Imiale A+ https://imialeaplus.com Fri, 15 Sep 2023 09:35:17 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.0.1 Bà bầu bị táo bón rặn nhiều có sao không? Cách xử lý táo bón an toàn cho mẹ bầu https://imialeaplus.com/ba-bau-bi-tao-bon-ran-nhieu-co-sao-khong-cach-xu-ly-tao-bon-an-toan-cho-me-bau-3824/ https://imialeaplus.com/ba-bau-bi-tao-bon-ran-nhieu-co-sao-khong-cach-xu-ly-tao-bon-an-toan-cho-me-bau-3824/#respond Fri, 15 Sep 2023 09:35:17 +0000 https://imialeaplus.com/?p=3824 Bà bầu bị táo bón rặn nhiều có sao không? Chắc hẳn, câu hỏi này rất nhiều mẹ bầu đang muốn biết câu trả lời. Táo bón là bệnh phổ biến hay gặp nhất ở phụ nữ mang thai, do một số nguyên nhân dẫn đến phân khô cứng thành từng cục, khó đại tiện, có khi bị chảy máu khi rặn. Vì vậy, để trả lời câu hỏi trên, mẹ bầu hãy tham khảo bài viết của Imiale dưới đây.

bà bầu bị táo bón rặn nhiều có sao không

 

1. Tại sao bà bầu dễ bị táo bón?

Táo bón là hiện tượng đi ngoài phân khô cứng, khó đi, phải rặn mạnh và dùng sức nhiều lần mới đi được. Đối với bà bầu, nguy cơ bị táo bón dễ xảy ra hơn bởi các lý do sau: 

  • Thay đổi về hormone: Khi mang bầu, nội tiết tố bị thay đổi. Nồng độ progesterone tăng cao khiến motilin giảm, gây ức chế hoạt động của cơ trơn, giảm nhu động ruột và gây táo bón. 
  • Sự phát triển của thai nhi: Tử cung lớn dần làm chèn ép đường tiêu hóa, một số dây thần kinh, tĩnh mạch dưới và tĩnh mạch vùng chậu. Việc này dẫn đến quá trình tiêu hóa bị chậm lại gây táo bón.
  • Ăn ít chất xơ: Chất xơ có tác dụng nhuận tràng và giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn. Chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ, nhiều đạm có thể gây hoặc gia tăng nguy cơ bị táo bón ở bà bầu.
  • Bổ sung sắt và canxi chưa hợp lý: Thời kỳ mang bầu, mẹ thường bổ sung sắt và canxi. Tuy nhiên, sắt và canxi làm gia tăng tình trạng bị táo bón cho bà bầu. Vì vậy, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng để có hướng bổ sung phù hợp.

>>> Xem thêm: Bầu bị táo bón và 6 cách trj táo bón cho bà bầu an toàn nhất

2. Bà bầu bị táo bón rặn nhiều có sao không?

Cơ chế đi đại tiện khi táo bón cũng gần giống với việc rặn đẻ ở bà bầu. Theo các chuyên gia, bà bầu bị táo bón không nên rặn nhiều sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và bé, bởi các lý do sau:

Sảy thai hoặc sinh non 

Khi mẹ bầu rặn nhiều và mạnh sẽ kích thích tử cung co bóp nhiều, nguy cơ bị sảy thai cao trong 3 tháng đầu của thai kỳ và dễ bị sinh non trong 3 tháng cuối thai kỳ. 

Nứt kẽ hậu môn 

Là hiện tượng mẹ bầu rặn để cố đẩy phân ra ngoài làm xước hoặc rách ở rìa ống hậu môn gây nên nhiễm trùng. Mẹ bầu có biểu hiện đau rát, có khi bị chảy máu ở vùng bị tổn thương. 

Sưng các tĩnh mạch trong hậu môn (bệnh trĩ) 

Khi mẹ bầu rặn nhiều, các tĩnh mạch bên trong hậu môn sưng lên gây đau đớn và khó chịu. Các tĩnh mạch bị ứ máu phát triển to hơn và lòi ra ngoài được gọi là bệnh trĩ.

Ruột lòi ra khỏi hậu môn (sa trực tràng) 

Là tình trạng niêm mạc trực tràng bị lòi ra ngoài hậu môn liên tục hoặc khi đi đại tiện. Bà bầu có triệu chứng ướt vùng hậu môn, ngứa và đau xung quanh hậu môn, phân và chất nhầy bị rò rỉ sau khi đi đại tiện hoặc thường xuyên có cảm giác như vậy.

3. Cách xử lý táo bón an toàn cho bà bầu

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để hạn chế được tình trạng táo bón, mẹ bầu cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt cho hợp lý như: 

Massage bụng 

những loại trái cây trị táo bón cho bà bầu

Mẹ dùng bàn tay áp vào bụng xoa quanh rốn theo chiều kim đồng hồ. Việc làm này giúp tăng cường hoạt động nhu động ruột, phân sẽ dễ di chuyển hơn. Phương pháp này chỉ áp dụng cho thai phụ sau 3 tháng đầu của thai kỳ, vì trong 3 tháng đầu thai kỳ sử dụng cách này có nguy cơ bị sảy thai.  

Uống nhiều nước 

Bà bầu nên uống 2 – 3 lít mỗi ngày. Uống nhiều nước giúp làm mềm phân và mẹ giảm được tình trạng táo bón đáng kể. Đặc biệt, vào mỗi buổi sáng sau khi dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ, mẹ bầu uống nước pha thêm chút mật ong sẽ giúp nhuận tràng và rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Chế độ ăn uống khoa học

  • Hạn chế ăn những đồ cay, nóng và đồ chiên rán: Vì những đồ này gây khó tiêu, ợ hơi nóng, đầy bụng làm tình trạng táo bón bị nặng thêm
  • Mẹ bầu nên bổ sung vừa đủ những thực phẩm có chứa nhiều sắt, canxi: Vì các thực phẩm này làm nghiêm trọng hơn chứng táo bón cho mẹ bầu. 
  • Chia làm nhiều bữa nhỏ: Mẹ bầu nên chia làm 5 – 6 bữa nhỏ trong ngày làm giảm áp lực trong dạ dày, giúp quá trình di chuyển thức ăn được dễ dàng hơn, hạn chế được chứng táo bón, ợ hơi, đầy bụng. 

Bổ sung chất xơ 

Chất xơ gồm: hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan hấp thụ nước giúp làm mềm phân và tạo cảm giác muốn đi đại tiện. Chất xơ không hòa tan, khi di chuyển xuống ruột già làm tăng khối lượng phân, giảm chứng táo bón hiệu quả. Mỗi ngày, bà bầu cần bổ sung 26 – 30g chất xơ từ các loại rau, hoa quả, ngũ cốc,…

Tạo thói quen đi vệ sinh vào khung giờ nhất định 

Mẹ bầu nên đi vệ sinh vào một khung giờ nhất định, tốt nhất là vào buổi sáng sau khi thức dậy, sau 1 đêm ruột nghỉ, nhu động ruột tăng lên nên quá trình đại tiện sẽ dễ dàng hơn.

Điều chỉnh lại chế độ uống sắt và canxi 

đau dạ dày

Chất sắt làm quá trình tiêu hóa chậm lại bằng cách bám vào các chất không tiêu hóa trong cơ thể gây nên táo bón ở bà bầu. Vì vậy, mẹ nên chọn các loại sắt hữu cơ như: sắt gluconat, sắt fumarat,…Thay vì uống cùng một lúc, mẹ bầu cần bổ sung chia làm 3 lần uống trong ngày, uống sau bữa ăn 1 – 2 giờ với nhiều nước. Nếu mẹ bầu không bị thiếu máu, có thể hỏi lại bác sĩ cách bổ sung sắt hợp lý.

Trường hợp này, mẹ bầu nên dùng canxi hữu cơ, canxi từ sữa,… có hàm lượng nguyên tố dưới 500mg để dễ hấp thu hơn. Ngoài ra, mẹ có thể uống thêm nước cam cùng với sắt và canxi để được hấp thụ tốt hơn.

>>> Xem thêm: Bổ sung Canxi cho bà bầu: Tại sao cần bổ sung và bổ sung như thế nào?

Vận động đều đặn 

Hoạt động thể chất không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn thúc đẩy nhu động ruột nhờ tăng nồng độ hormone gastrin. 

Có một số mẹ bị táo bón do vận động ít. Vì vậy, mẹ bầu cần tập thể dục thường xuyên mỗi ngày chỉ cần khoảng 30 phút, tập các bài yoga hoặc đi bộ nhẹ nhàng cũng rất tốt cho sức khỏe và cải thiện được tình trạng táo bón.

Bổ sung thực phẩm cải thiện chứng táo bón cho bà bầu

Bên cạnh các cách chữa táo bón ở trên, mẹ bầu cần bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như sau:

  • Đu đủ chín: Trong đu đủ chứa nhiều chất xơ, papain và các enzym giúp nhuận tràng, trị táo bón rất tốt. Ngoài ra, ăn đu đủ còn cải thiện được chứng đầy hơi, khó tiêu và ợ nóng cho bà bầu. 
  • Khoai lang: Trong khoai lang giàu chất xơ và các vitamin A, C, B,…giúp kích thích nhu động ruột và hỗ trợ quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn. Mẹ nên ăn 100g khoai lang luộc mỗi ngày sẽ cải thiện chứng táo bón đáng kể.
  • Quả sung: Trong quả sung chứa nhiều chất xơ giúp cải thiện chứng táo bón hiệu quả. Ngoài ra, chất enzym proteolytic trong quả sung làm giảm chứng ợ chua cho người ốm nghén. Mẹ nên ăn 4 – 6 quả sung mỗi ngày trong vòng 1 tuần để giảm chứng táo bón cho bà bầu.

những loại trái cây trị táo bón cho bà bầu

Các thực phẩm giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa

  • Quả chuối chín: Quả chuối chứa rất nhiều chất xơ, mỗi ngày nên ăn 2 quả giúp nhuận tràng, lợi tiểu, giảm tình trạng đi ngoài ra máu cho bà bầu. Tuy nhiên, Mẹ bầu chỉ ăn chuối đã chín, không nên ăn chuối xanh.
  • Quả mận: Quả mận chứa thành phần sorbitol bao gồm chất xơ hòa tan và không hòa tan cùng với polyphenol đều có tác dụng nhuận tràng, làm mềm phân giúp phân dễ di chuyển thoát ra bên ngoài.

>>> Xem thêm: Mẹ bầu cần bổ sung gì? 8 dưỡng chất không thể thiếu trong thai kỳ

Dùng men vi sinh 

Imiale A plus số 1 bằng chứng lâm sàng

Men vi sinh là giải pháp an toàn cho phụ nữ mang thai vì làm giảm các triệu chứng táo bón. Tuy nhiên, trước khi dùng mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Men vi sinh giúp tái tạo vi khuẩn đường ruột, cân bằng hệ vi sinh và giảm chứng táo bón hiệu quả. 

Theo các nhà nghiên cứu Imiale A+, men vi sinh chứa lợi khuẩn sống Bifidobacterium BB-12, Lactobacillus LA-5,… có thể cải thiện chứng táo bón cho bà bầu hiệu quả. Men vi sinh giúp bổ sung lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện tình trạng táo bón, đầy hơi và chướng bụng. Ngoài ra, các lợi khuẩn còn giúp tăng sức đề kháng cho cả mẹ và bé, giảm tình trạng hay ốm vặt hiệu quả.  

>>> Xem thêm: Mẹo chữa táo bón cho bà bầu đơn giản, hiệu quả nhất

4. Khi nào mẹ bầu bị táo bón cần đi gặp bác sĩ?

Phụ nữ mang thai đi gặp bác sĩ ngay khi bắt đầu có các triệu chứng buồn nôn, nôn, đau bụng, táo bón kéo dài 1 – 2 tuần, chảy máu trực tràng, không thuyên giảm khi áp dụng các phương pháp trên. Đồng thời, mẹ bầu cần nói cho bác sĩ biết những loại thuốc đang dùng và các phương pháp chữa táo bón khác. 

Vậy, câu hỏi bà bầu bị táo bón rặn nhiều có sao không đã được Imiale A+ trả lời chi tiết trong bài viết trên. Đồng thời, mẹ bầu áp dụng cách xử lý táo bón trên vừa an toàn lại vừa tiết kiệm chi phí và dễ làm ngay tại nhà. Nếu bạn còn câu hỏi gì, hãy liên hệ theo Hotline 1900 9482 để được các chuyên gia hỗ trợ sớm nhất nhé!   

]]>
https://imialeaplus.com/ba-bau-bi-tao-bon-ran-nhieu-co-sao-khong-cach-xu-ly-tao-bon-an-toan-cho-me-bau-3824/feed/ 0
Mẹo dân gian trị táo bón bằng rau diếp cá đơn giản, hiệu quả https://imialeaplus.com/meo-dan-gian-tri-tao-bon-bang-rau-diep-ca-don-gian-hieu-qua-3627/ https://imialeaplus.com/meo-dan-gian-tri-tao-bon-bang-rau-diep-ca-don-gian-hieu-qua-3627/#respond Fri, 30 Jun 2023 09:14:53 +0000 https://imialeaplus.com/?p=3627 Thiên nhiên xung quanh chúng ta có rất nhiều vị thuốc quý cho sức khỏe. Trong đó không thể không nhắc đến rau diếp cá – loại thảo dược có tính mát nên cực kỳ tốt cho các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Vậy bạn đã biết mẹo dân gian trị táo bón bằng rau diếp cá chưa? Nếu chưa hãy theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé! 

mẹo dân gian trị táo bón bằng rau diếp cá

1. Vì sao rau diếp cá chữa được bệnh táo bón?

Từ xưa, rau diếp hay diếp cá như là một gia vị được sử dụng để chế biến trong nhiều món ăn ngon của Việt Nam, giúp kích thích tiêu hóa, tăng thêm mùi vị cho món ăn và tạo cảm giác ngon miệng. Bên cạnh đó, trong dân gian, rau diếp cá còn được dùng để trị nhiều loại bệnh khác nhau. 

Theo Y học cổ truyền, diếp cá có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có thể giúp lợi tiểu, giải độc, thanh nhiệt, sát trùng cho cơ thể. Do đó, nó thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa nóng trong như mẩn ngứa, mụn nhọt, lở ngứa… hay viêm phổi, táo bón, tăng huyết áp, tăng đường huyết, bệnh lý về đường ruột.

mẹo dân gian trị táo bón bằng rau diếp cá

Trong nghiên cứu y học hiện đại cũng đã chứng minh được rằng, diếp cá có chứa nhiều thành phần hữu ích, hoàn toàn hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị được bệnh táo bón. Có thể kể đến như là:

  • Chất xơ: Hàm lượng chất xơ trong rau diếp cá rất cao. Nhờ hàm lượng chất xơ cao như vậy đi vào cơ thể, sẽ giúp làm mềm phân và điều hòa nhu động ruột. Từ đó, có thể thấy rõ mẹo dân gian trị táo bón bằng rau diếp cá rất hiệu quả.
  • Tinh dầu: Trong rau diếp chứa tinh dầu – thành phần có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm tốt, phù hợp cho việc điều trị các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như táo bón, trĩ, nứt kẽ hậu môn…
  • Flavonoid: Có khả năng chống ung thư, chống oxy hóa, chống chất độc và loại bỏ các gốc tự do cũng như phản ứng viêm. 
  • Quercitrin và Isoquercitrin: Chất chống viêm tự nhiên, có chức năng tăng cường mao mạch, bảo vệ thành mạch.

Những thành phần trên của rau diếp cá đều góp phần làm thuyên giảm triệu chứng táo bón một cách hữu hiệu. Rau má hỗ trợ làm mềm phân, điều hòa nhu động ruột. Đồng thời, còn giúp sát khuẩn, phân giải độc tố, kháng u, tiêu viêm, tiêu mủ, giảm sưng tấy và tiêu trừ gốc tự do, chống oxy hóa.

2. Mẹo dân gian trị táo bón bằng rau diếp cá đơn giản, hiệu quả

Nếu tò mò không biết mẹo dân gian trị táo bón bằng rau diếp cá như thế nào thì các bạn có thể tham khảo những thông tin sau:

2.1. Ăn, uống rau diếp cá tươi trực tiếp

2.1.1. Ăn sống rau diếp cá

Để điều trị bệnh táo bón bằng rau diếp cá, cách đơn giản nhất mà lại giúp bạn dễ dàng hấp thụ được toàn bộ chất dinh dưỡng của loại rau này, đó chính là bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày. 

