Imiale A+ https://imialeaplus.com Fri, 15 Sep 2023 08:48:17 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.0.1 Nội soi dạ dày có đau không? 6 điều cần biết trước khi nội soi dạ dày https://imialeaplus.com/noi-soi-da-day-co-dau-khong-6-dieu-can-biet-truoc-khi-noi-soi-da-day-3817/ https://imialeaplus.com/noi-soi-da-day-co-dau-khong-6-dieu-can-biet-truoc-khi-noi-soi-da-day-3817/#respond Fri, 15 Sep 2023 08:48:17 +0000 https://imialeaplus.com/?p=3817 Nội soi dạ dày là một thủ thuật được áp dụng rộng rãi để kiểm tra trực tiếp dạ dày của người bệnh giúp bác sĩ có thể chẩn đoán hết các tổn thương và bệnh lý của ống tiêu hóa. Phương pháp được bác sĩ đưa ống nội soi vào đường miệng hoặc đường mũi xuống thực quản và dạ dày. Vậy, phương pháp nội soi dạ dày có đau không? Hãy cùng Imiale A+ tham khảo bài viết dưới đây nhé.

nội soi dạ dày có đau không

1. Nội soi dạ dày có đau không?

Nội soi dạ dày là một xét nghiệm để quan sát trực tiếp hình ảnh bên trong dạ dày, tá tràng thông qua một ống dài, có ánh sáng và camera ở đầu. Ống nội soi có thể được đưa vào miệng của người bệnh, đi qua thực quản rồi xuống dạ dày, tá tràng.

Ngoài ra, còn có thêm phương pháp nội soi đường mũi. Phương pháp được thực hiện bởi ống khẩu kính nhỏ 5,9mm đưa qua mũi xuống hầu họng để quan sát dạ dày và thực quản giúp người bệnh dễ chịu hơn.

Nhìn chung, nội soi dạ dày là thủ thuật đơn giản cùng với các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao nên sẽ hạn chế tối đa những nguy hiểm xảy ra và không gây đau cho người bệnh.

Có 3 dạng nội soi chủ yếu:

Nội soi trực tiếp qua đường miệng, không có thuốc gây mê

Phương pháp này, người bệnh cảm thấy vướng ở cổ họng, giống như bị mắc nghẹn, có khi thấy buồn nôn và nôn. Những triệu chứng này kéo dài hơn nửa tiếng sau khi khám xong và không để lại bất cứ triệu chứng hay tai biến nào về sau.

Nội soi qua đường miệng thường áp dụng đối với người trưởng thành khỏe mạnh, còn những trường hợp trẻ nhỏ, tuổi cao, sức yếu cần phải có thuốc gây mê. 

Nội soi bằng đường mũi

nội soi dạ dày có đau không
Nội soi bằng đường mũi vừa an toàn lại hiệu quả 

Là phương pháp dùng một ống nhỏ luồn qua mũi đã được gây tê, qua họng rồi xuống thực quản đến dạ dày để quan sát rõ các tổn thương của niêm mạc dạ dày. Nhờ đó mà xác định chính xác được về tình trạng bệnh.

Phương pháp này được đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả, không áp dụng cho trường hợp bị hẹp khe mũi. Do ống nội soi nhỏ nên ít bị ảnh hưởng đến lưỡi gà, vòm khẩu cái, đáy lưỡi nên không bị đau làm giảm tình trạng nôn ói cho người bệnh.

Nội soi bằng viên nang

Phương pháp này, bác sĩ sẽ cho người bệnh nuốt vào một camera như 1 viên nang thuốc. Thiết bị này có thể chụp liên tục 3 ảnh chỉ trong 1 giây, hình ảnh dạ dày sẽ được hiển thị trên máy tính giúp bác sĩ có thể quan sát, đánh giá và chẩn đoán bệnh chính xác. Trong quá trình nội soi, người bệnh vẫn có thể ăn uống, sinh hoạt bình thường nên sẽ không có cảm giác đau hay khó chịu cho người bệnh.

Sau khi nội soi, trong 24 giờ, người bệnh sẽ thải viên nang ra ngoài đường tiêu hóa. Đây là phương pháp khắc phục được hết nhược điểm của nội soi truyền thống. Tuy nhiên do chi phí khá cao nên phương pháp nội soi bằng viên nang chưa được dùng rộng rãi.

Nội soi dạ dày có gây mê

Dựa vào máy định lượng để bác sĩ đưa lượng thuốc mê vào cơ thể người bệnh với liều lượng chính xác. Phương pháp này giúp người bệnh không còn cảm giác lo lắng, sợ hãi và khó chịu. Sau khi hết thuốc, người bệnh tỉnh lại sẽ không đau hay biến chứng gì xảy ra.

2. 6 điều cần biết trước khi nội soi dạ dày

Để giảm tối đa tình trạng đau và khó chịu nhất có thể, người bệnh cần thực hiện 6 điều sau: 

  • Nhịn ăn ít nhất 6 – 8 giờ trước khi nội soi dạ dày để ngăn ngừa tình trạng nôn, giúp bảo vệ đường thở, giúp bác sĩ quan sát rõ vùng bị tổn thương trong dạ dày. 
  • Chỉ nên uống 1 ít nước lọc, không uống cà phê, hạn chế ăn nhiều chất xơ vài ngày trước khi nội soi 
  • Trường hợp lỡ ăn quá nhiều có thể dùng thuốc làm sạch đường ruột, khi dùng sẽ đi ngoài phân lỏng, không nên ăn gì thêm khi đã dùng thuốc. 
  • Nếu có tiền sử bệnh tim, hen suyễn, thận, dị ứng cần trao đổi với bác sĩ
  • Nên nói với bác sĩ các loại thuốc người bệnh đang dùng hoặc có tiền sử dị ứng thuốc.
  • Đặt lịch và kí vào giấy xác nhận nội soi dạ dày. Sau khi bác sĩ thăm khám và xác định thời gian, người bệnh cần đặt lịch với bác sĩ để thực hiện thủ thuật. Đồng thời, ký vào giấy xác nhận đồng ý tiến hành nội soi dạ dày.  

>>> Xem thêm: 13 cách giảm đau dạ dày nhanh chóng tại nhà

3. Các bước nội soi dạ dày

Theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, quy trình nội soi dạ dày gồm có 6 bước như sau:

3.1. Tiến hành thăm khám và chỉ định nội soi dạ dày

Đây là bước rất quan trọng, bác sĩ sẽ thăm khám nội khoa và ngoại khoa, các thuốc đang sử dụng của người bệnh. Nếu đủ điều kiện bác sĩ sẽ tiến hành nội soi. Bác sĩ sẽ tiến hành nội soi các trường hợp lâm sàng sau: ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị, buồn nôn, đau bụng, phân đen hoặc có máu,…

3.2 Người bệnh sẽ được ký vào giấy xác nhận đồng ý nội soi dạ dày

Sau khi được tiến hành thăm khám và chỉ định nội soi dạ dày, bệnh nhân sẽ được ký giấy xác nhận đồng ý nội soi dạ dày để hiểu rõ những rủi ro có thể xảy ra cũng như đồng ý làm thủ thuật.

nội soi dạ dày có đau không
Người bệnh sẽ được ký vào giấy xác nhận đồng ý nội soi dạ dày

3.3 Chuẩn bị cho người bệnh trước khi nội soi dạ dày

Đây là bước quan trọng để quá trình nội soi dạ dày được chính xác. Người bệnh cần chuẩn bị một số vấn đề sau:

  • Thay đổi chế độ ăn trước ngày nội soi 

Người bệnh cần nhịn ăn 6 – 8 tiếng trước khi nội soi tránh bị sặc hoặc trào ngược trong quá trình làm nội soi. Người bệnh không nên uống sữa và các loại thức uống có ga,…

  • Thực hiện một số xét nghiệm cần thiết 

Thực hiện xét nghiệm các bệnh lây nhiễm, chức năng đông và cầm máu, xét nghiệm chức ăn gan và thận, đo điện tim, chụp X – quang,… để quá trình nội soi được thuận lợi.

  • Dừng uống các thuốc đang sử dụng trước khi nội soi 

Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ những loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ xem xét có nên ngừng để đảm bảo an toàn cho quá trình nội soi dạ dày.

3.4 Tiến hành gây mê người bệnh

Đối với người bệnh lựa chọn nội soi dạ dày gây mê, các bác sĩ sẽ tiến hành truyền một lượng thuốc gây mê vừa đủ vào đường tĩnh mạch người bệnh. Phương pháp này giúp hạn chế được các nguy hiểm có thể xảy ra như: giãy dụa, giật dây soi dạ dày,… gây nên các tổn thương đường tiêu hóa.

3.5 Tiến hành nội soi và chẩn đoán

Sau khi đã chuẩn bị hết các quy trình trên, bước tiếp theo là tiến hành nội soi dạ dày:

Người bệnh nằm nghiêng sang trái để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày khi đang thực hiện nội soi. Đồng thời, người bệnh được gắn các thiết bị hỗ trợ như: máy theo dõi huyết áp, nhịp tim để đảm bảo an toàn trong quá trình nội soi.

nội soi dạ dày có đau không
Người bệnh cần nằm nghiêng sang trái và được đo huyết áp, nhịp tim, nhịp thở

Khi nội soi, bác sĩ đưa ống nội soi đi qua thực quản, xuống dạ dày và tá tràng. Hình ảnh đường tiêu hóa sẽ được camera thu lại và hiện trên màn hình tivi. Bác sĩ dựa vào vào những hình ảnh này để xác định chính xác vùng bị tổn thương để đưa ra chẩn đoán bệnh.

Trong quá trình nội soi, nếu cần thiết bác sĩ có thể tiến hành lấy mẫu xét nghiệm hoặc làm thủ thuật cắt polyp, lấy dị vật,…

3.6 Chăm sóc và cho người bệnh nghỉ ngơi sau nội soi dạ dày

Đây là bước cuối giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng sau nội soi. Đối với người bệnh gây mê, cần có thời gian hồi tỉnh khoảng 10 – 30 phút cho thuốc mê hết tác dụng. 

Kết quả nội soi sẽ được đưa cho bác sĩ chuyên khoa để xác định và chẩn đoán mức độ bệnh. Dựa vào kết quả để bác sĩ có phác đồ điều trị phù hợp.   

4. Một số lưu ý cho người bệnh sau khi nội soi dạ dày 

Chế độ ăn uống sau khi nội soi dạ dày rất quan trọng giúp người bệnh nhanh hồi phục và giảm các khó chịu gây ra. Vì vậy, sau khi nội soi dạ dày cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Đối với nội soi thường, người bệnh cần nằm nghỉ ngơi và theo dõi sức khỏe khoảng 15 – 30 phút. 
  • Đối với nội soi gây mê, người bệnh cần nghỉ ngơi và chờ tỉnh táo theo dõi huyết áp, nhịp tim, nhịp thở trong vòng 1 giờ sau nội soi, không nên tự điều khiển phương tiện giao thông mà cần có người nhà đi theo. 
  • Người bệnh không nên khạc đờm sau khi nội soi và chỉ cần súc miệng bằng nước muối pha loãng.
  • Sau nội soi người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng: buồn nôn, khó nuốt, nôn, đau họng nếu nội soi theo đường họng, đau mũi nếu nội soi theo đường mũi. Những triệu chứng này hoàn toàn bình thường và sẽ tự mất không cần điều trị gì.
  • Sau khi nội soi khoảng 2 giờ, người bệnh nên ăn những thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như: cháo, sữa nguội, súp, ngũ cốc, nước trái cây,…tránh ăn những thực phẩm cay nóng dễ gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày.
  • Bữa ăn tiếp theo trong vòng 24 giờ vẫn tiếp tục ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, ít chất xơ để đảm bảo cho quá trình hấp thu chất dinh dưỡng.
  • Sau 2 – 3 ngày, người bệnh có thể ăn uống bình thường nhưng vẫn cần duy trì chế độ ăn uống khoa học để bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Người bệnh nên chia nhỏ thành 3 – 4 bữa ăn trong ngày, cách nhau 3 – 4 tiếng, tránh ăn no quá hoặc ít quá để tránh gây áp lực cho dạ dày. 
  • Khi người bệnh có bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ đau dạ dày thì nên gặp trực tiếp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Như vậy, câu hỏi nội soi dạ dày có đau không đã được Imiale A+ giải đáp ở trên. Mong rằng bài viết này sẽ bổ sung những kiến thức cần thiết cho những ai đang muốn tiến hành nội soi dạ dày. Nếu bạn còn thắc mắc hay câu hỏi khác về sức khỏe hãy liên hệ theo Hotline 1900 9482 để được các chuyên gia tư vấn nhé!

