Imiale A+ https://imialeaplus.com Sat, 08 Oct 2022 05:03:23 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.0.1 Tiêu chảy kéo dài: Nguyên nhân, giải pháp và biện pháp hồi phục sức khỏe https://imialeaplus.com/tieu-chay-keo-dai-1866/ https://imialeaplus.com/tieu-chay-keo-dai-1866/#respond Mon, 19 Sep 2022 05:05:13 +0000 https://imialeaplus.com/?p=1866 Tiêu chảy kéo dài là tình trạng đi ngoài phân lỏng liên tục từ 2 đến 4 tuần. Triệu chứng điển hình của tiêu chảy kéo dài là đi ngoài phân nước, đầy hơi, buồn nôn, đau bụng. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp những biến chứng nguy hiểm. Vậy tại sao bị tiêu chảy kéo dài?, cần làm gì khi gặp tình trạng này? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về tiêu chảy kéo dài.

Tiêu chảy kéo dài

1. Nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài

Tiêu chảy kéo dài thường là dấu hiệu của một bệnh lý hoặc là lời cảnh báo của chế độ ăn không khoa học. Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp gây tiêu chảy kéo dài.

1.1. Tiêu chảy kéo dài do bệnh lý đường tiêu hóa

Theo các nghiên cứu khoa học, tình trạng viêm nhiễm, tổn thương đường tiêu hóa có thể gây ra tiêu chảy và đau bụng. Một số bệnh đường ruột có thể dẫn tới tiêu chảy kéo dài là:

Trong đó, kém dung nạp Lactose là tình trạng bệnh lý khi cơ thể người bệnh tiết ít enzyme lactase, không đủ để phân cắt đường lactose (thường có trong sữa, các loại bánh kẹo…). Vì vậy, lactose không được tiêu hóa sẽ xuống ruột già, được hệ vi khuẩn ở đây lên men thành acid lactic và carbon dioxide (CO2), gây ra các triệu chứng sôi bụng, chướng bụng, tiêu chảy, đi ngoài phân chua. 

Tiêu chảy kéo dài

>>>Xem thêm: 10 bệnh đại tràng thường gặp không thể chủ quan

1.2. Tiêu chảy kéo dài do bệnh nội tiết

Rối loạn nội tiết ảnh hưởng đến hoạt động hệ tiêu hóa. Người mắc bệnh cường giáp hoặc đái tháo đường thường có nguy cơ cao bị tiêu chảy kéo dài.

Bệnh cường giáp: Khi tuyến giáp hoạt động quá mức bình thường, nhu động ruột tăng mạnh, người bệnh sẽ kém hấp thu và đi ngoài thường xuyên.

Bệnh đái tháo đường: Đái tháo đường gây biến nhiều biến chứng, bao gồm biến chứng thần kinh. Dây thần kinh điều hòa nhu động ruột bị tổn thương sẽ làm thay đổi nhu động ruột, kéo theo thời gian tiêu hóa thức ăn giảm, thời gian lưu thức ăn ở dạ dày giảm và gây tiêu chảy. Ngoài ra, tiêu chảy cũng có thể là tác dụng phụ của một số thuốc tiểu đường. 

Tiêu chảy kéo dài

1.3. Tiêu chảy kéo dài do tác dụng phụ của thuốc

Theo các thống kê y khoa, có tới trên 700 thuốc khác nhau có tác dụng phụ là tiêu chảy, đặc biệt là các thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau chống viêm không steroid, thuốc nhuận tràng… 

  • Thuốc kháng sinh: Kháng sinh diệt hại khuẩn gây bệnh, nhưng đồng thời tiêu diệt cả lợi khuẩn đường ruột. Lạm dụng kháng sinh làm tăng nguy cơ loạn khuẩn đường ruột. Từ đó, hệ tiêu hóa hoạt động kém, người dùng sẽ bị tiêu chảy kéo dài. Điển hình như thuốc amoxicillin, ampicillin, cefpodoxime.
  • Thuốc chống viêm giảm đau không steroid (Nsaids): Ngoài tác dụng ức chế enzym tại ổ viêm thì các nsaids còn ức chế enzym bảo vệ niêm mạc dạ dày. Sử dụng Nsaids liều cao hoặc dùng kéo dài sẽ làm niêm mạc ruột bị tổn thương, lâu ngày sẽ mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột dẫn đến tiêu chảy liên tục. 
  • Thuốc nhuận tràng: Thuốc nhuận tràng được sử dụng để giúp người bị táo bón đi ngoài nhanh. Tuy nhiên, lạm dụng thuốc nhuận tràng có thể gây tiêu chảy.

Tháo trị táo bón

Ngoài ra, một số thuốc cũng có thể gây tiêu chảy kéo dài là:

  • Thuốc điều trị viêm loét dạ dày: Lansoprazole, Esomeprazole
  • Thuốc điều trị đái tháo đường: Metformin
  • Thuốc chống trầm cảm: Citalopram, Fluoxetine

1.4. Tiêu chảy kéo dài do thói quen ăn uống không lành mạnh

Ăn uống không đảm bảo vệ sinh là tiền để để các tác nhân gây bệnh xâm nhập đường tiêu hóa. Khi bị virus, vi khuẩn tấn công, niêm mạc ruột bị tổn thương dẫn tới tình trạng tiêu chảy lâu ngày. Một người dễ bị tiêu chảy kéo dài nếu có chế độ ăn như sau:

  • Thường xuyên dùng thức ăn chưa được nấu chín: nem chua, rau sống, tiết canh
  • Sử dụng thực phẩm ôi thiu, hết hạn sử dụng
  • Chế biến thức ăn không sạch sẽ
  • Không vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

Tiêu chảy kéo dài

>>>Xem thêm: Tiêu chảy – Tổng quan 11 điều cần biết

2. Cần làm gì khi bị tiêu chảy kéo dài

Tiêu chảy kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu. Người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, người bị tiêu chảy lâu ngày cần khẩn trương đến cơ sở y tế để khám và điều trị. 

Điều trị tiêu chảy kéo dài được chia thành hai giai đoạn chính là điều trị ban đầu và điều trị đặc hiệu.

2.1. Điều trị ban đầu

Tiêu chảy kéo dài khiến người bệnh có nguy cơ cao bị mất nước và rối loạn điện giải. Tình trạng này có thể dẫn tới một số hậu quả khôn lường như ngất, nhiễm toan chuyển hóa, hạ huyết áp, trụy tim mạch. Do đó, bác sĩ sẽ chỉ định bù nước và điện giải cho bệnh nhân.

Bệnh nhân có thể được chỉ định uống dung dịch Oresol. Oresol bổ sung nước, đường glucose và chất điện giải cho người bệnh. Bệnh nhân cần sử dụng Oresol theo chỉ định và hướng dẫn của nhân viên y tế

Đối với trường hợp mất nước nặng, người bệnh có thể sẽ được chỉ định truyền dịch: dịch bổ sung chất dinh dưỡng; bổ sung nước, khoáng chất, chất điện giải; dịch bổ sung đạm. Việc truyền dịch phải được thực hiện tại cơ sở y tế đảm bảo an toàn để tránh những rủi ro nguy hiểm cho bệnh nhân.

Tiêu chảy kéo dài

2.2. Điều trị đặc hiệu

Thông thường, sau khi điều trị ban đầu, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán nhiễm khuẩn, nhiễm trùng như xét nghiệm phân, nội soi tiêu hóa, xét nghiệm máu. Bệnh nhân thực hiện xét nghiệm để xác định nguyên nhân và tình trạng sức khỏe. Tùy vào nguyên nhân và tình trạng tiêu chảy, mỗi bệnh nhân sẽ có những chỉ định điều trị khác nhau.

Bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc cầm tiêu chảy. Tuy nhiên, đối với tiêu chảy kéo dài, đây chỉ là biện pháp khắc phục ngắn hạn. Người bệnh không nên sử dụng lâu dài để tránh lạm dụng thuốc và gặp phải các tác dụng phụ.

Xác định và điều trị nguyên nhân chính là chìa khóa để điều trị tiêu chảy kéo dài. Người bệnh sẽ có phác đồ điều trị đặc hiệu khi biết được cụ thể nguyên nhân. Ví dụ như tiêu chảy do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng sẽ được điều trị bằng kháng sinh; tiêu chảy do thuốc sẽ cần dừng thuốc hoặc thay thế thuốc khác; tiêu chảy do bệnh lý khác thì người bệnh cần điều trị bệnh lý đó và theo dõi triệu chứng lâu dài.