Việc bạn cần làm là rửa sạch rau diếp với nước muối loãng. Để cho ráo nước, rồi ăn sống hoặc chế biến kết hợp với món ăn khác.

mẹo dân gian trị táo bón bằng rau diếp cá

2.1.2. Uống nước rau diếp cá 

Trường hợp, bạn vẫn chưa quen với hương vị cay nồng của rau diếp cá khi ăn sống hoặc chế biến với món khác thì hãy bắt đầu bằng việc uống nước lá diếp cá tươi. Phương pháp trị táo bón này cũng khá đơn giản:

  • Bước 1: Rửa sạch một nắm rau diếp tươi. Thả vào nước muối loãng và ngâm khoảng 15 phút. Để ráo và vảy sạch nước.
  • Bước 2: Cho rau vào máy xay sinh tố. Xay nhuyễn và lọc lấy phần nước. Nếu có máy ép thì cho vào và ép lấy phần nước sẽ nhanh hơn.
  • Bước 3: Trước khi ăn cơm 30 phút và lúc bụng đang đói, hãy uống loại nước này. Trẻ em thì 1 ly chia thành 2 lần uống. Còn người lớn, một ngày có thể uống 3 – 4 ly. Thực hiện đều đặn và kiên trì trong khoảng thời gian 7 – 10 ngày sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt.

2.2. Uống nước rau diếp cá phơi khô

Mẹo dân gian trị táo bón bằng rau diếp cá này cũng gần giống với phương pháp uống nước diếp cá tươi. Điểm khác biệt lớn nhất là cách làm này sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian hơn cho những lần sau. 

Đồng thời, cách sử dụng cũng đơn giản và không mất quá nhiều thời gian. Cụ thể, cách làm chi tiết:

  • Bước 1: Đầu tiên, các bạn cần rửa sạch rau diếp cá. Thả toàn bộ rau vào nước muối loãng và ngâm chúng trong thời gian khoảng 15 phút. Rồi vớt ra, để ráo nước.
  • Bước 2: Mang rau diếp cá đã ráo nước phơi khô trong bóng mát.
  • Bước 3: Đợi diếp cá khô, cho vào chai thủy tinh hoặc túi ni lông. Buộc hoặc đậy kín để sản phẩm được bảo quản an toàn.
  • Bước 4: Mỗi lần sử dụng, lấy ra khoảng 5g diếp cá khô và thả vào 300ml nước lọc, đun sôi.
  • Bước 5: Mỗi ngày, uống nước rau diếp cá khô thay nước lọc, uống như nước trà để điều trị táo bón. Đối với những người muốn dễ uống hơn thì có thể pha thêm chút đường, mùi vị sẽ thơm ngon, ngọt hơn. Chịu khó và kiên trì uống trong vòng 10 ngày sẽ thấy kết quả.

mẹo dân gian trị táo bón bằng rau diếp cá

>>> Xem thêm: Chữa táo bón bằng mật ong, thực hư thế nào?

3. Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng rau diếp cá trị táo bón

Dường như ai cũng biết, rau diếp cá mang lại công dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa, điều trị táo bón. Tuy nhiên, nếu bạn muốn áp dụng mẹo dân gian trị táo bón bằng rau diếp cá hiệu quả, thành công thì không nên bỏ qua một số lưu ý quan trọng như dưới đây:

  • Điều trị căn bệnh táo bón bằng rau diếp cá là một phương pháp từ tự nhiên. Vì thế, các bạn cần kiên trì chịu khó áp dụng trong thời gian dài. Thậm chí, 10 – 14 ngày sau thì dạ dày và ruột mới bắt đầu hoạt động tốt hơn.
  • Nếu sử dụng rau diếp tươi, nhớ cần lưu ý lựa chọn nguồn nguyên liệu sạch, đảm bảo chất lượng. Chọn mua ở nguồn chợ, cửa hàng, siêu thị đáng tin cậy. Khi sử dụng, nên ngâm với nước muối pha loãng, rồi rửa sạch lại với nước.
  • Nên sử dụng diếp cá với liều lượng phù hợp. Không nên lạm dụng quá nhiều. Bởi đây chỉ là phương pháp dân gian, có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh táo bón, chứ không có tác dụng thay thế được cho thuốc chữa bệnh.
  • Đối với trẻ em, khi áp dụng phương pháp này, cần điều chỉnh liều lượng rau diếp cá phù hợp. Tốt nhất nên thăm hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ trước. Nhất là đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, phụ nữ có thai, đang cho con bú hoặc đối tượng dị ứng với thành phần có trong rau diếp cá thì không nên sử dụng.
  • Mặc dù điều trị táo bón bằng rau diếp cá có mang lại hiệu quả thì bạn cũng phải thường xuyên vận động, không nhịn đi đại tiện quá lâu, tạo thói quen đi đại tiện vào khung giờ cố định… Đồng thời, nên kết hợp với biện pháp trị táo bón khác để đẩy nhanh quá trình chữa bệnh, như uống nhiều nước, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, hoa quả, sữa chua…
  • Trong quá trình áp dụng phương pháp điều trị táo bón bằng rau diếp mà bạn thấy xuất hiện những biến chứng bất thường thì ngay lập tức, hãy ngừng sử dụng. Sau 2 – 3 ngày mà các triệu chứng không giảm bớt thì hãy đến cơ sở y tế để thăm khám.

mẹo dân gian trị táo bón bằng rau diếp cá

Trên đây là toàn bộ những thông tin được tổng hợp và chia sẻ về mẹo dân gian trị táo bón bằng rau diếp cá vừa đơn giản lại hiệu quả. Mong rằng, từ đó, các bạn sẽ “nạp” được nhiều kiến thức hữu ích, thú vị và mới mẻ, để biết cách phòng ngừa bệnh nhé!

Đừng quên, sau một thời gian dài áp dụng mà tình trạng không thuyên giảm thì hãy ghé thăm bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chữa trị kịp thời. Nếu còn bất kỳ vấn đề gì cần được giải đáp thì bạn vui lòng liên hệ với Hotline 1900 9482 để được hỗ trợ sớm nhất!

>>> Xem bài viết: Cách trị táo bón đơn giản, hiệu quả tại nhà

]]>
https://imialeaplus.com/meo-dan-gian-tri-tao-bon-bang-rau-diep-ca-don-gian-hieu-qua-3627/feed/ 0
Thuốc Forlax là gì? Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ khi sử dụng https://imialeaplus.com/thuoc-forlax-la-gi-cong-dung-lieu-dung-va-tac-dung-phu-khi-su-dung-3636/ https://imialeaplus.com/thuoc-forlax-la-gi-cong-dung-lieu-dung-va-tac-dung-phu-khi-su-dung-3636/#respond Fri, 30 Jun 2023 08:19:55 +0000 https://imialeaplus.com/?p=3636 Táo bón là bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi. Nhiều loại thuốc điều trị táo bón được sản xuất để khắc phục tình trạng này, một trong số đó là thuốc Forlax. Đây là loại thuốc khá phổ biến và được đánh giá cao về độ hiệu quả. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin về công dụng, liều dùng và tác dụng phụ có thể gặp khi dùng Forlax.

thuốc Forlax

1. Thuốc Forlax 10g là thuốc gì?

Thuốc Forlax 10g là thuốc nhuận tràng thẩm thấu. Đây là loại thuốc trị táo bón không cần kê đơn chứa hoạt hoạt chất macrogol cao phân tử.

  • Nhà sản xuất: Công ty Dược phẩm Ipsen Pharma (Pháp).
  • Dạng bào chế: Bột  pha dung dịch uống.
  • Quy cách đóng gói: 1 hộp gồm 20 gói, mỗi gói 10,176g.
  • Giá tham khảo: Giá bán tại thị trường Việt Nam là 5.000 đồng/gói và 100.000 đồng/hộp. Đây là mức giá tham khảo và có thể thay đổi tùy thuộc vào thời điểm và nhà thuốc khác nhau.

2. Thành phần của Forlax

Mỗi gói thuốc Forlax bao gồm:

  • 10g Macrogol 4000.
  • 0,017g Saccharin sodium.
  • 0,15g hương cam, bưởi.
  • Thành phần của hương vị gồm: Tinh dầu cam, tinh dầu bưởi, nước cam cô đặc, citral, acetaldehyde, linalol, ethyl butyrate, cùng các tá dược khác.

3. Công dụng của thuốc Forlax 10g

Thuốc bột Forlax có công dụng nhuận tràng, được dùng để làm tăng lượng nước trong phân, từ đó làm mềm phân, tăng khối lượng phân. Forlax phát huy tác dụng dần sau khi uống trong vòng từ 24 đến 48 giờ.

thuốc Forlax

Cơ chế hoạt động của thuốc điều trị táo bón Forlax:

  • Cơ chế dược động học: Theo các dữ liệu dược động học, macrogol 4000 trong Forlax không bị hấp thụ và chuyển hóa trong đường tiêu hóa khi dùng theo đường uống.
  • Cơ chế dược lực học: Thành phần Macrogol 4000 là các polymer dài thẳng, liên kết với phân tử nước bằng cầu nối hydrogen. Khi uống vào cơ thể, chúng giúp làm tăng lượng dịch trong lòng ruột. Chất dịch này sẽ không bị cơ thể hấp thu nên chúng kéo nước trong đường ruột, tăng thể tích phân, làm mềm phân, giúp nhuận tràng.

Một số điểm cộng của thuốc điều trị táo bón Forlax được đánh giá cao chính là giúp tăng số lần đi ngoài nhưng không gây rối loạn chất điện giải trong cơ thể. Ngoài ra, hệ vi sinh đường ruột cũng ít bị ảnh hưởng khi sử dụng thuốc. 

Tuy vậy, đây chỉ là giải pháp tạm thời, không thể sử dụng liên tục trong suốt thời gian dài. Do đó, người bệnh cần kết hợp uống thuốc đúng cách cùng chế độ ăn uống phù hợp, sinh hoạt khoa học mỗi ngày. 

Nếu các triệu chứng táo bón vẫn còn xuất hiện dù bạn đã thực hiện ăn uống đầy đủ và lối sống lành mạnh, bạn hãy cân nhắc đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân để được điều trị bằng phương pháp và loại thuốc thích hợp.

>>> Xem thêm: Tổng hợp 7 thuốc nhuận tràng thông dụng, hiệu quả nhanh nhất

4. Những ai có thể sử dụng thuốc Forlax?

Thuốc bột Forlax được chỉ định để điều trị táo bón cho các đối tượng:

  • Người lớn.
  • Trẻ em trên 8 tuổi.

5. Chống chỉ định của thuốc điều trị táo bón Forlax

thuốc Forlax

Thuốc Forlax chống chỉ định cho các bệnh:

  • Viêm ruột nặng như viêm loét đại tràng, phình đại tràng nhiễm độc, bệnh Crohn.
  • Nguy cơ thủng đường tiêu hoá hoặc thủng đường tiêu hoá.
  • Người mắc bệnh không dung nạp fructose (bệnh di truyền hiếm gặp) do thuốc có chứa thành phần sorbitol.
  • Nghi ngờ tắc ruột, triệu chứng hẹp ruột, tắc ruột.
  • Hội chứng đau bụng mà không biết rõ nguyên nhân.
  • Nhạy cảm với bất kỳ hoạt chất hay thành phần nào của thuốc.

6. Liều dùng cụ thể cho từng đối tượng

Thuốc Forlax được bào chế theo dạng bột nên cách sử dụng khá đơn giản. Bạn hãy hòa tan gói thuốc trong 1 ly nước khoảng 125ml rồi uống.

Tùy thuộc vào đáp ứng thuốc của từng đối tượng mà bạn nên cân chỉnh liều dùng thuốc cho phù hợp. Nhà sản xuất khuyến cáo người bệnh táo bón sử dụng theo liều dùng như sau:

  • Trẻ em trên 8 tuổi: Uống từ 10 đến 20g mỗi ngày, tương đương 1 – 2 gói thuốc. Bố mẹ không nên cho trẻ uống Forlax điều trị táo bón liên tục quá 3 tháng.
  • Người trưởng thành: Dùng 10 – 20g mỗi ngày, tương đương 1 – 2 gói thuốc, không uống quá 8 gói mỗi ngày. Tốt nhất là bạn nên uống duy nhất 1 liều thuốc vào buổi sáng.

Bệnh nhân uống quá liều Forlax có nguy cơ bị đau bụng, tiêu chảy và nôn ói. Tình trạng tiêu chảy do uống thuốc quá liều sẽ chấm dứt nếu bạn ngừng thuốc hoặc giảm liều. Việc mất dịch quá nhiều do nôn hoặc tiêu chảy có thể cần bù điện giải.

Pha thuốc Forlax với nước lọc là có thể uống

7. Những tác dụng phụ của thuốc

Mặc dù Forlax là loại thuốc không kê đơn và an toàn cho sức khỏe nhưng nó vẫn gây nên tác dụng phụ không mong muốn trong vài trường hợp hiếm gặp. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra với người bị táo bón sau khi dùng Forlax 10g là:

  • Rối loạn dạ dày và ruột: Các triệu chứng thường xuyên gặp phải là chướng bụng, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy. Bên cạnh đó, người bệnh có thể bị nôn, có cảm giác muốn đi tiêu gấp hoặc đi tiêu không tự chủ.
  • Rối loạn dinh dưỡng và chuyển hóa: Rối loạn điện giải như giảm kali hay natri máu, mất nước, thường gặp ở người già.
  • Rối loạn hệ miễn dịch: Tình trạng này hiếm khi xảy ra với phản ứng quá mẫn cảm như phù mạch, số phản vệ, phát ban, nổi mày đay, ngứa ngáy, nổi ban đỏ.

Trong trường hợp gặp các triệu chứng trên, bệnh nhân hãy thông báo ngay với bác sĩ để được xử trí tốt nhất. Để đảm bảo an toàn, bạn không được tự ý mua thuốc, ngưng hay thay đổi liều lượng khi không được bác sĩ cho phép.

8. Những lưu ý chung khi sử dụng Forlax trong điều trị táo bón

Trước khi sử dụng thuốc Forlax, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

Sử dụng cho trẻ nhỏ

Bố mẹ không nên cho trẻ em dưới 8 tuổi uống thuốc bột Forlax. Việc điều trị táo bón cho trẻ em trên 8 tuổi được đề nghị không kéo dài quá 3 tháng. Thay vào đó, bố mẹ hãy duy trì cho trẻ một chế độ ăn uống đầy đủ chất xơ và các dưỡng chất khác, thói quen sinh hoạt lành mạnh, lối sống hợp vệ sinh.

Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú

Hiện nay, vẫn chưa có báo cáo đầy đủ xác định rủi ro khi mẹ bầu và mẹ đang cho con bú dùng thuốc. Vì thế, mẹ hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để được cảnh báo về nguy cơ có thể xảy ra. Mẹ cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, uống đúng liều lượng được khuyến cáo nhằm đảm bảo sự an toàn cho cả hai mẹ con.

Lưu ý khi sử dụng Forlax cho bà bầu

9. Chế độ ăn uống và sinh hoạt

Điều trị táo bón với thuốc Forlax nói riêng hay bất kỳ loại thuốc nào nói chung đều cần bệnh nhân kết hợp với lối sống lành mạnh, chế độ ăn bổ dưỡng. Bạn hãy xây dựng cho mình một khẩu phần ăn uống chứa nhiều chất lỏng và chất xơ, chẳng hạn như:

  • Trái cây: Bơ, quả mọng, chuối, táo, lê, cam, thanh long, đu đủ… chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.
  • Rau củ: Bắp cải, súp lơ, rau lang, rau mồng tơi… với hàm lượng chất xơ dồi dào vừa tăng cường hoạt động của nhu động ruột, làm mềm phân, cải thiện táo bón hiệu quả.
  • Sữa chua: Thành phần các lợi khuẩn phong phú trong thực phẩm này rất tốt cho hệ tiêu hóa, tăng sức khoẻ của hệ đường ruột, ngăn ngừa và cải thiện tình trạng táo bón.
  • Hạn chế uống sữa và các chế phẩm từ sữa, thức ăn nhanh, đồ chiên xào, thịt đỏ, đồ ngọt, thức uống chứa cồn… vì chúng sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng táo bón.

Bên cạnh đó, việc tập thể dục hay hoạt động thể lực thích hợp và luyện tập phản xạ của ruột cũng hỗ trợ bệnh nhanh cải thiện. Ngoài ra, việc uống mỗi ngày 2 lít nước cũng giúp cơ thể thanh lọc, tiêu hoá thuận lợi, hỗ trợ nhu động ruột hoạt động tốt hơn, làm mềm phân, giảm táo bón.