>>> Xem thêm: Đau dạ dày buồn nôn có nguy hiểm không?

]]>
https://imialeaplus.com/noi-soi-da-day-co-dau-khong-6-dieu-can-biet-truoc-khi-noi-soi-da-day-3817/feed/ 0
10 Cách chữa đau dạ dày tại nhà từ bài thuốc dân gian https://imialeaplus.com/10-cach-chua-dau-da-day-tai-nha-tu-bai-thuoc-dan-gian-3812/ https://imialeaplus.com/10-cach-chua-dau-da-day-tai-nha-tu-bai-thuoc-dan-gian-3812/#respond Sat, 09 Sep 2023 03:14:24 +0000 https://imialeaplus.com/?p=3812 Cách chữa đau dạ dày tại nhà là một giải pháp hỗ trợ trong điều trị bệnh, giúp người bệnh giảm được cơn đau hiệu quả. Vì vậy, người bệnh cần thực hiện đúng cách để tránh các phát sinh không mong muốn gây ra. Vậy các bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày tại nhà được thực hiện như thế nào? Hãy cùng Imiale A+ đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

chữa đau dạ dày tại nhà

1. Cách chữa đau dạ dày tại nhà có ưu và nhược điểm gì?

Khi thực hiện bất kì một phương pháp nào cũng đều có 2 mặt đó là ưu điểm và nhược điểm. Vì vậy, trước khi áp dụng các cách chữa đau dạ dày tại nhà, người bệnh cần nắm được các ưu và nhược điểm sau đây:

1.1. Ưu điểm

Cách chữa đau dạ dày tại nhà chủ yếu sử dụng các nguyên liệu tự nhiên từ lá cây, thực phẩm có sẵn trong nhà bếp: gừng, nghệ, tía tô, nha đam,… Phương pháp này có các ưu điểm sau:

  • An toàn, lành tính: Phương pháp được làm từ các lá cây và những thực phẩm quen thuộc, gần gũi với con người nên rất an toàn và lành tính.
  • Nguyên liệu dễ tìm: Các thực phẩm: gừng, nha đam, lá tía tô, nghệ,… đều là những dược liệu dễ tìm thấy trong cuộc sống hàng ngày.
  • Nguyên liệu giá rẻ: Các nguyên liệu này có giá rẻ nên tiết kiệm được nhiều chi phí.

1.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm trên, phương pháp còn có một số nhược điểm như:

  • Tác dụng chậm: Các nguyên liệu này có dược tính nhẹ nên phát huy tác dụng chậm hơn khi dùng thuốc Tây, người bệnh cần kiên trì thực hiện để cải thiện bệnh hiệu quả.
  • Chỉ hỗ trợ làm giảm các triệu chứng: Phương pháp chữa đau dạ dày tại nhà chỉ hỗ trợ làm giảm các triệu chứng: giảm đau, ợ hơi, ợ nóng, đầy bụng,… chứ không chữa được dứt điểm. Người bệnh cần thực hiện cùng với cách chữa khác theo chỉ định của bác sĩ.
  • Mất nhiều thời gian để thực hiện: Các bài thuốc cần phải có thời gian để chuẩn bị nguyên liệu và sắc thuốc. Vì vậy, người bệnh sẽ mất nhiều thời gian hơn. 
  • Phù hợp với các đối tượng nhẹ, mới khởi phát: Các bài thuốc chữa đau dạ dày tại nhà có dược tính nhẹ nên phù hợp với các đối tượng bệnh nhẹ, mới khởi phát. Phương pháp không thể thay thế được thuốc chữa bệnh. 

>>> Xem thêm: 13 cách giảm đau tại nhà nhanh chóng không phải ai cũng biết

2. 10 cách chữa đau dạ dày tại nhà từ bài thuốc dân gian

Các bài thuốc chữa đau dạ dày tại nhà đã được ông cha ta lưu truyền từ xa xưa, vì phương pháp này rất an toàn và làm giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả nếu được thực hiện đúng cách. Sau đây là 10 bài thuốc chữa đau dạ dày tại nhà đơn giản nhất:

2.1. Bột nghệ kết hợp mật ong

chữa đau dạ dày tại nhà

Các nghiên cứu cho rằng, trong nghệ chứa hoạt chất curcumin có vị đắng, tính ôn, sát khuẩn và giúp ngăn chặn sự phát triển các tế bào tổn thương. Mật ong có tính bình, tăng sức đề kháng, giảm đau, làm lành các tổn thương và giảm tình trạng ợ hơi ở người bệnh.

Ngoài ra, sự kết hợp giữa bột nghệ với mật ong làm giảm tiết nồng độ axit dịch vị trong dạ dày và các triệu chứng khó chịu ở người bệnh.

Chuẩn bị: 

  • 1 thìa 5g tinh bột nghệ 
  • 15ml mật ong
  • 500ml nước ấm

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Bạn cho 5g tinh bột nghệ và 15ml mật ong vào 500ml nước ấm, khuấy đều tay cho hỗn hợp tan hết
  • Bước 2: Bạn nên uống sau bữa ăn 30 phút, mỗi ngày uống 3 lần để bệnh nhanh chóng được cải thiện.

2.2. Dùng gừng

Trong gừng chứa rất nhiều enzyme và chất chống oxy hóa gingerol và shogaol, chất chống viêm, kháng khuẩn giúp tăng đề kháng và nhanh chóng phục hồi các niêm mạc bị tổn thương trong dạ dày. Đồng thời, gừng có khả năng loại bỏ các chất dư thừa trong ruột, giúp giảm các triệu chứng đau bụng, ợ hơi, ợ chua và đầy bụng ở bệnh đau dạ dày.

Chuẩn bị:

  • 1 cốc nước ấm
  • 1 củ gừng tươi

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Gọt bỏ vỏ củ gừng rồi rửa sạch
  • Bước 2: Bạn thái gừng thành từng lát mỏng rồi cho vào cốc nước nóng khoảng 60 – 70 độ C.
  • Bước 3: Bạn uống nước gừng khi còn ấm vào mỗi buổi sáng để bài thuốc phát huy được hết tác dụng của nó.   

2.3. Cam thảo

Cam thảo có vị ngọt, tính bình, là vị thuốc có tác dụng bồi bổ, giải độc, giảm đau, chống viêm và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Đồng thời, cam thảo còn có khả năng ức chế tiết dịch vị acid trong dạ dày và histamin, làm các tổn thương nhanh chóng hồi phục. 

Cách thực hiện: Dùng 3 – 4g cảm thảo để sắc nước uống, mỗi ngày 3 lần. Người bệnh không nên dùng quá 3 tuần để tránh hiện tượng phù.

2.4. Bài thuốc từ nha đam

chữa đau dạ dày tại nhà

Theo y học cổ truyền, nha đam có vị đắng và tính hàn, quy kinh can, tỳ và vị nên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng và thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa. Ngoài ra, chất kiềm trong nha đam có tác dụng trung hòa acid, kiểm soát các vết loét ở dạ dày, làm lành các tổn thương nhanh chóng và giảm đau khi bị ợ nóng.

Cách làm: 

  • Bước 1: Bạn đem 1 – 2 lá nha đam đem gọt bỏ vỏ rồi rửa sạch chất nhớt đắng. 
  • Bước 2: Thái nha đam thành từng miếng nhỏ, cho vào máy xay, thêm ít nước vào rồi xay nhuyễn.
  • Bước 3: Bạn lọc lấy nước uống ít nhất 2 lần/ngày, mỗi lần uống khoảng 30ml, dùng liên tục trong 2 – 3 ngày để thuốc phát huy tác dụng, giảm nhanh triệu chứng đau ở dạ dày.

Ngoài ra, bạn có thể dùng nha đam kết hợp với mật ong hoặc nghệ cũng giúp cải thiện nhanh các triệu chứng của bệnh đau dạ dày gây nên. 

2.5. Lá tía tô

Lá tía tô có khả năng trị bệnh đau dạ dày hiệu quả. Với các thành phần: Acid alpha linolenic, xeton, fulan, hydrocarbon,… có tác dụng: Chống viêm, giảm đau, sát khuẩn, chống oxy hóa, làm lành các niêm mạc bị tổn thương và làm giảm các triệu chứng của bệnh đau dạ dày hiệu quả.

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá tía tô
  • 500ml nước

Cách làm: 

  • Bước 1: Bạn đem lá tía tô rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 15 – 20 phút, rồi để ráo
  • Bước 2: Đem lá tía tô đã rửa sạch cho vào nồi, đổ 500ml nước vào rồi đun sôi nhỏ lửa.
  • Bước 3: Đun sôi khoảng 10 phút rồi tắt bếp, lọc bỏ bã lấy nước để uống
  • Bước 4: Bạn chia nước vừa đun sôi thành 2 phần để uống trong ngày, kiên trì sử dụng trong 5 – 7 ngày để bài thuốc phát huy được tác dụng.

Ngoài ra, bạn có thể dùng lá tía tô để ăn sống hoặc nấu cháo cũng làm giảm các triệu chứng đau dạ dày đáng kể.   

2.6. Lá trầu không

Theo các nhà nghiên cứu, lá trầu không có vị cay, nồng do có thành phần beta phenol và chavicol. Đây là những thành phần có tác dụng chống viêm cực mạnh. Ngoài ra, các hoạt chất còn có tác dụng kháng lại các vi khuẩn gây hại như: Subtilis, HP, tụ cầu,… Đồng thời, lá trầu không còn có tác dụng trung hòa acid, bảo vệ niêm mạc dạ dày và làm lành các vết loét dạ dày gây nên.

Chuẩn bị: 4 -5 lá trầu không tươi

Cách làm: 

  • Bước 1: Rửa sạch lá trầu không đem ngâm với nước muối loãng rồi để ráo
  • Bước 2: Bạn đem đun sôi lá 5 phút rồi lấy nước uống, uống sau ăn khoảng 1 giờ. Bạn nên kiên trì uống trong vòng 1 tháng để giảm được các triệu chứng đau dạ dày.

2.7. Nước ép bạc hà

chữa đau dạ dày tại nhà

Lá bạc hà có chứa chất chống oxy hóa và axit rosmarinic là chất chống viêm có tác dụng làm giảm hiện tượng co thắt và giúp giảm cơn đau hiệu quả. Đồng thời, lá bạc hà còn chữa ăn không tiêu, chướng hơi, đầy bụng và giảm chứng buồn nôn và giảm tiết axit dạ dày.

Cách làm: 

  • Bước 1: Lá bạc hà đem rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 10 – 15 phút, rồi để cho ráo nước.
  • Bước 2: Bạn cho lá bạc hà vào máy xay sinh tố, cho thêm ít nước rồi xay nhuyễn.
  • Bước 3: Bạn lọc hỗn hợp vừa xay, bỏ bã lấy nước để uống hàng ngày. 

2.8. Mật ong và chuối xanh

Mật ong vừa là thuốc bổ lại vừa có tính kháng khuẩn, làm giảm tiết acid nên các triệu chứng của đau dạ dày nhanh chóng được cải thiện. Chuối xanh có vị chát, tính mát có tác dụng thúc đẩy sinh ra các dịch nhầy trong dạ dày nên niêm mạc dạ dày được bảo vệ, các triệu chứng được thuyên giảm đáng kể. Hỗn hợp này còn có công dụng tiêu diệt vi khuẩn HP, kiểm soát tốt dịch vị acid trong dạ dày. Vì vậy, khi có triệu chứng bệnh, người bệnh cần dùng ngay để giảm các cơn đau.

Chuẩn bị

  • 10 quả chuối xanh non
  • Mật ong 

Cách làm:

  • Bước 1: Bạn đem rửa sạch chuối xanh, gọi bỏ vỏ và rửa lại để bỏ bớt nhựa
  • Bước 2: Cắt chuối xanh thành lát mỏng và đem ngâm với muối trong vòng 10 phút
  • Bước 3: Phơi khô lát chuối xanh rồi xay thành bột
  • Bước 4: Đem trộn bột chuối xanh với mật ong, vê thành từng viên nhỏ, đựng vào hộp có nắp để dùng dần. Mỗi ngày dùng từ 3 – 4 viên, kiên trì trong 2 tuần, các triệu chứng của bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt. 

2.9. Trà hoa cúc

chữa đau dạ dày tại nhà

Hoa cúc có tính mát, thanh nhiệt, giải độc nên có khả năng làm dịu các cơn đau dạ dày hiệu quả. Đồng thời, trà hoa cúc còn có tác dụng cân bằng sự điều tiết acid trong dạ dày, giảm tình trạng kích thích dạ dày.