Tiêu chảy kéo dài

>>>Xem thêm: Top 9+ thuốc tiêu chảy hiệu quả và an toàn nhất

3. Biện pháp hồi phục sức khỏe khi tiêu chảy kéo dài

Tiêu chảy kéo dài khiến người bệnh sút cân và suy nhược. Các biện pháp hồi phục sức khỏe sẽ giúp người bệnh rút ngắn thời gian điều trị. Không những thế, áp dụng các biện pháp hồi phục cũng chính là cách để phòng ngừa tiêu chảy hiệu quả.

3.1. Thay đổi chế độ ăn khoa học

Người bệnh cần uống nhiều nước để hạn chế nguy cơ bị mất nước. Nước hoa quả, nước canh, nước dừa, trà thảo mộc là những lựa chọn cần thiết cho bệnh nhân tiêu chảy.

Ngoài ra, chế độ ăn BRAT được khuyến nghị cho bệnh nhân tiêu chảy lâu ngày. Các loại thực phẩm trong chế độ BRAT bao gồm: chuối, gạo, bánh mì trắng và táo. Đây đều là các thực phẩm chứa nhiều tinh bột, ít đạm, ít chất béo và ít chất xơ nên không gây áp lực lớn cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, các món ăn nhạt, dễ tiêu này sẽ cải thiện tốt tình trạng buồn nôn cho người bệnh.

Tiêu chảy kéo dài

Tuy nhiên, chế độ BRAT chứa ít calo và chất dinh dưỡng. Do đó, người bệnh tránh thực hiện chế độ ăn này dài ngày dễ dẫn đến tình trạng thiếu chất, thiếu năng lượng. Ngoài chế độ BRAT, người bệnh có thể kết hợp một số loại thực phẩm như: Khoai lang, khoai tây, cháo yến mạch, bánh quy mặn

Ngoài ra, người bệnh cần tránh những nhóm thực phẩm có thể làm triệu chứng tiêu chảy thêm nặng nề, ví dụ như:

  • Thức ăn chứa nhiều chất béo, thức ăn chiên rán
  • Thực phẩm giàu protein như thịt lợn, thịt bò, cá hồi
  • Thực phẩm chứa nhiều đường như bánh ngọt, nước ngọt, kẹo
  • Đồ uống chứa cồn như rượu, bia
  • Đồ uống chứa chất kích thích như cafe

3.2. Duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh

Duy trì lối sống và chế độ sinh hoạt lành mạnh giúp giảm nguy cơ mắc tiêu chảy và giúp người bệnh mau hồi phục sức khỏe. Người bệnh cần lưu ý:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Luôn thực hiện ăn chín, uống sôi
  • Lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh
  • Khám sức khỏe định kỳ ít nhất 2 lần trong năm

Viêm trực tràng

3.3. Bổ sung men vi sinh

Ở người bệnh tiêu chảy kéo dài có sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hại khuẩn tăng sinh, lợi khuẩn bị thiếu hụt. Vì vậy, bổ sung men vi sinh (chứa lợi khuẩn) cho bệnh nhân tiêu chảy kéo dài là biện pháp thiết yếu. 

Bổ sung men vi sinh hợp lý giúp người bệnh tiêu chảy kéo dài sớm cải thiện, đồng thời hồi phục sức khỏe đường tiêu hóa nhanh hơn. Điều này được các nhà khoa học giải thích dựa trên các cơ chế sau:

  • Lợi khuẩn tái thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột
  • Lợi khuẩn bám dính niêm mạc tạo hàng rào bảo vệ niêm mạc ruột
  • Lợi khuẩn kích thích sinh kháng thể, tăng cường sức đề kháng

Tiêu chảy kéo dài

Khi hệ tiêu hóa được phục hồi, tình trạng tiêu chảy sẽ được thuyên giảm nhanh chóng. Vậy bổ sung men vi sinh như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu nhất?

Trong hàng trăm nghìn chủng vi sinh, Lactobacillus LA-5 và Bifidobacterium BB-12 là chủng lợi khuẩn thủ lĩnh của đường tiêu hóa. Theo WHO, một sản phẩm men vi sinh cần đáp ứng các tiêu chí như: Chứa chủng lợi khuẩn thiết yếu, lợi khuẩn sống, bám dính tốt và được các tổ chức quốc tế uy tín chứng nhận và khuyên dùng. 

Imiale A+ là sản phẩm duy nhất tại Việt nam chứa lợi khuẩn sống, gắn đích Bifidobacterium Bb-12Lactobacillus LA-5 (lợi khuẩn thiết yếu chiếm 90% hệ lợi khuẩn đường ruột). Imiale A+ sử dụng công nghệ bao kép Cryoprotectant giúp lợi khuẩn bền vững, sống, gắn đích và phát huy tác dụng nhanh chóng, hiệu quả, giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng kéo dài cũng như các bệnh lý mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột như: Viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa, táo bón, đầy chướng bụng. 

Imiale A+ là sản phẩm số 1 về bằng chứng lâm sàng với hơn 450 nghiên cứu quốc tế, với hiệu quả và an toàn được kiểm chứng bởi tổ chức quốc tế uy tín: FDA, EFSA, WGO

Tiêu chảy kéo dài vừa là dấu hiệu của một bệnh lý, vừa là nguy cơ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Người bệnh tuyệt đối không nên thờ ơ trước tình trạng này. Ngoài ra, mỗi người hãy duy trì chế độ ăn, lối sống khoa học, lành mạnh kết hợp sử dụng men vi sinh để có hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh. 

Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 1900 9482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.

]]>
https://imialeaplus.com/tieu-chay-keo-dai-1866/feed/ 0
Tiêu chảy – Tổng quan 11 điều cần biết https://imialeaplus.com/tong-quan-tieu-chay-898/ https://imialeaplus.com/tong-quan-tieu-chay-898/#respond Thu, 02 Jun 2022 09:08:21 +0000 https://imialeaplus.com/?p=898 Mỗi năm có đến hàng tỷ người mắc bệnh tiêu chảy trên toàn cầu. Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Tình trạng rối loạn tiêu hóa này mang nhiều nguy hiểm tiềm ẩn cho sức khỏe con người. Việc nắm rõ kiến thức về tiêu chảy là điều quan trọng và cần thiết. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho các bạn những kiến thức tổng quan hữu ích về tiêu chảy.

tiêu chảy

1. Tiêu chảy được định nghĩa như thế nào?

Theo định nghĩa của Bộ Y Tế, tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng từ 3 lần trở lên mỗi ngày. Tiêu chảy đặc trưng bởi đặc điểm phân nhão, nhiều nước và không thành khuôn. Một số triệu chứng kèm theo là nôn, mất nước, đau bụng.

Nếu số lần đại tiện trong ngày từ 3 lần trở lên nhưng độ đặc của phân bình thường, phân thành khuôn thì đây không phải tình trạng tiêu chảy. Ngoài ra, trẻ nhỏ bú mẹ đi ngoài phân sệt và dính là điều bình thường.

2. Triệu chứng của tiêu chảy

Triệu chứng của tiêu chảy sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh nhân. Một số triệu chứng điển hình và thường gặp ở bệnh nhân tiêu chảy là:

  • Phân lỏng, nhiều nước 
  • Đau bụng
  • Bụng đầy hơi, có cảm giác sôi bụng
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Phân lẫn máu hoặc chất nhầy
  • Đi ngoài liên tục

tiêu chảy - triệu chứng

Tiêu chảy có thể làm lượng nước của cơ thể mất theo phân. Người bệnh mất nước xuất hiện một số triệu chứng như đau đầu, khô da, khát nước,..

3. Phân loại tiêu chảy

Tiêu chảy được phân loại thành tiêu chảy cấp tính và tiêu chảy mãn tính dựa trên thời gian mắc bệnh.

3.1. Tiêu chảy cấp tính

Tiêu chảy cấp tính thường diễn ra từ 1 đến 2 ngày và kéo dài dưới 2 tuần. Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp thường do thói quen ăn uống kém vệ sinh. Vi khuẩn, virus có hại xâm nhập, làm tổn thương đường tiêu hóa và gây tiêu chảy.

