩn này được khuyến khích kết hợp trong các chế phẩm dùng cho bệnh nhân ung thư bị tiêu chảy. 
  • BB-12 và LA-05 thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột, kìm hãm và tiêu diệt vi khuẩn gây hại đường tiêu hóa: Đây là hai chủng lợi khuẩn được tìm thấy nhiều nhất ở đường tiêu hóa, đặc biệt là ruột non và đại tràng. Bổ sung lợi khuẩn giúp thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đồng thời lợi khuẩn cạnh tranh thức ăn và vị trí bám với các vi khuẩn có hại, kìm hãm và tiêu diệt chúng. Từ đó, tình trạng tiêu chảy trên bệnh nhân ung thư được cải thiện đáng kể. 
  • BB-12 và LA-05 giúp tăng cường miễn dịch: Phần lớn tế bào miễn dịch nằm ở ruột, nên BB-12 và LA-05 tạo màng bao bảo vệ đường ruột cũng chính là bảo vệ hệ miễn dịch, giúp bệnh nhân ung thư nâng cao đề kháng. Bệnh nhân ung thư được nâng cao đề kháng sẽ giảm nguy cơ bị vi khuẩn tấn công, dẫn đến giảm tỉ lệ và mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy. 
  • BB-12 và LA-05 kích thích sản sinh enzym tiêu hóa, giúp tiêu hóa dễ dàng: BB-12 và LA-05 kích thích sản sinh enzym tiêu hóa, nhờ đó người bệnh ung thư tiêu hóa và hấp thu thức ăn dễ dàng hơn, cải thiện tình trạng tiêu chảy.  

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Imiale A+ là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam kết hợp 2 chủng lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-05, được các chuyên gia khuyên dùng nhằm cải thiện tiêu chảy trên bệnh nhân ung thư. Nhờ công nghệ bao kép độc quyền Cryoprotectant, lợi khuẩn trở nên bền vững để sống sót khi đi qua môi trường acid dạ dày, nhanh chóng tới đích bám dính và thể hiện tác dụng. Đồng thời, sản phẩm được các tổ chức Quốc tế uy tín khuyên dùng: Chứng nhận GRAS của FDA (Hoa Kỳ), chứng nhận của EFSA (Châu Âu).

bang-chung-ung-thu-bằng-chứng-ung-thư-6

Tiêu chảy ở bệnh nhân ung thư có thể cải thiện nếu biết nguyên nhân và giải pháp đúng đắn. Ngoài ra, trong quá trình điều trị, người bệnh cần lưu ý chế độ ăn và sinh hoạt, có thể bổ sung lợi khuẩn tiêu hóa để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. 

Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình. 

]]>
https://imialeaplus.com/tieu-chay-tren-benh-nhan-ung-thu-1018/feed/ 0
Tiêu chảy sau hóa trị, xạ trị ung thư – Nguyên nhân và giải pháp https://imialeaplus.com/tieu-chay-sau-hoa-tri-xa-tri-ung-thu-991/ https://imialeaplus.com/tieu-chay-sau-hoa-tri-xa-tri-ung-thu-991/#respond Thu, 09 Jun 2022 05:16:06 +0000 https://imialeaplus.com/?p=991 Theo nghiên cứu, tiêu chảy sau hóa trị, xạ trị ung thư xảy ra ở 80% bệnh nhân ung thư, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Tiêu chảy kéo dài gây khó khăn trong quá trình điều trị và giảm khả năng hồi phục trên bệnh nhân. Để hiểu rõ nguyên nhân tiêu chảy, từ đó đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây!

tieu-chay-sau-hoa-tri-xa-tri-tiêu-chảy-sau-hóa-trị-xạ-trị

1. Nguyên nhân tiêu chảy sau hóa, xạ trị ung thư

Hiện nay, hóa trị, xạ trị là hai phương pháp hiệu quả và quan trọng trong phác đồ điều trị ung thư. Tuy nhiên, đây cũng là phương pháp gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, mà điển hình là tiêu chảy. Nguyên nhân được cho là: 

1.1. Niêm mạc ruột tổn thương sau hóa trị, xạ trị

Xạ trị là phương pháp sử dụng chùm tia phóng xạ tiêu diệt các tế bào ung thư. Vì vậy, quá trình xạ trị có thể làm tổn thương niêm mạc, làm giảm chức năng tiết enzym tiêu hóa và hấp thu của ruột. Nước và thức ăn không được tiêu hóa sẽ được thải ra ngoài, gây tiêu chảy. Với bệnh nhân hóa trị (điều trị bằng thuốc), thuốc có thể bám dính và hủy hoại niêm mạc ruột, gây tiêu chảy với cơ chế tương tự.