Chuẩn bị

  • 5g hoa cúc khô
  • 5g gừng tươi
  • 200ml nước sôi 90 độ C

Cách làm

  • Bước 1: Bạn cho 5g hoa cúc khô vào cốc
  • Bước 2: Cho 200ml nước sôi vào rồi hãm trong 3 phút
  • Bước 3: Cuối cùng, bạn cho gừng tươi vào chờ khoảng 5 phút rồi chắt ra uống, nên uống 1 – 2 lần mỗi ngày để giảm bớt cơn đau.

2.10. Mật ong và trứng gà

Trong mật ong chứa đường carbohydrate, chất béo, chất đạm và các loại vitamin dồi dào có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa tốt nên các tổn thương trong niêm mạc dạ dày nhanh chóng được hồi phục. Trong trứng gà chứa hợp chất lecithin hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa và còn cung cấp kháng thể IgY giúp chống lại các yếu tố gây nên bệnh đau dạ dày.

Khi mật ong kết hợp với trứng gà sẽ có tác dụng làm giảm tiết dịch dạ dày và các vết loét được cải thiện đáng kể.  

Chuẩn bị

  • 1 quả trứng gà
  • 2 thìa cà phê mật ong 
  • 1 thìa cà phê tinh bột nghệ
  • 30ml nước sôi

Cách làm

  • Bước 1: Trứng gà bạn đem tách lấy lòng đỏ, bỏ lòng trắng
  • Bước 2: Cho 30ml nước sôi vào cốc tinh bột nghệ, khuấy đều cho tan hết, sau đó cho tiếp mật ong và lòng đỏ trứng gà vào trộn đều.
  • Bước 3: Bạn đem cốc hỗn hợp trên hấp cách thủy với lửa nhỏ khoảng 20 phút cho chín hẳn rồi nhắc xuống.
  • Bước 4: Bạn nên dùng lúc nóng, sau mỗi bữa ăn tối khoảng 2 giờ, ăn liên tục trong 1 tuần xong giãn ra nghỉ 3 ngày rồi tiếp tục ăn một chu kì nữa. Nếu bệnh chưa đỡ, bạn có thể lặp lại chu kỳ dừng và nghỉ cho đến khi bệnh thuyên giảm. 

3. Các bài tập hỗ trợ giảm đau dạ dày tại nhà

Bên cạnh thực hiện những bài thuốc chữa đau dạ dày tại nhà, người bệnh cần kết hợp các bài tập hỗ trợ để bệnh nhanh chóng được cải thiện như:

3.1. Massage bụng

chữa đau dạ dày tại nhà

Massage bụng đúng cách được các chuyên gia đánh giá là phương pháp vừa an toàn lại vừa hiệu quả. Việc massage bụng sẽ thúc đẩy máu lưu thông dễ dàng đến các cơ quan, xoa dịu các cơn đau hiệu quả và đẩy lùi các triệu chứng đầy bụng, ợ hơi ở người bệnh.

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Xoa hai tay vào nhau cho nóng lên, bạn có thể nhỏ 1 giọt tinh dầu khuynh diệp lên lòng bàn tay xoa trực tiếp lên bụng.
  • Bước 2: Áp 2 lòng bàn tay vào bụng vùng bị đau, xoa nhẹ theo kim đồng hồ trước rồi tăng dần lực về sau.
  • Bước 3: Bạn nên lặp lại động tác trong khoảng 10 – 15 phút, kiên trì thực hiện hàng ngày để giảm được các triệu chứng của bệnh.

3.2. Bài tập kích thích hệ tiêu hóa

Bài tập này sẽ giúp thức ăn được hấp thụ và tiêu hóa dễ dàng hơn, hạn chế tính trạng táo bón, đầy hơi và chướng bụng ở người bệnh.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bệnh nhân đứng thẳng, 2 chân mở rộng bằng vai, 2 tay đưa thẳng lên cao, vừa thực hiện động tác vừa đếm theo nhịp.
  • Bước 2: Sau đó, người bệnh từ từ ngồi xuống nhưng tay vẫn giữ nguyên tư thế thẳng đứng, nhịp thở phải đều, hít vào khi đứng lên và thở ra khi ngồi xuống.
  • Bước 3: Bạn tiếp tục thực hiện động tác trên trong khoảng 5 – 10 phút để cải thiện được các triệu chứng của bệnh.  

3.3. Sử dụng các động tác hít thở

Động tác hít thở nếu thực hiện đúng cách sẽ có tác dụng nhanh chóng đến người bệnh đau dạ dày, giảm mức độ lo âu, căng thẳng. Đồng thời, phương pháp này còn giảm tiết dịch vị trong dạ dày, tăng cường chức năng tiêu hóa, hạn chế táo bón và làm giảm đau một cách tự nhiên.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Người bệnh thả lỏng cơ thể rồi nằm ngửa để 2 tay đặt lên trên bụng.
  • Bước 2: Bạn tập trung hít thở sâu bằng đường mũi đến khi thấy phổi đã căng phồng.
  • Bước 3: Giữ hơi thở khoảng 3 giây rồi thở ra từ từ qua miệng, kết hợp cùng động tác hóp bụng lại. 
  • Bước 4: Bạn thực hiện lặp lại động tác trên từ 3 – 5 lần/ngày.  

3.4. Thực hiện động tác gập người

Động tác này giúp người bệnh giảm cơn đau dạ dày nhanh chóng. Đồng thời, thực hiện đúng cách sẽ giảm được các triệu chứng của bệnh như: đầy bụng, ợ hơi, táo bón,…

Cách thực hiện:

Bước 1: Người bệnh đứng thẳng, chân để rộng bằng vai và thực hiện động tác gập người theo các nhịp:

  • Nhịp 1: Đưa 2 tay thẳng lên cao và mắt nhìn hướng theo tay
  • Nhịp 2: Đưa tay từ từ xuống kết hợp gập người cúi xuống chạm tay vào ngón chân cái
  • Nhịp 3: Đưa tay về tư thế sang 2 bên ngang vai
  • Nhịp 4: Cuối cùng là trở về tư thế ban đầu

Bước 2: Bạn tiếp tục thực hiện động tác này khoảng 4 lần, mỗi lần làm 8 nhịp, kiên trì thực hiện sẽ cải thiện được các triệu chứng của bệnh.

4. Chữa đau dạ dày tại nhà từ bài thuốc dân gian cần chú ý gì?

đau dạ dày ăn gì

Để thực hiện các cách trên hiệu quả, người bệnh cần chú ý các vấn đề sau:

  • Phương pháp trên chỉ áp dụng cho những trường hợp bị bệnh nhẹ hoặc trung bình
  • Mức độ cải thiện của bệnh khi thực hiện các bài thuốc dân gian phụ thuộc vào từng cơ địa của người bệnh 
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Ăn đúng giờ, không nên để bụng quá đói hoặc quá no, không nhịn ăn và nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.
  • Nên ăn những thực phẩm mềm, dễ hấp thu và tiêu hóa. Tránh ăn những đồ cay, nóng, bia rượu, chất kích thích,…
  • Thực hiện chế độ ăn, ngủ thích hợp, tránh stress, căng thẳng, lo âu và làm việc quá sức ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Trong quá trình thực hiện bài thuốc tại nhà, nếu người bệnh thấy có bất thường hãy đến gặp bác sĩ để được xử trí kịp thời.

>>> Xem thêm: Đau dạ dày ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh

Trên đây là 10 cách chữa đau dạ dày tại nhà từ bài thuốc dân gian đã được Imiale tổng hợp chi tiết nhất cho các bạn tham khảo. Nếu người bệnh áp dụng không hiệu quả nên đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp.

Mọi vấn đề thắc mắc về bệnh đau dạ dày , hãy liên hệ Imiale A+ theo Hotline 1900 9482 để được các chuyên gia hỗ trợ nhé!

]]>
https://imialeaplus.com/10-cach-chua-dau-da-day-tai-nha-tu-bai-thuoc-dan-gian-3812/feed/ 0
Cách chữa đau dạ dày cho bà bầu tại nhà hiệu quả không cần dùng thuốc https://imialeaplus.com/cach-chua-dau-da-day-cho-ba-bau-tai-nha-hieu-qua-khong-can-dung-thuoc-3797/ https://imialeaplus.com/cach-chua-dau-da-day-cho-ba-bau-tai-nha-hieu-qua-khong-can-dung-thuoc-3797/#respond Thu, 31 Aug 2023 07:54:14 +0000 https://imialeaplus.com/?p=3797 Mẹ bầu đau dạ dày tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe cho cả mẹ và bé. Nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời sẽ làm mẹ bầu chán ăn, cơ thể bị suy nhược làm chậm quá trình phát triển của thai nhi. Vì vậy, mẹ cần tham khảo cách chữa đau dạ dày cho bà bầu tại nhà được Imiale A+ trình bày sau đây. 

cách chữa đau dạ dày cho bà bầu tại nhà

1. Những ảnh hưởng của bà bầu đau dạ dày đến thai nhi 

Theo các chuyên gia, đa số các mẹ bầu đau dạ dày thường đau cấp tính trong thời gian ngắn và không tác động trực tiếp đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu để tình trạng đau dạ dày kéo dài mà không có biện pháp cải thiện kịp thời thì sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và con.

  • Mẹ bầu bị đau dạ dày kéo dài dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa trầm trọng hơn, ngăn cản việc hấp thu các chất dinh dưỡng của mẹ và con. Mẹ sẽ bị suy nhược dẫn đến thai nhi chậm phát triển.
  • Mẹ đau nhiều, mệt mỏi, căng thẳng, khó chịu trong 3 tháng đầu cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến sảy thai.
  • Nguy hiểm hơn, đau dạ dày là tác nhân hình thành các vết loét niêm mạc dạ dày, tá tràng và thực quản. Ngoài ra, một số mẹ bầu bị đau dạ dày nặng có các biến chứng thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày có thể đe dọa đến tính mạng cả mẹ và thai nhi. 

2. Cách chữa đau dạ dày cho bà bầu tại nhà

Để giảm các triệu chứng đau dạ dày, mẹ bầu được có thể áp dụng các biện pháp tại nhà sau đây: 

2.1. Tinh bột nghệ

Các nhà khoa học đã chứng minh, trong củ nghệ chứa chất curcumin có tác dụng sát khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, chất curcumin còn có tác dụng tiêu diệt các chủng vi khuẩn HP và làm lành các tổn thương của niêm mạc nhanh chóng.

Chuẩn bị:

  • 2 thìa cà phê tinh bột nghệ
  • 250ml nước ấm
  • Sữa hoặc mật ong

Cách làm

  • Bước 1: Mẹ cho 2 thìa cà phê tinh bột nghệ vào 250ml nước ấm khoảng 40 độ C.
  • Bước 2:  Để cho dễ uống, mẹ có thể cho ít sữa hoặc mật ong vào uống cùng. 
  • Bước 3: Người bệnh nên uống 1 – 2 cốc trước bữa ăn khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày để bệnh nhanh hồi phục.

2.2. Trà hoa cúc

Các chất có trong trà hoa cúc có tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả. Đồng thời, uống trà hoa cúc mỗi ngày chống co thắt cơ trơn nhờ có chất chống oxy hóa, cải thiện chứng đầy bụng, táo bón hiệu quả. 

cách chữa đau dạ dày cho bà bầu tại nhà
                Trà hoa cúc có tác dụng làm giảm các triệu chứng đau dạ dày hiệu quả 

Chuẩn bị

  • 1 – 2 thìa hoa cúc khô
  • 1 cốc nước sôi

Cách làm

  • Bước 1: Mẹ đun nước sôi chắt vào cốc, sau đó nhúng túi trà hoặc một ít hoa cúc khô vào. 
  • Bước 2: Mẹ để khoảng 5 phút rồi bỏ túi trà hoặc lọc lấy nước bỏ bã hoa cúc đi. 
  • Bước 3: Để dễ uống hơn, mẹ có thể cho thêm chút mật ong vào uống cùng. 
  • Bước 4: Mẹ uống trà sau khi đã nguội và uống sau ăn khoảng 30 phút hoặc khi thấy dạ dày lên cơn đau, khó chịu. Mẹ chỉ nên dùng khoảng 15g hoặc ít hơn hoa cúc khô để pha trà mỗi ngày, tương ứng với 1 – 2 cốc trà nhỏ.

2.3. Dầu dừa

Trong dầu dừa chứa hàm lượng axit lauric là một loại axit béo có tính kháng khuẩn tốt. Sử dụng dầu dừa thường xuyên sẽ làm lành các vết thương nhanh chóng, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm và các vết loét mới. Ngoài ra, dầu dừa còn có tốt cho tim mạch, hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp, táo bón,…

Cách sử dụng:

Mẹ bầu nên uống dầu dừa nguyên chất trước 3 bữa ăn chính trong ngày. Nếu mẹ thấy khó uống có thể uống chung với sữa nóng, sữa đậu nành,…Thường xuyên áp dụng phương pháp này có thể làm giảm các triệu chứng đau dạ dày. Ngoài ra, mẹ bầu có thể dùng dầu dừa thay thế loại dầu đang dùng để nấu thức ăn hàng ngày. 