3.2. Tiêu chảy mãn tính

Tiêu chảy mãn tính là tình trạng đi ngoài phân lỏng kéo dài từ 2 đến 4 tuần. Tình trạng tiêu chảy thường xuyên và kéo dài có thể là dấu hiệu của một bệnh lý khác.

4. Nguyên nhân gây tiêu chảy

Theo các chuyên gia y tế, hiện nay có nhiều nguyên nhân khác nhau gây tiêu chảy. Tiêu chảy có thể do điều kiện, thói quen sinh hoạt hoặc do vấn đề sức khỏe. Imiale A+ sẽ đề cập đến một số nguyên nhân gây tiêu chảy phổ biến.

Nguyên nhân 1: Tiêu chảy do nhiễm virus

Tiêu chảy - nguyên nhân virus

Một số virus gây tiêu chảy là rotavirus, norovirus, astrovirus. Các loại virus này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm tổn thương đường tiêu hóa, dẫn tới tiêu chảy.

Rotavirus là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy cấp trên toàn cầu. Theo các nghiên cứu đánh giá, rotavirus là yếu tố gây tiêu chảy thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.

Norovirus gây viêm dạ dày, viêm ruột và là mầm bệnh rất dễ lây lan. Bệnh nhân nhiễm norovirus có triệu chứng là nôn mửa, tiêu chảy ra nước và phân không lẫn máu.

Astrovirus là nguyên nhân gây tiêu chảy phổ biến ở người già, trẻ nhỏ và người suy giảm miễn dịch.

Nguyên nhân 2: Tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn

Vi khuẩn có hại làm tổn thương niêm mạc ruột gây tiêu chảy.

Nhiễm khuẩn Salmonella: Nguy cơ nhiễm khuẩn Salmonella tăng lên khi sử dụng thực phẩm sống và không rửa tay đúng cách sau khi đi vệ sinh.

Nhiễm khuẩn E.coli: Một số chủng E.coli tiết độc tố gây nhiễm khuẩn ruột với triệu chứng tiêu chảy phân nước hoặc phân máu. Nguyên nhân nhiễm khuẩn E.coli là sử dụng nguồn nước ô nhiễm hoặc lây truyền từ động vật, từ người sang người.

Ngoài ra các loại vi khuẩn khác có thể gây tiêu chảy là Campylobacter, Shigella.

Nguyên nhân 3: Tiêu chảy do nhiễm ký sinh trùng

Ký sinh trùng xâm nhiễm vào tế bào biểu mô ruột gây tiêu chảy.

  • Giardia lamblia dẫn đến tiêu chảy trong vòng hai ngày kể từ khi nhiễm bệnh.
  • Entamoeba histolytica gây tiêu chảy phân máu khi xâm nhập và thành ruột.
  • Cryptosporidium gây tiêu chảy phân nước.
  • Nhiễm giun chỉ, giun móc gây tiêu chảy cấp tính

Nguyên nhân 4: Tiêu chảy do thói quen ăn uống 

Táo bón

Chế độ ăn uống kém vệ sinh là tác nhân tiềm ẩn gây nhiễm khuẩn đường ruột. Nguy cơ bị tiêu chảy tăng cao nếu một người có chế độ ăn sau:

  • Sử dụng thực phẩm không hợp vệ sinh
  • Dùng thức ăn không được nấu chín như tiết canh, nem chua, gỏi cá, rau sống, …
  • Sử dụng thức ăn ôi thiu, nấm mốc và không được chế biến sạch sẽ
  • Sử dụng hoa quả, nước uống không được tiệt trùng
  • Không rửa tay sạch khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

Nguyên nhân 5: Tiêu chảy do ảnh hưởng bởi thuốc

Theo các nghiên cứu y khoa, kháng sinh là tác nhân chiếm 25% các trường hợp tiêu chảy do thuốc. Sử dụng kháng sinh không đúng cách hoặc dùng kéo dài gây rối loạn cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Các vi khuẩn gây hại có cơ hội phát triển, dẫn đến tiêu chảy.

Một số thuốc có tác dụng phụ gây tiêu chảy là thuốc nhuận tràng, thuốc chống viêm giảm đau NSAIDs, thuốc kháng acid chứa magie,…

Nguyên nhân 6: Tiêu chảy do không dung nạp lactose

Hiện tượng không dung nạp lactose khá phổ biến ở người lớn. Đây là tình trạng cơ thể thiếu hụt enzyme lactase – một loại men tiêu hóa có vai trò chuyển hóa và hấp thu đường lactose. Hệ vi khuẩn ở ruột già tiếp xúc với phần đường lactose không được tiêu hóa sẽ gây ra các triệu chứng như đầy bụng, tiêu chảy.

Nguyên nhân 7: Tiêu chảy do bệnh lý đường ruột

Táo bón

Tổn thương cấu trúc hoặc chức năng đường tiêu hóa có thể dẫn đến tiêu chảy. 

  • Phẫu thuật túi mật hoặc dạ dày
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Bệnh viêm ruột
  • Ung thư đại tràng
  • Viêm phúc mạc
  • Viêm ruột thừa

Nguyên nhân 8: Tiêu chảy do bệnh nội tiết

Một số bệnh nội tiết như cường giáp, đái tháo đường sẽ kích thích trực tiếp hoặc gián tiếp lên dây thần kinh ruột. Nhu động ruột tăng hơn mức bình thường làm giảm thời gian tiêu hóa thức ăn của ruột. Lượng lớn phân được đẩy tới ruột già và gây tiêu chảy.

Xem bài viết: x Nguyên nhân tiêu chảy thường gặp không thể chủ quan

5. Những đối tượng nào hay bị tiêu chảy

Tiêu chảy xảy ra phổ biến ở mọi lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, nguy cơ bị tiêu chảy cao hơn ở một số đối tượng. Những đối tượng hay bị tiêu chảy là:

  • Trẻ nhỏ
  • Người cao tuổi
  • Dân cư sinh sống tại khu vực thường xuyên bị ngập lụt, lũ, bão
  • Người dân sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh
  • Người dân ở khu vực nguồn nước bị ô nhiễm
  • Người dân có thói quen ăn rau sống, các món ăn thủy hải sản chưa nấu chín

6. Có cần xét nghiệm để chẩn đoán tiêu chảy không?

tiêu chảy - xét nghiệm

Đa số các trường hợp tiêu chảy cấp tính với các triệu chứng nhẹ thường không cần tiến hành xét nghiệm. Nhưng nếu có dấu hiệu mất nước, phân toàn máu, sốt cao, bệnh nhân là trẻ nhỏ hoặc người cao tuổi thì việc xét nghiệm là điều cần thiết.

Tiêu chảy mãn tính cần được xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân và đánh giá tình trạng sức khỏe. Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và triệu chứng bệnh. Việc xét nghiệm chẩn đoán giúp bác sĩ có phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Do đó việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh là điều cần thiết đối với trường hợp tiêu chảy kéo dài. 

Ngoài ra, việc xét nghiệm giúp các bác sĩ hiểu rõ các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn của người bệnh. Từ đó giúp người bệnh hạn chế biến chứng nguy hiểm do tiêu chảy. 

Một số xét nghiệm có thể được bác sĩ lựa chọn thực hiện là:

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm phân
  • Nội soi đại tràng, nội soi đường tiêu hóa

Trong trường hợp tiêu chảy kéo dài hoặc tiêu chảy mãn tính, người bệnh cần đến khám tại các cơ sở y tế uy tín.

7. Tiêu chảy có nguy hiểm không? Ảnh hưởng của tiêu chảy đối với sức khỏe

Thông thường, các trường hợp tiêu chảy cấp không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, tiêu chảy xảy ra thường xuyên có thể là triệu chứng của một tình trạng bệnh lý nguy hiểm. Tiêu chảy kéo dài mà không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đến người bệnh. Tiêu chảy có thể gây ra những ảnh hưởng đối với sức khỏe như: mất nước, rối loạn điện giải, hấp thu kém, mệt mỏi, suy nhược.