>>> Xem thêm: Táo bón nên ăn gì? Top 17 thực phẩm vàng giúp cải thiện táo bón

10. Thận trọng khi dùng thuốc

Một số vấn đề khi dùng thuốc Forlax mà người bệnh cần cẩn trọng bao gồm:

  • Forlax là loại thuốc không chứa nhiều đường và polyp. Bác sĩ có thể kê đơn Forlax cho bệnh nhân bị tiểu đường hoặc người đang trong chế độ ăn kiêng không chứa galactose.
  • Bệnh nhân bị tiêu chảy có xu hướng bị rối loạn cân bằng nước – điện giải, đặc biệt là ở người suy giảm chức năng gan thận, người già, người đang dùng thuốc lợi tiểu. Khi đó, bạn nên cân nhắc việc điều chỉnh điện giải.
  • Trước khi điều trị táo bón với Forlax, bạn hãy loại trừ các rối loạn thực thể. Do thuốc có chứa macrogol (polyethylene glycol) nên đã có trường hợp bị phản ứng quá mẫn cảm như phù mạch, sốc phản vệ, phát ban, mày đay, ban đỏ, ngứa. Trường hợp phản ứng quá mẫn cảm nặng gây co thắt phế quản có thể hiếm gặp.

Đã có trường hợp ghi nhận hít vào phế quản khi đưa vào cơ thể qua ống thông mũi dạ dày một lượng lớn polyethylene glycol và chất điện giải. Trẻ em bị thiểu năng thần kinh kèm rối loạn chức năng vùng miệng đặc biệt có khả năng gặp nguy cơ này.

Thận trọng khi dùng thuốc Forlax

Tình trạng táo bón lâu ngày khiến người bệnh khó chịu và bị ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về thuốc Forlax. Tuy đây là loại thuốc an toàn cho sức khỏe, công hiệu cao nhưng người bị táo bón không nên chủ quan tự ý mua thuốc uống mà cần đến cơ sở y tế thăm khám để được bác sĩ chuyên môn chỉ định loại thuốc phù hợp nhất với sức khỏe của mình!

>>> Xem bài viết: 5 nhóm thuốc trị táo bón thông dụng bạn cần biết

]]>
https://imialeaplus.com/thuoc-forlax-la-gi-cong-dung-lieu-dung-va-tac-dung-phu-khi-su-dung-3636/feed/ 0
Cách trị táo bón ở người lớn – Những mẹo nên biết https://imialeaplus.com/cach-tri-tao-bon-o-nguoi-lon-780/ https://imialeaplus.com/cach-tri-tao-bon-o-nguoi-lon-780/#respond Fri, 26 May 2023 08:31:09 +0000 https://imialeaplus.com/?p=780 Theo một nghiên cứu khảo sát về dịch tễ táo bón năm 1997, khoảng 12% nam và 16% nữ giới trên 10.018 người tham gia khảo sát có tình trạng táo bón. Con số cho thấy tình trạng táo bón là một rối loạn tiêu hóa thường gặp ở người lớn. Vậy tại sao táo bón lại phổ biến như vậy? Có cách nào đơn giản để cải thiện táo bón nhanh chóng hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây để giải mã vấn đề này nhé.

cách trị táo bón ở người lớn

1. Những thói quen dẫn đến táo bón ở người lớn

Táo bón được được định nghĩa đơn giản là tình trạng đi tiêu không thường xuyên (ít hơn 3 lần 1 tuần) cũng như đau đớn khi đại tiện do phân khô và cứng.

 táo bón ở người lớn

90% bệnh nhân táo bón thuộc loại táo bón cơ năng, tức là táo bón nhưng không có tổn thương cơ quan (có thể tại hoặc ngoài đường tiêu hóa). Loại táo bón này phụ thuộc rất lớn vào chế độ ăn uống cũng như lối sống của bệnh nhân. Dưới đây là một số thói quen thường gặp dẫn đến táo bón ở người lớn:

  • Không bổ sung đủ chất xơ như trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt,..
  • Không uống đủ nước.
    Lượng nước uống cần thiết của một người trưởng thành là 1,5-2 lít nước 1 ngày. Khi không bổ sung đủ nước, cơ thể sẽ tăng tái hấp thu nước từ phân và khiến phân trở nên khô, cứng cũng như tồn tại lâu hơn trong cơ thể. Hậu quả cuối cùng có thể dẫn đến tình trạng táo bón ở người bệnh trở nên nặng nề hơn.
  • Lối sống lười vận động, nằm lâu trên giường hoặc ít khi tập thể dục.
    Việc lười vận động có thể dẫn đến giảm nhu động ruột cũng như trương lực cơ trực tràng, gây nên tình trạng táo bón ở bệnh nhân.
  • Nhịn đi vệ sinh.
    Đây là điều vô cùng thường gặp ở người bị táo bón. Bệnh nhân thường ngại ngùng hoặc không quen đi tiêu ở nhà vệ sinh công cộng, muốn nhịn đến khi về nhà. Thói quen này khiến cho phân tồn tại lâu trong cơ thể cũng như giảm phản xạ tống phân ở trực tràng, hậu quả có thể dẫn đến táo bón mãn tính sau này.
  • Tác dụng phụ của thuốc.
    Người cao tuổi là nhóm người có nguy cơ táo bón cao nhất. Nguyên nhân không chỉ do giảm vận động mà còn do đây là đối tượng sử dụng rất nhiều nhóm thuốc khác nhau có thể gây ra táo bón như thuốc kháng acid, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau opioid,..
  • Tình trạng căng thẳng, lo lắng hoặc thay đổi chế độ ăn uống đột ngột trong một chuyến đi du lịch cũng có thể là nguyên nhân gây ra táo bón.

>>> Xem thêm: Tại sao bị táo bón? 10 Nguyên nhân gây táo bón thường gặp

2. Táo bón ở người lớn cảnh báo điều gì? Có nguy hiểm không?

 táo bón

Táo bón thực thể thường hiếm gặp hơn so với táo bón chức năng nhưng thường là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm như tăng canxi máu, tiểu đường, suy giáp, Parkinson, tổn thương tủy sống,…

Đặc biệt, nếu bệnh nhân có tình trạng táo bón kèm theo đau bụng dữ dội hoặc phân lẫn nhầy máu thì rất có thể đây là một cấp cứu y khoa. Dưới đây là một số bệnh lý cấp tính bệnh nhân có thể gặp:

  • Viêm ruột thừa: Người bệnh có thể gặp táo bón kèm đau bụng dữ dội, chán ăn, sốt,…
  • Viêm túi thừa: Bệnh nhân có một vài triệu chứng như táo bón, buồn nôn, nôn, sốt và đau nặng hơn ở phần dưới bên trái của dạ dày.
  • Thoát vị bóp nghẹt: Đây cũng là một cấp cứu y tế mà triệu chứng hay gặp nhất là táo bón, đau bụng hoặc phân có nhầy máu.

Đa số táo bón ở người lớn là táo bón cơ năng và thường không quá nguy hiểm nếu điều trị kịp thời. Nếu táo bón ở bệnh nhân là táo bón thực thể, tốt nhất người bệnh nên đi khám sớm nhất để điều trị đúng nguyên nhân và tránh một số biến chứng sau này.

>>> Xem bài viết: Cảnh báo 8 hậu quả của táo bón không thể bỏ qua

3. 5 mẹo giúp cải thiện táo bón nhanh chóng.

3.1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng

 táo bón

Biện pháp điều trị táo bón không dùng thuốc như thay đổi chế độ ăn và lối sống luôn được ưu tiên hàng đầu ở bệnh nhân táo bón chức năng. Dưới đây là một vài lời khuyên dành cho bệnh nhân:

  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây (mận khô, nho, táo, lê…) , ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì, gạo lứt, đậu,… để tăng chất xơ cho cơ thể. Đừng lo lắng ăn quá nhiều, hãy tăng dần dần lượng chất xơ cho đến ít nhất khoảng 25-30 gam mỗi ngày. Việc này sẽ giúp tăng thể tích phân trong hệ tiêu hóa cũng như khiến phân trở nên mềm hơn, dễ dàng tống chúng ra ngoài dễ dàng.
    Tuy nhiên, hãy tăng dần chất xơ một cách từ từ. Việc bổ sung đột ngột quá nhiều chất xơ vào chế độ ăn có thể dẫn đến đầy hơi, trướng bụng và tăng thêm sự khó chịu ở bệnh nhân táo bón.
  • Uống đủ nước.
    Giải pháp bổ sung đủ nước đơn thuần không có nhiều tác dụng trên bệnh nhân. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc uống đủ nước phải được thực hiện cùng với chế độ ăn nhiều rau xanh thì mới mang lại hiệu quả tốt đối với táo bón. Hãy uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày, tương đương 8 cốc nước để cải thiện tình trạng này nhé.
  • Hạn chế sữa cũng như thực phẩm nhiều chất béo như đồ ăn chế biến sẵn, phô mai,.. cũng có thể giảm táo bón ở bệnh nhân.
  • Giảm tiêu thụ rượu hoặc đồ uống chứa caffein như trà, cà phê,..
    Những loại đồ uống này có tác dụng lợi tiểu và giảm lượng nước trong cơ thể. Hậu quả là cơ thể tăng tái hấp thu nước từ phân và khiến tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn.
  • Bổ sung thêm sữa chua hoặc kefir (một loại đồ uống lên men) vào thực đơn của bệnh nhân.
    Những sản phẩm này có chứa probiotics (lợi khuẩn) như Lactobacillus acidophilus và Bifidobacterium lactis, đã được chứng minh lâm sàng rằng cải thiện triệu chứng ở bệnh nhân táo bón mãn tính.

>>> Xem thêm: Bị táo bón nên ăn gì, kiêng gì? 7 bài thuốc dân gian chữa táo bón tại nhà

3.2. Tập thể dục thường xuyên

 táo bón

Theo một nghiên cứu sức khỏe trên hơn 60.000 bệnh nhân nữ ở Mỹ, việc hoạt động thể chất từ 2 đến 6 lần mỗi tuần có liên quan đến việc giảm 35% nguy cơ táo bón.

Điều này được giải thích rằng tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, tăng cường nhu động ruột và khiến bệnh nhân tống phân ra ngoài dễ dàng hơn.

3.3. Thiết lập thói quen đi đại tiện

 Bệnh nhân táo bón được khuyên nên tập thói quen đi đại tiện vào buổi sáng, sau ăn 15-45 phút. Khi đó, bệnh nhân vừa có thể lợi dụng thời điểm ruột kết hoạt động mạnh nhất cũng như phản xạ dạ dày sau ăn để tăng tống phân khỏi đại tràng.

Tư thế đi tiêu cũng là một điều nên lưu ý đối với người bị táo bón. Bệnh nhân nên đặt chân lên một chiếc ghế đẩu lúc đi đại tiện để làm thẳng chỗ nối hậu môn – trực tràng, khiến phân có thể ra ngoài dễ dàng hơn.

3.4. Bổ sung lợi khuẩn

táo bón

Mặc dù việc thay đổi chế độ ăn uống và tăng cường vận động là biện pháp ưu tiên hàng đầu, nhưng đôi khi nó không mang lại nhiều tác dụng cho bệnh nhân táo bón.

Người bệnh vẫn chưa muốn dùng thuốc vì những tác dụng phụ nó đem lại, vậy thì bổ sung lợi khuẩn sẽ là giải pháp cân nhắc tiếp theo.

Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng có một sự mất cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột ở người táo bón. Điều này mở ra một hướng điều trị mới cho bệnh này rằng: Liệu sự bổ sung lợi khuẩn có thể cải thiện triệu chứng hay không?

Kết quả chỉ ra rằng các chủng lợi khuẩn như Bifidobacterium lactis hay Lactobacillus Acidophilus cải thiện triệu chứng táo bón đáng kể trên bệnh nhân. Chúng kích thích tăng nhu động ruột một cách tự nhiên, tăng thể tích phân, tăng sự di chuyển phân trong lòng ruột và đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn.

Một ưu điểm nổi bật của giải pháp này là nó có thể cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa ở bệnh nhân táo bón. Đây là một hướng an toàn và ít tác dụng phụ so với thuốc. Do đó, điều trị táo bón bằng cách bổ sung lợi khuẩn cũng là một biện pháp hứa hẹn mang lại sự hài lòng cho bệnh nhân táo bón.

>>> Xem thêm: Rũ bỏ ám ảnh táo bón lâu ngày – Bí quyết từ chuyên gia giúp đi ngoài dễ dàng

3.5. Sử dụng một số thuốc nhuận tràng

 táo bón

Một vài thuốc nhuận tràng tăng xơ như Natufib hay nhuận tràng thẩm thấu như Duphalac, Forlax sẽ là sự lựa chọn hàng đầu cho bệnh nhân nếu biện pháp thay đổi chế độ ăn và lượng vận động không hiệu quả.. Tuy nhiên, những thuốc này cần có thời gian để phát huy tác dụng. Nếu táo bón khiến bạn quá khó chịu và muốn giảm ngay lập tức, bạn có thể cân nhắc một số thuốc thụt tháo như Microlax hoặc Fleet Enema. Chúng sẽ làm giảm triệu chứng ngay, nhưng nếu lạm dụng có thể dẫn đến lạm dụng thuốc và khiến táo bón trở nên nặng nề hơn.

Để an toàn nhất, trước khi sử dụng bất kỳ thuốc nào, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế nhé.

>>> Xem bài viết: 5 nhóm thuốc trị táo bón thông dụng cần biết

4. Khi nào nên đi gặp bác sĩ?

 táo bón

Táo bón bình thường không quá nguy hiểm và bạn có thể giải quyết tại nhà, tuy nhiên hãy đi gặp bác sĩ nếu bạn gặp những tình trạng sau nhé:

  • Táo bón kéo thường xuyên và kéo dài
  • Uống thuốc nhưng triệu chứng không cải thiện
  • Hay cảm thấy mệt mỏi
  • Đầy hơi kéo dài
  • Không thể đi tiêu
  • Táo bón kèm đau bụng dữ dội hoặc có nhầy máu trong phân
  • Sút cân bất ngờ không rõ nguyên nhân
  • Đang sử dụng một số thuốc có thể gây ra táo bón như thuốc giảm đau opioid, thuốc trầm cảm,…

>>> Xem thêm: 6 dấu hiệu táo bón nặng không thể bỏ qua

Táo bón ở người lớn là một vấn đề phổ biến, tuy nhiên nó thường không được điều trị cho đến khi xuất hiện biến chứng trên đường tiêu hóa. Hãy phát hiện sớm táo bón và áp dụng thử một số mẹo trên để cải thiện tình trạng này nhé

Mọi chi tiết thắc mắc xin vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 9482 HOẶC 09 6762 9482 để được giải đáp nhanh nhất.

]]>
https://imialeaplus.com/cach-tri-tao-bon-o-nguoi-lon-780/feed/ 0
Táo bón thì phải làm thế nào? Bật mí 9 phương pháp hữu ích xử trí táo bón https://imialeaplus.com/tao-bon-thi-phai-lam-the-nao-605/ https://imialeaplus.com/tao-bon-thi-phai-lam-the-nao-605/#respond Fri, 26 May 2023 07:13:56 +0000 https://imialeaplus.com/?p=605 Táo bón là tình trạng đại tiện khó khăn, xảy ra rất phổ biến và gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ đến người cao tuổi. Nhiều người nghĩ rằng táo bón không nguy hiểm và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, chính vì sự chủ quan này khiến tình trạng táo bón trở thành thể mạn tính và diễn biến nặng hơn. Vậy “Táo bón thì phải làm thế nào?”. Bạn đừng quá lo lắng về vấn đề này vì bài viết này sẽ bật mí 9 phương pháp để cải thiện tình trạng táo bón trong bài viết này.

Táo bón

1. Bị táo bón bao lâu thì khỏi?

Tùy vào tình trạng bệnh cũng như thể trạng và lối sống của mỗi người, táo bón có thể tự hồi phục hoặc cần sự can thiệp khác nhau. 

Thông thường, táo bón sẽ tự hết trong vài ngày hoặc thuyên giảm sau khi bạn sử dụng thuốc nhuận tràng hoặc một phương pháp điều trị táo bón khác.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp táo bón có thể kéo dài trên 4 tuần và được liệt vào táo bón mạn tính. Táo bón lâu ngày không những gây ra nhiều sự khó chịu, bất tiện cho người bệnh mà còn trở thành tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

>>> Xem thêm: Táo bón lâu ngày – Dấu hiệu bệnh lý không thể bỏ qua 

Táo bón

2. Ảnh hưởng của táo bón đối với sức khỏe

Thông thường, táo bón sẽ không đáng lo ngại nếu nó diễn ra trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, khi tình trạng này kéo dài và trở thành bệnh mãn tính thì táo bón có thể gây ra những tác hại nhất định cho cơ thể như:

Bệnh trĩ

Khi bị táo bón, bạn thường phải dùng nhiều sức để đẩy phân ra ngoài. Điều này có thể làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch xung quanh trực tràng và hậu môn, hay còn được gọi là búi trĩ. Hậu quả là làm các búi trĩ sưng phồng lên, khiến người bệnh cảm thấy ngứa và đau, thậm chí còn gây chảy máu khi đại tiện và nhiễm trùng.

