Imiale A+ https://imialeaplus.com Tue, 30 May 2023 01:32:03 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.0.1 Khám đại tràng: Quy trình nội soi đại tràng và những điều cần lưu ý  https://imialeaplus.com/kham-dai-trang-1393/ https://imialeaplus.com/kham-dai-trang-1393/#respond Thu, 18 Aug 2022 02:47:27 +0000 https://imialeaplus.com/?p=1393 Khám đại tràng là biện pháp duy nhất giúp chẩn đoán xác định các bệnh lý đại tràng. Tuy nhiên, quy trình nội soi đại tràng phức tạp có thể là trở ngại lớn, khiến người bệnh có tâm lý lười đi khám và điều trị, dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, IMIALE A+ sẽ trình bày chi tiết quy trình nội soi đại tràng và những điều cần lưu ý giúp người bệnh chuẩn bị sẵn sàng tâm lý, vượt qua nỗi ám ảnh “khám đại tràng”.

khám đại tràng 

1. Vai trò của khám đại tràng

Ống tiêu hóa là một trong những cơ quan rất khó chẩn đoán bệnh lý, đặc biệt là các bệnh lý ở đại tràng (hay còn gọi là ruột già, ruột kết) nằm ở đoạn cuối cùng của ruột. Hiện nay, nội soi là một kĩ thuật phổ biến vừa chẩn đoán vừa giúp điều trị các bệnh đường tiêu hóa, bao gồm các bệnh lý đại tràng. Nội soi đại tràng có vai trò:

  • Phát hiện sớm các bệnh đại tràng: Nội soi có thể giúp bác sĩ chẩn đoán các bệnh lý gây ra các triệu chứng bất thường ở đại tràng như viêm loét dạ dày, tìm kí sinh trùng, polyp đại tràng,…
  • Kiểm soát ung thư ruột kết: Những người bệnh từ 45 tuổi trở lên được khuyến cáo nội soi 10 năm/lần để tầm soát ung thư và có biện pháp điều trị kịp thời.
  • Theo dõi Polyp đại tràng: Với bệnh nhân có tiền sử polyp đại tràng, khuyến cáo nội soi 5 năm/ 1 lần để tìm và loại bỏ thêm nếu có các polyp ở vị trí khác. Việc này giúp giảm nguy cơ ung thư ruột kết ở  những bệnh nhân từng mắc polyp đại tràng.
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về đường tiêu hóa: Kỹ thuật nội soi có thể được sử dụng để cắt polyp, lấy dị vật, cầm máu, đặt stent đường tiêu hoá, điều trị xoắn đại tràng, nong các tổn thương hẹp đại tràng,…

khám đại tràng

>>> TÌM HIỂU THÊM VỀ: Bệnh viêm đại tràng

2. Khi nào cần nội soi đại tràng? 

Không phải tất cả các trường hợp đi khám tiêu hóa đều được chỉ định kỹ thuật nội soi đại tràng. Phương pháp này thường được chỉ định cho một số trường hợp dưới đây:

2.1. Có triệu chứng tiêu hóa bất thường kéo dài

  • Đau bụng: đau bụng kéo dài ở nửa khung đại tràng trái và hai hố chậu, cơn đau thường giảm sau đi đại tiện, đau bất kỳ lúc nào trong ngày, không liên quan đến bữa ăn.
  • Thay đổi tính chất phân: táo bón, tiêu chảy hoặc xen kẽ giữa táo bón và tiêu chảy, phân lẫn máu hoặc phân có màu đen giống bã cà phê
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân: sụt cân nhanh (5kg trong 1 tháng), kèm theo các triệu chứng chán ăn, mệt mỏi.

2.2. Bệnh nhân có tiền sử polyp hoặc ung thư đại tràng

Nội soi có thể được thực hiện để theo dõi sau điều trị polyp đại tràng.
Ví dụ: Sau khi cắt polyp, nếu polyp lành tính, người bệnh thường được chỉ định soi kiểm tra sau 3 năm và sau đó là nội soi 5 năm/1 lần..

2.3. Bệnh nhân bị viêm đường ruột

Bệnh gây viêm và ăn sâu các lớp của thành ruột. Về lâu dài có thể gây ra các biến chứng viêm loét hoặc tắc nghẽn đường tiêu hóa, suy dinh dưỡng, thậm chí là ung thư. Vì vậy, người bệnh nên nội soi để tầm soát đường tiêu hóa định kỳ giúp phát hiện sớm các nguy cơ trên.

2.4. Khám định kỳ với người trên 45 tuổi

Tuổi tác là yếu tố nguy cơ lớn nhất dẫn đến các bệnh ung thư trong đó có ung thư đại tràng. Hội phẫu thuật viên American College of Surgeons ước tính rằng khoảng 90% các khối u có thể được phát hiện thông qua quá trình nội soi đại tràng.

khám đại tràng

Lưu ý: Một số trường hợp khám đại tràng không chỉ định nội soi đại tràng:

  • Phụ nữ có thai: Do bị kích thích bởi ống nội soi, mẹ bầu có nguy cơ sinh non, đẻ thiếu tháng. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của thuốc tiền mê gây ảnh hưởng sức khỏe người mẹ như rối loạn nhịp tim, đau đầu, chóng mặt,…
  • Người mới qua phẫu thuật đường ruột: Sau khi phẫu thuật hoặc xạ trị, niêm mạc ruột vẫn đang yếu và vị trí phẫu thuật vẫn còn chưa lành. Vì vậy việc  tiến hành nội soi đại tràng có thể sẽ gây tổn thương đến ruột và vùng ổ bụng.
  • Người bị nhiễm khuẩn tiêu hóa như: kiết, lỵ, viêm loét kết tràng nhiễm độc,… Người bệnh nên điều trị dứt điểm tình trạng nhiễm khuẩn trước khi tiến hành nội soi đại tràng.
  • Người có chức năng tim phổi không bình thường: Người bệnh có thể bị dị ứng với thuốc mê hay gặp phải tai biến về tim mạch và hô hấp khi nội soi gây mê.

3. Quy trình nội soi đại tràng

Thông thường, quy trình nội soi đại tràng diễn ra như sau:

3.1. Chuẩn bị trước khi nội soi đại tràng

Trước khi thực hiện nội soi đại tràng, người bệnh nên lưu ý:

  • Trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc đang dùng ít nhất 1 tuần trước khi nội soi: Ví dụ như thuốc chống đông hoặc aspirin. Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về thuốc đang dùng trước khi nội soi để ngừng thuốc nếu cần. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần báo với bác sĩ nếu có dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống trước khi nội soi đại tràng: Để giúp đại tràng sạch hơn, khoảng 3 ngày trước khi nội soi, người bệnh nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa nhẹ nhàng như bánh mì, cơm, trái cây không hạt, thịt nạc, trứng,…và thực phẩm ít chất xơ. Tránh các thực phẩm gây khó tiêu như: trái cây có vỏ hoặc hạt, món ăn giàu chiên rán chất béo, cà phê,… 
  • Làm sạch ruột: Bệnh nhân cần làm sạch ruột vào đêm trước khi nội soi hoặc tiến hành tại bệnh viện bằng cách uống thuốc nhuận tràng, thuốc xổ hoặc dùng thuốc thụt qua đường hậu môn.
  • Nhịn ăn hoàn toàn, chỉ uống thuốc và nước trong ngày nội soi theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

khám đại tràng

3.2. Quá trình thực hiện

Quá trình nội soi đại tràng thường kéo dài khoảng 20-40 phút. Hầu hết bệnh nhân đều được gây tê, gây mê hoặc dùng thuốc an thần để giảm cảm giác đau đớn, khó chịu. 