7.1. Mất nước

tiêu chảy - mất nước

Ở người lớn, lượng nước chiếm khoảng 60-70% trọng lượng cơ thể. Tiêu chảy có thể khiến cơ thể bị mất nước nhanh chóng do lượng nước theo phân ra ngoài. Lượng nước bị thiếu hụt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sinh lý và chức năng của cơ thể. Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Cảm giác khô da, khô miệng, mắt trũng
  • Khát nước
  • Đau đầu, mệt mỏi
  • Số lần đi tiểu và lượng nước tiểu ít hơn bình thường

Mất nước quá nhiều dẫn tới máu bị cô đặc và giảm khối lượng tuần hoàn. Người bệnh có thể tụt huyết áp, chóng mặt và ngất xỉu nếu không được điều trị kịp thời.

7.2. Rối loạn điện giải

Rối loạn điện giải là tình trạng tăng hoặc giảm lượng chất khoáng cần thiết cho cơ thể như Natri, Kali. Tiêu chảy sẽ kéo theo hiện tượng mất nước, chất điện giải và các chất dinh dưỡng chưa được chuyển hóa.

  • Nồng độ Natri máu giảm do mất Na qua đường tiêu hóa có thể gây phù não, hạ huyết áp và các biến chứng thần kinh.
  • Nồng độ Kali máu giảm gây hậu quả là mỏi cơ, yếu cơ, giảm huyết áp và nhịp tim nhanh.

7.3. Giảm khả năng hấp thu, toàn thân mệt mỏi

Tiêu chảy - ảnh hưởng sức khỏe

Rối loạn tiêu hóa kéo dài làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể. Tình trạng này dẫn đến thiếu protein, vitamin, sắt, calci. Bệnh nhân bị thiếu máu, còi xương và suy dinh dưỡng do tiêu chảy lâu ngày.

Tình trạng kém hấp thu dẫn tới cơ thể thiếu năng lượng và sút cân. Bệnh nhân thường xuyên mệt mỏi và giảm khả năng làm việc.

8. Tiêu chảy có tự khỏi được không?

Các trường hợp tiêu chảy cấp thường tự khỏi sau 1-2 ngày mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, nếu người bệnh mắc các triệu chứng nặng hoặc kéo dài thì việc áp dụng các biện pháp điều trị là điều cần thiết.

Tiêu chảy là lời cảnh báo về lối sống thiếu khoa học hoặc là triệu chứng thứ phát của một bệnh lý khác. Nếu không được điều trị hợp lý và kịp thời, tiêu chảy có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Do đó, kiến thức về các biện pháp điều trị tiêu chảy rất hữu ích đối với mỗi người.

9. Biện pháp điều trị tiêu chảy

9.1. Biện pháp dùng thuốc

Thuốc cầm tiêu chảy Loperamid

Loperamid làm chậm tốc độ di chuyển thức ăn trong ruột. Thức ăn và nước sẽ được hệ tiêu hóa hấp thu tốt hơn và giảm số lần đi ngoài. 

Loperamid thường được điều trị tiêu chảy cấp. Tuy nhiên, không nên sử dụng thuốc quá 2 ngày và không sử dụng khi bệnh nhân sốt, đi ngoài phân đen hoặc có máu. Sản phẩm chống chỉ định với trẻ em dưới 2 tuổi và phụ nữ đang mang thai.

Thuốc cầm tiêu chảy Berberin

thuoc-tieu-chay-thuốc-tiêu-chảy-berberin

Berberin có tác dụng kháng khuẩn và chống tiêu chảy do nhiễm khuẩn.

Berberin có nguồn gốc từ thảo dược nên tương đối an toàn và hiệu quả trong điều trị tiêu chảy. Tuy nhiên, cần lưu ý sản phẩm chống chỉ định với trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai và cho con bú.

Thuốc ngừa tiêu chảy

Thuốc chứa hoạt chất Bismuth subsalicylate như Kaopectate, Pepto-Bismol có tác dụng bảo vệ đường ruột khỏi tác nhân gây nhiễm trùng.

Tương tự như Loperamid, loại thuốc này không nên sử dụng quá 2 ngày và không sử dụng đối với trẻ dưới 12 tuổi.

Những loại thuốc trên đều là thuốc trị tiêu chảy không kê đơn. Khi lựa chọn sử dụng, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn và uống đúng liều đã được khuyến cáo. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn tốt nhất.

Nếu nguyên nhân gây tiêu chảy là do nhiễm khuẩn, người bệnh được tư vấn bởi chuyên gia y tế về việc sử dụng kháng sinh kịp thời.

Đối với trường hợp tiêu chảy nặng hoặc tiêu chảy mãn tính, người bệnh cần điều trị triệu chứng và điều trị bệnh lý gây tiêu chảy. Phương pháp sử dụng thuốc sẽ khác nhau đối với tình trạng từng bệnh nhân. Bệnh nhân cần đến điều trị tại các cơ sở y tế để tránh những nguy hiểm đến sức khỏe.

Xem bài viết: Top 9+ thuốc tiêu chảy hiệu quả và an toàn nhất

9.2. Biện pháp không dùng thuốc

Bổ sung nước

táo bón

Theo khuyến cáo của nhân viên y tế, bạn cần uống khoảng 2-3 lít nước mỗi ngày khi bị tiêu chảy. Nước lọc, nước canh hay nước hoa quả là những lựa chọn tốt. Bên cạnh đó, việc tránh đồ uống có gas, có cồn và caffein là điều cần thiết.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể lựa chọn sử dụng dung dịch bù nước và điện giải Oresol. Oresol giúp cải thiện tình trạng mất nước và mệt mỏi. Theo WHO, Oresol được sử dụng an toàn và hiệu quả trong 90% trường hợp tiêu chảy.

Thực hiện chế độ ăn BRAT

Người bệnh tiêu chảy cần tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo. Thay vào đó, các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra lời khuyên về chế độ ăn BRAT.  

BRAT là chế độ ăn ít chất xơ, bao gồm các món ăn nhạt, dễ tiêu và dung nạp tốt. Nhóm thực phẩm chính trong chế độ ăn này là: chuối, gạo trắng, táo và bánh mì trắng. Chế độ ăn BRAT làm giảm áp lực của hệ tiêu hóa, làm chắc phân và cải thiện triệu chứng của tiêu chảy.

Tuy nhiên, nhóm thực phẩm này chứa ít calo và ít chất dinh dưỡng. Người bệnh không nên sử dụng chế độ ăn này trong thời gian dài để tránh nguy cơ suy dinh dưỡng.

tiêu chảy - chế độ ăn brat

Ngoài ra, một số thực phẩm được chuyên gia y tế khuyên dùng cho bệnh nhân tiêu chảy là: khoai tây, khoai lang, dưa hấu, bột yến mạch, nước dừa, trà thảo mộc.

Bổ sung lợi khuẩn

Lợi khuẩn hay men vi sinh giúp cải thiện sức khỏe đường ruột bằng cách:

  • Giúp thức ăn lên men, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn của ruột
  • Ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn có hại đường ruột
  • Hạn chế nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

Tiêu chảy có thể làm rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột. Vi khuẩn có lợi bị thải ra ngoài theo phân. Vì thế, việc bổ sung lợi khuẩn là cần thiết. 

Bệnh nhân có thể bổ sung lợi khuẩn bằng các thực phẩm như sữa chua, đậu phụ, nấm sữa tây tạng. Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung lợi khuẩn qua thực phẩm chức năng. Sản phẩm chứa các chủng lợi khuẩn Bifidobacterium  và Lactobacillus  là một lựa chọn tốt cho hệ tiêu hóa.

10. Tiêu chảy có lây không? Làm thế nào để phòng ngừa

10.1. Tiêu chảy có lây không?

Tiêu chảy là bệnh truyền nhiễm dễ lây lan và tạo thành dịch. Bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hóa bởi thức ăn, nguồn nước. Điều kiện vệ sinh môi trường và thói quen sinh hoạt của người dân liên quan mật thiết đến khả năng truyền bệnh.