1.2. Tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị ung thư

Một số thuốc trong phác đồ điều trị ung thư gây tiêu chảy nặng như capecitabine, irinotecan hay ipilimumab…. Do đó, ở những bệnh nhân sử dụng các thuốc này, nguy cơ tiêu chảy rất cao. Ngoài ra, bệnh nhân ung thư có hệ miễn dịch yếu, dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Đây là cơ hội cho vi khuẩn gây bệnh phát triển và gây tiêu chảy. 

1.3. Do triệu chứng ung thư

Bản chất một số ung thư có triệu chứng tiêu chảy như ung thư đại tràng, ung thư tuyến tụy, ung thư tuyến giáp thể tủy,… Triệu chứng tiêu chảy này kéo dài suốt cả trong và sau quá trình hóa trị, xạ trị của bệnh nhân. 

tieu-chay-sau-hoa-tri-xa-tri-tiêu-chảy-sau-hóa-trị-xạ trị-1

2. Đánh giá mức độ tiêu chảy sau hóa trị, xạ trị

Mức độ tiêu chảy là căn cứ giúp người bệnh đánh giá tình trạng tiêu chảy, từ đó có biện pháp xử trí thích hợp. Vì vậy, đánh giá mức độ tiêu chảy sau hóa trị, xạ trị có vai trò quan trọng.

Theo Cancer Therapy Evaluation Program – Common Toxicity Criteria, Version 2.0 (Chương trình đánh giá liệu pháp Ung thư – Độc tính thường gặp), tiêu chảy ở bệnh nhân ung thư được chia thành 4 mức độ: 

Độ 1: 

  • Số lần đi ngoài tăng 4 lần/ngày. 
  • Lượng phân tăng nhẹ

Độ 2: 

  • Số lần đi ngoài tăng 4-6 lần/ngày. 
  • Cần tiêm truyền tĩnh mạch trong thời gian >24h.
  • Lượng phân tăng trung bình 
  • Không ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. 

Độ 3: 

  • Số lần đi ngoài tăng hơn 7 lần/ngày. 
  • Đi ngoài không kiểm soát 
  • Cần truyền tĩnh mạch liên tục. 
  • Lượng phân tăng nghiêm trọng. 
  • Cản trở đến cuộc sống thường ngày. 

Độ 4: Tiêu chảy có thể đe dọa tính mạng (VD: rối loạn huyết động) 

Trong đó, mức độ 1 được coi là tiêu chảy nhẹ, độ 2-3 là tiêu chảy trung bình và tiêu chảy độ 4 là tiêu chảy nghiêm trọng. 

tieu-chay-sau-hoa-tri-xa-tri-tiêu-chảy-sau-hóa-trị-xạ-trị-6

Tiêu chảy kéo dài sau hóa trị, xạ trị gây ra hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là tiêu chảy độ 3-4. Người bệnh có thể mất nước và điện giải, khiến cơ thể mệt mỏi, sụt cân và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc trì hoãn điều trị, giảm liều điều trị hoặc ngừng điều trị ở bệnh nhân ung thư. Vì vậy, hiệu quả điều trị trên những bệnh nhân này thường không như mong muốn và bệnh tiến triển nhanh chóng.

3. Nguyên tắc điều trị trên bệnh nhân tiêu chảy sau hóa trị, xạ trị ung thư

Tiêu chảy sau hóa trị, xạ trị ung thư nếu không được điều trị đúng cách sẽ kéo dài, dai dẳng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư. Vì vậy, bệnh nhân ung thư bị tiêu chảy sau hóa trị, xạ trị cần điều trị tuân thủ theo các nguyên tắc sau: 

Nguyên tắc 1: Thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng tiêu chảy, đồng thời nâng cao sức khỏe cho người bệnh, đặc biệt khi tiêu chảy ở mức độ nhẹ và trung bình. Người bệnh ung thư sau hoá trị, xạ trị cần bổ sung nhiều nước, ăn thực phẩm dinh dưỡng, dễ tiêu và tránh các thực phẩm khó tiêu, gây quá tải cho hệ tiêu hóa.