Quá trình khi nội soi đại tràng gồm các bước sau đây:

  • Bước 1: Bác sĩ sẽ kiểm tra hậu môn người bệnh xem có tổn thương nào không. Sau đó tiến hành gây tê, cho bệnh nhân dùng thuốc bôi trơn, thuốc an thần hoặc các thuốc giảm đau trước khi tiến hành nội soi đại tràng.
  • Bước 2: Người bệnh nằm nghiêng về bên trái, gập chân cao lên gần tới bụng để bác sĩ sẽ đưa ống nội soi đại tràng qua hậu môn, vào trực tràng rồi từ từ đến đại tràng
  • Bước 3: Bơm khí CO2 cho đại tràng phồng lên, giúp bác sĩ có thể theo dõi hình ảnh niêm mạc đại tràng và trực tràng trên màn hình được kết nối với camera gắn ở đầu ống nội soi.

Ngoài ra, trong quá trình soi đại tràng, nếu có các polyp (mô nhỏ có thể phát triển thành ung thư), bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ và sinh thiết các mẫu mô để xác định tình trạng bệnh.

Khi nội soi, bệnh nhân thường có cảm giác đau tức bụng, nhất là ở những đoạn gập góc của đại tràng. Khi đó bệnh nhân hãy hít thở chậm, sâu để giảm bớt cơn đau này. Sau đó những cảm giác đầy hơi, đau bụng nhẹ sẽ giảm dần sau nội soi vài giờ. 

khám đại tràng

3.3. Sau quá trình nội soi

  • Người bệnh nên ở lại phòng làm thủ tục khoảng 2 giờ để chờ cho tác dụng của thuốc an thần hoặc thuốc gây mê biến mất. 
  • Người bệnh thường có cảm giác chướng bụng hay đau quặn bụng tạm thời do hơi được bơm vào lòng đại tràng trong quá trình nội soi. Cảm giác này sẽ nhanh chóng mất đi khi người bệnh trung tiện và đại tiện.
  • Bác sĩ thông báo về kết quả nội soi sau khoảng 30 phút. Nếu có sinh thiết đại tràng thì người bệnh sẽ nhận kết quả sau 7 ngày.
  • Nếu có cắt Polyp đại tràng thì bác sĩ nội soi sẽ hướng dẫn chế độ ăn cụ thể cho người bệnh.

Trong vòng hai tuần sau nội soi, nếu người bệnh bị chảy máu trực tràng nhiều, sốt cao dai dẳng, đau bụng dữ dội, hãy đến ngay trung tâm tế để được thăm khám và xử lý kịp thời.

khám đại tràng

4. Những câu hỏi thường gặp khi khám đại tràng

4.1. Khám đại tràng mất bao lâu? 

Thời gian nội soi sẽ kéo dài từ 20 – 60 phút, tùy vào từng trường hợp nội soi khó hay dễ, bệnh nhân có phải làm thêm các thủ thuật như cắt polyp đại tràng, cầm máu, sinh thiết, đặt stent… hay không.

4.2. Khám đại tràng có đau không? 

Trong đa số trường hợp, nội soi đại tràng không gây đau, bệnh nhân chỉ cảm thấy hơi căng tức bụng trong lúc nội soi. Tuy nhiên ngưỡng chịu đau ở mỗi người bệnh là khác nhau. Do đó ở những bệnh nhân có ngưỡng chịu đau kém hơn, bác sĩ sẽ tiến hành gây mê toàn thân cho bệnh nhân. Khi đó, bệnh nhân sẽ ngủ và không còn cảm giác đau tức bụng.

4.3. Nên gây tê hay gây mê khi nội soi đại tràng 

Người bệnh sẽ được gây tê khi nội soi đại tràng theo phương pháp truyền thống hoặc gây mê khi nội soi đại tràng theo phương pháp nội soi gây mê không đau. Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng nên bệnh nhân có thể cân nhắc lựa chọn hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn được biện pháp nội soi phù hợp nhất.

khám đại tràng

4.4. Một số triệu chứng thường gặp sau khám đại tràng 

Hầu hết người bệnh đều có thể gặp triệu chứng khó chịu sau khám đại tràng, điển hình là: 

  • Cảm giác chướng bụng: Hầu hết bệnh nhân sau khi nội soi đều có cảm giác này do lúc nội soi bác sĩ bơm hơi vào trong ruột để thấy rõ vị trí và mức độ tổn thương và cảm giác này sẽ biến mất sau vài ba lần xì hơi.
  • Đau tức nhẹ vùng bụng: Do việc đưa thiết bị nội soi vào và di chuyển trong đại tràng khiến niêm mạc đại tràng bị kích thích, gây cảm giác đau nhẹ và khó chịu trong một thời gian ngắn, cảm giác khó chịu thường biến mất sau khoảng 2 tiếng.
  • Chảy máu sau nội soi: Trong quá trình nội soi, nếu bác sĩ phát hiện những bất thường sẽ tiến hành sinh thiết để kiểm tra hoặc làm thủ thuật như cắt polyp thì sẽ xuất hiện chảy máu. bệnh nhân có thể sẽ bị đại tiện ra máu 1-2 ngày sau khi kết thúc quá trình nội soi đại tràng.

4.5. Cải thiện triệu chứng sau khám đại tràng

Trong 24 giờ đầu tiên sau khi tiến hành nội soi, bệnh nhân cần có chế độ ăn hợp lý:

Các thực phẩm nên ăn: Thực phẩm dạng lỏng, mềm như súp, canh, cháo loãng thịt băm và các món hầm nhừ đảm bảo đủ dinh dưỡng cũng như dễ tiêu hóa và giảm áp lực lên đường ruột.

khám đại tràng

Các thực phẩm nên tránh:

  • Các loại trái cây chua có chứa acid như chanh, xoài xanh, cam,… hay các món ăn được muối chua lên men như dưa muối, kim chi, cà muối…
  • Những đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ như khoai chiên, gà rán,… các loại thức ăn đóng hộp và được chế biến sẵn đông lạnh như xúc xích, thịt nguội,… cũng là các loại thực phẩm nằm trong nhóm gây khó tiêu hóa.
  • Tránh uống các chất kích thích như rượu, bia, cà phê,… gây kích ứng niêm mạc ruột.

Ngoài ra, bệnh nhân nên nghỉ ngơi và tránh các hoạt động nặng nhọc hoặc thể dục thể thao gắng sức. Khi triệu chứng không giảm, bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm đau hoặc làm mềm phân theo chỉ định của bác sĩ.