Một số cách thức lây lan của tiêu chảy là:

  • Lây lan qua tay mang mầm bệnh
  • Lây lan qua thực phẩm sống, thực phẩm nhiễm mầm bệnh
  • Lây lan qua vật nuôi trung gian

10.2. Biện pháp phòng ngừa tiêu chảy hiệu quả

tiêu chảy - rửa tay

Một số biện pháp giúp phòng tránh tình trạng tiêu chảy hiệu quả là:

Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ

  • Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên
  • Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Đi vệ sinh đúng nơi quy định

Sử dụng thực phẩm an toàn, sạch sẽ

  • Đảm bảo ăn chín, uống sôi
  • Sử dụng thực phẩm tươi ngon, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ
  • Không sử dụng thực phẩm quá hạn 
  • Chế biến, bảo quản thực phẩm cẩn thận

Sử dụng nguồn nước sạch

  • Không uống nước lã
  • Không đổ rác, đồ dùng của người bệnh ra ao, hồ, sông, suối

11. Những dấu hiệu nên đi gặp bác sĩ

tiêu chảy - khám bác sĩ

Khi bạn đi ngoài phân lỏng, nhiều nước kèm theo một trong những dấu hiệu sau đây, bạn cần đến khám tại các cơ sở y tế:

  • Tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày
  • Triệu chứng không giảm khi đã sử dụng thuốc không kê đơn
  • Đi ngoài ra máu
  • Đi ngoài phân đen
  • Đau bụng dữ dội
  • Sốt trên 39oC
  • Nhức đầu, buồn nôn
  • Nhịp tim nhanh
  • Đi tiểu ít hoặc không đi tiểu
  • Nước tiểu đậm màu

Sự chăm sóc y tế kịp thời giúp bệnh nhân tránh gặp những biến chứng khôn lường. 

Tiêu chảy có thể là bệnh lý đơn giản hoặc là dấu hiệu sức khỏe nguy hiểm. Mong rằng qua bài viết trên, bạn sẽ có nhiều kiến thức để cải thiện và phòng ngừa tiêu chảy hiệu quả.

Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc về bệnh tiêu chảy, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 1900 9482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.

Tham khảo nguồn:

https://www.webmd.com/digestive-disorders/digestive-diseases-diarrhea

https://www.healthline.com/health/diarrhea#causes

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diarrhea/symptoms-causes/syc-20352241

https://www.medicalnewstoday.com/articles/158634#treatments

]]>
https://imialeaplus.com/tong-quan-tieu-chay-898/feed/ 0
Tiêu chảy nên ăn gì? Thực đơn dinh dưỡng mau hồi phục https://imialeaplus.com/tieu-chay-nen-an-gi-686/ https://imialeaplus.com/tieu-chay-nen-an-gi-686/#respond Sat, 28 May 2022 01:09:45 +0000 https://imialeaplus.com/?p=686 Khi bị tiêu chảy, chế độ ăn không hợp lý có thể dẫn đến tình trạng bệnh càng nghiêm trọng: Đi ngoài tần suất nhiều hơn, phân lỏng hơn… khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược. Vậy tiêu chảy nên ăn gì? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý thực đơn dinh dưỡng giúp bệnh nhân tiêu chảy mau hồi phục.  

tieu-chay-nen-an-gi-tiêu-chảy-nên-ăn-gì

1. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người tiêu chảy 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn của người tiêu chảy cần tuân theo 5 nguyên tắc sau: 

  • Bổ sung nhiều nước để ngăn ngừa mất nước: Bên cạnh uống nhiều nước, người bệnh có thể uống nước trái cây, nước luộc gà, nước luộc thịt… để bổ sung dinh dưỡng. 
  • Ăn thành nhiều bữa nhỏ, hai bữa cách nhau 3-4 giờ: Chia thành các bữa ăn nhỏ tránh tình trạng đường tiêu hóa quá tải hấp thu, dẫn đến tiêu chảy nặng hơn. Đặc biệt lưu ý, khi bị tiêu chảy nên ăn sáng đầy đủ. 
  • Bổ sung thực phẩm chứa Kali, Natri: Ion Kali và Natri bị mất theo phân, làm giảm hàm lượng ion này trong máu. VÌ vậy, người bệnh cần bổ sung thức ăn chứa Kali, Natri để tránh thiếu hụt nghiêm trọng, đặc biệt thiếu hụt Kali gây yếu cơ, co giật. 
  • Nên ăn những nhóm thực phẩm dễ tiêu: Thực phẩm dễ tiêu giúp cơ thể dễ hấp thu hơn, nhanh chóng bổ sung dinh dưỡng và mau hồi phục. 
  • Tránh ăn những nhóm thực phẩm khó tiêu: Thực phẩm không/khó tiêu hóa sẽ bị thải ra ngoài khiến tình trạng tiêu chảy kéo dài hơn. 

2. 4 nhóm thực phẩm nên ăn khi bị tiêu chảy 

Các nhóm thực phẩm dễ tiêu nên ăn khi bị tiêu chảy có thể kể đến: 

2.1. Tinh bột và ngũ cốc ít chất xơ

tieu-chay-nen-an-gi-tiêu-chảy-nên-ăn-gì-1

Tinh bột và ngũ cốc ít chất xơ dễ tiêu hóa, đồng thời chứa nhiều chất dinh dưỡng nên được khuyến khích cho người tiêu chảy. Nếu những người bệnh thắc mắc khi bị tiêu chảy nên ăn sáng gì, thì đây là một lựa chọn đúng đắn cho bữa sáng đủ chất. 

Với tinh bột, người bệnh nên ăn cháo bởi cháo vừa mềm, dễ ăn, tiêu hóa nhanh lại đa dạng để đổi món. Vậy, tiêu chảy nên ăn cháo gì? Cháo cho người tiêu chảy cần cung cấp đạm, khoáng chất và vitamin để “tẩm bổ” như: Cháo trứng gà đậu đỏ, cháo ức gà nấm hương, cháo cá chép, cháo chim bồ câu… 

Với ngũ cốc, có thể ăn kèm với sữa chua để kết hợp bổ sung lợi khuẩn, đồng thời tăng cường miễn dịch hệ tiêu hóa và giảm triệu chứng tiêu chảy.

2.2. Thịt gà 

Thịt gà dễ tiêu hơn nên người tiêu chảy được khuyên nên ăn thịt gà thay vì thịt lợn hay thịt bò. Ngoài ra, thịt gà cung cấp protein, vitamin (A, C, E, B1, PP…), Kali giúp bổ sung dinh dưỡng sau khi đi ngoài nhiều lần. Tuy nhiên lưu ý, chỉ nên ăn phần thịt gà nạc bởi phần da chứa nhiều lipid, có thể gây khó tiêu, tiêu chảy nặng hơn. 

Món cháo nấu với nước dùng gà và thịt gà băm chắc hẳn sẽ khiến người bệnh tiêu chảy cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

2.3. Trứng 

Trứng là thực phẩm an toàn, có giá trị dinh dưỡng cao: Hàm lượng acid amin cao, hàm lượng lipid thấp, nhiều vitamin ( A, D, K, B12…) và chất khoáng (Kali, Canxi, kẽm, sắt…). Vì vậy, nên ăn trứng để bổ sung dinh dưỡng khi bị tiêu chảy. Có thể chế biến trứng bằng cách luộc hay nấu cháo.

tieu-chay-nen-an-gi-tiêu-chảy-nên-ăn-gì-2

2.4. Thực phẩm giàu lợi khuẩn

Men vi sinh cung cấp lợi khuẩn, có tác dụng kìm hãm sự phát triển vi khuẩn gây hại đường tiêu hóa, đồng thời tạo hàng rào bảo vệ đường ruột khỏi tác nhân gây hại. Từ đó, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp người bệnh dễ hấp thu và nâng cao đề kháng. Do đó, sử dụng thực phẩm chứa men vi sinh là biện pháp trị tiêu chảy hiệu quả.

Một số thực phẩm chứa men vi sinh: Sữa chua, sữa uống lên men… 

Ngoài ra, người bệnh tiêu chảy có thể tham khảo chế độ ăn “White Diet”. Đây là tên gọi bởi Chuyên gia Dinh dưỡng Stanford, chỉ chế độ ăn cho người tiêu chảy. Chế độ ăn này gồm những thực phẩm tiêu hóa nhanh, đồng thời bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và cả ion thiết yếu (Natri, Kali…) cho bệnh nhân tiêu chảy, bao gồm: Cơm, cháo, chuối, nước ép táo, bánh mì, ức gà, cá, đậu phụ, sữa chua. 