Nứt hậu môn

Phân cứng và khô có thể gây ra các vết rách li ti ở hậu môn. Những vết này có thể gây ngứa, đau đớn và chảy máu. Do đó, việc đi vệ sinh trở nên càng khó khăn hơn, đồng thời khiến tình trạng táo bón trở nên trầm trọng.

Ứ phân trong đại tràng

Táo bón mãn tính khiến bạn không thể tống phân ra khỏi cơ thể. Lâu ngày, phân sẽ càng tích lại gây tắc nghẽn và mắc kẹt trong đại tràng.

Chứng sa trực tràng

Việc cố gắng rặn khi đi đại tiện có thể khiến một đoạn nhỏ trực tràng bị căng ra và nhô ra khỏi hậu môn.

Thay đổi tâm lý, stress

Người bị táo bón thường cảm thấy căng thẳng, hay cáu gắt, ăn không ngon, mất ngủ và thường xuyên mệt mỏi dẫn đến sức khỏe sa sút.

Chứng sợ ăn

Tình trạng này gặp ở hầu hết người bị táo bón, đặc biệt là trẻ nhỏ rất biếng ăn, ăn kém. Do họ thường xuyên bị đầy bụng, ăn không tiêu và rất cảm giác đau khi đi đại tiện.

>>> Xem bài viết: Cảnh báo 8 hậu quả của táo bón không thể bỏ qua

Táo bón

3. Táo bón phải làm thế nào? Bật mí 9 phương pháp hữu ích

Chính vì sự bất tiện và khó khăn khi đại tiện do táo bón gây ra, khiến bất kỳ ai cũng muốn thoát khỏi tình trạng này ngay lập tức. Thực tế, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh táo bón đơn giản, thông qua việc hình thành thói quen sinh hoạt và chế độ ăn lành mạnh. Điều này sẽ giúp tăng cường sức khỏe và cải thiện chức năng của các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Hãy tham khảo các phương pháp hữu ích dưới đây để tránh khỏi tình trạng khó nói này:

3.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Táo bón

Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng để hệ tiêu hóa có thể hoạt động tốt nhất. Đặc biệt, bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Chất xơ có tác dụng chính là nhuận tràng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn ruột phát triển, giúp hấp thu thức ăn và đào thải chất dư thừa. Khi vào cơ thể, chất xơ hút nước làm tăng thể tích và làm mềm phân. Ngoài ra, nó còn giúp kích thích thành ruột, tăng nhu động ruột và tăng co bóp để phân dễ đào thải ra ngoài.

Nguồn thực phẩm dồi dào chất xơ bao gồm: trái cây tươi, các loại đậu, rau xanh và các thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt. Nên hạn chế ăn các loại thực phẩm như sữa, pho mát, gạo trắng, bột mì trắng và thịt đỏ, vì chúng có góp phần gây táo bón.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng một người bình thường nên bổ sung khoảng 20-30g chất xơ mỗi ngày.

>>> Xem thêm: Táo bón nên ăn gì? Top 17 thực phẩm vàng cải thiện táo bón hiệu quả

3.2. Bổ sung thêm nước

Táo bón

Uống đủ nước là một thói quen tốt và đem lại vô vàn lợi ích về sức khỏe cho bạn.Nước cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa táo bón. Uống nước để tránh tình trạng mất nước, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra trơn tru hơn, làm phân mềm hơn để dễ đi ngoài. Ngoài ra, nước còn hỗ trợ chất xơ hoạt động tốt hơn, từ đó tăng hiệu quả khắc phục tình trạng táo bón. Hãy tập thói quen uống ít nhất 1.5 lít -2 lít nước mỗi ngày. Tránh đồ uống có chứa caffein và rượu, vì đây là các chất gây lợi tiểu khiến cơ thể bạn càng mất nước thêm. 

3.3. Rèn đi vệ sinh đều đặn

Táo bón

Bác sĩ khuyên rằng bạn nên tập cho mình thói quen đi đại tiện vào cùng một thời điểm trong ngày. Việc này sẽ giúp bạn đi đại tiện đều đặn hơn. Đi đại tiện vào buổi sáng là thời điểm tốt nhất. Vì trong giờ đầu tiên sau khi ngủ dậy là lúc đại tràng co bóp mạnh gấp 3 lần bình thường, hệ tiêu hoá sẽ ra tín hiệu để bạn cảm giác muốn đi đại tiện.

Hãy đảm bảo bạn dành đủ thời gian để đi đại tiện và đi ngay khi cảm thấy cần thiết, đừng cố nhịn. Việc nhịn sẽ dẫn đến táo bón chuyển thành thể mãn tính, khiến phân bắt đầu khô và khó đi ngoài hơn. Cố gắng thư giãn các cơ của bạn hoặc đặt chân của bạn trên một chiếc ghế để giúp bản thân thoải mái hơn.

3.4. Tư thế ngồi chuẩn khi đi vệ sinh

Khi đi vệ sinh bạn có thể ngồi xổm hoặc ngồi bệt. Tuy nhiên, tư thế ngồi xổm được khuyến khích hơn cả. Bởi khi ở tư thế này, đầu gối của bạn cao hơn hông, giúp cho đường ống hậu môn ở tư thế thẳng. Điều này làm phân được đẩy ra ngoài dễ dàng và tự nhiên hơn, bạn sẽ đi ngoài dễ dàng hơn, không tốn nhiều sức để rặn phân.

Nếu ngồi bệt thì nên kê thêm một ghế nhỏ dưới chân( khoảng 20cm) để nâng cao chân, gấp đùi về phía bụng để đi vệ sinh dễ dàng hơn.

Ngoài ra, bạn nên nghiêng người về phía trước một góc 35 độ thay vì ngồi thẳng. Vì khi bạn cần đi vệ sinh, cơ hậu môn trực tràng sẽ giãn ra và góc trực tràng mở rộng. Việc nghiêng người về phía trước sẽ mở rộng góc của trực tràng, giúp phân có thể đi thẳng và đẩy ra ngoài dễ dàng hơn. Nên hóp bụng khi bạn hít vào để tạo áp lực đẩy phân xuống và làm rỗng ruột. 

Tất cả những động tác này sẽ giúp cơ thể bạn thư giãn và đi vệ sinh dễ dàng hơn.

Táo bón

3.5. Tập các động tác giúp đi đại tiện dễ dàng

Một trong nhiều lợi ích của việc tập thể dục thường xuyên là giúp tăng nhu động ruột. Từ đó làm tăng vận tốc di chuyển của phân trong đại tràng và đào thải ra ngoài dễ dàng hơn.

Tập luyện đúng cách còn hỗ trợ khắc phục chứng khó tiêu, thúc đẩy hệ tiêu hóa tăng cường làm việc. Đồng thời, hoạt động thể chất thường xuyên sẽ giúp làm giảm căng thẳng, mệt mỏi, loại bỏ các yếu tố khiến tình trạng táo bón tồi tệ thêm.

Tốt nhất, nên tập thể dục mỗi ngày khoảng 30 – 45 phút. Thực hiện các hoạt động thể chất như đi bộ, chạy, đạp xe hay bơi lội sẽ giúp bạn phục hồi chức năng tiêu hóa của ruột một cách hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý lựa chọn các bài tập phù hợp với bản thân và kết hợp với tập luyện đúng cách.

Ngoài ra, với những người bận rộn, ít thời gian tập thể dục thì có thể tham khảo một số động tác đơn giản để làm giảm tình trạng táo bón như: Hít thở sâu, ngồi xổm, bài tập cơ sàn chậu, massage tai, bài tập yoga gập người… Đây là những bài tập dễ dàng thực hiện và áp dụng bất cứ lúc nào.

3.6. Giữ tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng, stress

Táo bón

Ruột hoạt động như “bộ não thứ hai” của cơ thể, chứa hàng triệu tế bào thần kinh nên được gọi là hệ thần kinh ruột. Bên cạnh đó, hệ thần kinh ruột còn liên kết 2 chiều với hệ thần kinh trung ương, được gọi là trục não – ruột. Đây là liên kết giữa các trung tâm cảm xúc và nhận thức của não với các chức năng ngoại vi của ruột.

 Khi gặp căng thẳng hoặc lo lắng, cơ thể sẽ tăng tiết một số hormon làm giảm lợi khuẩn trong cơ thể, dẫn đến mất sự cân bằng của hệ vi sinh vật sống trong đường ruột. Bên cạnh đó, stress còn làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, làm giảm co bóp và nhu động ruột. Từ đó, gây ra tình trạng rối loạn tiêu hoá, khó tiêu và dẫn đến táo bón. Ngược lại, hệ khuẩn chí đường ruột cũng có thể chi phối một phần trạng thái tâm lý của chúng ta. Do đó, khi bị táo bón, hệ khuẩn chí sẽ gửi tín hiệu đến não và bệnh nhân sẽ cảm thấy đau và khó chịu.

Do vậy để tránh táo bón, bạn cần phải giữ cho tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress trong công việc và trong sinh hoạt. 

Chú ý là ngủ đủ giấc (trung bình 8 tiếng mỗi ngày), vì mất ngủ cũng là nguyên nhân dẫn đến táo bón.

3.7. Massage vùng lưng – bụng Táo bón

Người bị táo bón thường có cảm giác khó chịu, thậm chí là đau đớn. Việc massage vùng lưng –  bụng sẽ giúp bạn được thư giãn, thả lỏng các cơ, kích thích thải khí và giảm nhu cầu sử dụng thuốc nhuận tràng dài ngày, từ đó giảm hội chứng ruột kích thích.

Có thể thực hiện các thao tác massage đơn giản như sau:

  • Nằm ở nơi yên tĩnh giúp tinh thần thoải mái, dễ chịu
  • Dùng đầu ngón tay massage quanh rốn với chuyển động tròn theo kim đồng hồ. Lặp lại động tác xoay tròn liên tục.
  • Vuốt bụng từ trái  sang phải
  • Day các ngón tay xung quanh vùng bụng
  • Để hai tay úp lên nhau, xoa ngược chiều kim đồng hồ liên tục
  • Dùng các đầu ngón tay massage theo các vòng tròn nhỏ
  • Xoa từ hai bên bụng vào trong và hướng xuống bên dưới.

Lặp lại các động tác massage trong 10-20 phút. Tạo thói quen thực hiện mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng táo bón và đầy hơi.

>>> Xem bài viết: 9 mẹo chữa táo bón cấp tốc

3.8. Sử dụng các thuốc hỗ trợ 

Táo bón

Nếu tình trạng táo bón không giảm đi dù bạn đã thực hiện những phương pháp trên, bạn có thể tham khảo các loại thuốc nhuận tràng để khắc phục triệt để táo bón.

Thuốc nhuận tràng chứa các hóa chất giúp tăng nhu động, khối lượng và tần suất phân, do đó làm giảm táo bón tạm thời. Các nhóm thuốc điều trị táo bón thường được sử dụng hiện nay là:

Thuốc nhuận tràng làm trơn

Với thành phần là dầu khoáng, thuốc có tác dụng bôi trơn thành ruột, giúp khối phân không bị khô, dễ di chuyển. Tuy nhiên, dầu khoáng có thể hấp thu các vitamin tan dầu (A,D,E,K,…) ở ruột và làm giảm tác dụng của thuốc dùng cùng. Chỉ sử dụng như một phương pháp chữa táo bón trong thời gian ngắn.

Thuốc nhuận tràng làm mềm

Là thuốc chứa Docusat – một chất hoạt động bề mặt giúp làm “ướt” và làm mềm phân. Do thuốc ít hiệu quả nên hiện nay ít sử dụng, chỉ được dùng trong các trường hợp: người đang hồi phục sau phẫu thuật, phụ nữ sau sinh hoặc người bị bệnh trĩ .

Thuốc nhuận tràng thẩm thấu

Đây là thuốc được sử dụng phổ biến nhất. Thuốc có tác dụng kéo nước vào lòng ruột từ các mô xung quanh, làm tăng nhu động ruột và phân dễ đào thải ra ngoài hơn. Nên bổ sung nhiều nước khi sử dụng thuốc nhuận tràng thẩm, vừa tăng hiệu quả nhuận tràng mà còn làm giảm tình trạng đầy hơi và chuột rút .

Táo bón

Thuốc nhuận tràng kích thích

Đây là loại thuốc giúp giảm cảm giác đau và tình trạng táo bón tức thì. Thuốc này kích thích lớp niêm mạc của ruột, đẩy nhanh quá trình di chuyển của phân qua đường ruột. Thuốc có tác dụng phụ như đau bụng, rối loạn nước và điện giải, mất trương lực ruột và lệ thuộc thuốc khi sử dụng lâu dài, do đó không nên dùng thuốc thường xuyên.

Thuốc nhuận tràng tạo khối

Thuốc có khả năng hút nước, tạo thành 1 khối gel làm mềm phân và kích thích nhu động ruột. Dùng với mục đích phòng ngừa do thuốc khởi phát chậm (1-3 ngày). Tuy nhiên thuốc có thể gây đầy hơi, tiêu chảy và co thắt dạ dày.

>>> Xem bài viết: Tổng hợp 7 thuốc nhuận tràng thông dụng, hiệu quả nhanh nhất

3.9. Bổ sung lợi khuẩn – chìa khóa vàng cải thiện táo bón

Có hàng nghìn tỷ vi khuẩn cư trú trong ruột và được gọi chung là hệ vi sinh vật đường ruột. Những vi khuẩn có lợi và vi khuẩn gây bệnh tồn tại cân bằng với nhau.

Tuy nhiên, khi có sự thay đổi về lối sống hoặc chế độ dinh dưỡng có thể làm mất đi sự cân bằng này, dẫn đến loạn khuẩn ruột và gây ra táo bón. Do đó, việc bổ sung lợi khuẩn sẽ giúp cân bằng vi sinh, khôi phục chức năng sinh lý của hệ tiêu hóa và giảm chứng táo bón một cách hiệu quả. 

Táo bón

Trong men vi sinh có các chủng BifidobacteriaLactobacillus là các vi khuẩn được tìm thấy phần lớn trong ruột già. Chúng cung cấp cho đường ruột của bạn những vi khuẩn có lợi:

  • Giúp duy trì niêm mạc ruột già khỏe mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đại tiện.
  • Sản xuất các axit béo chuỗi ngắn SCFAs trong ruột già. Những chất này làm giảm độ pH của ruột già và thúc đẩy nhu động ruột và tạo cảm giác “buồn đi ngoài”.
  • Tăng chuyển hóa muối mật, tăng nồng độ muối mật không liên hợp, kích thích nhu động ruột một cách hiệu quả.
  • Giúp kiểm soát thời gian di chuyển của phân trong đường ruột và làm tăng tần suất đi đại tiện.
  • Lợi khuẩn làm tăng độ nhớt giúp làm mềm phân để đi ngoài dễ dàng, ít đau đớn hơn.

Chính vì thế, việc uống bổ sung hoặc ăn các loại thực phẩm chứa nhiều men vi sinh như sữa chua, kim chi, dưa muối,… có thể giúp điều trị và ngăn ngừa tình trạng táo bón kéo dài.

Hy vọng rằng 9 phương pháp phòng và hỗ trợ điều trị táo bón trên đã giải đáp được thắc mắc “Táo bón thì phải làm thế nào?” cho những bệnh nhân táo bón. Bên cạnh đó, áp dụng những phương pháp này còn giúp bạn duy trì một sức khỏe tốt và phòng ngừa được nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, nếu tình trạng táo bón vẫn tái phát và diễn biến nặng hơn thì tốt nhất bạn nên thăm khám chuyên khoa để có hướng điều trị phù hợp nhất.

Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan đến sức khoẻ vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 9482 hoặc 09 6762 9482

>>> Xem thêm: Rũ bỏ ám ảnh táo bón lâu ngày – Bí quyết từ chuyên gia giúp đi ngoài dễ dàng

]]>
https://imialeaplus.com/tao-bon-thi-phai-lam-the-nao-605/feed/ 0
Táo bón nên ăn gì? Top 17 thực phẩm vàng cải thiện táo bón hiệu quả https://imialeaplus.com/tao-bon-nen-an-gi-1047/ https://imialeaplus.com/tao-bon-nen-an-gi-1047/#respond Fri, 26 May 2023 06:48:04 +0000 https://imialeaplus.com/?p=1047 Táo bón là tình trạng rối loạn tiêu hóa phổ biến ở mọi lứa tuổi. Những gì chúng ta ăn vào mỗi ngày đều có thể quyết định đến tình trạng táo bón. Vậy táo bón nên ăn gì? Những thực phẩm nào nên tránh khi bị táo bón? Qua bài viết dưới đây, Imiale A+ sẽ giúp bạn sáng tỏ những thắc mắc này.