>>> THAM KHẢO THÊM: Mách bạn 7 cách chữa viêm đại tràng tại nhà vô cùng hiệu quả

Nội soi đại tràng là một phương pháp hữu hiệu giúp chẩn đoán, điều trị các bệnh về đại trực tràng chính xác, đóng vai trò quan trọng trong việc cứu chữa cho bệnh nhân. Tuy nhiên, việc nội soi cần được tiến hành tại các cơ sở y tế uy tín, đảm bảo cả về chuyên môn cùng trang thiết bị hiện đại, để việc chẩn đoán được an toàn và cho kết quả chính xác.

Nếu cần được tư vấn và giải đáp cho những thắc mắc của mình, bạn đừng ngần ngại liên hệ theo HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia của IMIALE A+ hỗ trợ tận tình.

]]>
https://imialeaplus.com/kham-dai-trang-1393/feed/ 0
[Giải đáp] Ăn ổi bị táo bón – Sự thật hay lời đồn? https://imialeaplus.com/an-oi-bi-tao-bon-1095/ https://imialeaplus.com/an-oi-bi-tao-bon-1095/#respond Mon, 13 Jun 2022 08:15:16 +0000 https://imialeaplus.com/?p=1095 Ổi là một loại trái cây nhiệt đới rất tốt cho sức khỏe, cung cấp một lượng lớn chất xơ lành mạnh và các chất dinh dưỡng khác. Tuy nhiên vẫn có nhiều nghi vấn về việc ăn ổi bị táo bón. Và những thắc mắc như “ăn ổi có táo bón không? Tại sao ăn ổi lại bị táo bón?” sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.

ăn ổi bị táo bón

1. Thành phần dinh dưỡng có trong ổi

Ổi không chỉ ngang bằng mà thậm chí cao hơn một số loại trái cây khác không chỉ về hương vị mà còn về chất lượng dinh dưỡng tổng thể. Trong ổi chứa lượng lớn Vitamin C, Vitamin A, chất xơ,.. ngoài ra còn chứa một lượng đường, calo, chất béo, chất đạm, protein,…

Lượng calo (carb)

Ổi có hàm lượng calo khá thấp, khoảng 30 -50 calo trên 100g ổi. lượng calo này đến từ đường tự nhiên. Mặc dù lượng calo khá thấp, nhưng ổi chứa nhiều chất dinh dưỡng khác, cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể nên khi ăn ổi sẽ tạo cho chúng ta cảm giác no nhưng không béo. Vì vậy, ổi cũng rất thích hợp cho những người muốn giảm cân.

Chất xơ

Mỗi một trái ổi có đến 12% lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Chất xơ tạo cảm giác no lâu, giúp ngăn ngừa tiểu đường, hỗ trợ nhu động ruột tốt hơn, tốt cho hệ tiêu hóa, phòng ngừa táo bón. Ngoài ra, chất xơ còn giúp làm giảm lượng Cholesterol trong máu, từ đó làm giảm các nguy cơ mắc về bệnh tim mạch.

Chất đạm

Ổi có một hàm lượng protein (chất đạm) tương đối cao, mỗi quả ổi cung cấp thêm 4 gam protein trong mỗi khẩu phần hàng ngày. Chất đạm giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể. 

Vitamin và khoáng chất

ăn ổi bị táo bón - 2

Giống như nhiều loại trái cây nhiệt đới, ổi là một loại trái cây tuyệt vời khi chứa nhiều vitamin C đồng thời cũng chứa nhiều vitamin A, vitamin E và khoáng chất. Vì vậy khi sử dụng ổi có thể cải thiện tình trạng lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Các khoáng chất có trong ổi như kali, magie, sắt… giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và làm giảm căng thẳng.

2. Lợi ích tuyệt vời của ổi đối với sức khỏe

Một số lợi ích tốt cho cơ thể do ổi mang lại như:

Giảm lượng đường trong máu

Ổi có hàm lượng chất xơ cao, lượng đường thấp. Vì vậy ổi có thể làm giảm lượng đường trong máu, tốt cho những người bị mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên thì có một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vỏ ổi làm tăng hàm lượng đường trong máu. Vì vậy người bị tiểu đường, khi ăn ổi nên bỏ vỏ, chỉ ăn phần thịt và ruột.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hàm lượng của chất chống Oxy hóa và Vitamin C trong ổi rất cao. Vì vậy, ăn ổi có thể giúp bảo vệ hệ tim mạch của bạn, tránh được các tổn thương gây ra bởi các gốc tự do. Ngoài ra, trong ổi còn có hàm lượng kali và chất xơ hòa tan cao hơn so với những loại quả hoa quả khác nên ổi cũng góp phần cải thiện sức khỏe tim mạch.

Ổi mang lại lợi ích tốt cho hệ tiêu hóa

Trong ổi có chứa nhiều chất xơ, vitamin C và carotenoid rất tốt cho hệ tiêu hóa. Chất xơ có tác dụng hỗ trợ kích thích nhu động ruột, dự phòng chứng táo bón và vô hiệu hóa các vi khuẩn có hại trong đường ruột. Ngoài ra nó còn có tác dụng kháng khuẩn, làm giảm cường độ và thời gian đối với chứng bệnh tiêu chảy.

Tăng cường hệ miễn dịch

Trong ổi có chứa nhiều vitamin C nên nó có tác dụng tăng cường sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, vitamin C có tác dụng giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, phòng tránh được một số bệnh như ho, sốt và một số bệnh liên quan đến hệ miễn dịch. Lượng vitamin C trong ổi cao hơn nhiều so với lượng vitamin C có trong cam, do đó chúng ta nên ăn ổi đều đặn để có một cơ thể khỏe mạnh.

Hỗ trợ giảm cân

100 gram ổi chỉ chứa từ 35 đến 50 calo và cung cấp 12% chất xơ cần thiết trong mỗi ngày nên rất phù hợp với những ai muốn giảm cân. Mặc dù ổi có hàm lượng calo thấp nhưng trong ổi lại chứa rất nhiều dinh dưỡng khác như Vitamin, khoáng chất. Vì vậy khi ăn ổi, cơ thể đã được cung cấp đầy đủ lượng chất cần thiết, tạo cho chúng ta cảm thấy no lâu hơn nhưng không đem lại cảm giác béo.

Ngăn ngừa lão hóa

ăn ổi bị táo bón - 3

Ổi chứa nhiều chất chống Oxy hóa, vitamin A, vitamin C và chất carotene, lycopene có tác dụng ngăn ngừa sự xuất hiện của nếp nhăn và nám da, làm chậm quá trình lão hóa. Vì vậy ăn ổi cũng có thể giảm quá trình lão hóa, bảo vệ làn da tránh những tổn hại, ngăn ngừa nếp nhăn.

3. Ăn ổi bị táo bón – Sự thật hay lời đồn?

Ổi chứa nhiều dinh dưỡng thiết yếu, cần thiết cho cơ thể. Nhưng vẫn có những quan điểm cho rằng ăn ổi bị táo bón và những câu hỏi xoay quanh vấn đề ‘tại sao ăn ổi lại bị táo bón?” vẫn đang là vấn đề đề mà rất nhiều người quan tâm và lo lắng.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng cao nhất của ổi là khi ổi trong giai đoạn chín tới. Với những quả còn xanh, quả non, cứng thì không nên ăn vì có thể dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy bụng, chướng hơi. Ngoài ra, theo quan điểm Đông y, quả ổi xanh sẽ có vị chát, tính bình, nên có tác dụng thu liễm, dẫn đến co mạch, giảm tiết dịch và nhu động ruột. Từ đó dẫn đến đến chứng bệnh táo bón.