2.4. Mật ong và chanh

Trong quả chanh chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như: photpho, kali, vitamin C, vitamin B6, chất xơ, carbohydrate,… có tác dụng giữ nước cho cơ thể, tăng cường miễn dịch, giảm tình trạng buồn nôn cho người bệnh. 

Chữa táo bón bằng mật ong và chanh
 Mật ong và chanh chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

Chuẩn bị

  • 1 cốc nước ấm
  • ½ quả chanh
  • 3 thìa cà phê mật ong

Cách làm:

  • Bước 1: Mẹ hòa tan mật ong vào cốc nước ấm
  • Bước 2: Mẹ vắt chanh vào cốc hỗn hợp trên lọc bỏ hạt rồi khuấy đều
  • Bước 3: Uống trước ăn khoảng 30 phút mỗi ngày.

Lưu ý: Mẹ không nên uống quá nhiều chanh do trong chanh có một lượng acid. Uống quá nhiều có thể gây nặng thêm tình trạng đau dạ dày.

2.5. Uống trà gừng

Trong gừng chứa nhiều enzyme, hoạt chất gingerol và các chất chống oxy có khả năng phân hủy protein thành các amino acid có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, làm giảm cơn đau hiệu quả và làm lành vết thương nhanh chóng. Ngoài ra, gừng có vị cay, tính ấm, giúp loại bỏ các chất dư thừa trong đường tiêu hóa, cải thiện đáng kể chứng ợ hơi, ợ nóng, ợ chua ở người đau dạ dày.

Chuẩn bị:

  • 1 gói trà gừng
  • 1 cốc nước ấm 200ml

Cách làm:

Mẹ bầu cho 1 gói trà gừng vào 200ml nước ấm, khuấy đều rồi uống. Mẹ nên uống vào sáng sớm hoặc sau ăn khoảng 30 phút.

2.6. Uống nước nha đam

Trong nha đam chứa các axit amin, polyphenol và các dịch nhầy giúp bảo vệ và phục hồi niêm mạc bị tổn thương, trung hòa dịch vị acid, giảm tình trạng đau co bóp dạ dày. Bà bầu có thể uống nước nha đam mỗi ngày để giải độc và thanh lọc cơ thể, hạn chế các cơn đau dạ dày xuất hiện.

Chuẩn bị:

  • 3 nhánh nha đam tươi
  • 3 thìa cà phê đường phèn

Cách làm:

  • Bước 1: Mẹ đem nha đam rửa sạch, bóc bỏ vỏ và cắt thành từng miếng nhỏ, sơ chế cùng muối ăn cho hết nhựa
  • Bước 2: Đem nha đam đã cắt nhỏ đun sôi với 2 lít nước khoảng 10 phút
  • Bước 3: Cho thêm đường phèn vào rồi khuấy đều
  • Bước 4: Mẹ nên uống sau ăn khoảng 30 phút, dùng trong 2 – 3 tháng liên tục để ngăn ngừa tình trạng đau dạ dày diễn ra.

2.7. Chế độ ăn khoa học

vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng

Cách ăn uống khoa học làm giảm chứng đau dạ dày hiệu quả:

  • Tránh ăn những thực phẩm và đồ uống gây kích thích lên dạ dày như: nước uống có gas, rượu bia, thức ăn nhanh,…
  • Mẹ bầu nên chia khẩu phần ăn thành 4 – 5 bữa nhỏ trong ngày để giảm áp lực lên dạ dày và cơ quan tiêu hóa.
  • Nên ăn chậm nhai kỹ, ăn chín uống sôi, tránh vận động ngay sau khi ăn.
  • Nên ăn những thực phẩm mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa nhưng giàu dinh dưỡng.
  • Mẹ bầu không nên ăn nhiều lượng thức ăn đột ngột mà hãy cân nhắc về lượng thức ăn trong thời kỳ mang thai để bổ sung thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe và đáp ứng đủ nhu cầu của thai nhi
  • Bổ sung đầy đủ các vitamin, chất xơ, nước vào các bữa ăn hàng ngày để trung hòa dịch vị, giảm đau dạ dày và chống táo bón.

>>> Xem thêm: Bà bầu cần bổ sung gì? 8 dưỡng chất cần thiết không thể thiếu trong thai kỳ

2.8. Chườm ấm

Nước ấm có tác dụng làm thư giãn các cơ trơn và làm các mạch máu giãn nở, tăng cường máu lưu thông qua dạ dày giúp các tổn thương bên trong dạ dày nhanh chóng được hồi phục. 

Cách làm: Mẹ cho nước nóng vào chai sau đó lót một miếng vải mỏng lên bụng rồi lăn đi lăn lại ở vùng bị đau. Mẹ có thể làm nhiều lần trong ngày để dạ dày dễ chịu hơn. 

Chú ý: Khi chườm nóng, tránh để chai nước nóng trực tiếp áp vào bụng khiến da bị bỏng. 

2.9. Dùng men vi sinh

Men vi sinh chứa 2 lợi khuẩn Bifidobacterium và Lactobacillus có tác dụng làm cân bằng hệ vi sinh đường ruột, làm lành các vết thương nhanh chóng, kích thích lên da non và tiết dịch nhầy để bảo vệ niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Ngoài ra, men vi sinh còn có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh như: ợ hơi, đầy bụng và làm giảm cơn đau dạ dày đáng kể.  

>>> Xem thêm: Imiale A + – Giải pháp chuyên biệt, an toàn giúp giảm táo bón, tiêu chảy cho mẹ bầu

3. Mẹ bầu đau dạ dày khi nào cần đi gặp bác sĩ?

Đau dạ dày khi mang bầu có thể cải thiện được khi thay đổi lối sống và áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà. Tuy nhiên, có một số trường hợp bị nặng hoặc có thể là dấu hiệu của các vấn đề về tiêu hóa khác như: loét dạ dày, thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày,… Vì vậy, nếu thấy các dấu hiệu sau, mẹ bầu cần chủ động tìm đến bác sĩ:

  • Cơn đau kéo dài
  • Thường xuyên nôn mửa
  • Đi ngoài ra máu
  • Bãi nôn của mẹ có máu tươi hoặc màu cà phê
  • Mẹ thấy mệt mỏi, xanh xao và sụt cân
  • Các triệu chứng xuất hiện liên tục gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống hằng ngày.

Tuy không phổ biến nhưng do mẹ đang mang bầu có thể ảnh hưởng đến thai nhi nên khi gặp các triệu chứng trên, mẹ nên chủ động đi gặp bác sĩ để hướng điều trị phù hợp.

>>> Xem thêm: Chữa bà bầu đi ngoài ra máu an toàn, hiệu quả tại nhà

4. Bà bầu đau dạ dày cần lưu ý những gì?

những loại trái cây trị táo bón cho bà bầu

Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần hết sức quan tâm đến sức khỏe của mình và cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Mẹ bầu không nên để bụng quá đói hoặc quá no vì có thể gây nên đau dạ dày.
  • Sau khi ăn, mẹ nên nghỉ ngơi hoặc đi lại nhẹ nhàng để việc tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn. Mặc dù cơ thể mệt mỏi cũng không nên đi nằm ngay vì dễ gây trào ngược thực quản.
  • Mẹ bầu cần tạo thói quen đi ngủ sớm và đúng giờ vì thức khuya sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
  • Mẹ nên thực hiện các bài tập thể dục đơn giản, nhẹ nhàng vừa tốt cho sức khỏe lại vừa giúp tinh thần được thư giãn và thoải mái.
  • Nếu bệnh tình chưa chuyển biến nặng, mẹ bầu nên thực hiện các biện pháp chữa đau dạ dày tại nhà sẽ thuyên giảm các triệu chứng nhanh chóng.
  • Ngay cả khi mẹ bầu đang dùng thuốc cũng nên kết hợp chăm sóc tại nhà để đem lại hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.
  •  Phụ nữ mang thai rất nhạy cảm nên không được tự ý dùng bất kỳ loại thuốc đau dạ dày nào mà chưa có chỉ định của bác sĩ.

Trên là cách chữa đau dạ dày cho bà bầu tại nhà hiệu quả không cần dùng thuốc mà Imiale A+ đã tổng hợp cho các mẹ tham khảo. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp mẹ bầu có thêm nhiều kiến thức để áp dụng đúng cách giúp thai nhi và mẹ được khỏe mạnh.

Nếu mẹ còn vấn đề gì, hãy liên hệ theo Hotline 1900 9482 để được các chuyên gia giải đáp nhé! 

]]>
https://imialeaplus.com/cach-chua-dau-da-day-cho-ba-bau-tai-nha-hieu-qua-khong-can-dung-thuoc-3797/feed/ 0
Người bị đau dạ dày có nên ăn sữa chua không? https://imialeaplus.com/nguoi-bi-dau-da-day-co-nen-an-sua-chua-khong-3789/ https://imialeaplus.com/nguoi-bi-dau-da-day-co-nen-an-sua-chua-khong-3789/#respond Thu, 31 Aug 2023 04:46:10 +0000 https://imialeaplus.com/?p=3789 Sữa chua chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như canxi, kali, magie, vitamin B1, B2,…cùng với các lợi khuẩn tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, sữa chua có chứa axit nên được cho là không tốt cho người viêm loét dạ dày. Vậy tình trạng đau dạ dày có nên ăn sữa chua không? Hãy cùng Imiale tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Người bị đau dạ dày có nên ăn sữa chua không?

1. Người bị đau dạ dày có nên ăn sữa chua không?

Sữa chua có nhiều lợi khuẩn nên người đau dạ dày hoàn toàn có thể ăn sữa chua. Theo các nhà nghiên cứu, tính acid trong sữa chua chứa ít hơn so với acid dịch vị trong dạ dày nên sẽ không gây kích ứng niêm mạc.

Trong sữa chua chứa nhiều vi khuẩn có lợi Lactobacillus và Enterococcus, canxi, đạm,… giúp nhanh chóng làm lành vết thương và kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn HP

Khi sữa chua được lên men sẽ chuyển hóa thành đường đôi lactose thành đường glucose và đường đơn tạo thành acid lactic. Acid lactic sẽ kết hợp với canxi caseinate có trong sữa, tạo ra acid cazeinic và canxi lactat. Sau quá trình này, một loạt enzyme protease được hình thành có tác dụng thủy phân protein thành các axit amin tự do giúp thức ăn dễ hấp thụ hơn.

Người bệnh đau dạ dày nên ăn sữa chua bởi các lý do sau:

  • Axit lactic: Có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn HP, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và giảm áp lực cho dạ dày.
  • Sữa chua hỗ trợ làm lành các vết thương trong niêm mạc dạ dày
  • Probiotic: Đây là lợi khuẩn giúp làm giảm các triệu chứng đau, khó chịu của bệnh đau dạ dày. 

Ngoài ra, sữa chua còn có công dụng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bạn có thể tham khảo phần tiếp theo.  

2. Sữa chua có những công dụng gì?

Nhờ các thành phần dinh dưỡng có trong sữa chua kết hợp với nhiều lợi khuẩn nên người bệnh đau dạ dày ăn đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích như:

2.1. Giúp hệ tiêu hóa ổn định

Người bị đau dạ dày có nên ăn sữa chua không?

Sữa chua chứa nhiều probiotics và các vitamin A, B, C và khoáng chất giúp cho hệ tiêu hóa:

  • Vitamin A: Theo nhà nghiên cứu, thiếu vitamin A làm trầm trọng hơn tình trạng viêm loét dạ dày. Vì vậy, để bảo vệ hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh, chế độ ăn của mỗi người nên bổ sung đầy đủ thực phẩm giàu vitamin A như: khoai tây, các loại rau, hoa quả, gan, sữa,… 
  • Vitamin B6: Trong vitamin B6 có chứa các dẫn xuất như pyridoxal, pyridoxal – 5 phosphate, pyridoxamine có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Đồng thời, vitamin B6 còn giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi,…
  • Vitamin C: Chất này có tác dụng chống oxy hóa, chống sưng, viêm, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn HP gây loét dạ dày. 
  • Magie: Có tác dụng làm ổn định hệ cơ, xương và dây thần kinh, tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm, giảm tình trạng stress kéo dài gây đau dạ dày.

>>> Xem thêm: Đau dạ dày ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?