Táo bón nên ăn gì

1. Vai trò dinh dưỡng trong điều trị táo bón

Năng lượng để chúng ta sống và làm việc mỗi ngày được chuyển hóa từ nguồn dinh dưỡng từ thức ăn, nước uống. Chế độ dinh dưỡng liên quan trực tiếp đến sức khỏe. Chế độ ăn có thể giúp cơ thể khỏe mạnh hoặc khiến chúng ta mệt mỏi, mắc bệnh. Nhiều tình trạng sức khỏe được ngăn ngừa hoặc cải thiện thông qua chế độ ăn uống khoa học. Ngược lại, khi bạn ăn thiếu chất hoặc dư thừa một chất nào đó, lâu ngày sẽ dẫn đến tác động tiêu cực tới sức khỏe.

Tương tự với táo bón, chế độ dinh dưỡng liên quan mật thiết với táo bón. Một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh là biện pháp hữu ích để cải thiện tình trạng này. Nhiều nghiên cứu dịch tễ học đã được thực hiện nhằm sáng tỏ vai trò của dinh dưỡng trong điều trị táo bón. 

Chế độ ăn ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng phân, hàm lượng nước trong phân và tần suất đại tiện của mỗi người. Hàm lượng chất xơ, protein, lipid là các yếu tố chính ảnh hưởng đến táo bón đã được các nhà khoa học nghiên cứu kỹ lưỡng.

Táo bón nên ăn gì

1.1. Ảnh hưởng của chất xơ đến táo bón

Chất xơ là thành phần quan trọng, thiết yếu trong chế độ ăn hàng ngày. Đây cũng chính là yếu tố quyết định tình trạng táo bón của bạn. Chất xơ có nhiều trong thực vật và nó không được tiêu hóa khi đi qua ruột non. Trong thực tế, phân mềm chứa ít nhất 76% là nước, phân bình thường chứa 74% nước. Trong khi đó, lượng nước trong phân cứng ít hơn 72%. Lượng nước ảnh hưởng đến độ mềm và khả năng tống xuất của phân. Chất xơ giúp hấp thu nước và làm mềm phân, từ đó giúp phân di chuyển dễ dàng trong ruột già. Ngoài ra, chất xơ tham gia điều hòa hoạt động của hệ vi khuẩn tại ruột, kích thích hoạt động của ruột già và tăng cường quá trình tiêu hóa, hấp thu, tại ruột. Chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt và giúp cải thiện các triệu chứng táo bón hiệu quả.

>>> Xem thêm: [Tổng quan] Inulin – Chất xơ hòa tan từ thiên nhiên

Táo bón nên ăn gì

1.2. Ảnh hưởng của hàm lượng lipid và protein đến táo bón

Lipid là nguồn cung cấp và dự trữ năng lượng chính của cơ thể. Quá trình chuyển hóa lipid từ thức ăn liên quan nhiều hormon và mang tính chất phức tạp. Protein có vai trò cấu tạo nên khung tế bào, là thành phần quan trọng để duy trì hoạt động sống bình thường. Tuy nhiên chế độ ăn giàu đạm và chất béo thường ít chứa chất xơ. Hệ tiêu hóa cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa chúng. Thức ăn ở lại ruột lâu hơn gây áp lực lên men tiêu hóa, các triệu chứng táo bón sẽ nặng nề hơn.

2. Táo bón nên ăn gì? Top 17 thực phẩm vàng cải thiện táo bón

2.1. Táo bón nên ăn gì?

Táo bón nên ăn gì

Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, chứa nhiều chất xơ là biện pháp cải thiện hữu ích đối với táo bón. Vậy táo bón nên ăn những gì? Táo bón nên uống gì? Bổ sung chất xơ như thế nào? Những gợi ý về những nhóm thực phẩm sau sẽ giúp bạn giải quyết những câu hỏi trên.

  • Bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất xơ: Tất cả các thức ăn có nguồn gốc thực vật đều chứa chất xơ. Các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ này rất phổ biến, dễ ăn và dễ chế biến. Bạn hãy ăn thêm các món rau vào bữa chính và dùng trái cây vào các bữa phụ trong ngày. Bổ sung nhiều trái cây, các loại rau, củ, quả vào các bữa ăn hàng ngày là cách hiệu quả nhất để cải thiện lượng chất xơ. 
  • Bổ sung nước khoáng, nước trái cây, sinh tố: Nước giúp làm mềm phân và rất tốt cho sức khỏe đường ruột. Nước ép trái cây, hoa quả là lựa chọn tốt nếu bạn đang bị táo bón. Ngoài ra, thức uống ấm giúp kích thích hoạt động co bóp của ruột, giúp cải thiện tình trạng táo bón.
  • Bổ sung các sản phẩm chứa men vi sinh như sữa chua, kim chi, đậu phụ, dưa muối: Men vi sinh là vi khuẩn có lợi cho sức khỏe đường ruột có vai trò kích thích hoạt động hệ tiêu hóa. Từ đó giúp cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả – an toàn và bền vững.

>>> Xem thêm: Bị táo bón nên ăn gì, kiêng gì? 7 bài thuốc dân gian chữa táo bón tại nhà 

2.2. Gợi ý cho bạn top 17 thực phẩm vàng cải thiện táo bón

Chất xơ từ các loại rau, củ, quả là điều cần thiết chúng ta nên bổ sung để cải thiện táo bón. Thế nhưng không phải ai cũng biết lượng chất xơ trong thực phẩm nào là tốt hơn. Những loại hoa quả, các loại rau mà Imiale A+ chia sẻ sau đây là những thực phẩm vàng cải thiện táo bón. Bạn cùng tham khảo để trả lời cho câu hỏi táo bón nên ăn trái cây gì, loại rau nào nhé!

Quả táo

Táo bón nên ăn gì

Táo rất giàu chất xơ và là loại trái cây phổ biến. Trung bình một quả táo khoảng 200 gam chứa 4,8 gam chất xơ. Pectin là loại chất xơ chính trong táo. Pectin hấp thu nước tạo dạng gel và kích thích hoạt động của các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Từ đó, pectin cải thiện sức khỏe đường ruột và tình trạng táo bón.

Mận khô

Mận khô chứa nhiều chất xơ, trong 40 gam mận khô có khoảng 3 gam chất xơ. Hợp chất phenolic trong mận khô giúp kích thích hoạt động của các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, góp phần vào tác dụng cải thiện táo bón của loại quả này.

Ngoài ra, mận khô có chứa sorbitol – một loại rượu đường có vị ngọt mà cơ thể ít được hấp thu. Tác dụng của nó là kéo nước vào ruột, làm mềm phân và có tác dụng nhuận tràng. Do chứa nhiều hợp chất có tác dụng nhuận tràng tốt, mận khô được sử dụng rộng rãi để chữa táo bón.

Quả lê

Lê là một loại trái cây nhiều chất xơ, một lượng lê cỡ 178 gam chứa khoảng 5,5 gam chất xơ. Loại trái cây này còn chứa nhiều chất nhuận tràng tự nhiên như sorbitol. Lê là một lựa chọn tốt về hoa quả mà bạn nên tham khảo.

Quả kiwi

Táo bón nên ăn gì

Khoảng 75 gam kiwi sẽ chứa khoảng 2,3 gam chất xơ và rất nhiều vitamin, chất dinh dưỡng khác. Ngoài chất xơ, kiwi còn chứa actinidin, một loại men có vai trò hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa, kích thích hoạt động co bóp của ruột.

Quả sung

Quả sung được chế biến thành nhiều món ăn dân dã và thú vị. Một lượng sung khoảng 50 gam chứa tới 1,5 gam chất xơ. Sung chứa ficin, một enzym tiêu hóa có chức năng tương tự như actinidin trong quả kiwi.

Từ lâu, loại quả phổ biến ở các vùng quê Việt Nam này đã được sử dụng như một phương thuốc điều trị các vấn đề về rối loạn tiêu hóa, trong đó có táo bón.

Quả bơ

Táo bón nên ăn gì

Quả bơ là thức quả đầy dinh dưỡng và giúp giảm táo bón. Trong 146 gam bơ có chứa 10 gam chất xơ. Ngoài ra, quả bơ tạo cảm giác no nhanh hơn cho người ăn, từ đó giúp giảm áp lực cho hệ tiêu hóa. 

Trái cây thuộc họ Citrus như cam, bưởi, quýt.

Các quả thuộc họ Citrus chứa nhiều chất xơ. Khoảng 154 gam cam có chứa 3,7 gam chất xơ. Một quả bưởi khoảng 308 gam chứa gần 5 gam chất xơ. Ngoài ra, chúng còn chứa nhiều chất tự nhiên khác cải thiện táo bón như pectin và naringenin. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, naringenin làm tăng tiết dịch ruột, gây ra tác dụng nhuận tràng. Pectin giúp làm mềm phân và cải thiện sức khỏe đường ruột.

Các loại quả trên là gợi ý trả lời cho câu hỏi táo bón nên ăn trái cây gì? Tuy trong các loại quả đều chứa hàm lượng chất xơ, nhưng chúng ta nên cân nhắc lựa chọn hoa quả có hàm lượng chất xơ cao. Bạn có thể ăn kèm chúng với salad, sinh tố, sữa chua hoặc ăn riêng như món ăn nhẹ hằng ngày.

Rau là loại thực phẩm thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày của gia đình người Việt. Vậy táo bón nên ăn rau gì?

Các loại rau xanh thuộc họ Cải

Táo bón nên ăn gì

Các loại rau thuộc họ Cải như cải bó xôi, súp lơ, cải ngọt, bắp cải không chỉ giàu chất xơ mà còn là nguồn cung cấp vitamin dồi dào. Một lượng khoảng 180 gam cải bó xôi nấu chín chứa tới 4,7 gam chất xơ. Trong 91 gam súp lơ chín chứa tới 2,4 gam chất xơ. Trong khi bị táo bón, bạn nên ăn rau luộc hoặc chế biến hạn chế dầu mỡ, gia vị.

Các loại đậu

Đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu lăng đều chứa hàm lượng chất xơ cao. Ví dụ như trong 86 gam đậu đen chín có tới 7,5 gam chất xơ. Trong 91 gam đậu xanh nấu chín chứa 9,5 gam chất xơ. Chất xơ trong đậu vừa giúp làm mềm phân, vừa giúp làm tăng trọng lượng phân. 

Atiso

Atiso là loại thảo dược có prebiotic là thành phần chất xơ chính. Prebiotic thúc đẩy sức khỏe đường ruột bằng cách làm tăng số lượng vi khuẩn có lợi, bảo vệ chúng trước sự phát triển của vi khuẩn có hại. Bạn có thể sử dụng atiso bằng những cách đơn giản như sắc lấy nước, làm trà uống hay chế biến với các món ăn như hầm gà, hầm xương,…

Táo bón nên ăn gì

Khoai lang

Trong 1 củ khoai lang 150 gam chứa 3,6 gam chất xơ. Dạng chất xơ chủ yếu là xenlulozơ và lignin. Hai chất này hỗ trợ hoạt động co bóp của ruột bằng cách tăng kích thước phân. Khoai lang dễ chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Bạn có thể nướng, hấp, luộc hoặc nghiền nhỏ sử dụng hàng ngày để cải thiện tình trạng táo bón.

Ngoài rau xanh, củ quả thì có rất nhiều loại thực phẩm khác chứa phần trăm chất xơ cao mà bạn nên tham khảo.

Hạt chia

Lượng chất xơ trong hạt chia rất cao. Với 28 gam hạt chia chứa tới 9,8 gam chất xơ. Hạt chia tạo gel khi tiếp xúc với nước và hạt chia có thể hấp thu lượng nước gấp 12 lần tỷ trọng của nó. Trong ruột, nó sẽ làm mềm phân và giúp phân dễ di chuyển ra ngoài. Hạt chia dễ kết hợp với các thực phẩm khác tạo nên bữa ăn lành mạnh như ăn cùng ngũ cốc, yến mạch, sữa chua. 

Hạt lanh

Hạt lanh chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là hàm lượng chất xơ cao. Trong 9 gam hạt lanh chứa tới 2,5 gam chất xơ. Từ xa xưa, hạt lanh đã trở thành phương thuốc điều trị táo bón. Bạn có thể ăn hạt lanh kết hợp với ngũ cốc, sữa chua hoặc dùng trong bánh nướng xốp, bánh mì. Tuy nhiên, nên thận trọng khi sử dụng hạt lanh cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Bánh mì đen nguyên cám 

Táo bón nên ăn gì

Hai lát bánh mì lúa mạch đen nguyên cám chứa 3,7 gam chất xơ. Bánh mì đen chứa nhiều chất xơ và dễ nhanh tạo cảm giác no hơn bánh mì trắng. Điều này rất tốt khi bạn đang gặp tình trạng táo bón khó chịu. 

Cám yến mạch

Cám yến mạch là lớp vỏ ngoài của hạt yến mạch. Lượng chất xơ trong cám yến mạch nhiều hơn đáng kể so với yến mạch ăn liền. Trong 31 gam cám yến mạch có chứa 4,8 gam chất xơ, nhưng trong yến mạch ăn liền chỉ chứa khoảng 2,7 gam chất xơ. Cám yến mạch có thể nấu chín hoặc kết hợp với ngũ cốc, sữa chua, ăn kèm trái cây.

Sữa chua kefir

Táo bón nên ăn gì

Kefir (còn được gọi là nấm tuyết tây tạng) là một thức uống sữa lên men chứa nhiều vi khuẩn đường ruột có lợi. Kefir được sử dụng đơn giản dùng kèm với sinh tố trái cây, ngũ cốc như một sự kết hợp tuyệt vời giúp cải thiện hệ tiêu hóa của bạn.

Dầu ô liu

Dầu ô liu không những tốt cho sức khỏe tim mạch mà còn hoạt động như một thuốc nhuận tràng tự nhiên. Hãy thử nấu rau với dầu ô liu hoặc ăn cùng salad để có lợi ích hiệu quả nhất.

Trà thảo mộc

Táo bón nên ăn gì

Một ly trà ấm sẽ giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động. Một số loại trà bạn có thể tham khảo như:

Trà bạc hà giúp điều trị các trường hợp táo bón. Bạc hà đã được chứng minh rằng tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa.

Trà xanh cũng có tác dụng tích cực đối với hệ tiêu hóa. Trà xanh đã được sử dụng để giúp điều trị buồn nôn, tiêu chảy và táo bón.

3. Những thực phẩm bị táo bón nên tránh

Rượu

Rượu là chất ức chế thần kinh trung ương nên có khả năng làm giảm chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa. Ở liều thấp, rượu làm tăng khả năng rỗng của dạ dày. Liều cao làm chậm quá trình rỗng dạ dày, làm hạn chế các hoạt động co bóp của ruột gây táo bón.

Rượu có tác dụng giảm tiết ADH – một loại hormon tái hấp thu nước và muối khoáng. Do đó, khi lượng hormon ADH giảm chúng ta sẽ đi tiểu nhiều hơn, dẫn đến nguy cơ mất nước. Khi gặp tình trạng táo bón, chúng ta không nên sử dụng rượu vì rượu sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa.

Táo bón nên ăn gì

Thịt đỏ

Thịt đỏ là loại thịt chưa qua chế biến có màu đỏ hoặc có màu tối hơn khi được nấu chín. Thịt bò, thịt dê, thịt trâu, thịt lợn là ví dụ điển hình của thịt đỏ. Loại thịt này chứa nhiều đạm và ít chất xơ. Kết hợp với hàm lượng chất béo cao nên thịt đỏ mất nhiều thời gian tiêu hóa hơn.

Ngoài ra, thịt đỏ có thể gián tiếp làm giảm lượng chất xơ chúng ta ăn hàng ngày. Do thịt đỏ thường làm mọi người thích thú hơn và dễ no hơn các món ăn khác. Món ăn chế biến từ thịt đỏ làm tăng áp lực cho hệ tiêu hóa khi bạn bị táo bón. Vì thế bạn nên tránh những món ăn này để cải thiện táo bón.

Thức ăn chiên rán, đồ ăn nhanh

Thường xuyên sử dụng đồ chiên rán, thức ăn nhanh làm tăng nguy cơ táo bón. Tương tự như thịt đỏ, nhóm thực phẩm này chứa nhiều chất béo, ít chất xơ. Đồ ăn nhanh, đồ chiên rán thường chứa nhiều đường và muối. Loại gia vị này làm giảm lượng nước trong phân, làm phân khô và khó di chuyển trong ruột hơn. Những món ăn như khoai tây chiên, gà rán, bánh rán, pizza,… sẽ kéo dài thời gian mắc táo bón của bạn.