Không chỉ vậy, lời đồn “ăn ổi bị táo bón” được xuất phát do nguyên nhân: khi ăn nhiều ổi cùng một lúc, cơ thể sẽ sẽ hấp thụ một lượng lớn chất tannin. Đây là một chất khi đi vào cơ thể sẽ kết hợp với các protein để tạo ra màng se niêm mạc, làm giảm nhu động ruột và dẫn đến chứng bệnh táo bón.

Ngoài ra, hạt ổi rất cứng, khó tiêu, làm cản trở quá trình tiêu hóa và có thể dẫn đến táo bón. Những người có hệ tiêu hóa kém nên bỏ hạt hoặc hạn chế ăn hạt ổi vì rất dễ gây táo bón. Ăn ổi không gây táo bón, tuy nhiên nếu bạn ăn quá nhiều ổi cùng một lúc, đặc biệt ăn nhiều quả xanh và không bỏ hạt thì sẽ gặp phải nguy cơ bị táo bón cao.

>>> Xem thêm: Táo bón nên ăn gì? Top 17 thực phẩm vàng cải thiện táo bón hiệu quả

4. Hướng dẫn ăn ổi đúng cách – loại trừ táo bón 

ăn ổi bị táo bón - 4

Ổi là một loại trái cây giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên để có thể hấp thụ được tối đa dinh dưỡng của ổi và không tránh những hậu quả không mong muốn thì chúng ta cần lựa chọn và ăn đúng cách:

  • Trước hết chúng ta phải lựa chọn được những quả ổi còn nguyên vẹn, không bị sâu và hỏng.
  • Bạn nên chọn những quả chín tới, tránh ăn những quả còn non, xanh và cứng.
  • Trước khi ăn phải rửa sạch bằng nước sạch, bạn nên ngâm ổi bằng nước muối loãng khoảng 10 phút để loại bỏ vi khuẩn có hại.
  • Bạn nên ăn trực tiếp thay vì sử dụng dưới dạng nước ép hoặc xay nhuyễn. Bởi vì khi ép hoặc xay nhuyễn sẽ làm giảm lượng dinh dưỡng có trong ổi.
  • Vỏ ổi có chứa rất nhiều vitamin C, tuy nhiên những người mắc bệnh tiểu đường nên bỏ vỏ trước khi ăn.
  • Bạn nên tránh ăn ổi xanh và non. Bởi vì ổi non có vị chát sẽ ảnh hưởng đến dạ dày và có thể gây táo bón.
  • Nếu bạn đang gặp tình trạng với bệnh táo bón thì nên bỏ hạt ổi, chỉ nên sử dụng phần thịt quả.
  • Bạn không nên ăn quá nhiều lượng ổi trong một ngày. Bởi vì khi ăn một lượng lớn thì có thể gây đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu. Mỗi ngày chỉ nên ăn từ 1 đến 2 quả ổi là hợp lý.
  • Ổi có thời hạn sử dụng ngắn, vì vậy nếu bạn bảo quản ở nhiệt độ phòng, nên sử dụng trong vòng 2 ngày kể từ khi mua. Nếu bạn bảo quản đông lạnh, nên sử dụng trong vòng vài ngày, tránh để lâu, ảnh hưởng đến dinh dưỡng của quả hoặc quả sẽ bị hỏng.

Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề “Ăn ổi bị táo bón không?”. Ổi mang lại rất nhiều lợi ích về mặt dinh dưỡng. Vì vậy, chúng ta nên bổ sung loại trái cây này để tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa các bệnh, bảo vệ sức khỏe của bản thân. Tuy nhiên cũng cần phải sử dụng đúng cách để tránh bị táo bón. Nếu còn thắc mắc về tình trạng táo bón không rõ nguyên nhân của mình, bạn hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 9482 để được chuyên gia tư vấn.

>>> Xem thêm bài viết: Tại sao bị táo bón? 10 Nguyên nhân gây táo bón thường gặp

]]>
https://imialeaplus.com/an-oi-bi-tao-bon-1095/feed/ 0
Top 9+ thuốc tiêu chảy hiệu quả và an toàn nhất https://imialeaplus.com/thuoc-tieu-chay-710/ https://imialeaplus.com/thuoc-tieu-chay-710/#respond Sat, 28 May 2022 01:07:25 +0000 https://imialeaplus.com/?p=710 Tiêu chảy là hiện tượng đi ngoài phân lỏng, từ 3 lần/ngày trở lên. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể người bệnh mất nước và mệt mỏi. Việc sử dụng thuốc tiêu chảy hợp lý giúp giảm tần suất đi ngoài, đồng thời loại bỏ triệu chứng đáng kể. Bài viết dưới đây chia sẻ top 9 thuốc tiêu chảy hiệu quả và an toàn nhất. 

thuoc-tieu-chay-thuốc-tiêu-chảy-1

1. Những nguyên nhân gây tiêu chảy phổ biến

Tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân. Các nguyên nhân phổ biến là: 

1.1. Do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng

Môi trường xung quanh, trong thức ăn, nước uống hàng ngày có chứa vô số vi sinh vật gây hại cho đường tiêu hóa như: E.coli, trực khuẩn Salmonella, trực khuẩn tả,… dẫn đến nguy cơ tiêu chảy cao. 

1.2. Do thiếu hụt enzym tiêu hóa

Enzym tiêu hóa giúp phân cắt thức ăn thành chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thu dễ dàng. Ở những người thiếu hụt enzym tiêu hóa, thức ăn không được tiêu hóa sẽ không được hấp thu, và thải hoàn toàn ra ngoài theo phân dẫn đến tiêu chảy. 

1.3. Do chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Chế độ ăn nhiều đạm (thịt bò, cá, tôm…), nhiều đường như các loại bánh kẹo, nhiều dầu mỡ vượt quá khả năng hấp thu của hệ tiêu hóa. Đây cũng là một nguyên nhân gây ra tiêu chảy. 

1.4. Do sử dụng kháng sinh không hợp lý

Sử dụng kháng sinh vô tình tiêu diệt các lợi khuẩn đường tiêu hóa, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây nên tình trạng tiêu chảy. 

2. 9 thuốc tiêu chảy hiệu quả nhanh và an toàn nhất 

Thuốc tiêu chảy cần có hiệu quả nhanh, vì tiêu chảy kéo dài khiến người bệnh mất nước và điện giải nghiệm trọng. Bên cạnh đó, thuốc còn cần an toàn, không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Top 9 thuốc đáp ứng cả hai tiêu chí trên bao gồm: 

2.1. Oresol – Thuốc tiêu chảy bổ sung nước và điện giải

thuoc-tieu-chay-thuốc-tiêu-chảy-oresol

Khi đi ngoài nhiều lần trong ngày, lượng lớn nước và điện giải trong cơ thể sẽ ra ngoài theo phân. Đây là nguyên nhân chính gây ra trình trạng mất nước và mệt mỏi. Để khắc phục tình trạng này, người bệnh tiêu chảy cần bổ sung dung dịch bù nước và điện giải Oresol. 