2.2. Cung cấp các lợi khuẩn sống tốt cho đường ruột

Trong sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn sống có tác dụng giảm đau dạ dày, ngăn ngừa táo bón, đau bụng, ợ hơi chua và đầy bụng,…

  • Lactobacillus acidophilus: Vi khuẩn này tạo ra acid lactic và hydroperoxide, giúp kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn HP, tăng cường miễn dịch và giúp các vi khuẩn có lợi phát triển.
  • Bifidobacterium bifidum và Bifidobacterium breve: Giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện chứng đau bụng, đầy hơi, ợ chua ở người đau dạ dày
  • Bacillus coagulans: Vi khuẩn này tiết ra các chất hỗ trợ hệ tiêu hóa, phòng tránh tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, viêm ruột,… Vì vậy, chúng làm giảm áp lực cho dạ dày và xoa dịu các cơn đau, vết viêm loét ở dạ dày.

2.3. Giúp cân bằng nồng độ PH trong đường ruột

Người bị đau dạ dày có nên ăn sữa chua không?

Quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày chỉ hoạt động tốt khi nồng độ PH nằm ở khoảng 1.6 – 2.4. Vi khuẩn HP tấn công sẽ làm thay đổi độ PH gây nên rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng dạ dày,… Trong sữa chua chứa lợi khuẩn Bifidobacterium bifidum và Bifidobacterium breve sẽ giúp cân bằng độ PH trong đường ruột.

2.4. Hỗ trợ làm lành các vết thương

Sữa chua có tác dụng làm nhanh lành các vết thương bởi có các thành phần sau:

  • Lợi khuẩn: Giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và làm dịu cơn đau, các vết thương nhanh lành và giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa.
  • Protein: Là chất tạo nên các cơ và mô trong cơ thể nên đóng vai trò rất quan trọng trong việc làm lành các tổn thương niêm mạc dạ dày.
  • Vitamin A: Là chất chống oxy hóa, chống sưng, viêm nhiễm, ngăn chặn các vết loét bị nặng hơn. 

>>> Xem thêm: 13 Cách giảm đau dạ dày nhanh chóng tại nhà không phải ai cũng biết

2.5. Điều trị tiêu chảy ở trẻ

Các nghiên cứu cho rằng, sữa chua chứa các vi khuẩn có lợi thuộc chủng lactic giúp rút ngắn thời gian bị tiêu chảy và tăng đề kháng cho trẻ nhỏ. Đồng thời, sữa chua còn làm giảm quá trình viêm ở ruột non, ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy ở trẻ.

2.6. Có thể thay thế sữa không dung nạp lactose

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa chua là sản phẩm phù hợp với người không dung nạp lactose. Trong sữa chua, đường lactose bị các vi khuẩn lên men trong quá trình chế biến, chuyển hóa thành axit lactic có vị chua, có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, giúp ăn ngon miệng và chống táo bón hiệu quả.

3. Hướng dẫn người bệnh ăn sữa chua đúng cách

Để các công dụng của sữa chua phát huy hết tác dụng, người bệnh nên ăn sữa chua đúng cách như:

3.1. Thời điểm ăn sữa chua

Người bệnh nên ăn sữa chua sau bữa ăn chính khoảng 1 – 2 giờ, vì lúc này lợi khuẩn sẽ được bảo vệ bởi thức ăn, không bị phân giải khi gặp acid dạ dày. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể ăn vào buổi sáng, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, thức ăn không bị ứ đọng lại dạ dày nên sẽ không gây đau và ảnh hưởng đến các vết viêm, loét. Tuy nhiên, không nên ăn vào buổi tối, vì các chất dinh dưỡng trong sữa chua sẽ làm đầy bụng, khó tiêu làm người bệnh khó ngủ.

3.2. Lượng ăn sữa chua

Người bệnh chỉ nên ăn 200 – 300g sữa chua mỗi ngày, vì khi ăn nhiều sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra, sữa chua chứa nhiều chất dinh dưỡng nên dễ bị đầy bụng, khó tiêu.

3.3. Các thực phẩm ăn kết hợp cùng sữa chua

Người bị đau dạ dày có nên ăn sữa chua không?

Sữa chua có thể kết hợp với các thực phẩm sau đây:

  • Dâu tây: Chứa nhiều vitamin C và khoáng chất, chất xơ giúp giảm tình trạng đau, viêm của niêm mạc dạ dày.
  • Xoài: Chứa nhiều vitamin A, C, B1, B2, B3, chất xơ,…giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, sản sinh collagen giúp mạch máu của thành dạ dày bền vững, ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn HP,…
  • Bánh mì: Ăn bánh mì sẽ tạo một lớp nhầy trong thành dạ dày, bảo vệ lợi khuẩn khỏi sự tấn công của dịch vị dạ dày, hỗ trợ sữa chua phát huy tác dụng tốt hơn.
  • Quả bơ: Trong quả bơ chứa nhiều vitamin E, C, carotenoid và omega 3 giúp làm dịu niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa chứng viêm loét dạ dày và cản trở sự phát triển của vi khuẩn HP. 

3.4. Các thực phẩm không nên kết hợp cùng sữa chua

Một số thực phẩm kết hợp với sữa chua sẽ gây rối loạn tiêu hóa và giảm tác dụng như:

  • Nước ngọt có gas: Nước ngọt có gas chứa nhiều chất ngọt, chất tạo hương, phẩm màu,… có thể gây áp lực lên thành dạ dày, kích thích dạ dày tiết acid dịch vị dẫn đến tình trạng đau, viêm loét dạ dày.
  • Các nước chứa họ cam, chanh: Trong nước họ chanh chứa nhiều acid kết hợp với sữa chua chứa nhiều protein sẽ tạo nên tình trạng vón cục nên sẽ gây đau, loét dạ dày.
  • Xúc xích, thịt xông khói: Trong thực phẩm này chứa chất bảo quản khiến dạ dày tăng tiết dịch vị acid, làm mất tác dụng của lợi khuẩn trong sữa chua.

3.5. Không nên làm nóng sữa chua

Khi hâm nóng sữa chua sẽ gây nên tình trạng vón cục và tiêu diệt hết những vi khuẩn có lợi, làm mất hết tác dụng của sữa chua.

3.6. Nhiệt độ bảo quản sữa chua

Sữa chua nên để ở ngăn mát tủ lạnh, khoảng 6 – 8 độ C. Không nên để ở ngăn đá sẽ tiêu diệt hết các vi khuẩn có lợi trong sữa chua. Ngoài ra, nhiệt độ lạnh có thể làm người bệnh đau họng, cúm và tăng co thắt dạ dày.

3.7. Đối với người bệnh đang dùng kháng sinh nhóm sulfonamides, chloramphenicol

Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước, tránh các thành phần của 2 loại tương tác với nhau gây thuốc mất tác dụng. 

4. Những trường hợp không nên ăn sữa chua

Người bị đau dạ dày có nên ăn sữa chua không?

Sữa chua rất tốt cho mọi người, trừ những trường hợp sau:

  • Người có cơ địa không tiêu hóa được đường lactose: Sữa chua được làm từ sữa nên chứa đường lactose. Một số người có cơ địa không tiêu hóa đường lactose sẽ bị đầy bụng, khó tiêu và đau dạ dày.
  • Người bị dị ứng sữa: Tình trạng này thường gặp ở trẻ em dưới 1 tuổi, vì hệ miễn dịch chưa tiếp xúc với nhiều thực phẩm nên có thể nhận định protein trong sữa là dị nguyên và giải phóng histamin để chống lại dẫn đến tình trạng dị ứng. Trẻ có biểu hiện: quấy khóc, nổi mày đay, tiêu chảy,…
  • Người mắc bệnh gan, tiểu đường, viêm tuyến tụy: Sữa chua chứa hàm lượng đường cao nên những người bệnh trên không nên ăn vì sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh.

Như vậy, câu trả lời của người đau dạ dày có nên ăn sữa chua không là có. Người đau dạ dày nên lựa chọn loại sữa chua phù hợp để đảm bảo an toàn. Đồng thời, người bệnh cũng cần ăn đúng cách để sữa chua phát huy tác dụng tốt nhất.

Bên cạnh đó, nếu bạn còn thắc mắc vấn đề gì, vui lòng gọi đến Hotline để được các chuyên gia Imiale tư vấn nhé!

]]>
https://imialeaplus.com/nguoi-bi-dau-da-day-co-nen-an-sua-chua-khong-3789/feed/ 0
Đau dạ dày buồn nôn có nguy hiểm không? https://imialeaplus.com/dau-da-day-buon-non-co-nguy-hiem-khong-3779/ https://imialeaplus.com/dau-da-day-buon-non-co-nguy-hiem-khong-3779/#respond Sat, 26 Aug 2023 03:23:18 +0000 https://imialeaplus.com/?p=3779 Đau dạ dày buồn nôn là tình trạng thường gặp ở nhiều người. Nếu bạn đang thắc mắc tình trạng này kéo dài có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nào khác không thì hãy theo dõi bài viết sau đây. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến đau dạ dày buồn nôn cũng như đề xuất cho bạn một số biện pháp phòng ngừa và khắc phục hiệu quả bệnh lý này.

đau dạ dày buồn nôn

1. Đau dạ dày buồn nôn là dấu hiệu của bệnh lý nào?

Đau dạ dày kèm theo triệu chứng buồn nôn là một trong những tình trạng phổ biến liên quan đến dạ dày và hệ tiêu hóa. Đây có thể là biểu hiện của các bệnh lý từ nhẹ đến nghiêm trọng, do đó, bạn không nên chủ quan. Dưới đây là một số căn bệnh người bệnh có nguy cơ mắc phải khi đau dạ dày buồn nôn:

1.1. Trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng các chất có trong dạ dày trào ngược lên thực quản do sự suy giảm chức năng của cơ thắt thực quản dưới. Người mắc bệnh thường có các triệu chứng đi kèm như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, khó nuốt, đau tức ngực, miệng tiết ra nhiều nước bọt,…

1.2. Viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh tiêu hóa do niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng bị tổn thương. Một số triệu chứng mà người bệnh có thể mắc khi gặp phải tình trạng này như đau nhói ở vùng thượng vị, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, ợ nóng, mất ngủ,…

đau dạ dày buồn nôn
Viêm loét dạ dày tá tràng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe

1.3. Hội chứng Zollinger ellison

Người mắc hội chứng Zollinger ellison do sự xuất hiện của các khối u gastrin bên trong hệ tiêu hóa. Hội chứng này dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa, các tế bào dạ dày bị kích thích làm tiết ra quá nhiều acid, từ đó gây ra viêm loét dạ dày và tá tràng. 

Ngoài ra, hội chứng còn khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu và làm sa sút sức khỏe khác như trào ngược dạ dày, suy nhược cơ thể, ợ chua, đau dạ dày buồn nôn,…

1.4. Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao ở Việt Nam. Khi các tế bào trong dạ dày phát triển một cách nhanh chóng và khó kiểm soát sẽ tạo ra các khối u, sau đó di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Nhìn chung, các dấu hiệu nhận biết ban đầu của ung thư dạ dày cũng tương tự với các bệnh lý về dạ dày khác. Do đó, người bệnh thường chủ quan không đi khám sức khỏe cho đến khi các tế bào ung thư đã di căn nghiêm trọng. Ở các giai đoạn nặng hơn, bệnh nhân sẽ gặp những triệu chứng rõ rệt như nôn ra máu, sụt cân nhanh, đi ngoài ra phân đen hoặc có lẫn máu,…

2. Nguyên nhân của đau dạ dày buồn nôn là gì?

Ngoài việc ảnh hưởng từ các bệnh lý, tình trạng đau dạ dày buồn nôn còn bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc xác định chính xác yếu tố gây bệnh sẽ giúp bạn có biện pháp chữa trị phù hợp và hiệu quả. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như:

2.1. Chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học

Thói quen ăn uống thất thường, liên tục bỏ bữa, ăn quá nhiều hay ăn khuya thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến dạ dày và đường tiêu hóa. Ngoài ra, việc sử dụng các thực phẩm có hại như rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,… cũng khiến cho dạ dày bị tổn thương.

đau dạ dày buồn nôn
Thói quen vừa ăn vừa làm việc cùng một lúc gây tác động xấu đến dạ dày

2.2. Căng thẳng, lo âu kéo dài

Đau dạ dày buồn nôn có thể xảy ra khi trạng thái tinh thần của bạn không ổn định. Nếu cơ thể bị căng thẳng quá mức sẽ làm rối loạn và suy giảm chức năng của hệ tiêu hóa. 

Bên cạnh đó, stress trong thời gian dài còn làm cho máu lưu thông kém. Các cơ quan trong cơ thể, nhất là hệ tiêu hóa không được cung cấp đủ lượng máu và dưỡng chất cần thiết để hoạt động một cách tốt nhất.