3. 5 nhóm thực phẩm cần kiêng khi bị tiêu chảy

Người tiêu chảy cần kiêng nhóm thực phẩm sau: 

3.1. Nhóm thực phẩm nhiều đạm 

Thức ăn nhiều đạm (protein) được coi là thực phẩm khó tiêu, nếu không tiêu hóa được sẽ bị đẩy ra ngoài theo phân, khiến người bệnh tiêu chảy kéo dài hơn. Đặc biệt, với người bệnh tiêu chảy do thiếu hụt enzym tiêu hóa, việc tiêu hóa các nhóm thức ăn này càng khó khăn hơn. Nhóm này bao gồm: 

  • Hải sản: Tôm, cua, ghẹ…
  • Các loại thịt: Thịt bò, thịt trâu
  • Các loại hạt : Lạc, đậu, đỗ…
  • Sữa và các thực phẩm từ sữa: Phomai, cheese…

tieu-chay-nen-an-gi-tiêu-chảy-nên-ăn-gì-3

3.2. Nhóm thực phẩm nhiều đường 

Thức ăn nhiều đường gây lợi tiểu thẩm thấu, tức trong nước tiểu người bệnh nhiều đường, kéo theo mất nhiều nước hơn theo đường tiểu tiện. Do đó, người tiêu chảy không nên ăn thực phẩm thuộc nhóm này tránh mất nước nghiêm trọng. 

Thực phẩm nhiều đường có thể kể đến: 

  • Bánh kẹo ngọt 
  • Đồ uống ngọt, trà sữa… 

3.3. Nhóm thực phẩm nhiều chất xơ

Bình thường, chất xơ giúp tạo khuôn phân, giúp đi ngoài dễ dàng hơn. Tuy nhiên, ở người bệnh tiêu chảy, việc tiêu hóa chất xơ khó khăn có thể khiến hệ tiêu hóa phải làm việc quá tải. Vì vậy, trong giai đoạn đầu tiêu chảy, không nên ăn thực phẩm nhiều chất xơ. Chỉ sau khi tình trạng cải thiện, người bệnh mới bắt đầu bổ sung chất xơ lại. 

Các thực phẩm nhiều chất xơ người bệnh tiêu chảy nên tránh: 

  • Măng
  • Rau cần
  • Các loại cải: Cải bắp, cải ngọt, cải xoong…

3.4. Nhóm thực phẩm nhiều dầu mỡ 

Tiêu hóa chất béo như dầu mỡ cần thời gian dài hơn, khiến hệ tiêu hóa phải làm việc kéo dài. Chưa kể đến những người bệnh thiếu enzym lipase – enzym phân cắt chất béo, thức ăn sẽ không tiêu hóa được và tống ra ngoài, làm tăng lượng phân và tần suất đi ngoài. 

tieu-chay-nen-an-gi-tiêu-chảy-nên-ăn-gì-4

Người bệnh tiêu chảy cần tránh các thực phẩm nhiều dầu mỡ như: 

  • Đồ ăn rán: Gà rán, xúc xích rán…
  • Các món chiên, xào…

3.5. Nhóm thực phẩm gây đầy hơi

Thực phẩm gây đầy hơi gây khó chịu vùng bụng, đặc biệt với người đang bị tiêu chảy. Điều này có thể khiến tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng hơn. 

Thực phẩm gây đầy hơi người bị tiêu chảy nên tránh: 

  • Đồ uống có gas như soda, nước ngọt…
  • Nhai kẹo cao su
  • Các loại đậu: Đậu phộng, đậu đen, đậu đỏ… 

4. Cần làm gì để tiêu chảy nhanh cải thiện 

Bên cạnh chế độ ăn hợp lý, để tình trạng tiêu chảy khỏi nhanh, người bệnh cần áp dụng các biện pháp sau: 

Bổ sung nước và điện giải bằng Oresol

Oresol là dung dịch bù nước và điện giải, trực tiếp bổ sung nước và điện giải để bù lượng cơ thể đã thải ra ngoài. Do đó, đây là biện pháp nhanh và hiệu quả nhất giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy. 

Bổ sung men vi sinh

tieu-chay-nen-an-gi-tiêu-chảy-nên-ăn-gì-6

Men vi sinh cung cấp lợi khuẩn tiêu hóa, giúp tiêu diệt các vi sinh vật có hại và cân bằng lại hệ vi khuẩn đường ruột. Từ đó, các triệu chứng tiêu chảy sẽ giảm đáng kể. Lưu ý, cần lựa chọn các loại men vi sinh đã qua kiểm chứng chất lượng, tránh mua các sản phẩm trôi nổi trên thị trường để “tiền mất, tật mang”. 

Kết hợp sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ/ bác sĩ

Trong trường hợp đi ngoài phân lỏng nhiều lần dẫn đến cơ thể mệt mỏi, li bì, người bệnh cần đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn sử dụng hợp lý. 

Hi vọng bài viết giúp người bệnh trả lời được câu hỏi Tiêu chảy nên ăn gì?, đồng thời sáng tạo được Thực đơn dinh dưỡng mau hồi phục phù hợp. 

Ngoài ra, nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình. 

]]>
https://imialeaplus.com/tieu-chay-nen-an-gi-686/feed/ 0
Top 9+ thuốc tiêu chảy hiệu quả và an toàn nhất https://imialeaplus.com/thuoc-tieu-chay-710/ https://imialeaplus.com/thuoc-tieu-chay-710/#respond Sat, 28 May 2022 01:07:25 +0000 https://imialeaplus.com/?p=710 Tiêu chảy là hiện tượng đi ngoài phân lỏng, từ 3 lần/ngày trở lên. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể người bệnh mất nước và mệt mỏi. Việc sử dụng thuốc tiêu chảy hợp lý giúp giảm tần suất đi ngoài, đồng thời loại bỏ triệu chứng đáng kể. Bài viết dưới đây chia sẻ top 9 thuốc tiêu chảy hiệu quả và an toàn nhất. 

thuoc-tieu-chay-thuốc-tiêu-chảy-1

1. Những nguyên nhân gây tiêu chảy phổ biến

Tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân. Các nguyên nhân phổ biến là: 

1.1. Do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng

Môi trường xung quanh, trong thức ăn, nước uống hàng ngày có chứa vô số vi sinh vật gây hại cho đường tiêu hóa như: E.coli, trực khuẩn Salmonella, trực khuẩn tả,… dẫn đến nguy cơ tiêu chảy cao. 

1.2. Do thiếu hụt enzym tiêu hóa

Enzym tiêu hóa giúp phân cắt thức ăn thành chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thu dễ dàng. Ở những người thiếu hụt enzym tiêu hóa, thức ăn không được tiêu hóa sẽ không được hấp thu, và thải hoàn toàn ra ngoài theo phân dẫn đến tiêu chảy. 

1.3. Do chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Chế độ ăn nhiều đạm (thịt bò, cá, tôm…), nhiều đường như các loại bánh kẹo, nhiều dầu mỡ vượt quá khả năng hấp thu của hệ tiêu hóa. Đây cũng là một nguyên nhân gây ra tiêu chảy. 

1.4. Do sử dụng kháng sinh không hợp lý

Sử dụng kháng sinh vô tình tiêu diệt các lợi khuẩn đường tiêu hóa, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây nên tình trạng tiêu chảy. 

2. 9 thuốc tiêu chảy hiệu quả nhanh và an toàn nhất 

Thuốc tiêu chảy cần có hiệu quả nhanh, vì tiêu chảy kéo dài khiến người bệnh mất nước và điện giải nghiệm trọng. Bên cạnh đó, thuốc còn cần an toàn, không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Top 9 thuốc đáp ứng cả hai tiêu chí trên bao gồm: 

2.1. Oresol – Thuốc tiêu chảy bổ sung nước và điện giải

thuoc-tieu-chay-thuốc-tiêu-chảy-oresol

Khi đi ngoài nhiều lần trong ngày, lượng lớn nước và điện giải trong cơ thể sẽ ra ngoài theo phân. Đây là nguyên nhân chính gây ra trình trạng mất nước và mệt mỏi. Để khắc phục tình trạng này, người bệnh tiêu chảy cần bổ sung dung dịch bù nước và điện giải Oresol. 

Thành phần: Các ion trọng yếu K+, Na+, Cl-…

Công dụng: Bù nước và điện giải cho người bệnh tiêu chảy. 

Đối tượng sử dụng: Mọi lứa tuổi. 

Liều dùng: 

  • Trẻ dưới 2 tuổi: 50-100 ml sau mỗi lần đi ngoài. 
  • Trẻ 2 tuổi trở lên: 100-200 ml sau mỗi lần đi ngoài
  • Người lớn: 75mg/kg cân nặng. 