Thành phần: Các ion trọng yếu K+, Na+, Cl-…

Công dụng: Bù nước và điện giải cho người bệnh tiêu chảy. 

Đối tượng sử dụng: Mọi lứa tuổi. 

Liều dùng: 

  • Trẻ dưới 2 tuổi: 50-100 ml sau mỗi lần đi ngoài. 
  • Trẻ 2 tuổi trở lên: 100-200 ml sau mỗi lần đi ngoài
  • Người lớn: 75mg/kg cân nặng. 

Cách dùng: Pha Oresol bằng nước nguội và sử dụng trong vòng không quá 24h. Uống sau khi đi ngoài (hoặc nôn trớ). Nếu nôn trớ sau khi uống, người bệnh nên nghỉ 10 phút, sau đó uống chậm hơn. 

Đánh giá:

  • Ưu điểm: Dễ sử dụng và được dùng trong mọi trường hợp tiêu chảy. 
  • Nhược điểm: Không điều trị tận gốc nguyên nhân tiêu chảy. 

2.2. Smecta – Thuốc hấp phụ và bao niêm mạc ruột 

Smecta thuộc nhóm thuốc tiêu chảy thông qua cơ chế bảo vệ niêm mạc ruột. Thuốc gắn trực tiếp với protein niêm mạc đường tiêu hóa, ngăn các tác nhân gây tiêu chảy bám vào. Bên cạnh đó, Smecta có khả năng hấp phụ độc tố vi khuẩn, giúp cải thiện triệu chứng nhanh và hiệu quả trong trường hợp tiêu chảy nhiễm khuẩn. 

thuoc-tieu-chay-thuốc-tiêu-chảy-smecta

Thành phần: Diosmectite – Silicat nhôm và Magnesi tự nhiên 

Công dụng: Điều trị tiêu chảy cấp và mạn sau khi bù nước và điện giải mà không cải thiện. 

Đối tượng sử dụng: Người lớn và trẻ em (trừ trường hợp trẻ mất nước và điện giải nặng).

Liều dùng:

  • Trẻ dưới 1 tuổi: 1 gói/lần, mỗi ngày 1 lần. 
  • Trẻ 1-2 tuổi: 1 gói/lần, mỗi ngày 1-2 lần. 
  • Trẻ trên 2 tuổi: 1 gói/lần, mỗi ngày 2-3 lần.
  • Người lớn: 1 gói/lần, mỗi ngày 3 lần.

Cách dùng: Pha Smecta với khoảng 20ml nước, khuấy đều trước khi uống. 

Đánh giá :

  • Ưu điểm: An toàn, sử dụng được cho trẻ em. 
  • Nhược điểm: Làm giảm hấp thu, dẫn đến giảm tác dụng của thuốc dùng kèm. Ngoài ra, thuốc không tác động đến nguyên nhân gây tiêu chảy nên không điều trị tận gốc. 

2.3. Attapulgite – Thuốc hấp phụ và bao niêm mạc ruột 

Thuốc Attapulgite giảm các triệu chứng của tiêu chảy thông qua cơ chế bao niêm mạc ruột tương tự Smecta. 

thuoc-tieu-chay-thuốc-tiêu-chảy-atta

Thành phần: Silicat nhôm và Magnesi tự nhiên 

Công dụng: Điều trị tiêu chảy cấp và mạn cùng liệu pháp bù nước và điện giải.

Đối tượng sử dụng: Người lớn và trẻ em trên 6 tuổi

Liều dùng: 

  • Trẻ em: 1- 2 gói 3g mỗi ngày. 
  • Người lớn: 2-3 gói 3g mỗi ngày.

Cách dùng: Pha mỗi gói với 20-30ml nước, khuấy đều và sử dụng trước bữa ăn. 

Lưu ý: Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. 

Đánh giá: Tương tự Smecta, thuốc làm giảm hấp thu thuốc dùng kèm nên hạn chế dùng kèm thuốc khác và có thể gây táo bón khi sử dụng. 

2.4. Loperamid – Thuốc cầm tiêu chảy 

Thuốc tiêu chảy Loperamid là một opioid tổng hợp, có khả năng liên kết trực tiếp với thành ruột, từ đó ức chế nhu động ruột và giảm tần suất đi ngoài. Đồng thời, thuốc làm giảm dịch tiết đường tiêu hóa, cải thiện tình trạng tiêu chảy. 

thuoc-tieu-chay-thuốc-tiêu-chảy-loperamid

Thành phần: Loperamid

Công dụng: Hỗ trợ điều trị tiêu chảy cấp và mạn tính. 

Đối tượng sử dụng: Người lớn và trẻ em trên 6 tuổi. 

Liều dùng:

  • Trẻ 6-8 tuổi: 2mg/lần, ngày 2 lần. 
  • Trẻ 8-12 tuổi: 2mg/lần, ngày 3 lần. 
  • Người lớn: 4mg/lần, sau đó mỗi lần tiêu chảy uống 2mg. 

Lưu ý khi sử dụng: Trong trường hợp tiêu chảy nhiễm khuẩn, Loperamid làm giảm nhu động ruột, tăng thời gian lưu phân. Đây là cơ hội để vi khuẩn tăng sinh, làm nặng thêm tình trạng nhiễm khuẩn ruột. Do đó, cần sử dụng thuốc này theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

Đánh giá: 

  • Ưu điểm: Cầm tiêu chảy nhanh và hiệu quả. 
  • Nhược điểm: Chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng. Nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây táo bón, đau bụng, tắc hay liệt ruột.

2.5. Berberin – Thuốc cầm tiêu chảy từ dược liệu

Berberin là thuốc trị tiêu chảy phổ biến nhờ thành phần Alcaloid từ dược liệu, có tác dụng làm tăng trương lực ruột để giữ phân lâu hơn. Bên cạnh đó, hợp chất Berberin có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây viêm ruột tiêu chảy như Staphylococcus aureus, Streptocochemolytique, lỵ, thương hàn…

thuoc-tieu-chay-thuốc-tiêu-chảy-berberin

Thành phần: Berberin – Thành phần alcaloid trong dược liệu Vàng đắng (Coscinium fenestratum)

Công dụng: 

  • Điều trị tiêu chảy, viêm ruột.
  • Điều trị lỵ trực khuẩn, hội chứng lỵ  

Đối tượng sử dụng: Không sử dụng cho phụ nữ có thai. 

Liều dùng:

  • Trẻ em dưới 2 tuổi: 10-20 mg/lần, mỗi ngày 2 lần. 
  • Trẻ em từ 2-7 tuổi: 20-40 mg/lần, mỗi ngày 2 lần. 
  • Trẻ > 8 tuổi và người lớn: 50-80 mg/lần, mỗi ngày 2 lần. 

Cách dùng: Uống cả viên với nước nguội. 