2.3. Phụ nữ đang mang thai

Đau dạ buồn nôn khi mang thai là biểu hiện thường gặp ở phụ nữ đang trong thai kỳ. Vào giai đoạn này, nồng độ hormone progesterone trong cơ thể của phụ nữ tăng nhanh, làm giảm nhu động ruột, từ đó kích thích dạ dày bài tiết nhiều dịch vị gây cảm giác buồn nôn.

Ngoài ra, thói quen ăn uống thay đổi do thai phụ phải nạp lượng thức ăn lớn hơn bình thường hoặc ăn quá nhiều đồ chua cũng là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày buồn nôn. 

đau dạ dày buồn nôn
Dạ dày tiết ra nhiều axit hơn, những cơn co bóp mạnh khiến thai phụ dễ đau và buồn nôn

2.4. Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Hiện nay, một số loại thuốc bạn đang sử dụng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể, đặc biệt là dạ dày như viêm loét dạ dày, đau bụng, buồn nôn, thậm chí là xuất huyết dạ dày. Trong đó, có thể kể đến một số thuốc kháng viêm không steroid (Indomethacin, Ibuprofen, Diclofenac,…), thuốc Corticoid, thuốc giảm đau hạ sốt Aspirin,…

Vì vậy, nhằm tránh các tác hại do việc sử dụng thuốc gây ra cho sức khỏe, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước đó để uống thuốc đúng cách và đúng liều lượng.

2.5. Nhiễm vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP (tên đầy đủ là Helicobacter Pylori) là loại vi khuẩn tồn tại và phát triển trong niêm mạc dạ dày, làm dạ dày tiết ra nhiều acid hơn. Đây là tác nhân phổ biến hình thành các bệnh lý về dạ dày như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng,… Trong trường hợp nặng, người nhiễm vi khuẩn HP còn có nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

Dấu hiệu đầu tiên khi loại xoắn khuẩn này xâm nhập vào cơ thể người bệnh là gây ra tình trạng đau dạ dày buồn nôn. Vì thế, nếu bạn hoặc người thân đang gặp biểu hiện này thì tốt nhất nên đến cơ sở y tế để kiểm tra và theo dõi sức khỏe kịp thời.

3. Đau dạ dày buồn nôn có nguy hiểm không?

Khi tình trạng đau dạ dày buồn nôn kéo dài thì đó có thể là dấu hiệu của các căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa và các cơ quan khác trong cơ thể.

Nếu bạn không kiểm tra và chữa trị kịp thời thì tình trạng này sẽ đi kèm thêm những triệu chứng khó chịu khác như mất ngủ, suy nhược cơ thể do ăn uống kém, nôn ra máu. Trong trường hợp xấu, bạn sẽ có khả năng gặp nhiều biến chứng như viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, ung thư dạ dày,…

đau dạ dày buồn nôn
Bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị khi đau dạ dày buồn nôn  

Tuy nhiên, nếu bạn chỉ bị đau dạ dày buồn nôn trong thời gian ngắn và nguyên nhân xuất phát từ lối sống thiếu lành mạnh, do tâm lý hay do mang thai thì tình trạng này hoàn toàn có thể cải thiện được và tự khỏi dần.

4. Nên làm gì khi đau dạ dày buồn nôn?

Để cải thiện tình trạng đau dạ dày buồn nôn và nâng cao sức khỏe, bạn nên nắm một số biện pháp xử lý hiệu quả dưới đây:  

4.1. Thực hiện một số phương pháp giảm đau cấp tốc

  • Massage vùng bụng: Cho vài giọt dầu nóng vào bàn tay rồi xoa đều. Áp tay lên bụng và massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ. Cách này sẽ làm dịu cơn co thắt dạ dày và giúp máu lưu thông ở vùng bụng tốt hơn.
  • Làm ấm bụng: Để giúp các mạch máu ở vùng bụng trên rốn được giãn nở và giảm co bóp ở dạ dày, bạn có thể sử dụng túi chườm, khăn ấm hoặc chai nước ấm để lăn lên bụng cho đến khi cơn đau thuyên giảm.
  • Hít thở sâu: Bạn nên tập hít thở sâu 2 lần mỗi ngày, mỗi lần giữ từ 3 – 5 giây để giúp tinh thần được thoải mái. Bài tập này sẽ làm giảm việc tiết ra dịch vị ở dạ dày, từ đó hạn chế cảm giác buồn nôn.

>>> Xem bài viết: 13 cách giảm đau dạ dày tại nhà nhanh chóng, hiệu quả

4.2. Sử dụng một số thực phẩm tự nhiên

  • Trà gừng: Gừng chứa các hoạt chất có tác dụng giúp giảm co thắt dạ dày, tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Ngoài ra, gừng còn có khả năng làm giảm viêm dạ dày, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.
  • Nước nghệ và mật ong: Trong thành phần của nghệ có chứa chống oxy hóa kháng viêm rất tốt giúp giảm vết loét và các tổn thương khác trong dạ dày. Mật ong lại có tính kháng khuẩn cao và có khả năng tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vì vậy, việc kết hợp 2 loại thực phẩm này sẽ giúp giảm nhẹ tình trạng đau dạ dày buồn nôn.

4.3. Xây dựng thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh

Chế độ ăn uống, sinh hoạt ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của dạ dày. Vì thế, bạn nên thay đổi lối sống của mình sao cho khoa học hơn. Dưới đây là một số điều bạn nên lưu ý để cải thiện tình trạng đau dạ dày buồn nôn:

  • Ăn đúng giờ, chia nhỏ bữa ăn trong ngày thay vì ăn quá no trong một bữa, nhai kỹ khi ăn.
  • Ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc, thực phẩm chống oxy hóa như cà chua, đu đủ, nghệ,… và thực phẩm giàu vitamin C như ớt chuông, cam, bưởi,… 
đau dạ dày ăn gì
Tăng cường các loại thức ăn tốt cho hệ tiêu hóa vào thực đơn hàng ngày là rất cần thiết
  • Uống đủ nước mỗi ngày để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm đau dạ dày và các triệu chứng buồn nôn, ợ hơi, ợ chua. 
  • Hạn chế các loại thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng, nước uống có ga và các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
  • Thực hiện những bài tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày để lưu thông máu tốt hơn, từ đó giúp ích cho hoạt động của hệ tiêu hóa.
  • Luôn giữ tâm trạng thoải mái, thái độ tích cực để tránh stress, lo âu làm ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày.

>>> Xem bài viết: Đau dạ dày ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh

4.4. Đến cơ sở y tế để thăm khám

Để tình trạng đau dạ dày buồn nôn nhanh khỏi cũng như phát hiện sớm các bệnh lý liên quan đến dạ dày và hệ tiêu hóa, bạn nên đến khám tại các cơ sở y tế. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán để tìm ra nguyên nhân chính xác và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

Đặc biệt, khi sức khỏe có chuyển biến xấu và xuất hiện nhiều triệu chứng khác thì bạn không nên tự ý mua thuốc điều trị tại nhà mà hãy đến gặp bác sĩ để được chữa trị kịp thời.

Bài viết trên đã tổng hợp những thông tin về tình trạng đau dạ dày buồn nôn. Chúng tôi hy vọng những kiến thức hữu ích này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh cũng như có phương pháp cải thiện vấn đề dạ dày của mình một cách hiệu quả nhất. Nếu có vấn đề gì thắc mắc, liên hệ tới hotline 1900 9482 để được dược sĩ chuyên môn hỗ trợ nhanh chóng.

>>> Xem thêm: Top 7 thuốc đay dạ dày tốt nhất hiện nay

]]>
https://imialeaplus.com/dau-da-day-buon-non-co-nguy-hiem-khong-3779/feed/ 0
13 Cách giảm đau dạ dày nhanh chóng tại nhà không phải ai cũng biết https://imialeaplus.com/13-cach-giam-dau-da-day-nhanh-chong-tai-nha-khong-phai-ai-cung-biet-3769/ https://imialeaplus.com/13-cach-giam-dau-da-day-nhanh-chong-tai-nha-khong-phai-ai-cung-biet-3769/#respond Sat, 26 Aug 2023 02:20:00 +0000 https://imialeaplus.com/?p=3769 Có rất nhiều cách giảm đau dạ dày nhanh chóng tại nhà. Tuy nhiên, trước khi dùng thuốc Tây, bạn nên áp dụng các cách chữa đau dạ dày theo quan niệm dân gian. Bởi, phương pháp này an toàn và không gây hại cho sức khỏe người bệnh. Dưới đây là 13 cách chữa giảm đau dạ dày nhanh chóng tại nhà được Imiale A+ tổng hợp, các bạn cùng tham khảo.

cách giảm đau dạ dày

1. Dấu hiệu đau dạ dày

Dạ dày là 1 trong những bộ phận quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Nó được coi là một túi đựng thức ăn nối trực tiếp với tá tràng. Dung lượng trung bình của dạ dày là 1 – 1.5 lít.

Đau dạ dày là một bệnh đang rất phổ biến đối với tất cả mọi người. Vì vậy, để xác định bệnh đau dạ dày cần biết các dấu hiệu của bệnh như sau: 

  • Đau vùng thượng vị: Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, xuất hiện ở vùng thượng vị, đau lan sang bên trái hoặc sau lưng. 
  • Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng: Do hệ tiêu hóa bị rối loạn, thức ăn khó tiêu hóa dẫn đến tình trạng lên men nên người bệnh sẽ có triệu chứng ợ hơi chua và nóng. 
  • Đầy bụng: Do thức ăn bị lên men khó tiêu hóa, người bệnh sẽ có cảm giác đầy bụng, khó chịu.
  • Buồn nôn, nôn: Khi thức ăn không được tiêu hóa hết, sẽ đi cùng dịch vị trào ngược lên thực quản gây buồn nôn và nôn.
  • Giảm cân: Thức ăn khó hấp thu và tiêu hóa, kèm theo đầy bụng, buồn nôn nên người bệnh có cảm giác không muốn ăn.
  • Xuất huyết tiêu hóa: Lúc này, tình trạng bệnh nặng, các tổn thương đã ăn sâu vào thành mạch gây chảy máu, đi ngoài phân có màu đen.

Nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu nào ở trên, nên đi gặp bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp các cách chữa đau dạ dày tại nhà vừa hiệu quả lại vừa tiết kiệm.

2. 13 cách chữa giảm đau dạ dày nhanh chóng tại nhà hiệu quả

Đau dạ dày có thể xuất hiện ở mọi lúc, mọi nơi, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày. Vì vậy, người bệnh cần có biện pháp xử lý kịp thời bằng cách giảm đau dạ dày tại nhà trước khi đến thăm khám bác sĩ.  

2.1. Massage bụng

cách giảm đau dạ dày

Massage bụng là một phương pháp vật lý trị liệu được rất nhiều người áp dụng tại nhà. Nếu bạn xoa bóp đúng cách sẽ xoa dịu được cơn đau và chống co thắt dạ dày rất hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Người bệnh cần nằm ngửa, thẳng lưng, hít thở sâu và thả lỏng người, không nên ngồi hoặc đứng.
  • Bước 2: Bạn nhỏ 1 giọt dầu xoa bóp vào lòng bàn tay rồi xoa nóng lên
  • Bước 3: Áp bàn tay vào bụng, với một lực vừa phải, không xoa quá mạnh hoặc quá nhẹ, xoay theo chiều kim đồng hồ khoảng 10 -15 lần/phút.
  • Bước 4: Sau khi massage bụng, bạn dùng ngón tay cái ấn vừa phải vào vị trí đau nhiều. Nếu người bệnh thấy đỡ đau thì tiếp tục ấn nhiều lần đến khi dịu hẳn.

2.2. Uống nhiều nước ấm

Với người bệnh đau dạ dày uống nhiều nước ấm là điều rất quan trọng, giúp giảm chứng ợ hơi và xoa dịu cơn đau hiệu quả. Nước ấm giúp trung hòa dịch vị acid, nhờ đó cơn đau sẽ thuyên giảm. Đồng thời, bổ sung nhiều nước còn giúp hệ tiêu hóa hấp thụ các chất dinh dưỡng thuận lợi hơn. Đối với người lớn, nên uống khoảng 2 lít nước tương ứng với 8 cốc mỗi ngày kết hợp với điều hòa hơi thở đều, nhẹ nhàng sẽ giảm được cơn đau.  

2.3. Ăn bánh mì, thức ăn khô

Bánh mì, thức ăn khô mang lại tác dụng tốt cho người bệnh, bởi tính khô, dễ hút nước sẽ giúp tăng khả năng thấm hút dịch vị, trung hòa acid và giảm được triệu chứng viêm loét dạ dày.