Táo bón nên ăn gì

Thực phẩm đông lạnh, chế biến sẵn

Nhóm sản phẩm này luôn chứa một lượng chất béo cao sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa của bạn. Trong thực phẩm chế biến sẵn có hợp chất hóa học nitrat. Chất này sẽ cải thiện màu sắc sản phẩm và tăng thời hạn bảo quản của chúng. Nitrat không tốt cho sức khỏe và làm nặng hơn tình trạng táo bón.

Những thực phẩm chế biến sẵn bạn nên tránh khi bị táo bón là: xúc xích, thịt bò khô, thịt xông khói, lạp xưởng, các loại thịt hộp.

Quả hồng

Quả hồng là loại trái cây được nhiều người châu Á ưa chuộng, nhưng hồng lại làm tăng nguy cơ táo bón. Do hợp chất tanin trong quả hồng có tác dụng ức chế tiết dịch ruột, làm chậm hoạt động co bóp của ruột. Vì thế, những người bị táo báo không nên ăn hồng.

Chuối xanh

Chuối chín hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa. Thế nhưng chuối xanh thì ngược lại. Không nên sử dụng thực phẩm này khi bị táo bón do hàm lượng tinh bột trong chuối xanh còn cao, dẫn đến cơ thể khó tiêu hóa.

Táo bón nên ăn gì

Thực phẩm từ các loại ngũ cốc đã qua chế biến 

Nhóm thực phẩm thiết yếu này gây táo bón nhưng chúng ta thường không để ý đến. Những sản phẩm này đã được loại bỏ phần cám, mầm, dẫn đến hàm lượng chất xơ trong gạo trắng thấp, hàm lượng tinh bột cao. Bạn nên hạn chế ăn cơm trắng, bánh mì trắng, các loại bánh ngọt trong thời gian táo bón. Bạn hãy tham khảo các loại gạo lứt, mì gạo lứt để thay thế.

>>> Xem thêm bài viết: Cách trị táo bón đơn giản, hiệu quả tại nhà 

4. Bổ sung lợi khuẩn – bí quyết cải thiện táo bón hiệu quả

Trong cùng một cuộc khảo sát dựa trên dân số, hơn 50% người bị táo bón báo cáo rằng táo bón ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của họ. Nhiều người đang tìm kiếm giải pháp để giảm bớt các triệu chứng táo bón. Bổ sung lợi khuẩn đang trở thành một lựa chọn ngày càng phổ biến để cải thiện táo bón hiệu quả. Tiến sĩ Allan Walker của trường Đại học Harvard từng phát biểu rằng: “Cá nhân tôi nghĩ rằng men vi sinh có thể rất hữu ích trong tương lai như một cách để đối phó với táo bón và các vấn đề sức khỏe khác”.

Theo định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới, lợi khuẩn là những vi khuẩn sống khi được dùng với lượng vừa đủ sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe vật chủ. Lợi khuẩn có nhiều trong các thực phẩm lên men tự nhiên như kefir, dưa muối, kim chi hoặc trong các thực phẩm bổ sung. Khi vào trong ruột, lợi khuẩn sẽ tăng cường hoạt động của hệ vi sinh vật đường ruột, kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa.

Công thức tối ưu trị táo bón POD

Hệ vi sinh vật đường ruột gồm hàng nghìn tỷ vi khuẩn cư trú được cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Lợi khuẩn trong ruột già chủ yếu thuộc hai loài là Bifidobacteria và Lactobacillus. Các sản phẩm bổ sung chứa các chủng trên thường có lợi nhất cho sức khỏe đường ruột. 

Chọn đúng loại lợi khuẩn là chìa khóa vàng để cải thiện táo bón, vì hiệu quả của các chủng khác nhau là khác nhau. Qua các nghiên cứu lâm sàng khác nhau, các nhà khoa học đã chỉ ra các sản phẩm lợi khuẩn chứa các vi khuẩn sau sẽ có tác dụng tốt nhất: Bifidobacterium lactis BB-12, Bifidobacterium lactis HN019, Bifidobacterium lactis DN-173 010, Lactobacillus rhamnosus GG, Lactobacillus plantarum.

Mong rằng, sau khi tham khảo bài viết dưới đây, Imiale A+ đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Táo bón nên ăn gì”. Không những giúp cải thiện táo bón, một chế độ ăn khoa học còn giúp bạn phòng ngừa các bệnh lý khác. Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình. 

>>> Xem thêm bài viết: Rũ bỏ ám ảnh táo bón lâu ngày – Bí quyết từ chuyên gia giúp đi ngoài dễ dàng

]]>
https://imialeaplus.com/tao-bon-nen-an-gi-1047/feed/ 0
Táo bón lâu ngày – Dấu hiệu bệnh lý không thể bỏ qua                   https://imialeaplus.com/tao-bon-lau-ngay-1117/ https://imialeaplus.com/tao-bon-lau-ngay-1117/#respond Fri, 26 May 2023 04:31:25 +0000 https://imialeaplus.com/?p=1117 Táo bón là một bệnh về rối loạn tiêu hoá rất phổ biến, tuy nhiên nhiều người lại ít quan tâm đến nó. Mặc dù đây không phải là bệnh quá nguy hiểm, nhưng nếu bị táo bón lâu ngày sẽ gây ra các rối loạn, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh. Đặc biệt, táo bón lâu ngày chính là cầu nối cho nhiều bệnh lý khác phát sinh hoặc trở nên nghiêm trọng hơn. Do vậy, bạn nên trang bị kiến thức, nhận biết các dấu hiệu bệnh lý do táo bón gây ra để phòng ngừa và điều trị sớm nhất.

Táo bón lâu ngày

1. Định nghĩa táo bón lâu ngày?

Táo bón là tình trạng đi đại tiện không thường xuyên hoặc phân khô cứng, khó đi ngoài. Điều này khiến người bệnh phải rặn rất mạnh, có thể gây đau, chảy máu và mất nhiều thời gian mới đi đại tiện được.

Táo bón lâu ngày

Táo bón lâu ngày là khi tần suất đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần và kéo dài trong vài tháng hoặc lâu hơn. Tình trạng này có thể không thuyên giảm, dù bạn thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống hoặc tập thể dục. Nếu không có biện pháp cải thiện táo bón lâu ngày phù hợp và kịp thời thì bệnh có thể tiến triển thành bệnh mạn tính.

Phần lớn trường hợp do thiếu kiến thức về vấn đề này nên người bị táo bón lâu ngày luôn cảm thấy lo lắng và khổ sở vì không biết cách xử trí, làm tình trạng bệnh càng nặng thêm. Đó là lý do bạn cần biết nguyên nhân gây ra táo bón và các biến chứng của nó, từ đó có cách xử trí phù hợp để bảo vệ sức khoẻ của mình.

2. Nguyên nhân gây táo bón lâu ngày

Nguyên nhân phổ biến gây táo bón là: thay đổi chế độ ăn (uống không đủ nước, ăn thiếu chất xơ,…), ít vận động, căng thẳng, lo âu; lạm dụng thuốc nhuận tràng,… Tuy nhiên, nếu táo bón kéo dài lâu ngày, thì có thể còn do các nguyên nhân về bệnh lý hoặc do tác dụng phụ của các thuốc điều trị đang sử dụng.

Táo bón lâu ngày

Các nguyên nhân về sức khoẻ gồm:

  • Rối loạn chức năng sàn chậu, có thể gây khó khăn trong việc phối hợp các cơ co thắt ở trực tràng
  • Rối loạn nội tiết và chuyển hóa: tăng canxi huyết, cường cận giáp, hạ kali máu, suy giáp, mang thai và đái tháo đường.
  • Các vấn đề về thần kinh, bao gồm bệnh đa xơ cứng, bệnh Parkinson, tổn thương tủy sống, tai biến mạch máu não, đột quỵ
  • Rách ở hậu môn và trực tràng
  • Các vấn đề sức khoẻ tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm, lo âu và rối loạn ăn uống
  • Bệnh đường ruột như bệnh Crohn, ung thư ruột kết, bệnh túi thừa và hội chứng ruột kích thích
  • Bệnh nhân nằm bất động lâu ngày…

Táo bón lâu ngày

Một số loại thuốc có thể gây táo bón mạn tính bao gồm:

  • Thuốc hướng thần: Hydrocodon, Codein, Oxycodon, Tramadol, Morphin…
  • Thuốc chẹn canxi: Verapamil, Diltiazem, Nifedipin…
  • Thuốc chống trầm cảm: Amitryptilin, Imipramin…
  • Thuốc điều trị bệnh Parkinson: Benztropin, Trihexyphenidyl, Orphendrin…
  • Thuốc giảm đau opioid: Hydrocodon, Oxycodon, Codein…
  • Thuốc chống loạn thần: Clozapin, Olanzapin,…
  • Thuốc lợi tiểu: Furosemid, Hydroclorothiazid…
  • Thuốc kháng axit, đặc biệt là thuốc kháng axit có nhiều canxi: Hydroxyd nhôm, magie và canxi…
  • Thuốc bổ sung Canxi (Canxi gluconat, Canxi carbonat, Canxi photphat…), bổ sung Sắt (Sắt fumarate, Sắt gluconate…)
  • Chất chống tiêu chảy: Loperamide, Diphenoxylate
  • Thuốc kháng histamine: Diphenhydramin, Loratadin…
  • Thuốc chống viêm không steroid: Ibuprofen, Naproxen…
  • Thuốc chống động kinh: Phenytoin, Carbamazepine…
  • Thuốc nhuận tràng kích thích (sử dụng kéo dài): Bisacodyl, Senna…

3. Táo bón lâu ngày có nguy hiểm không? 10 Dấu hiệu bệnh lý

Táo bón lâu ngày có thể gây ra nhiều biến chứng, làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, sức khỏe và tâm sinh lý của người bệnh. Đặc biệt, táo bón lâu ngày còn là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý:

Bệnh đại tràng
Táo bón là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm loét đại tràng. Do tình trạng viêm nhiễm ở trực tràng khiến việc tống phân ra ngoài cơ thể trở nên khó khăn. Từ đó, gây ra tình trạng táo bón.
Táo bón lâu ngày còn có thể gây ra chứng đau dạ dày và đầy hơi, làm phức tạp thêm bệnh viêm loét đại tràng.

Táo bón lâu ngày

Suy giáp trạng
Đây là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hormone tuyến giáp để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Những hormone này đóng vai trò điều hòa quá trình trao đổi chất và chuyển hóa của cơ thể.
Tiêu hoá và đại tiện là một trong những quá trình có thể bị ảnh hưởng nếu nồng độ hormone tuyến giáp thấp. Do đó, táo bón cũng có thể là dấu hiệu của bệnh suy giáp trạng.

Tăng canxi máu
Lượng canxi máu tăng làm cho thận phải làm việc nhiều hơn, gây ra tình trạng mất nước và dẫn đến bệnh táo bón.
Biểu hiện của tăng canxi máu còn có các triệu chứng của rối loạn tiêu hoá như chán ăn, buồn nôn và nôn, đau bụng và tắc ruột.

Nhiễm độc chì
Thường xảy ra khi lượng chì hấp thụ vào cơ thể và tích tụ trong thời gian dài. Chì gây thiếu máu, đau thắt bụng, táo bón và tổn thương chức năng thận.

Suy nhược cơ thể
Khi cơ thể lao động quá sức, không được bổ sung đủ dinh dưỡng hoặc gặp một số bệnh lý về huyết áp, thiếu sắt, nhiễm trùng, suy giảm miễn dịch… sẽ khiến cơ thể suy nhược. Điều này làm nhu động ruột và trương lực các cơ thành bụng giảm gây nên táo bón.

Táo bón lâu ngày

Bệnh trĩ
Táo bón là dấu hiệu đặc trưng của bệnh trĩ. Bệnh trĩ là hiện tượng các tĩnh mạch vùng trực tràng hậu môn bị sưng lên, gây khó chịu và thậm chí là chảy máu khiến bệnh nhân đau đớn khi đi đại tiện. Điều này làm người bệnh càng sợ đi ngoài khiến tình trạng táo bón càng nặng thêm.

Bệnh tiểu đường
Táo bón là một trong những triệu chứng phổ biến nhất ở bệnh nhân tiểu đường. Khi lượng đường trong máu tăng cao sẽ làm tổn thương hệ thần kinh, bao gồm cả các dây thần kinh ruột. Điều này làm giảm nhu động ruột, khiến thức ăn và các chất cặn bã di chuyển chậm qua ruột và gây ra tình trạng táo bón.

Bệnh đa xơ cứng
Những người bị đa xơ cứng đều có triệu chứng phổ biến là táo bón. Các tổn thương thần kinh do bệnh đa xơ cứng gây ra có thể ngăn não nhận tín hiệu rằng “bạn đang cần đi ngoài” khiến cho việc đại tiện bị hạn chế.
Ngoài ra, bệnh đa xơ cứng còn làm rối loạn chức năng ruột và giảm nhu động ruột do đó gây ra tình trạng táo bón.

Táo bón lâu ngày

Ung thư ruột kết
Nếu bị ung thư, khối u sẽ đè lên các dây thần kinh trong tuỷ sống, làm chậm hoặc ngừng nhu động ruột. Ngoài ra, các khối u có thể chèn ép hoặc gây thu hẹp đường ruột và trực tràng khiến bạn khó đi đại tiện. Từ đó gây ra tình trạng táo bón.

Ngoài ra, táo bón lâu ngày cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác… Do đó, bạn không nên chủ quan bỏ qua triệu chứng này. Hãy luôn đề phòng và có cách xử trí kịp thời để bệnh không tiến triển nặng hơn.

4. Bị táo bón lâu ngày phải làm sao? 10 giải pháp hữu ích

Bạn hoàn toàn có thể tự điều trị táo bón bằng những phương pháp đơn giản tại nhà, thông qua việc thay đổi chế độ ăn uống, thói quen sinh và tập thể dục… Đây cũng là cách để ngăn ngừa táo bón kéo dài và trở thành bệnh mạn tính.

Táo bón lâu ngày

Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như: các loại trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, lúa mạch… Chúng hấp thụ nước và tạo hỗn hợp sệt như gel, giúp giảm độ khô cứng của phân, cải thiện tình trạng khó đi ngoài.

Uống nhiều nước: Nước giúp phân mềm hơn và được đào thải dễ dàng. Ngoài ra nó còn giúp chất xơ hoạt động tốt (hỗ trợ quá trình vận chuyển trong đường ruột). Tránh đồ uống có chứa caffein và rượu, chúng có thể gây mất nước.

Uống Cà phê: Cà phê giúp kích thích các cơ của hệ tiêu hoá rất hiệu quả. Bên cạnh đó, còn chứa một lượng nhỏ chất xơ hoà tan giúp bạn ngăn ngừa tình trạng táo bón.

Ăn mận khô: Trong mận khô chứa lượng lớn chất xơ và Sorbitol – một loại polyol có tác dụng nhuận tràng tự nhiên.

Hạn chế thực phẩm chứa chất béo bão hoà như: phô mát, thịt, trứng,…

Thay vào đó bạn nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất béo không bão hoà giúp chống lại táo bón. Chằng hạn như dầu ô liu, nó có tác dụng bôi trơn đường ruột giúp đi ngoài dễ dàng hơn.

Tập thể dục: Ít vận động sẽ làm giảm nhu động ruột, gây táo bón nặng hơn. Do đó, hãy tập luyện thể dục để làm tăng lưu lượng máu, kích thích nhu động ruột và cải thiện các triệu chứng của táo bón.

Táo bón lâu ngày

Tạo thói quen đi vệ sinh đều đặn: Khi bạn thay đổi chế độ ăn và thói quen sinh hoạt đột ngột thì bạn cũng sẽ làm thay đổi nhịp sinh học của đường ruột. Do đó, bạn nên cố gắng đi vệ sinh vào cùng một thời điểm trong ngày. Việc này giúp cơ thể làm quen và hình thành phản xạ để việc đi đại tiện đều đặn hơn.

Thay đổi cách bạn ngồi bồn cầu: Nâng cao chân, ngả người ra sau hoặc ngồi xổm có thể giúp đi tiêu dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, không  sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị khác khi  đang đi đại tiện.

Biện pháp dùng thuốc: Sử dụng thuốc nhuận tràng (như Sorbitol, Forlax…) hoặc thuốc làm mềm phân không kê đơn (như Docusate…), thuốc nhuận tràng kích thích (Bisacodyl, Senna, Natri picosulfat,…), các loại thuốc xổ bằng dầu khoáng…

Dùng men vi sinh: Men vi sinh giúp điều trị táo bón bằng cách kích thích tăng tần suất đi vệ sinh và giảm độ đặc của phân. Một số loại thực phẩm có chứa vi khuẩn sống có lợi là: sữa chua, Miso, dưa chuột muối, dưa cải bắp và kim chi…

>>> Xem thêm: Táo bón lâu ngày và giải pháp điều trị

Táo bón lâu ngày

Táo bón lâu ngày không những khiến nhiều người cảm thấy khó chịu và bất tiện trong cuộc sống, nó còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Với những chia sẻ trên, hy vọng đã cung cấp những kiến thức cần thiết cho bạn. Từ đó giúp bạn chủ động nhận biết được các dấu hiệu bệnh lý của bạn thân và có hướng điệu trị sớm, hiệu quả. Tuy nhiên, nếu áp dụng các phương pháp trên mà tình trạng táo bón không thuyên giảm thì bạn hãy đến gặp bác sĩ để có lời khuyên và hướng xử trí an toàn, phù hợp nhất.

Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.

>>> Xem bài viết: Rũ bỏ ám ảnh táo bón lâu ngày – Bí quyết từ chuyên gia giúp đi ngoài dễ dàng

]]>
https://imialeaplus.com/tao-bon-lau-ngay-1117/feed/ 0
Cảnh báo 8 hậu quả của táo bón không thể bỏ qua https://imialeaplus.com/hau-qua-cua-tao-bon-939/ https://imialeaplus.com/hau-qua-cua-tao-bon-939/#respond Fri, 26 May 2023 03:55:35 +0000 https://imialeaplus.com/?p=939 Táo bón là vấn đề phổ biến về đường tiêu hóa mà nhiều người gặp phải. Táo bón gặp ở mọi lứa tuổi, từ người trẻ nhỏ cho đến người cao tuổi. Thế nhưng, nhiều người còn chủ quan cho rằng vấn đề này không quan trọng và không để lại nhiều hậu quả nguy hiểm. Để làm rõ điều này, hãy cùng Imiale A+ tìm hiểu những hậu quả mà táo bón gây ra.

Táo bón

1. Táo bón là gì?

Để biết hậu quả mà của táo bón gây ra, bạn cần hiểu rõ táo bón là gì. Táo bón là tình trạng đi đại tiện khó khăn và không thường xuyên. Cụ thể, theo định nghĩa của ROME, một người được coi là táo bón khi gặp phải 2 trong các triệu chứng sau:

  • Số lần đi đại tiện ít hơn 3 lần mỗi tuần.
  • Gặp khó khăn trong mỗi lần đi đại tiện. Phân cứng và cảm giác tắc nghẽn ở hậu môn trực tràng.
  • Sau mỗi lần đi đại tiện, vẫn còn cảm giác phân chưa hết, xuất hiện máu trên phân cứng.

>>> Xem bài viết: Tại sao bị táo bón? 10 nguyên nhân gây táo bón thường gặp

Táo bón

2. Những hậu quả không lường của táo bón gây ra.

Táo bón trong trường hợp nhẹ không quá nguy hiểm đến sức khỏe. Thế nhưng táo bón nhẹ cũng sẽ gây ra một số hậu quả nhất định. Táo bón có thể gây đầy hơi, chướng bụng dẫn đến căng thẳng và mệt mỏi. Từ đó, người bị táo bón thường xuyên cáu gắt, khó chịu, không tập trung vào công việc, chất lượng cuộc sống giảm sút. Nếu tình trạng táo bón kéo dài không điều trị sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

2.1. Ứ phân

Khi bị táo bón, phân sẽ tồn lưu trong dạ dày, tích tụ tạo thành những khối lớn và gắn kết với nhau. Tình trạng này sẽ khiến người bị táo bón chướng bụng, buồn nôn, luôn cảm thấy mệt mỏi.

2.2. Chán ăn, sức đề kháng suy giảm.

Phân là các chất cặn bã mà cơ thể cần phải đào thải. Táo bón, phân ứ đọng trong đại tràng không đào thải được ra ngoài. Khi không đào thải được, các chất cặn bã sẽ tích tụ trong cơ thể, sinh ra nhiều vi khuẩn có hại. Đồng thời việc không đào thải được phân sẽ gây đầy hơi, chướng bụng. Người bệnh sẽ có cảm giác không muốn ăn, ăn không ngon. Đặc biệt đối với trẻ em. Trẻ biếng ăn sẽ gây ra tình trạng không cung cấp đủ dinh dưỡng. Sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng khiến trẻ chậm lớn, phát triển chậm cả về trí tuệ và thể chất.

Táo bón

2.3. Tắc ruột

Sự ngưng trệ các chất thải cặn bã trong cơ thể ra bên ngoài như dịch, phân, hơi,… được gọi là tắc ruột. Các chất này bị tích tụ với tăng áp lực lên thành ruột. Khi áp lực đủ lớn sẽ gây thủng ruột, các chất cặn bã cần được đào thải rò rỉ vào trong lòng ruột. Nếu không điều trị kịp thời, hội chứng tắc ruột có thể gây thủng ruột, nhiễm trùng nặng tại ruột.

2.4. Sưng tĩnh mạch ở hậu môn hay còn gọi là trĩ.

Trĩ hay gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em. Nhưng hay gặp hơn cả là người lớn. Khi bị táo bón, phân khô cứng nên khó đào thải ra ngoài. Do đó, tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng phải căng giãn quá mức để tống phân ra. Vì phải chịu áp lực nhiều dẫn đến máu không lưu thông được, lâu dần hình thành các búi trĩ. Các búi trĩ gây đau rát, ngứa ngáy và khó chịu ở hậu môn. 

Táo bón

2.5. Nứt hậu môn.

Nứt hậu môn là một vết loét hoặc rách ở niêm mạc hậu môn. Phân táo bón thường khô, cứng và bị lưu trữ lâu trong đại trực tràng. Ở đó, ruột lại tiếp tục hấp thu nước khiến phân càng khô cứng hơn. Khi đi đại tiện, người bị táo bón thường cố dùng sức để đẩy phân ra ngoài. Đó là nguyên nhân khiến hậu môn bị tổn thương, tạo các vết nứt, rách. Các vết rách gây đau dữ dội, có thể chảy máu trong và sau khi đi đại tiện. Khi các vết này không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra những vấn đề nguy hiểm hơn: viêm nhiễm trùng hậu môn, áp xe hậu môn.

2.7. Sa trực tràng.

Sa trực tràng là tình trạng trực tràng chui qua lỗ hậu môn ra nằm ở ngoài hậu môn. Người bị táo bón cố gắng đi đại tiện khiến một phần hoặc toàn bộ thành trực tràng bị chui ra ngoài lỗ hậu môn. 

2.8. Viêm nhiễm đại tràng, ung thư đại tràng. 

Táo bón

Phân bị tồn đọng trong đại tràng, không được tống ra ngoài. Các chất cặn bã không được thải ra ngoài cơ thể. Vì vậy mà độc tố trong cơ thể có thể gây viêm nhiễm đại tràng, ung thư đại tràng.

3. Giải pháp cải thiện tình trạng táo bón nhanh

3.1. Các giải pháp không dùng thuốc

Thay đổi chế độ ăn

Chế độ ăn cần phải bổ sung nhiều chất xơ. Chất xơ có nhiều trong rau xanh và hoa quả. Việc bổ sung chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, tăng tốc độ di chuyển của phân. Thế nhưng, người bệnh không nên bổ sung nhiều chất xơ một cách quá đột ngột mà hãy bổ sung từ từ. Một số thực phẩm dồi dào chất xơ được khuyên dùng như: chuối, khoai lang, lúa mạch, đậu,…

Táo bón

Bổ sung các thực phẩm chứa men vi sinh tốt cho sức khỏe như sữa chua, kim chi,.. cũng sẽ tốt cho hệ tiêu hóa. Bởi trong các thực phẩm này có nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa. Lợi khuẩn tiết enzym giúp tiêu hóa thức ăn và hấp thu các chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Người bị táo bón lâu ngày dẫn đến mất cân bằng vi khuẩn đường ruột. Việc bổ sung lợi khuẩn  giúp đảm bảo cân bằng hệ vi sinh đường ruột, loại trừ các vi khuẩn có hại bảo vệ cơ thể.

Ngoài ra, người bệnh nên hạn chế các thực phẩm giàu chất béo, các thực phẩm chứa chất kích thích như cà phê, chè đặc và không nên ăn các loại quả xanh chát. Người bệnh hạn chế ăn các thực phẩm cay, nóng.

>>> Xem thêm: Bị táo bón nên ăn gì, kiêng gì? 7 bài thuốc dân gian chữa táo bón tại nhà

Bổ sung đầy đủ nước

Việc uống đủ nước mỗi ngày vô cùng quan trọng. Lượng nước bổ sung mỗi ngày là khác nhau đối với từng độ tuổi, giới tính, chiều cao và cân nặng. Trung bình người lớn nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu cơ thể. Bạn nên chia nhiều lần uống trong ngày.

Táo bón

Không nhịn đi đại tiện

Bạn nên tập đi đại tiện vào một khoảng thời gian cố định trong ngày. 

Chăm sóc sức khỏe bản thân

Hạn chế tối thiểu tình trạng lo lắng, căng thẳng. Táo bón có liên quan trực tiếp đến trạng thái tinh thần của bạn. Do vậy bạn nên rèn luyện thói quen sống khoa học để cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ, tránh căng thẳng, stress.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Việc vận động và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp hạn chế tình trạng táo bón. Việc tăng cường hoạt động sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Những bài tập thể dục nhẹ nhàng, ở mức độ vừa phải được khuyến khích như: đi bộ, đạp xe, bơi lội,…

Táo bón

3.2. Các giải pháp dùng thuốc

Sử dụng thuốc không kê đơn

Sử dụng thuốc nhuận tràng là giải pháp thường được sử dụng. Thuốc nhuận tràng không loại bỏ được tận gốc của vấn đề táo bón nhưng nó giúp loại bỏ các triệu chứng gây khó chịu. Thuốc nhuận tràng được sử dụng ở nhiều lứa tuổi. Việc lựa chọn thuốc nhuận tràng tùy thuộc vào lứa tuổi và các tác dụng không mong muốn của thuốc trên các lứa tuổi.

  • Thuốc nhuận tràng tạo khối: psyllium, methylcellulose,… Thuốc làm tăng kích thước, tăng khối lượng nước trong phân. Đồng thời thuốc kích thích nhu động ruột làm tăng khả năng đào thải phân.
  • Thuốc nhuận tràng làm mềm: docusate, colace,… Thuốc giúp nước dễ thấm vào khối phân. Từ đó giúp phân mềm và dễ đào thải ra ngoài. Đây là nhóm thuốc nhuận tràng có tác dụng nhẹ. Vì vậy, bạn có thể sử dụng thuốc từ 1-3 ngày mới thấy được tác dụng của thuốc.
  • Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: lactulose, macrogol, sorbitol,… Đây là nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi nhất. Thuốc có tác dụng kéo nước từ các mô xung quanh vào ruột. Nhờ vậy có tác dụng làm mềm phân, tăng nhu động ruột, tăng phản xạ đẩy phân ra ngoài. Thuốc có tác dụng khá nhanh sau khoảng 15-30 phút dùng.
  • Thuốc nhuận tràng kích thích: bisacodyl, cascara,… Nhóm thuốc có tác dụng kích thích đầu dây thần kinh của niêm mạc đại tràng. Thuốc giúp các cơ đại tràng co bóp mạnh hơn, tạo lực tống phân ra ngoài.
  • Thuốc nhuận tràng bôi trơn: parafin, glycerin,… Đây là các dầu khoáng có tác dụng chủ yếu ở ruột già, giúp khối phân trơn và dễ di chuyển.

Thuốc nhuận tràng sẽ làm cải thiện nhanh tình trạng táo bón. Nhưng bạn không nên quá lạm dụng thuốc bởi sẽ gây những tác dụng không mong muốn. Bạn nên dùng ngắn ngày, khi trở lại bình thường thì không dùng thuốc nữa. Đồng thời cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa táo bón.

>>> Xem thêm: Tổng hợp 7 thuốc nhuận tràng thông dụng, hiệu quả nhanh nhất

Táo bón

Sử dụng thuốc kê đơn

Nếu bạn vẫn gặp khó khăn trong điều trị táo bón, bác sĩ có thể kê cho bạn những thuốc điều trị táo bón sau:

  • Lubiprostone: thuốc có tác dụng làm tăng lượng chất lỏng có trong ruột, làm mềm phân, giúp phân di chuyển dễ dàng hơn.
  • Linaclotide hoặc plecanatide: thuốc còn giúp làm giảm đầy hơi, đau bụng, mót rặn. Thuốc giúp đi tiêu đều đặn hơn cho những người bị táo bón lâu năm hoặc hội chứng ruột kích thích. 
  • Prucalopride: thuốc được chỉ định điều trị chứng táo bón mạn tính ở phụ nữ khi thuốc nhuận tràng không hiệu quả.

>>> Xem bài viết: Tổng hợp 8 thuốc trị táo bón thông dụng, hiệu quả nhanh nhất

4. Khi nào nên đi gặp bác sĩ

Táo bón

Bạn đã áp dụng các biện pháp mà tình trạng táo bón vẫn không thuyên giảm hoặc chậm chí nặng thêm. Bạn nên đi gặp bác sĩ khi có các biểu hiện sau đây:

  • Đau bụng, đầy hơi, chướng bụng nặng hơn hoặc kéo dài trên 3 tuần.
  • Người bệnh có biểu hiện táo bón xen kẽ tiêu chảy. 
  • Có máu trong phân. Nứt hậu môn hoặc bệnh trĩ khiến phân của bạn có máu. Nhưng cũng có thể do những nguyên nhân nặng hơn như ung thư trực tràng. Do vậy bạn không nên chủ quan khi gặp dấu hiệu này mà nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
  • Hoàn toàn không thể đại tiện trong 4-5 ngày. Phân không đào thải được dẫn đến sẽ cứng và tích tụ to dần trong lòng ruột. Đó chính là cơ sở của việc tắc ruột, thủng ruột như đã nêu ở phân hậu quả.
  • Sốt cao. Bản thân táo bón không gây sốt. Nhưng nếu bị táo bón và sốt thì có thể bạn đang có dấu hiệu nhiễm trùng đường tiêu hóa.
  • Sút cân không rõ nguyên nhân.
  • Nôn mửa. Chất nôn có thể có mùi khó chịu như phân, điều đó cho thấy bạn có thể bị tắc ruột.

>>> Xem bài viết: 6 dấu hiệu táo bón nặng không thể bỏ qua

Táo bón là một vấn đề được quan tâm nhiều trong cuộc sống ngày nay. Mong rằng với bài viết trên Imiale A+ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những hậu quả của táo bón. Việc hiểu rõ hậu quả cũng như các giải pháp cải thiện tình trạng táo bón sẽ giúp bạn phòng tránh và điều trị kịp thời.

Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.

]]>
https://imialeaplus.com/hau-qua-cua-tao-bon-939/feed/ 0
Tổng hợp 7 thuốc nhuận tràng thông dụng, hiệu quả nhanh nhất https://imialeaplus.com/thuoc-nhuan-trang-1764/ https://imialeaplus.com/thuoc-nhuan-trang-1764/#respond Fri, 26 May 2023 02:16:48 +0000 https://imialeaplus.com/?p=1764 Thuốc nhuận tràng được sử dụng để điều trị và làm giảm nhẹ các triệu chứng của táo bón. Có nhiều loại thuốc nhuận tràng với các cơ chế khác nhau phù hợp điều trị táo bón ở các mức độ khác nhau. Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, người dùng cần lựa chọn thuốc phù hợp với mức độ táo bón của mình. Cùng Imiale A+ điểm qua 7 loại thuốc nhuận tràng thông dụng, hiệu quả nhanh nhất qua bài viết dưới đây. 

Thuốc nhuận tràng

1. Khi nào nên sử dụng thuốc nhuận tràng

Thuốc nhuận tràng kê đơn hoặc không kê đơn được sử dụng nhằm điều trị các triệu chứng khó chịu của táo bón. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc nhuận tràng không đúng cách có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, thậm chí mất nước và rối loạn điện giải. 

Táo bón có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống không phù hợp. Do đó, khi bị táo bón, người bệnh nên ưu tiên việc thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt.

Thuốc nhuận tràng

Một số biện pháp không dùng thuốc có thể áp dụng khi bị táo bón:

  • Thay đổi chế độ ăn
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Bổ sung men vi sinh

Sau khi đã áp dụng các biện pháp trên mà tính trạng táo bón vẫn không được cải thiện, bạn có thể phải dùng thuốc nhuận tràng. 

Tuy nhiên việc sử dụng thuốc nhuận tràng cần hết sức thận trọng. Người bệnh nên ra nhà thuốc để được tư vấn những loại thuốc nhuận tràng không kê đơn. Sau đó, bênh nhân cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của dược sĩ để đem lại hiệu quả tốt nhất và hạn chế các tác dụng bất lợi. Nếu đã sử dụng thuốc nhuận tràng không kê đơn mà tình trạng vẫn không cải thiện, người bệnh cần gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp. Lúc này, người bệnh chỉ nên sử dụng những loại thuốc nhuận tràng đã được bác sĩ kê đơn, tuyệt đối không tự ý dùng thêm bất kỳ loại thuốc nhuận tràng nào khác nếu chưa hỏi ý kiến từ bác sĩ.  