Đánh giá: 

  • Ưu điểm: Thành phần từ dược liệu, an toàn và không tác dụng phụ.
  • Nhược điểm: Ít được dùng cho trẻ em vì có nguy cơ gây loạn khuẩn ruột. Nếu dùng liều cao kéo dài có thể gây táo bón. 

2.6. Pepto Bismol – Thuốc ngừa tiêu chảy 

Pepto Bismol làm giảm lượng dịch trong phân đáng kể bằng cách kích thích hấp thu chất lỏng và chất điện giải qua niêm mạc ruột. Đồng thời, thuốc làm tăng trương lực ruột, giữ phân ở lại trong ruột lâu hơn dẫn đến giảm tần suất đi ngoài. 

thuoc-tieu-chay-thuốc-tiêu-chảy-pepto

Thành phần: Bismuth subsalicylate

Công dụng: Giảm các triệu chứng tiêu chảy, khó tiêu. 

Đối tượng sử dụng: Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi. 

Liều dùng:

  • Dạng siro: 30 ml/lần, 2 lần cách nhau 30 phút – 1 giờ. Không uống quá 120 ml/ngày. 
  • Dạng viên nén: 2 viên/giờ. Không uống quá 16 viên/ngày và không quá 2 ngày liên tiếp. 

Cách dùng: Lắc đều siro trước khi uống. 

Đánh giá: 

  • Ưu điểm: Có dạng siro phù hợp với trẻ nhỏ. 
  • Nhược điểm: Chỉ điều trị triệu chứng mà không điều trị dứt điểm nguyên nhân. 

2.7. Racecadotril – Thuốc trị tiêu chảy an toàn với trẻ em 

Racecadotril là chất ức chế Enkephalinase – một chất chống xuất tiết, từ đó làm giảm lượng dịch thoát ra từ lòng ruột. Vì vậy, Racecadotril được chỉ định trong trường hợp tiêu chảy cấp và đặc biệt an toàn với trẻ em. 

thuoc-tieu-chay-thuốc-tiêu-chảy-raceca

Thành phần: Racecadotril 

Công dụng: Điều trị tiêu chảy cấp.

Đối tượng sử dụng: Người lớn và trẻ em trên 3 tháng tuổi. 

Liều dùng: 

  • Trẻ từ 1-3 tuổi: ½ gói 30mg, 3 lần mỗi ngày. 
  • Trẻ từ 3-8 tuổi: 1 gói 30mg, 3 lần mỗi ngày. 
  • Người lớn: 2-3 gói 30mg, 3 lần mỗi ngày. Có thể sử dụng dạng viên 100mg. 

Cách dùng: Pha với 5ml nước, khuấy đều và uống ngay sau khi pha. 

Lưu ý: Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. 

Đánh giá: 

  • Ưu điểm: Không qua hàng rào máu não nên không ảnh hưởng đến thần kinh, an toàn với trẻ nhỏ. 
  • Nhược điểm: Không điều trị nguyên nhân gây tiêu chảy. 

2.8. Diphenoxylate – Thuốc ức chế nhu động ruột cầm tiêu chảy

Diphenoxylate tác động lên thành ruột, ức chế nhu động ruột kéo theo giảm tần suất đi ngoài. Các sản phẩm chứa Diphenoxylate trên thị trường thường kết hợp thêm thành phần Atropin để giảm tác dụng không mong muốn của Diphenoxylate.

thuoc-tieu-chay-thuốc-tiêu-chảy-diphenoxilate

Thành phần: Diphenoxylate và Atropin. 

Công dụng: Điều trị tiêu chảy.

Đối tượng sử dụng: Người lớn và trẻ em trên 2 tuổi. 

Liều dùng: 

  • Trẻ em: 2-5 ml/lần, tối đa 4 lần/ngày. 
  • Người lớn: 5ml/lần, tối đa 4 lần/ngày.

Cách dùng: Giảm liều khi các triệu chứng có cải thiện. 

Lưu ý: Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. 

Đánh giá: Thuốc ít được sử dụng để điều trị tiêu chảy do có tác động lên thần kinh, quá liều có thể dẫn đến hôn mê, suy hô hấp. 

2.9. Biseptol – Thuốc kháng sinh trị tiêu chảy

Trong trường hợp tiêu chảy do nhiễm khuẩn đường ruột, người bệnh cần được sử dụng thuốc kháng sinh để loại bỏ tận gốc vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, lưu ý chỉ sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Biseptol là một trong những kháng sinh được các bác sĩ chỉ định để điều trị tiêu chảy. 

thuoc-tieu-chay-thuốc-tiêu-chảy-ks

Thành phần: Trimethoprim và Sulfamethoxazol

Công dụng: Điều trị tiêu chảy ở người lớn gây ra bởi E.coli. 

Đối tượng sử dụng: Người lớn bị tiêu chảy do E.coli

Liều dùng: 960mg (2 viên 480mg) mỗi 12 giờ. Tiếp tục sử dụng thuốc 2 ngày sau khi các triệu chứng đã hết. 

Cách dùng: Uống thuốc trong hoặc sau bữa ăn. Uống với nhiều nước. 

Đánh giá: 

  • Ưu điểm: Điều trị tận gốc nguyên nhân tiêu chảy. 
  • Nhược điểm: Thời gian điều trị kéo dài, có thể giảm tuân thủ điều trị. 

2. Nguyên tắc lựa chọn và sử dụng thuốc tiêu chảy 

2.1. Nguyên tắc lựa chọn thuốc tiêu chảy

Bên cạnh việc loại bỏ các triệu chứng, thuốc tiêu chảy có thể gây những tác dụng không mong muốn cho người bệnh. Chính vì vậy, cần lựa chọn thuốc theo những nguyên tắc sau: 

Chỉ sử dụng thuốc khi cần thiết

Chỉ nên dùng thuốc khi người bệnh có biểu hiện nặng như đi ngoài nhiều lần (quá 5 lần/ngày), phân lỏng mà không cải thiện sau bù nước và điện giải bằng Oresol. Thay vào đó, người bệnh có thể tham khảo biện pháp không dùng thuốc như sử dụng men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và bảo vệ hệ tiêu hóa. 

Chọn thuốc phù hợp với từng đối tượng

Mỗi loại thuốc có đối tượng sử dụng khác nhau. Khi lựa chọn thuốc tiêu chảy cho trẻ em, cần thận trọng về độ tuổi cho phép để tránh vi phạm chống chỉ định của thuốc. 

Chọn thuốc phù hợp với mức độ tiêu chảy

Khi mức độ tiêu chảy nhẹ (đi ngoài 3-4 lần/ngày, phân không quá lỏng) chỉ nên sử dụng các thuốc thông thường như Oresol, Smecta. Ngược lại, trong trường hợp mức độ tiêu chảy nặng, người bệnh cần tìm đến dược sĩ/ bác sĩ để được tư vấn sử dụng thuốc hợp lý. 

2.2. Nguyên tắc sử dụng thuốc tiêu chảy

thuoc-tieu-chay-thuốc-tiêu-chảy-2

Để tránh gây những nguy cơ tiềm ẩn, cần lưu ý những điểm sau khi sử dụng thuốc tiêu chảy: 

Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của dược sĩ/bác sĩ

Tự ý sử dụng thuốc có nguy cơ dùng sai thuốc, sai liều lượng dẫn đến không cải thiện tình trạng tiêu chảy, khiến người bệnh càng thêm mệt mỏi. 