Người bệnh đau dạ dày có thể ăn bánh mì vào mỗi buổi sáng với lượng vừa đủ, hoặc ăn ngay khi đang đau. Tùy theo thể trạng của người bệnh có thể ăn 1 – 2 chiếc/lần, tốt nhất nên ăn khoảng 3 – 4 bữa/tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.

2.4. Dùng nước muối loãng

Dùng nước muối pha loãng là phương pháp rất đơn giản và không tốn kém cho người bệnh. Nước muối có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn có hại trong đường ruột, làm giảm sự co thắt của dạ dày nên cơn đau sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Cách pha nước muối loãng đúng tỉ lệ: Bạn lấy 1 muỗng canh muối sạch pha với 2 lít nước ấm. Sau đó, bạn uống từ từ 1 cốc khi có cơn đau ập đến sẽ làm giảm cơn đau hiệu quả.

2.5. Hít thở đều, nhẹ nhàng

Người bệnh đau dạ dày do bị stress, căng thẳng quá mức thực hiện hít thở đều mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 3 – 5 nhịp sẽ giúp tâm trạng bạn ổn định nhanh chóng, giảm được cơn đau dạ dày. Bởi, khi hít thở đều, nhẹ nhàng sẽ giúp dạ dày giảm tiết dịch vị, giải phóng Endorphins – chất dẫn truyền thần kinh giúp giảm đau tự nhiên.

>>> Xem thêm: Top 7 thuốc đau dạ dày tốt nhất hiện nay

2.6. Chườm ấm

Chườm ấm là cách giảm đau dạ dày vừa đơn giản lại vừa hiệu quả. Phương pháp này giúp các mạch máu vùng thượng vị được thư giãn và giảm sự co bóp của dạ dày. 

Cách thực hiện: Bạn đặt chai nước hoặc túi chường với nhiệt độ khoảng 50 – 60 độ C lên vùng dạ dày và di chuyển, lăn qua lại ở vùng bị đau. Việc này làm hơi nóng được lan tỏa khắp vùng bụng giúp máu lưu thông tốt hơn. Bạn thực hiện đến khi túi chườm hết nóng thì dừng lại.

Chú ý: Bạn không nên để túi chườm quá lâu ở một chỗ sẽ gây nóng rát. Nếu ban đầu nhiệt độ túi chườm nóng quá, bạn có thể đệm miếng khăn để giảm nhiệt.

2.7. Sử dụng lá bạc hà

cách giảm đau dạ dày

Các vitamin và khoáng chất có trong lá bạc hà có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và hỗ trợ đào thải các chất độc ra ngoài cơ thể. Đồng thời, lá bạc hà cũng có tác dụng làm giảm đau và giảm chứng đầy bụng, khó tiêu hiệu quả.

Cách thực hiện: Khi có cơn đau, bạn có thể lấy 2 – 3 lá bạc hà nhai kĩ rồi nuốt, sử dụng 3 lần/ngày. Ngoài ra, bạn có thể giã hoặc xay nhuyễn lá bạc hà, rồi đem lọc lấy nước để uống.

2.8. Sử dụng lá tía tô

Các nghiên cứu cho rằng, trong lá tía tô chứa nhiều hàm lượng tanin, glycosid có tác dụng chống viêm, làm lành các tổn thương nhanh chóng và kiểm soát nồng độ acid dịch vị trong dạ dày hiệu quả. Đồng thời, dùng lá tía tô còn giảm được tình trạng ợ hơi, ợ chua, đầy bụng và giảm cơn đau nhanh chóng.

Cách thực hiện:  

  • Bạn đem rửa sạch 10g lá tía tô ngâm với nước muối rồi để ráo, sau đó ăn sống. 
  • Ngoài ra, bạn có thể đem lá tía tô hãm lấy nước uống như: Cho lá tía tô vào nồi đun khoảng 10 phút thì tắt bếp, lọc lấy nước uống hàng ngày. 

Bạn nên kiên trì sử dụng, phương pháp sẽ mang lại hiệu quả cao cho người bệnh.  

2.9. Dùng trà hoa cúc

Trong hoa cúc có chứa hoạt chất bisabolol có tác dụng chống viêm, chống co thắt, hạn chế trào ngược thực quản và làm dịu cơn đau hiệu quả. Đồng thời, trà hoa cúc còn làm hạn chế hội chứng ruột kích thích, đầy bụng, khó tiêu.

Một nghiên cứu năm 2009 đưa ra, 50% người sử dụng trà hoa cúc sẽ không còn cảm thấy lo âu, căng thẳng, bồn chồn. Vì vậy, dùng trà hoa cúc giúp thuyên giảm và ngăn ngừa các đợt phát bệnh do chứng trầm cảm, stress gây nên.  

Cách thực hiện: Bạn đem tráng qua trà với nước sôi, rồi cho lượng nước sôi vừa đủ vào để hãm trà để khoảng 10 – 15 phút. Bạn có thể thêm một chút mật ong vào cho dễ uống.  

2.10. Dùng gừng

cách giảm đau dạ dày

Theo các nhà nghiên cứu khoa học, sử dụng gừng trong chế biến thức ăn hoặc dùng để uống hàng ngày có thể chữa đau dạ dày. Bởi, gừng có tính ấm, vị cay sẽ làm ấm bụng và giảm cơn đau nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng gừng với lượng vừa phải tránh dùng nhiều gây tác dụng phụ như: khó tiêu, đầy hơi, ợ chua.

Cách thực hiện: 

  • Bạn có thể thái mỏng một vài lát gừng thả vào cốc nước nóng để uống. 
  • Hoặc, bạn ép củ gừng tươi lọc lấy nước pha với nước ấm, có thể cho ít mật ong vào để dễ uống hơn. 
  • Trường hợp không có gừng tươi, bạn có thể dùng trà gừng đã đóng gói sẵn được bán ở các tiệm thuốc tây cũng có tác dụng giảm đau hiệu quả.

2.11. Dùng lá đu đủ

Trong lá đu đủ chứa enzym papain có tác dụng hỗ trợ quá trình rối loạn chức năng dạ dày, làm các tổn thương được cải thiện nhanh chóng. Đồng thời, lá đu đủ còn làm giảm bớt triệu chứng đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, khó tiêu và kích thích cảm giác thèm ăn.

Cách thực hiện: Bạn lấy 3 – 5 lá đu đủ tươi rửa sạch rồi xay nhuyễn, lọc lấy nước ép để uống. Bạn nên dùng sau bữa ăn, uống 1 – 2 lần/ngày đến khi bệnh đỡ hẳn.

Chú ý: Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn không nên uống hay ăn bất kì thực phẩm nào trong khoảng 1 – 2 giờ sau khi sử dụng. Nếu thuốc khó uống, bạn có thể pha ít đường vào cho dễ uống. 

2.12. Dùng nghệ kết hợp mật ong

Hiện nay, phương pháp dùng nghệ hết hợp với mật ong để chữa đau dạ dày đang được rất nhiều người dân áp dụng. Vì trong nghệ có chứa hoạt chất curcumin giúp làm lành vết thương, chống viêm và trung hòa nồng độ axit trong dạ dày. Bên cạnh đó, mật ong chứa nhiều vitamin và các khoáng chất giúp tăng khả năng phục hồi tổn thương niêm mạc của dạ dày. Vì vậy, dùng nghệ với mật ong sẽ làm người bệnh giảm được cơn đau hiệu quả.

Cách thực hiện: Bạn lấy 10g tinh bột nghệ cùng với 2 thìa mật ong hòa vào 100ml nước ấm, khuấy đều tay cho hỗn hợp tan hết. Bạn nên uống hỗn hợp trên vào trước bữa ăn, mỗi ngày từ 2 – 3 lần uống, kiên trì trong vài tháng tình trạng bệnh sẽ được cải thiện đáng kể.  

2.13. Sử dụng men vi sinh

Sử dụng men vi sinh giúp bổ sung lợi khuẩn sống trong đường ruột, tăng sức đề kháng và ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn cho hệ tiêu hóa. Đồng thời, men vi sinh còn làm cân bằng hệ vi sinh đường ruột, góp phần hỗ trợ quá trình hấp thu và tiêu hóa thức ăn.  

>>> Xem thêm: Imiale A+ – Giải pháp chuyên biệt hỗ trợ rối loạn tiêu hóa

3. Khi nào cần đi khám bác sĩ

Khi bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, bạn cần theo dõi và đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt, tránh để lại những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe. Người bệnh có thể đi gặp bác sĩ khi thấy xuất hiện các triệu chứng như:

  • Đau quặn bụng vùng thượng vị kèm theo sốt cao
  • Đi ngoài ra máu
  • Người bệnh nôn kéo dài suốt 12 giờ
  • Thể trạng yếu, mất nước và sụt cân
  • Bà bầu đau dạ dày

4. Những lưu ý chữa đau dạ dày tại nhà

Để áp dụng các cách chữa đau dạ dày tại nhà hiệu quả, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau:

vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng

  • Sử dụng bài thuốc đúng cách với mức độ vừa phải, tránh lạm dụng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Thực hiện giảm đau dạ dày theo các cách trên có hiệu quả từ từ, không nhanh khỏi như thuốc Tây nên người bệnh cần kiên trì.
  • Các phương pháp trên chỉ có vai trò hỗ trợ bệnh nên rất phù hợp với những người bệnh nhẹ.
  • Bạn cần kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, tránh ăn đồ cay, nóng, các chất kích thích, bia, rượu,…
  • Chia bữa ăn làm nhiều lần trong ngày (4 – 5 lần/ngày) để giảm áp lực cho dạ dày. Đồng thời, bạn cần ăn chậm nhai kỹ để thức ăn dễ hấp thu và tiêu hóa hơn.
  •  Bạn cần đi khám định kỳ để kịp thời phát hiện các biến chứng có thể xảy ra.
  • Nếu trong quá trình thực hiện các phương pháp trên, người bệnh thấy bất thường, dị ứng, ngứa, nôn,… có thể người bệnh đã dị ứng với thành phần của bài thuốc. Lúc này, bạn hãy đến gặp bác sĩ luôn để có hướng xử lý kịp thời.

>>> Xem thêm: Đau dạ dày kiêng gì, ăn gì để nhanh khỏi bệnh

Trên đây là các cách giảm đau dạ dày nhanh chóng tại nhà hiệu quả. Bạn cần thực hiện đúng cách để đạt kết quả tốt nhất. Mọi vấn đề cần giải đáp, hãy liên hệ Imiale A+ theo Hotline 1900 9482 để được các chuyên gia hỗ trợ nhanh nhất nhé!

]]>
https://imialeaplus.com/13-cach-giam-dau-da-day-nhanh-chong-tai-nha-khong-phai-ai-cung-biet-3769/feed/ 0
Top 7 thuốc đau dạ dày tốt nhất hiện nay https://imialeaplus.com/top-7-thuoc-dau-da-day-tot-nhat-hien-nay-3745/ https://imialeaplus.com/top-7-thuoc-dau-da-day-tot-nhat-hien-nay-3745/#respond Mon, 21 Aug 2023 06:27:08 +0000 https://imialeaplus.com/?p=3745 Thuốc đau dạ dày là loại thuốc được bào chế ở dạng dung dịch hoặc viên uống được đóng trong gói nhỏ. Thuốc có tác dụng làm giảm cơn đau dạ dày nhanh chóng. Đồng thời, thuốc còn giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn chặn tình trạng xuất huyết xảy ra. Sau đây, Imiale sẽ giới thiệu top 7 thuốc đau dạ dày tốt nhất cho các bạn cùng tham khảo.

thuốc đau dạ dày

1. Top 7 thuốc đau dạ dày tốt nhất hiện nay

Hiện nay, thuốc chữa đau dạ dày được phổ biến rất rộng rãi ở tất cả các quầy thuốc trên thị trường. Người bệnh cần nắm được các thành phần, tác dụng và cách sử dụng các loại thuốc để lựa chọn cho mình loại thuốc phù hợp. Dưới đây là top 7 loại thuốc chữa đau dạ dày chi tiết nhất: 

1.1. Thuốc Yumangel

Thuốc Yumangel là loại thuốc giảm đau dạ dày hiệu quả, được sản xuất dạng dung dịch đóng gói, có vị ngọt và mùi thơm bạc hà dễ uống. 

thuốc đau dạ dày

Hoạt chất: Almagate 1.00g

Almagate giúp trung hòa acid dạ dày, loại bỏ các gốc tự do – nguyên nhân gây loét dạ dày, tá tràng. Đồng thời, dạng hỗn dịch tạo màng nhầy bao phủ niêm mạc, giúp bảo vệ , làm lành tổn thương tại dạ dày.