Cách dùng: Pha Oresol bằng nước nguội và sử dụng trong vòng không quá 24h. Uống sau khi đi ngoài (hoặc nôn trớ). Nếu nôn trớ sau khi uống, người bệnh nên nghỉ 10 phút, sau đó uống chậm hơn. 

Đánh giá:

  • Ưu điểm: Dễ sử dụng và được dùng trong mọi trường hợp tiêu chảy. 
  • Nhược điểm: Không điều trị tận gốc nguyên nhân tiêu chảy. 

2.2. Smecta – Thuốc hấp phụ và bao niêm mạc ruột 

Smecta thuộc nhóm thuốc tiêu chảy thông qua cơ chế bảo vệ niêm mạc ruột. Thuốc gắn trực tiếp với protein niêm mạc đường tiêu hóa, ngăn các tác nhân gây tiêu chảy bám vào. Bên cạnh đó, Smecta có khả năng hấp phụ độc tố vi khuẩn, giúp cải thiện triệu chứng nhanh và hiệu quả trong trường hợp tiêu chảy nhiễm khuẩn. 

thuoc-tieu-chay-thuốc-tiêu-chảy-smecta

Thành phần: Diosmectite – Silicat nhôm và Magnesi tự nhiên 

Công dụng: Điều trị tiêu chảy cấp và mạn sau khi bù nước và điện giải mà không cải thiện. 

Đối tượng sử dụng: Người lớn và trẻ em (trừ trường hợp trẻ mất nước và điện giải nặng).

Liều dùng:

  • Trẻ dưới 1 tuổi: 1 gói/lần, mỗi ngày 1 lần. 
  • Trẻ 1-2 tuổi: 1 gói/lần, mỗi ngày 1-2 lần. 
  • Trẻ trên 2 tuổi: 1 gói/lần, mỗi ngày 2-3 lần.
  • Người lớn: 1 gói/lần, mỗi ngày 3 lần.

Cách dùng: Pha Smecta với khoảng 20ml nước, khuấy đều trước khi uống. 

Đánh giá :

  • Ưu điểm: An toàn, sử dụng được cho trẻ em. 
  • Nhược điểm: Làm giảm hấp thu, dẫn đến giảm tác dụng của thuốc dùng kèm. Ngoài ra, thuốc không tác động đến nguyên nhân gây tiêu chảy nên không điều trị tận gốc. 

2.3. Attapulgite – Thuốc hấp phụ và bao niêm mạc ruột 

Thuốc Attapulgite giảm các triệu chứng của tiêu chảy thông qua cơ chế bao niêm mạc ruột tương tự Smecta. 

thuoc-tieu-chay-thuốc-tiêu-chảy-atta

Thành phần: Silicat nhôm và Magnesi tự nhiên 

Công dụng: Điều trị tiêu chảy cấp và mạn cùng liệu pháp bù nước và điện giải.

Đối tượng sử dụng: Người lớn và trẻ em trên 6 tuổi

Liều dùng: 

  • Trẻ em: 1- 2 gói 3g mỗi ngày. 
  • Người lớn: 2-3 gói 3g mỗi ngày.

Cách dùng: Pha mỗi gói với 20-30ml nước, khuấy đều và sử dụng trước bữa ăn. 

Lưu ý: Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. 

Đánh giá: Tương tự Smecta, thuốc làm giảm hấp thu thuốc dùng kèm nên hạn chế dùng kèm thuốc khác và có thể gây táo bón khi sử dụng. 

2.4. Loperamid – Thuốc cầm tiêu chảy 

Thuốc tiêu chảy Loperamid là một opioid tổng hợp, có khả năng liên kết trực tiếp với thành ruột, từ đó ức chế nhu động ruột và giảm tần suất đi ngoài. Đồng thời, thuốc làm giảm dịch tiết đường tiêu hóa, cải thiện tình trạng tiêu chảy. 

thuoc-tieu-chay-thuốc-tiêu-chảy-loperamid

Thành phần: Loperamid

Công dụng: Hỗ trợ điều trị tiêu chảy cấp và mạn tính. 

Đối tượng sử dụng: Người lớn và trẻ em trên 6 tuổi. 

Liều dùng:

  • Trẻ 6-8 tuổi: 2mg/lần, ngày 2 lần. 
  • Trẻ 8-12 tuổi: 2mg/lần, ngày 3 lần. 
  • Người lớn: 4mg/lần, sau đó mỗi lần tiêu chảy uống 2mg. 

Lưu ý khi sử dụng: Trong trường hợp tiêu chảy nhiễm khuẩn, Loperamid làm giảm nhu động ruột, tăng thời gian lưu phân. Đây là cơ hội để vi khuẩn tăng sinh, làm nặng thêm tình trạng nhiễm khuẩn ruột. Do đó, cần sử dụng thuốc này theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

Đánh giá: 

  • Ưu điểm: Cầm tiêu chảy nhanh và hiệu quả. 
  • Nhược điểm: Chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng. Nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây táo bón, đau bụng, tắc hay liệt ruột.

2.5. Berberin – Thuốc cầm tiêu chảy từ dược liệu

Berberin là thuốc trị tiêu chảy phổ biến nhờ thành phần Alcaloid từ dược liệu, có tác dụng làm tăng trương lực ruột để giữ phân lâu hơn. Bên cạnh đó, hợp chất Berberin có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây viêm ruột tiêu chảy như Staphylococcus aureus, Streptocochemolytique, lỵ, thương hàn…

thuoc-tieu-chay-thuốc-tiêu-chảy-berberin

Thành phần: Berberin – Thành phần alcaloid trong dược liệu Vàng đắng (Coscinium fenestratum)

Công dụng: 

  • Điều trị tiêu chảy, viêm ruột.
  • Điều trị lỵ trực khuẩn, hội chứng lỵ  

Đối tượng sử dụng: Không sử dụng cho phụ nữ có thai. 

Liều dùng:

  • Trẻ em dưới 2 tuổi: 10-20 mg/lần, mỗi ngày 2 lần. 
  • Trẻ em từ 2-7 tuổi: 20-40 mg/lần, mỗi ngày 2 lần. 
  • Trẻ > 8 tuổi và người lớn: 50-80 mg/lần, mỗi ngày 2 lần. 

Cách dùng: Uống cả viên với nước nguội. 

Đánh giá: 

  • Ưu điểm: Thành phần từ dược liệu, an toàn và không tác dụng phụ.
  • Nhược điểm: Ít được dùng cho trẻ em vì có nguy cơ gây loạn khuẩn ruột. Nếu dùng liều cao kéo dài có thể gây táo bón. 

2.6. Pepto Bismol – Thuốc ngừa tiêu chảy 

Pepto Bismol làm giảm lượng dịch trong phân đáng kể bằng cách kích thích hấp thu chất lỏng và chất điện giải qua niêm mạc ruột. Đồng thời, thuốc làm tăng trương lực ruột, giữ phân ở lại trong ruột lâu hơn dẫn đến giảm tần suất đi ngoài. 

thuoc-tieu-chay-thuốc-tiêu-chảy-pepto

Thành phần: Bismuth subsalicylate

Công dụng: Giảm các triệu chứng tiêu chảy, khó tiêu. 

Đối tượng sử dụng: Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi. 

Liều dùng:

  • Dạng siro: 30 ml/lần, 2 lần cách nhau 30 phút – 1 giờ. Không uống quá 120 ml/ngày. 
  • Dạng viên nén: 2 viên/giờ. Không uống quá 16 viên/ngày và không quá 2 ngày liên tiếp. 

Cách dùng: Lắc đều siro trước khi uống. 

Đánh giá: 

  • Ưu điểm: Có dạng siro phù hợp với trẻ nhỏ. 
  • Nhược điểm: Chỉ điều trị triệu chứng mà không điều trị dứt điểm nguyên nhân. 

2.7. Racecadotril – Thuốc trị tiêu chảy an toàn với trẻ em 

Racecadotril là chất ức chế Enkephalinase – một chất chống xuất tiết, từ đó làm giảm lượng dịch thoát ra từ lòng ruột. Vì vậy, Racecadotril được chỉ định trong trường hợp tiêu chảy cấp và đặc biệt an toàn với trẻ em. 

thuoc-tieu-chay-thuốc-tiêu-chảy-raceca

Thành phần: Racecadotril 

Công dụng: Điều trị tiêu chảy cấp.