Dùng thuốc đúng liều lượng

Dùng thuốc quá liều không có tác dụng cầm tiêu chảy nhanh mà ngược lại, có thể gây ra bệnh lý khác cho người sử dụng. Do đó, cần uống thuốc theo đúng liều chỉ định của bác sĩ. 

Giảm liều và ngừng thuốc khi đã cải thiện bệnh

Sau khi dùng thuốc mà đi ngoài ít hơn và phân rắn hơn, người bệnh tham khảo dược sĩ/bác sĩ để giảm liều thuốc hoặc ngừng thuốc để tránh tác dụng không mong muốn. Riêng đối với thuốc kháng sinh, cần sử dụng đủ liều lượng và đủ thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Ngừng dùng thuốc và thăm khám bác sĩ khi không có dấu hiệu cải thiện

Các thuốc cầm tiêu chảy nhanh và an toàn thường chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng mà không điều trị tận gốc nguyên nhân. Vì vậy, khi tiêu chảy không cải thiện, người bệnh cần thăm khám bác sĩ để tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời. 

3. Lưu ý trong chăm sóc và điều trị tiêu chảy

Bên cạnh việc lựa chọn và sử dụng thuốc tiêu chảy hợp lý, người bệnh cần được chăm sóc và điều trị đúng cách. Do đó, để tình trạng bệnh nhanh cải thiện, cần lưu ý những điều sau: 

3.1. Kết hợp sử dụng thuốc và thay đổi chế độ ăn

Người bệnh tiêu chảy kém hấp thu nên cần ăn thực phẩm ít chất xơ như bánh mì, chuối, táo… đồng thời tránh ăn thực phẩm nhiều đường khó tiêu, nhiều dầu mỡ. Có thể chia nhỏ bữa ăn để người bệnh dễ hấp thu hơn. 

3.2. Bổ sung nước thường xuyên

Bên cạnh việc sử dụng Oresol, người bệnh cần uống nhiều nước để bù lượng dịch đã mất, khoảng 2-3L/ngày. Ngoài ra có thể uống nước trái cây không đường như nước ép táo, nước ép chuối… để bổ sung dinh dưỡng. 

thuoc-tieu-chay-thuốc-tiêu-chảy-3

3.3. Khi có dấu hiệu nặng cần đưa người bệnh đến bác sĩ

Khi người bệnh có một trong các biểu hiện nặng (sốt, phân có máu, đau bụng), cần đưa người bệnh đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị nguyên nhân kịp thời. 

Tiêu chảy là bệnh khá phổ biến, có thể điều trị tại nhà nhờ Top 9+ thuốc tiêu chảy hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, nếu tình trạng không cải thiện hoặc ngày càng nặng, người bệnh tiêu chảy cần được đưa đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám trực tiếp.

Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình. 

]]>
https://imialeaplus.com/thuoc-tieu-chay-710/feed/ 0
Viêm đại tràng có nên ăn tỏi không? Thực hư về hiệu quả https://imialeaplus.com/viem-dai-trang-co-nen-an-toi-khong-628/ https://imialeaplus.com/viem-dai-trang-co-nen-an-toi-khong-628/#respond Fri, 27 May 2022 08:43:43 +0000 https://imialeaplus.com/?p=628 Tỏi từ lâu đã được nhắc đến như một nguyên liệu thuốc tự nhiên, mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khoẻ và được dùng rất phổ biến. Đặc biệt trong thành phần của tỏi có tác dụng tăng cường tiêu hoá và ngăn ngừa các bệnh liên quan. Vậy “Viêm đại tràng có nên ăn tỏi không?. Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.

Viêm đại tràng

1. Thành phần hoạt chất có trong tỏi

Tỏi chứa rất nhiều hoạt chất mang lại lợi ích cho sức khỏe. Trong đó, nổi bật nhất là Allicin – một hợp chất lưu huỳnh hữu cơ, tạo ra mùi hăng và vị đặc trưng của tỏi. Nó có đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa rất tốt. Bên cạnh đó, Allicin phối hợp với các hợp chất khác trong tỏi (chẳng hạn như Saponin, Phenol, Polysacarit…) để tạo ra nhiều tác dụng khác nhau. 

Trong một nhánh tỏi (3g) cũng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, với nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khoẻ như:

  • Mangan: Chiếm 2% nhu cầu Mangan của cơ thể hàng ngày (DV)
  • Vitamin B6: 2% DV
  • Vitamin C: 1% DV
  • Selen: 1% DV
  • Chất xơ: 0,06 gam

Viêm đại tràng

2. Công dụng hữu ích của tỏi đối với sức khỏe

Từ xưa, tỏi đã được y học cổ truyền đưa vào các bài thuốc giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh và đạt được hiệu quả tốt. Ngày nay, tỏi càng được sử dụng rộng rãi hơn. Nó được bổ sung vào bữa ăn như một loại gia vị, đồng thời cũng như một loại thuốc giúp phòng và chữa bệnh. Dưới đây là một số lợi ích của tỏi đối với sức khỏe:

2.1. Tăng cường hệ miễn dịch

Allicin trong tỏi có đặc tính kháng khuẩn, kích thích tăng phản ứng miễn dịch để ngăn chặn sự xâm nhập của virus vào tế bào cơ thể.  Bên cạnh đó, các vitamin B, C, sắt, kẽm, selen… hỗ trợ tăng sức đề kháng và thúc đẩy quá trình chuyển hoá trong cơ thể. Từ đó, tạo cho cơ thể một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, chống lại nhiều bệnh tật, đặc biệt là cúm mùa.

Viêm đại tràng

2.2. Được coi như một loại kháng sinh mạnh

Diallyl sulfide – một hợp chất trong tỏi, giúp chống lại vi khuẩn Campylobacter hiệu quả gấp 100 lần so với các loại kháng sinh thông thường. Vi khuẩn này là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm trùng đường ruột.

2.3. Cung cấp một lượng lớn chất chống oxy hóa

Các chất chống oxy hóa có trong tỏi giúp bảo vệ các tế bào khỏi sự tổn thương do các gốc tự do gây ra. Điều này không những giúp cơ thể giảm tình trạng viêm, lão hoá mà còn có thể ngăn ngừa các bệnh ung thư.

2.4. Cải thiện sức khỏe tim mạch

viêm đại tràng

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn nhiều tỏi sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch hiệu quả. Thông qua việc giảm cholesterol trong máu, chống đông máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, cao huyết áp,…

Ngoài ra, trong tỏi còn chứa Diallyl trisulfide – chất hoạt động tương tự như Hydro sulfua nhưng an toàn hơn. Nó giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch, đặc biệt là sau phẫu thuật tim hoặc sau cơn đau tim.