Nguyên tắc 2: Kiểm soát các triệu chứng (đau bụng, đi ngoài,…)

Tiêu chảy là tác dụng phụ khó tránh khỏi trong quá trình điều trị. Do đó, người bệnh chỉ có thể điều trị triệu chứng (đau bụng, đi ngoài…) chứ không điều trị dứt điểm.  Việc kiểm soát triệu chứng sẽ giúp đảm bảo chất lượng sống của người bệnh cũng như là biện pháp khắc phục tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị.

Nguyên tắc 3: Kiểm tra định kỳ

Kiểm tra định kỳ giúp bác sĩ nắm bắt được tình trạng của người bệnh cũng như mức độ tiêu chảy, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp. 

tieu-chay-sau-hoa-tri-xa-tri-tiêu-chảy-sau-hóa-trị-xạ-trị-5

Nguyên tắc 4: Tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ

Người bệnh ung thư bị tiêu chảy sau hóa trị, xạ trị cần tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý giảm liều điều trị, ngừng sử dụng thuốc điều trị vì có thể mất hiệu quả điều trị của thuốc, tăng mức độ tiến triển của bệnh. Ngoài ra, nếu sử dụng thuốc điều trị triệu chứng tiêu chảy, người bệnh cũng nên tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ, dược sĩ. 

4. 5 giải pháp cải thiện tiêu chảy sau hóa trị, xạ trị trên bệnh nhân ung thư 

Dưới đây là 5 giải pháp tại nhà đơn giản, giúp cải thiện tiêu chảy sau hóa trị, xạ trị trên bệnh nhân ung thư được các chuyên gia y tế chia sẻ:  

4.1. Bổ sung nhiều nước

Để tránh tình trạng mất nước, người bệnh cần bổ sung nước bằng cách uống nhiều nước (2-3 L/ngày). Người bệnh có thể uống nước trái cây, oresol thay vì chỉ uống nước lọc. 

4.2. Ăn thành nhiều bữa nhỏ

Chia nhỏ bữa ăn vừa giúp hấp thu dễ dàng hơn, vừa tránh hệ tiêu hóa bị quá tải khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn. Người bệnh nên chia thành 5-6 bữa nhỏ, hai bữa cách nhau 2-3 giờ và ăn các món dễ hấp thu như cháo, súp, khoai tây, trứng… 

4.3. Tránh ăn một số thực phẩm khó tiêu 

Thực phẩm khó tiêu (nhiều chất xơ, đồ ăn nhiều dầu mỡ…), đồ uống có chứa cafein hoặc cồn gây khó chịu đường tiêu hóa, khiến các triệu chứng tiêu chảy nặng hơn, do đó người bệnh ung thư nên tránh. 

4.4. Bổ sung lợi khuẩn

Lợi khuẩn đã được chứng minh tác dụng cải thiện triệu chứng tiêu chảy trên bệnh nhân ung thư sau hóa trị, xạ trị, đặc biệt là 2 chủng vi khuẩn Lactobacillus acidophilus LA-05 và Bifidobacterium animalis subsp. lactis BB-12. Vì vậy, người bệnh ung thư nên bổ sung các chế phẩm chứa lợi khuẩn tiêu hóa như men vi sinh, sữa chua… trong chế độ ăn. 

tieu-chay-sau-hoa-tri-xa-tri-tiêu-chảy-sau-hóa-trị-xạ-trị-2

4.5. Sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy

Khi áp dụng các biện pháp không dùng thuốc mà không có hiệu quả người bệnh cần sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy để tránh tiêu chảy càng nghiêm trọng. Thuốc thường được chỉ định trong tiêu chảy sau hóa trị, xạ trị: Loperamid, Diphenoxylate… Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để tránh các hậu quả không mong muốn. 

Ngoài ra, người bệnh cần đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời nếu có một trong các dấu hiệu tiêu chảy nặng sau:  

  • Có máu trong phân
  • Sụt cân
  • Sốt (nhiệt độ cơ thể > 38⁰C)
  • Không kiểm soát được nhu động ruột

4. Lợi khuẩn sống gắn đích – Giải pháp tối ưu cho bệnh nhân tiêu chảy sau hóa trị và xạ trị 

Lợi khuẩn có vai trò quan trọng trong hỗ trợ bệnh nhân tiêu chảy sau hóa trị và xạ trị. Tuy nhiên, tỷ lệ sống sót của lợi khuẩn tại pH dạ dày chỉ chiếm 0,0005%, nên sử dụng các chế phẩm men vi sinh thông thường thường mất tác dụng khi qua dạ dày, dẫn đến không đạt hiệu quả cao trong cải thiện triệu chứng tiêu chảy trên bệnh nhân ung thư. 