2. 7 thuốc nhuận tràng thông dụng

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc nhuận tràng với tên gọi và cơ chế khác nhau. Dưới đây là 7 loại thuốc nhuận tràng phổ biến quý bạn đọc có thể tham khảo:

2.1. Duphalac (Lactulose) 

Duphalac là thuốc nhuận tràng dùng đường uống được chỉ định dùng điều trị táo bón. Thuốc dạng lỏng sền sệt, chứa lactulose, một chất nhuận tràng thuộc nhóm thuốc nhuận tràng thẩm thấu.  

Thuốc nhuận tràng

Cơ chế

Lactulose là disacharid tổng hợp, chứa galactose và frutose. Các đường này không được tiêu hóa và gây tác dụng thẩm thấu tại chỗ ở đại tràng. Nhờ đó, nước được hút vào lòng ruột làm mềm phân. Đồng thời chúng kích thích nhu động ruột làm tăng co bóp tống phân ra khỏi cơ thể, giúp giảm nhẹ các triệu chứng của táo bón. 

Chỉ định

Duphalac dùng cho những bệnh nhân sau: 

  • Táo bón. 
  • Trĩ, hậu phẫu kết tràng/ hậu môn. Duphalac giúp làm mềm phân đem lại những kết quả có lợi trong điều trị. 
  • Bệnh lý não – gan, hôn mê gan (tăng amoni huyết)

>>>Xem thêm: Thuốc Duphalac (lactulose) trị táo bón – 9 thông tin cần biết

Chống chỉ định

Duphalac bị chống chỉ định cho những đối tượng dưới đây

  • Người mẫn cảm (dị ứng) với lactose hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc. 
  • Người bị tắc nghẽn dạ dày –  ruột do bất kỳ nguyên nhân nào khác ngoài đường tiêu hóa, thủng tiêu hóa hoặc có nguy cơ thủng tiêu hóa. 

Tác dụng không mong muốn

Thuốc Duphalac có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn dưới đây:

  • Tiêu chảy: Tiêu chảy và đau bụng xảy ra có thể do sử dụng thuốc với liều cao hơn liều được chỉ dẫn. Trong trường hợp này, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ để giảm liều hoặc ngừng dùng thuốc.
  • Đầy hơi: Đầy hơi có thể xuất hiện trong một vài ngày đầu và biến mất sau vài ngày điều trị.
  • Đau bụng. 
  • Buồn nôn, nôn
  • Mất cân bằng điện giải. 
  • Phản ứng dị ứng, phát ban, nổi ngứa, mề đay. 

Nếu gặp bất kỳ tác dụng không mong muốn nào hãy thông báo ngay với nhân viên y tế gần nhất.

Tương tác thuốc

Hiện chưa có nghiên cứu nào về tương tác thuốc của Duphalac được thực hiện.

Lưu ý

  • Bổ sung đủ nước trong thời gian dùng Duphalac. 
  • Thận trọng khi sử dụng Duphalac nếu bạn thuộc nhóm đối tượng dưới đây
    • Bệnh nhân tiểu đường. 
    • Không dung nạp đường sữa (đường lactose). Trong chế phẩm có chứa một phần nhỏ lactose có thể gây ra tiêu chảy khi sử dụng. 
    • Người đang bị đau bụng không rõ nguyên nhân
  • Phụ nữ có thai bị táo bón cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng  
  • Không dùng Duphalac dài ngày với trẻ nhỏ vì có thể làm mất phản xạ đi tiêu tự nhiên của trẻ.

2.2. Forlax (Macrogol) 

Forlax là thuốc nhuận tràng đường uống, được bào chế dưới dạng bột. Mỗi gói thuốc chứa 10g macrogol dùng pha thành dung dịch uống điều trị táo bón ở cả người lớn và trẻ em.

Thuốc nhuận tràng

Cơ chế

Macrogol (4000) là các là các polyme mạch thẳng dài giữ các phân tử nước bằng các liên kết hydro. Khi được sử dụng bằng đường uống, chúng giữ nước trong lòng ống tiêu hóa dẫn đến sự gia tăng thể tích dịch ruột đồng thời làm mềm phân. 

Chỉ định: Điều trị táo bón cho người lớn và trẻ em trên 8 tuổi

Chống chỉ định

  • Người mắc bệnh viêm ruột nghiêm trọng (chẳng hạn như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn) 
  • Thủng đường tiêu hóa hoặc nguy cơ thủng đường tiêu hóa
  • Tắc ruột hoặc nghi ngờ tắc ruột
  • Các hội chứng đau bụng không xác định được nguyên nhân.

Tác dụng không mong muốn

  • Tiêu chảy, đi tiêu gấp hoặc đi tiêu không tự chủ.
  • Chướng bụng
  • Buồn nôn, nôn
  • Rối loạn điện giải do tiêu chảy 

Tương tác

Thuốc chống động kinh, Digoxin và các chất ức chế miễn dịch có thể bị ảnh hưởng khi dùng cùng với Forlax.

Lưu ý

  • Nếu lỡ quên liều nên bỏ ngay và chờ tới liều tiếp theo như hướng dẫn của bác sĩ. Người dùng tuyệt đối không được gấp đôi liều.
  • Không nên dùng thuốc nhuận tràng trong thời gian dài (thường chỉ dùng 7-10 ngày) để tránh các tác dụng bất lợi của thuốc  

2.3. Sorbitol (Sorbitol)

Sorbitol là thuốc nhuận tràng, nằm trong nhóm thuốc nhuận tràng thẩm thấu.

Thuốc nhuận tràng

Cơ chế

Thuốc sorbitol là dung dịch ưu trương. Sau khi sử dụng, nước sẽ được kéo vào lòng ruột nhờ tác dụng thẩm thấu giúp làm mềm phân và kích thích làm tăng nhu động ruột. 

Chỉ định

  • Hỗ trợ điều trị một số bệnh liên quan đến rối loạn chức năng tiêu hóa gan, mật. 
  • Điều trị chứng táo bón và khó tiêu.

Chống chỉ định

  • Người mắc các bệnh viêm đại tràng thực thể (viêm loét đại – trực tràng, bệnh Crohn), hội chứng tắc ruột hay bán tắc, đau bụng chưa rõ nguyên nhân.
  • Người bị vô niệu
  • Sorbitol chống chỉ định đối với người bệnh không dung nạp fructose do di truyền (bệnh chuyển hóa hiếm gặp)

Tác dụng không mong muốn

  • Trên nội tiết và chuyển hóa:  Mất cân bằng chất lỏng và điện giải, nhiễm acid lactic 
  • Trên hệ tiêu hóa: 
    • Tiêu chảy
    • Đau bụng
    • Nôn và buồn nôn, đặc biệt ở những người bệnh có ‘’đại tràng kích thích’’ hoặc chướng bụng.

Lưu ý

  • Không sử dụng thuốc này lâu hơn 1 tuần mà không có lời khuyên của bác sĩ.
  • Nếu lỡ quên liều nên bỏ ngay và chờ tới liều tiếp theo như hướng dẫn của bác sĩ. Người dùng tuyệt đối không được gấp đôi liều.
  • Trẻ em và phụ nữ có thai cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc

2.4. Bisacodyl (Bisacodyl) 

Bisacodyl là thuốc nhuận tràng thuộc nhóm nhuận tràng kích thích. Thuốc có nhiều dạng bào chế khác nhau: viên nén, viên đạn, hỗn dịch uống, hỗn dịch thụt rửa,… phù hợp cho từng đối tượng sử dụng.

Thuốc nhuận tràng

Cơ chế

Bisacodyl sau khi bị thủy phân ở ruột già gây kích thích cả niêm mạc đại tràng và trực tràng dẫn đến làm tăng nhu động ruột. Nhu động ruột tăng sẽ thúc đẩy quá trình tống phân ra khỏi cơ thể đồng thời giảm thời gian vận chuyển của phân trong lòng ruột

Chỉ định

  • Ðiều trị táo bón (vô căn, hoặc do dùng thuốc gây táo bón, hoặc do hội chứng đại tràng kích thích).
  • Thải sạch ruột trước và sau phẫu thuật.
  • Chuẩn bị X-quang đại tràng.

Chống chỉ định

Người mắc bệnh tắc ruột, viêm ruột thừa, chảy máu trực tràng, bệnh viêm ruột cấp (viêm loét đại – trực tràng, bệnh Crohn)

Tác dụng không mong muốn

  • Tiêu hóa: Đau bụng, nôn, buồn nôn, ỉa chảy.
  • Nội tiết và chuyển hóa: Mất cân bằng dịch và điện giải.
  • Kích ứng trực tràng, viêm trực tràng (dùng dạng viên đạn đặt trực tràng).
  • Dùng dài ngày làm đại tràng mất trương lực và giảm kali huyết, giảm canxi huyết.

Tương tác

Việc sử dụng đồng thời thuốc kháng axit và các sản phẩm sữa có thể gây khó tiêu và kích ứng dạ dày.  

Lưu ý

  • Đối với viên bao tan trong ruột không được nhai trước khi uống
  • Không nên dùng thuốc kéo dài quá 1 tuần nếu không có lời khuyên từ bác sĩ
  • Thông thường, không nên sử dụng bisacodyl cho trẻ em dưới 6-10 tuổi
  • Phụ nữ trong ba tháng đầu thai kỳ không nên dùng bisacodyl. Nếu có ý định dùng thuốc cần có sự đồng ý của bác sĩ. 

>>> Xem thêm bài viết: Bisacodyl – Thuốc nhuận tràng trị táo bón và lưu ý khi sử dụng

2.5. Magnesi sulfat (Magnesi sulfat) 

Magnesi sulfat là thuốc nhuận tràng thẩm thấu dạng bột kết tinh trắng, dễ tan trong nước. Mỗi ống Magnesi sulfat có thể hòa tan vào nước uống đem lại tác dụng nhuận tẩy dùng điều trị táo bón.

Thuốc nhuận tràng

Cơ chế

Magnesi sulfat thực chất là một dạng muối. Khi dùng đường uống tạo ra áp lực thẩm thấu kéo nước vào lòng ống tiêu hóa, làm tăng lượng dịch trong trong ruột kết gây kích thích tăng nhu động ruột đẩy phân ra ngoài. 

Chỉ định: Tẩy, nhuận tràng

Chống chỉ định

  • Đang có bệnh cấp tính đường tiêu hóa
  • Phụ nữ có thai
  • Phụ nữ cho con bú

Tác dụng không mong muốn

  • Buồn nôn, nôn
  • Mất nước
  • Giảm huyết áp do giãn mạch ngoại biên

Tương tác

Dùng Magnesi sulfat qua đường uống làm giảm hấp thu thuốc kháng sinh Tetracyclin, nhóm Aminosid. Nếu dùng kết hợp nên uống xa nhau. 

Lưu ý

  • Thuốc không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Không tự ý tăng liều, giảm liều. Nếu quên liều, bỏ qua và dùng liều tiếp theo.
  • Không nên dùng thuốc dài ngày vì có thể gây giảm hô hấp.

2.6. Takeda

Thuốc nhuận tràng

Cơ chế

Takeda là thuốc thảo dược được sản xuất dựa trên bài thuốc cổ truyền của Trung Quốc “Đại hoàng cam thảo thang’’ với 2 vị thuốc chính là cam thảo và đại hoàng sống. Hai vị thuốc thảo dược này có khả năng tăng hấp thụ nước làm mềm phân đồng thời kích thích nhu động ruột.

Chỉ định: Điều trị táo bón, đầy hơi.

Chống chỉ định

Người quá mẫn (dị ứng) với bất kỳ thành phần nào của Takeda.

Tác dụng không mong muốn

  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn, nôn
  • Đau bụng

Lưu ý

  • Không dùng chung Takeda với các thuốc nhuận tràng khác
  • Phụ nữ có thai cần cân nhắc trước khi sử dụng 

2.7. Ausagel 100 (Natri docusat)

Ausagel 100 với thành phần chính là Natri Docusat, một hoạt chất có tác dụng nhuận tràng thuộc nhóm thuốc nhuận tràng làm mềm.

Thuốc nhuận tràng

Cơ chế

Cơ chế tác dụng của Docusat là tăng khả năng thấm nước vào khối phân, giúp làm mềm phân, phân mềm sẽ dễ dàng di chuyển trong lòng ruột và nhanh được tống ra ngoài. 

Chỉ định

  • Điều trị táo bón

Chống chỉ định

  • Người quá mãn (dị ứng) với bất kỳ thành phần nào của Ausagel 100
  • Người bị đau bụng không rõ nguyên nhân
  • Người bị tắc ruột
  • Buồn nôn, nôn

Tác dụng không mong muốn

Ausagel 100 có thể làm tăng nhu động ruột gây đau quặn bụng

Tương tác

  • Không nên dùng chung Ausagel 100 với dầu khoáng
  • Các dẫn chất Anthraquinon sẽ tăng hấp thu khi dùng chung với Ausagel 100. Do đó, cần giảm liều Anthraquinon. 

Lưu ý  

Phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú cần thận trọng khi sử dụng Ausagel 100. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc.

>>> Xem thêm: Tổng hợp 8 thuốc trị táo bón thông dụng, hiệu quả nhanh nhất.

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc nhuận tràng

3.1. Lựa chọn nhóm thuốc phù hợp

Mỗi loại thuốc nhuận tràng có cơ chế, tác dụng và có thể gây tác dụng không mong muốn khác nhau. Do đó, với mỗi nhóm đối tượng bệnh nhân, cần chọn nhóm thuốc nhuận tràng phù hợp.  

Đặc biệt, phụ nữ có thai nếu phải dùng thuốc nhuận tràng nên ưu tiên thuốc nhuận tràng thẩm thấu. Không nên dùng thuốc làm mềm phân hoặc thuốc nhuận tràng kích thích.

>>> Xem thêm: 5 nhóm thuốc trị táo bón thông dụng nhất 

3.2. Uống nhiều nước khi sử dụng

Dùng thuốc nhuận tràng dạng hỗn dịch uống có thể gây kích ứng đường tiêu hóa. Để tránh tác dụng không mong muốn này của thuốc, người dùng nên uống kèm theo nhiều nước khi sử dụng. 

Ngoài ra, mất nước và rối loạn điện giải cũng có thể xảy ra khi dùng thuốc nhuận tràng. Vì vậy, việc bổ sung nước thường xuyên giúp hạn chế gặp phải tình trạng cơ thể mất nước.

Lượng nước được khuyến cáo là ít nhất 6-8 cốc một ngày tương đương với khoảng 2 lít nước.

Thuốc nhuận tràng

3.3. Dùng thuốc trong thời gian ngắn nhất có thể

Thuốc nhuận tràng chỉ nên sử dụng trong giai đoạn đầu và nên dùng trong thời gian ngắn nhất có thể, tránh ảnh hưởng đến phản xạ đại tiện và giảm nhu động sinh lý của ruột. Vì vậy, không nên dùng quá thời gian từ 7 đến 10 ngày.

3.4. Không lạm dụng thuốc

Việc sử dụng thuốc nhuận tràng kéo dài có thể gây ra nhiều hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe: 

  • Tiêu chảy dai dẳng.
  • Gây mất trương lực cơ.

Do đó, không nên lạm dụng thuốc nhuận tràng. Biện pháp chủ yếu dùng điều trị táo bón vẫn là thay đổi chế độ ăn và thói quen sinh hoạt. 

3.5. Khi nào cần đến bác sĩ

Nếu đã dùng thuốc nhuận tràng mà tình trạng táo bón vẫn không được cải thiện, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp hơn. 

Trước khi dùng thuốc, người dùng nên đọc kỹ tờ thông tin sản phẩm và mục tác dụng không mong muốn. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào như phát ban, khó thở hoặc bất kỳ triệu chứng nghi ngờ dị ứng nào cần liên hệ với bác sĩ và đến ngay bệnh viện.

Viêm trực tràng

Trong bài viết trên, Imiale A+ đã cung cấp cho quý bạn đọc thông tin quan trọng về cơ chế, tác dụng và tác dụng không mong muốn của 7 loại thuốc nhuận tràng thông dụng, hiệu quả nhanh nhất trên thị trường. Hy vọng, với những thông tin hữu ích trên, quý bạn đọc có thể sử dụng thuốc nhuận tràng một cách hiệu quả và an toàn. 

Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình.

>>>Xem thêm: Táo bón là gì? 9 kiến thức không thể bỏ qua về táo bón

]]>
https://imialeaplus.com/thuoc-nhuan-trang-1764/feed/ 0