3. Viêm đại tràng có nên ăn tỏi không?

Viêm đại tràng là bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, xảy ra khi ruột kết bị viêm hoặc bị kích thích. Viêm đại tràng có nhiều triệu chứng phức tạp, mức độ thay đổi theo thời gian. Người mắc viêm đại tràng thường có cảm giác đau quặn bụng vùng hố chậu, kèm theo đầy hơi, chướng bụng, đại tiện bất thường, giảm cân… Bệnh có thể tiến triển nặng hơn, xuất hiện các vết loét ở niêm mạc đại tràng và đi ngoài ra máu.

Nguyên nhân gây ra viêm đại tràng rất đa dạng, có thể kể đến như:

  • Do ngộ độc hoặc dị ứng với thức ăn 
  • Nhiễm các loại vi khuẩn (như lỵ amip, thương hàn, tả, E. coli,…) hoặc nấm nấm (như Candida…)
  • Viêm đại tràng do bệnh tự miễn
  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu lành mạnh tâm lý căng thẳng, stress, di truyền…
  • Sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn đường ruột

Viêm đại tràng

Vậy với những đặc điểm như trên, thì người bị viêm đại tràng ăn tỏi có tốt không

Câu trả lời là CÓ. Như đã biết, trong thành phần của tỏi có chứa hàm lượng lớn các vitamin và khoáng chất,… Đặc biệt là Allicin-thành phần quan trọng nhất của tỏi, được coi là một kháng sinh tự nhiên có hoạt tính rất mạnh. Allicin kết hợp với các hoạt chất khác trong tỏi, tạo ra các tác dụng có lợi cho người viêm đại tràng như sau:

3.1. Kháng khuẩn, chống viêm

Nguyên nhân chủ yếu gây viêm đại tràng chính là do sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào trong đường tiêu hoá. Các thành phần có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm mạnh trong tỏi sẽ giúp chống lại những vi khuẩn này. Tỏi sẽ giúp giảm nguy cơ gây nhiễm trùng, viêm loét niêm mạc đại tràng.

3.2. Tăng cường hệ miễn dịch

Mắc viêm đại tràng kéo dài sẽ gây ra nhiều rối loạn cho cơ thể. Dẫn đến hệ miễn dịch bị suy yếu, cơ thể giảm khả năng chống chọi lại bệnh tật. Do đó, việc bổ sung tỏi thường xuyên sẽ giúp tăng đề kháng, hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng.

Viêm đại tràng

3.3. Tỏi giúp kích thích quá trình tiêu hóa, giảm đầy hơi, chướng bụng

Allicin phối hợp với các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh ở đường tiêu hoá. Từ đó, cải thiện chức năng hoạt động của dạ dày và đường ruột tốt hơn.  

Ngoài ra, hoạt chất carbohydrate trong tỏi còn giúp phân hủy lượng khí sinh ra trong quá trình tiêu hóa – một nguyên nhân gây ra triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu ở người viêm đại tràng. 

viêm đại tràng

3.4. Chống oxy hoá và chống ung thư mạnh mẽ

Allicin và các chất chống oxy hoá có khả năng chống lại các gốc tự do – thủ phạm gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ung thư. Thông qua việc ức chế sự phát triển của các tế bào và kích thích các tế bào ung thư lão hóa sớm. 

Trong khi đó, tình trạng viêm loét đại tràng kéo dài hoặc tái phát liên tục, sẽ thúc đẩy các tế bào biểu mô niêm mạc chuyển thành ác tính, gây ra ung thư đại tràng. Do đó, để phòng ngừa nguy cơ mắc ung thư hãy tập thói quen ăn nhiều tỏi.

4. Hướng dẫn sử dụng tỏi đúng cách đem lại hiệu quả cao

Tỏi rất tốt cho sức khoẻ và được sử dụng phổ biến, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết sử dụng loại vị thuốc này đúng cách.  

Viêm đại tràng

Thông thường, tỏi được chế biến xào nấu với thức ăn sống, chính điều này vô tình làm giảm mất hoạt tính của tỏi. Bởi trong tỏi có các vitamin, carbohydrate và khoáng chất… bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Do đó, sử dụng tỏi sống sẽ đem có lợi cho sức khoẻ hơn cả. Đồng thời, hãy sử dụng tỏi theo những lưu ý sau để đạt được hiệu quả tốt nhất:

  • Trước khi ăn nên đập nát tỏi ra, giúp làm hoạt hóa Alliin thành Allicin.
  • Sau khi đã đập tỏi thì để yên khoảng 10 – 15 phút, rồi mới bắt đầu nấu.
  • Tạo thói quen ăn tỏi thường xuyên và nên ăn nhiều hơn 1 nhánh tỏi mỗi bữa ăn.
  • Có thể thái mỏng, phơi khô tỏi hoặc có thể làm bột tỏi để bảo quản dễ hơn, đồng thời các hoạt chất trong tỏi sẽ bền hơn.
  • Để giảm bớt mùi vị cay nồng của tỏi, có thể ngâm tỏi với giấm. Vừa giúp che giấu mùi vị, vừa làm tăng tác dụng dược lý của tỏi. Vì trong môi trường axit, tỏi được hấp thu nhanh hơn. 
  • Có thể ép tỏi lấy tinh dầu, uống vào thời điểm trước bữa ăn tối hoặc trước khi ngủ. Cách này sẽ giúp kích thích hô hấp, tăng cường trao đổi khí và thông thoáng đường thở. Buổi sáng thức dậy, cơ thể sẽ cảm thấy nhẹ nhõm, sảng khoái.

5. Lưu ý khi dùng tỏi để chữa viêm đại tràng

Dù tỏi mang lại nhiều công dụng tuyệt vời, nhưng nếu lạm dụng quá mức có thể gây ra tình trạng kích ứng ở niêm mạc đường tiêu hoá. Điều này sẽ gây phản tác dụng, tái diễn tình trạng ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, tiêu chảy… Do đó, hạn chế ăn tỏi quá 10g/ngày và không ăn khi đói để tránh làm nặng thêm bệnh viêm loét đường tiêu hoá.

Bên cạnh việc sử dụng tỏi để chống viêm đại tràng, cần kết hợp thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt lành mạnh để có hiệu quả tốt hơn.

Viêm đại tràng

Ngoài ra, cần lưu ý một số trường hợp không nên ăn tỏi như:

  • Người đang mắc bệnh về mắt
  • Người đang có dấu hiệu tiêu chảy
  • Người có tiền sử mắc các bệnh về gan, thận, loét dạ dày
  • Không ăn tỏi cùng trứng, mật ong, cá trắm, cá diếc, thịt gà, thịt chó,…
  • Không ăn tỏi sống nếu đang uống thuốc chống đông máu.

Tỏi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là bệnh viêm đại tràng. Do đó, ăn tỏi với liều lượng vừa phải và đúng cách sẽ giúp mang lại hiệu quả tối ưu, nâng cao sức đề kháng và đẩy lùi bệnh tật. Mong rằng, với những thông tin bài viết chia sẻ đã giúp bạn giải đáp được phần nào thắc mắc “Viêm đại tràng có nên ăn tỏi không?” và hiểu được cách sử dụng tỏi để phát huy tác dụng với sức khỏe tối đa.

Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale A+ hỗ trợ tận tình. 

]]>
https://imialeaplus.com/viem-dai-trang-co-nen-an-toi-khong-628/feed/ 0