Vì vậy, các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra Lợi khuẩn sống gắn đích – Lợi khuẩn có khả năng sống sót trong điều kiện pH dạ dày khắc nghiệt, đến những vị trí lợi khuẩn thông thường khó đến, gắn đích và thể hiện tác dụng. Đây được coi là giải pháp tiên tiến, mang lại hiệu quả cao trên bệnh nhân ung thư. 

Các nhà khoa học tập trung nghiên cứu hiệu quả của Lactobacillus LA-05 và Bifidobacterium BB-12 trên bệnh nhân ung thư. Đây là hai chủng lợi khuẩn có số lượng lớn nhất tại đường tiêu hóa, có vai trò cải thiện chức năng tiêu hóa, tăng cường đề kháng bệnh nhân ung thư theo những cơ chế chính sau: 

  • Tạo hàng rào bảo vệ niêm mạc ruột: Hai chủng lợi khuẩn này có khả năng bám dính cao. Chúng bám dính vào niêm mạc ruột, tạo hàng rào bảo vệ giúp niêm mạc ruột tránh khỏi những tác động có hại từ hóa trị hay xạ trị, giúp giảm tỉ lệ bệnh nhân bị tiêu chảy. 
  • Giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột: Lượng lớn lợi khuẩn được cung cấp từ các chế phẩm đã cạnh tranh dinh dưỡng và kìm hãm sự phát triển của các vi khuẩn gây tiêu chảy. Do đó, các bệnh nhân ung thư được bổ sung lợi giảm đáng số lần đi ngoài và giảm mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy. 
  • Tăng cường miễn dịch: Tế bào miễn dịch phân bố chủ yếu ở ruột, nên bảo vệ đường ruột khỏi bị vi khuẩn tấn công cũng chính là bảo vệ hệ miễn dịch, giúp tăng cường đề kháng trên bệnh nhân ung thư. Nhờ vậy, bệnh nhân ung thư giảm tần suất tiêu chảy đáng kể. 
  • Kích thích tiết enzym tiêu hóa: Lactobacillus LA-05 và Bifidobacterium BB-12 có khả năng kích thích tiết enzym tiêu hóa, giúp người bệnh ung thư tiêu hóa dễ dàng, ăn ngon hơn và tăng cường đề kháng.

tieu-chay-sau-hoa-tri-xa-tri-tiêu-chảy-sau-hóa-trị-xạ-trị-4

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Imiale A+ ứng dụng công nghệ bao kép độc quyền Cryoprotectant – bao bọc lợi khuẩn trong màng phospholipid kép, giúp bảo vệ lợi khuẩn khi đi qua môi trường acid dạ dày, đồng thời giúp kéo dài tuổi thọ sản phẩm. Nhờ đó, 6 tỷ lợi khuẩn Lactobacillus LA-05 và Bifidobacterium BB-12 có thể dễ dàng đến đích tác dụng và cải thiện tình trạng tiêu chảy trên bệnh nhân ung thư. 

Nhiều nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh tác dụng cải thiện tiêu chảy trên bệnh nhân ung thư của Imiale A+

>>> Xem bài viết: Bằng chứng khoa học của Imiale A+ trên bệnh nhân ung thư 

Tiêu chảy là tình trạng phổ biến ở bệnh nhân ung thư sau hóa trị, xạ trị. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ nguyên nhân và giải pháp khắc phục, tình trạng này có thể cải thiện đáng kể. Hy vọng qua bài viết trên, người bệnh ung thư có thể tìm được giải pháp khắc phục tiêu chảy cho riêng mình, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và cải thiện tình trạng bệnh. 

Tài liệu tham khảo: 

[1] Delia, P., Sansotta, G., Donato, V., Frosina, P., Messina, G., De Renzis, C., & Famularo, G. (2007). Use of probiotics for prevention of radiation-induced diarrhea. World journal of gastroenterology, 13(6), 912–915.

[2] https://zisttakhmir.com/administrator/files/UploadFile/Probiotics_withHoney.pdf 

]]>
https://imialeaplus.com/tieu-chay-sau-hoa-tri-xa-tri-ung-thu-991/feed/ 0