Đối tượng sử dụng: Người lớn và trẻ em trên 3 tháng tuổi. 

Liều dùng: 

  • Trẻ từ 1-3 tuổi: ½ gói 30mg, 3 lần mỗi ngày. 
  • Trẻ từ 3-8 tuổi: 1 gói 30mg, 3 lần mỗi ngày. 
  • Người lớn: 2-3 gói 30mg, 3 lần mỗi ngày. Có thể sử dụng dạng viên 100mg. 

Cách dùng: Pha với 5ml nước, khuấy đều và uống ngay sau khi pha. 

Lưu ý: Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. 

Đánh giá: 

  • Ưu điểm: Không qua hàng rào máu não nên không ảnh hưởng đến thần kinh, an toàn với trẻ nhỏ. 
  • Nhược điểm: Không điều trị nguyên nhân gây tiêu chảy. 

2.8. Diphenoxylate – Thuốc ức chế nhu động ruột cầm tiêu chảy

Diphenoxylate tác động lên thành ruột, ức chế nhu động ruột kéo theo giảm tần suất đi ngoài. Các sản phẩm chứa Diphenoxylate trên thị trường thường kết hợp thêm thành phần Atropin để giảm tác dụng không mong muốn của Diphenoxylate.

thuoc-tieu-chay-thuốc-tiêu-chảy-diphenoxilate

Thành phần: Diphenoxylate và Atropin. 

Công dụng: Điều trị tiêu chảy.

Đối tượng sử dụng: Người lớn và trẻ em trên 2 tuổi. 

Liều dùng: 

  • Trẻ em: 2-5 ml/lần, tối đa 4 lần/ngày. 
  • Người lớn: 5ml/lần, tối đa 4 lần/ngày.

Cách dùng: Giảm liều khi các triệu chứng có cải thiện. 

Lưu ý: Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. 

Đánh giá: Thuốc ít được sử dụng để điều trị tiêu chảy do có tác động lên thần kinh, quá liều có thể dẫn đến hôn mê, suy hô hấp. 

2.9. Biseptol – Thuốc kháng sinh trị tiêu chảy

Trong trường hợp tiêu chảy do nhiễm khuẩn đường ruột, người bệnh cần được sử dụng thuốc kháng sinh để loại bỏ tận gốc vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, lưu ý chỉ sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Biseptol là một trong những kháng sinh được các bác sĩ chỉ định để điều trị tiêu chảy. 

thuoc-tieu-chay-thuốc-tiêu-chảy-ks

Thành phần: Trimethoprim và Sulfamethoxazol

Công dụng: Điều trị tiêu chảy ở người lớn gây ra bởi E.coli. 

Đối tượng sử dụng: Người lớn bị tiêu chảy do E.coli

Liều dùng: 960mg (2 viên 480mg) mỗi 12 giờ. Tiếp tục sử dụng thuốc 2 ngày sau khi các triệu chứng đã hết. 

Cách dùng: Uống thuốc trong hoặc sau bữa ăn. Uống với nhiều nước. 

Đánh giá: 

  • Ưu điểm: Điều trị tận gốc nguyên nhân tiêu chảy. 
  • Nhược điểm: Thời gian điều trị kéo dài, có thể giảm tuân thủ điều trị. 

2. Nguyên tắc lựa chọn và sử dụng thuốc tiêu chảy 

2.1. Nguyên tắc lựa chọn thuốc tiêu chảy

Bên cạnh việc loại bỏ các triệu chứng, thuốc tiêu chảy có thể gây những tác dụng không mong muốn cho người bệnh. Chính vì vậy, cần lựa chọn thuốc theo những nguyên tắc sau: 

Chỉ sử dụng thuốc khi cần thiết

Chỉ nên dùng thuốc khi người bệnh có biểu hiện nặng như đi ngoài nhiều lần (quá 5 lần/ngày), phân lỏng mà không cải thiện sau bù nước và điện giải bằng Oresol. Thay vào đó, người bệnh có thể tham khảo biện pháp không dùng thuốc như sử dụng men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và bảo vệ hệ tiêu hóa. 

Chọn thuốc phù hợp với từng đối tượng

Mỗi loại thuốc có đối tượng sử dụng khác nhau. Khi lựa chọn thuốc tiêu chảy cho trẻ em, cần thận trọng về độ tuổi cho phép để tránh vi phạm chống chỉ định của thuốc. 

Chọn thuốc phù hợp với mức độ tiêu chảy

Khi mức độ tiêu chảy nhẹ (đi ngoài 3-4 lần/ngày, phân không quá lỏng) chỉ nên sử dụng các thuốc thông thường như Oresol, Smecta. Ngược lại, trong trường hợp mức độ tiêu chảy nặng, người bệnh cần tìm đến dược sĩ/ bác sĩ để được tư vấn sử dụng thuốc hợp lý. 

2.2. Nguyên tắc sử dụng thuốc tiêu chảy

thuoc-tieu-chay-thuốc-tiêu-chảy-2

Để tránh gây những nguy cơ tiềm ẩn, cần lưu ý những điểm sau khi sử dụng thuốc tiêu chảy: 

Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của dược sĩ/bác sĩ

Tự ý sử dụng thuốc có nguy cơ dùng sai thuốc, sai liều lượng dẫn đến không cải thiện tình trạng tiêu chảy, khiến người bệnh càng thêm mệt mỏi. 

Dùng thuốc đúng liều lượng

Dùng thuốc quá liều không có tác dụng cầm tiêu chảy nhanh mà ngược lại, có thể gây ra bệnh lý khác cho người sử dụng. Do đó, cần uống thuốc theo đúng liều chỉ định của bác sĩ. 

Giảm liều và ngừng thuốc khi đã cải thiện bệnh

Sau khi dùng thuốc mà đi ngoài ít hơn và phân rắn hơn, người bệnh tham khảo dược sĩ/bác sĩ để giảm liều thuốc hoặc ngừng thuốc để tránh tác dụng không mong muốn. Riêng đối với thuốc kháng sinh, cần sử dụng đủ liều lượng và đủ thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Ngừng dùng thuốc và thăm khám bác sĩ khi không có dấu hiệu cải thiện

Các thuốc cầm tiêu chảy nhanh và an toàn thường chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng mà không điều trị tận gốc nguyên nhân. Vì vậy, khi tiêu chảy không cải thiện, người bệnh cần thăm khám bác sĩ để tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời. 

3. Lưu ý trong chăm sóc và điều trị tiêu chảy

Bên cạnh việc lựa chọn và sử dụng thuốc tiêu chảy hợp lý, người bệnh cần được chăm sóc và điều trị đúng cách. Do đó, để tình trạng bệnh nhanh cải thiện, cần lưu ý những điều sau: 

3.1. Kết hợp sử dụng thuốc và thay đổi chế độ ăn

Người bệnh tiêu chảy kém hấp thu nên cần ăn thực phẩm ít chất xơ như bánh mì, chuối, táo… đồng thời tránh ăn thực phẩm nhiều đường khó tiêu, nhiều dầu mỡ. Có thể chia nhỏ bữa ăn để người bệnh dễ hấp thu hơn. 

3.2. Bổ sung nước thường xuyên

Bên cạnh việc sử dụng Oresol, người bệnh cần uống nhiều nước để bù lượng dịch đã mất, khoảng 2-3L/ngày. Ngoài ra có thể uống nước trái cây không đường như nước ép táo, nước ép chuối… để bổ sung dinh dưỡng. 

thuoc-tieu-chay-thuốc-tiêu-chảy-3

3.3. Khi có dấu hiệu nặng cần đưa người bệnh đến bác sĩ

Khi người bệnh có một trong các biểu hiện nặng (sốt, phân có máu, đau bụng), cần đưa người bệnh đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị nguyên nhân kịp thời. 

Tiêu chảy là bệnh khá phổ biến, có thể điều trị tại nhà nhờ Top 9+ thuốc tiêu chảy hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, nếu tình trạng không cải thiện hoặc ngày càng nặng, người bệnh tiêu chảy cần được đưa đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám trực tiếp.

Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình. 

]]>
https://imialeaplus.com/thuoc-tieu-chay-710/feed/ 0