Tác dụng:

Thuốc Yumangel có tác dụng kháng axit và giảm nhanh các triệu chứng do tăng tiết dịch vị như: 

  • Ợ hơi, ợ nóng, đầy bụng, buồn nôn, nôn 
  • Đau dạ dày 
  • Viêm dạ dày
  • Loét dạ dày, tá tràng 
  • Trào ngược thực quản

Chống chỉ định: Người bị dị ứng với Almagate hoặc bất cứ với thành phần nào của thuốc.

Cách dùng:

Tùy từng đối tượng và độ tuổi khác nhau mà người bệnh được chỉ định với liều lượng khác nhau như:

  • Người lớn: Uống trực tiếp 1 lần/gói, 4 lần/ngày
  • Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: Uống 1 gói/lần, 2 lần/ngày hoặc uống ½ gói/lần, 4 lần/ngày

Người bệnh nên uống sau ăn 1 – 2 giờ hoặc trước khi đi ngủ

Lưu ý: Liều lượng cần điều chỉnh phù hợp theo độ tuổi và triệu chứng của bệnh.

Tác dụng phụ: Thuốc Yumangel gây tác dụng không mong muốn cho hệ tiêu hóa như: Táo bón, tiêu chảy. Đồng thời, người bệnh cần theo dõi sức khỏe của mình trong quá trình sử dụng thuốc.

1.2 Thuốc Gaviscon

Thuốc Gaviscon là thuốc giảm đau của nước Anh đang được sử dụng rộng rãi ở nước ta. Hiện nay, thuốc Gaviscon được chia làm 2 loại: Gaviscon Original và Gaviscon Dual Action. Thuốc ở dạng dung dịch uống và viên nén nhai.

thuốc đau dạ dày

Hoạt chất:

Hai loại thuốc này đều có thành phần giống nhau: Natri Alginate có nguồn gốc từ rong biển tự nhiên. Tuy nhiên, loại thuốc Gaviscon Dual Action còn có hàm lượng canxi cacbonat cao hơn (325mg) loại Gaviscon Original (160mg) nên Gaviscon Dual Action làm giảm các triệu chứng đau dạ dày tốt hơn.

Ngoài ra còn có hoạt chất Natri cacbonat, khi uống thuốc này vào cơ thể, các hoạt chất này kết hợp với dịch vị dạ dày tạo thành một lớp hàng rào bảo vệ alginic có pH gần như trung tính nằm lơ lửng trên dịch dạ dày giúp xoa dịu cơn đau (thời gian kéo dài đến 4 giờ). 

Tác dụng: Thuốc Gaviscon được điều trị cho các trường hợp sau:

  • Trào ngược dạ dày, thực quản
  • Viêm dạ dày, thực quản
  • Đầy bụng, khó tiêu hóa
  • Đau dạ dày

Chống chỉ định

Các trường hợp cần thận trọng khi sử dụng thuốc:

  • Bị nhiễm canxi thận, tăng canxi huyết và sỏi canxi thận
  • Trẻ em dưới 12 tuổi
  • Người hay dị ứng với bất kỳ các thành phần của thuốc.

Cách dùng

  • Đối với loại thuốc uống: Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: uống 1 – 2 gói/ngày, 4 lần/ngày
  • Đối với viên nén nhai: Người bệnh nên nhai 2 – 4 viên ăn hoặc trước khi đi ngủ. Không nên dùng quá 16 viên trong 24 giờ.

Tác dụng phụ: Nổi mày đay, co thắt phế quản, phản ứng phản vệ. Đồng thời, người bệnh cần theo dõi sức khỏe nếu thấy có bất thường báo ngay cho bác sĩ để xử trí kịp thời. 

1.3 Thuốc dạ dày Nhất Nhất

Thuốc dạ dày Nhất Nhất được nghiên cứu và sản xuất tại Việt Nam, được dùng cho những trường hợp gặp các triệu chứng ợ hơi, đầy bụng, viêm loét dạ dày,… với thành phần 100% chiết xuất từ thiên nhiên.

thuốc đau dạ dày

Thành phần: Cam bắc thảo, Trần bì, Can khương, Gừng, Bán hạ, Chè dây, Hương phụ, Khương hoàng, Mộc hương

Tác dụng: Thuốc dạ dày Nhất Nhất được điều trị cho các trường hợp sau:

  • Viêm loét dạ dày – hành tá tràng cấp và mãn tính
  • Đau dạ dày vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng
  • Điều trị rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu
  • Phòng ngừa các triệu chứng viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP gây ra

Cách dùng

  • Đối với người lớn: Dùng 4 viên chia làm 2 lần, sáng uống 2 viên, tối uống 2 viên trước khi ăn
  • Thuốc dạ dày Nhất Nhất nên uống vào lúc đói, uống 2 viên/ngày, 2 lần/ngày

Chống chỉ định

  • Trẻ dưới 30 tháng tuổi
  • Trẻ có tiền sử bị bệnh động kinh và lên cơn co giật
  • Loét dạ dày và rối loạn tiêu hóa ở thể nhiệt 
  • Thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

1.4 Thuốc Phosphalugel

Thuốc Phosphalugel hay còn gọi là thuốc đau dạ dày chữ P được bào chế ở dạng sữa, vị ngọt, màu trắng đục và có mùi hương bạc hà nên rất dễ uống. Thuốc Phosphalugel là dung dịch được đóng gói nhỏ nên rất tiện lợi có thể mang theo bên mình mọi lúc.

thuốc đau dạ dày

Thành phần chính: Aluminium phosphat (Nhôm phosphat) dạng keo 20%  

Sau khi thuốc tiếp xúc với dịch vị dạ dày, Aluminium phosphat phản ứng với acid hydroclorid (HCL) tạo thành nhôm clorua, nước và acid phosphoric. Phản ứng này sẽ làm tăng độ PH cho dạ dày, giảm nhanh các triệu chứng của bệnh đau dạ dày.

Tác dụng

Thuốc Phosphalugel giúp giảm tiết acid và trung hòa acid tại dạ dày.

  • Trào ngược dạ dày, thực quản
  • Đau dạ dày
  • Viêm dạ dày
  • Loét dạ dày
  • Thoát vị cơ hoành 

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng cho các trường hợp:

  • Người bị suy thận nặng
  • Các bà bầu và đang nuôi con bú

Cách dùng: Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: Dùng 1 – 2 gói/lần, 2 – 3 lần/ngày (không quá 6 gói/ngày)

Người bệnh nên uống thuốc ngay sau khi thấy xuất hiện các triệu chứng đau dạ dày. Thuốc Phosphalugel có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của các thuốc khác nên thời điểm dùng 2 loại thuốc cách xa ít nhất 2 giờ đồng hồ.

Tác dụng phụ

Thuốc Phosphalugel tương đối an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, có một số ít ở người lớn tuổi sử dụng bị táo bón, đau bụng hoặc tiêu chảy, các triệu chứng sẽ thuyên giảm khi ngưng sử dụng thuốc. Vì vậy, khi uống thuốc, người bệnh có hiện tượng táo bón cần uống nhiều nước để tránh tình trạng bệnh nặng hơn.    

1.5 Thuốc Maalox

Thuốc Maalox được sản xuất bởi công ty dược phẩm Sanofi Aventis là một trong công ty lớn nhất thế giới.

thuốc đau dạ dày

Thành phần:

  • Nhôm hydroxyd dạng gel khô 400mg ứng với 306mg 
  • Nhôm hydroxyd, Magnesi hydroxyd 400mg
  • Tá dược vừa đủ 1 viên.

Tác dụng:

Thuốc Maalox được dùng để điều trị các triệu chứng do tăng tiết acid – dịch vị dạ dày, tá tràng như:

  • Viêm dạ dày, tá tràng
  • Đầy bụng, khó tiêu, nôn, buồn nôn
  • Thoát vị hoành
  • Loét dạ dày, tá tràng

Chống chỉ định: Không dùng thuốc Maalox cho các đối tượng suy thận hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Cách dùng

Người lớn và trẻ trên 15 tuổi: Dùng để nhai 1 – 2 viên/lần, 3 – 6 lần/ngày, tối đa 12 viên/ngày, nhai đến khi thuốc tan hoàn toàn, nhai càng lâu càng tốt. 

Sau đó, người bệnh uống 1 cốc nước khoảng 200ml, nuốt dần thuốc cho đến khi không thấy còn bột thuốc ở trong miệng. 

Dùng sau bữa ăn hoặc sau khi xuất hiện triệu chứng bệnh.

Tác dụng phụ

Thuốc Maalox khi sử dụng dài ngày hoặc dùng liều cao có thể làm khởi phát bệnh tiêu chảy, táo bón, mất phospho. Thuốc Maalox nói chung là dùng khá là an toàn khi sử dụng, chỉ một số hiếm gặp các biểu hiện trên. 

1.6 Thuốc Cumargold

Thuốc Cumargol được bào chế hoàn toàn từ thảo dược, với thành phần chính là tinh nghệ nano curcumin được sản xuất theo công nghệ của Hàn Viện Lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam.

thuốc đau dạ dày

Tác dụng

  • Nano Curcumin có kích thước siêu nhỏ nên rất dễ hấp thu giúp hỗ trợ chống oxy hóa, giảm tình trạng đau dạ dày.
  • Làm nhanh liền các tổn thương, giảm ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu
  • Hỗ trợ tăng hệ miễn dịch, nâng cao thể trạng
  • Làm cản trở sự phát triển của 65 chủng vi khuẩn HP khiến chúng không thể tiết ra các độc tố làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Chống chỉ định: Không nên sử dụng cho phụ nữ có thai và mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc

Cách dùng

Người bệnh nên uống thuốc Cumargol trước bữa ăn 30 phút – 1 giờ sẽ tốt hơn

Đối với người lớn trên 12 tuổi: 

  • Liều tấn công: 2 viên/lần, 2 lần/ngày, hoặc có thể tăng lên uống 3 lần/ngày
  • Liều duy trì: Ngày uống 2 viên, chia làm 2 lần

Tác dụng phụ

Thuốc có thành phần hoàn toàn 100% từ thiên nhiên nên lành tính. Hiện chưa có báo cáo về tác dụng phụ trong quá trình sử dụng sản phẩm.

1.7 Thuốc Gastropulgite

thuốc đau dạ dày

Thuốc Gastropulgite là loại bột pha, được sản xuất bởi Beaufour ipsen – CH Pháp, với thành phần: 

  • Nhôm hydroxyd 
  • Attapulgite mormoiron 
  • Magnesium carbonate sấy khô

Các chất này có tác dụng kháng axit dịch vị trong dạ dày và tạo màng bảo vệ cho thành dạ dày.

Tác dụng

Thuốc Gastropulgite được chỉ định cho các trường hợp:

  • Đầy bụng, khó tiêu
  • Trào ngược dạ dày, thực quản
  • Đau dạ dày, đại tràng
  • Điều chỉnh độ PH dạ dày về mức bình thường để hạn chế viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Phòng ngừa chảy máu dạ dày

Chống chỉ định

  • Trẻ sơ sinh hoặc các bé dưới 6 tuổi
  • Suy thận nặng
  • Hẹp đường tiêu hóa
  • Người bị mất nhiều nước
  • Dị ứng với các thành phần bất kỳ của thuốc

Cách dùng

Liều dùng phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người

  • Đối với người lớn: Uống sau ăn hoặc trước ăn 1 gói/lần, 3 – 4 lần/ngày, không dùng quá 6 gói/ngày 
  • Đối với trẻ em: Uống ⅓ đến 1 gói/lần, 3 – 4 lần/ngày, không nên dùng quá 3 lần/ngày.

Tác dụng phụ

  • Sử dụng thuốc lâu dài có thể bị táo bón và suy giảm phospho làm ảnh hưởng đến xương
  • Nguy cơ tăng magnesi ở người bệnh suy thận
  • Bị dị ứng: sưng phù mặt và môi, có thể phát ban, người mẩn đỏ

>>> Xem thêm: 13 cách giảm đau dạ dày tại nhà nhanh chóng, hiệu quả

2. Cách dùng thuốc đau dạ dày hiệu quả

thuốc đau dạ dày

Tùy theo nguyên nhân và mức độ đau nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc khác nhau.

  • Nếu đau nhẹ có thể dùng thuốc kháng axit như: Maalox, stomafar,…
  • Nếu nặng dùng thuốc kháng thụ thể H2: Famotidin, Cimetidin, Ranitidin,…  hoặc ức chế bơm proton: Omeprazol, Lansoprazol, Pantoprazol, Esomeprazol.
  • Nếu đau do viêm loét dạ dày, thời gian điều trị lên đến 1 – 2 tháng hoặc hơn
  • Nếu đau dạ dày do vi khuẩn HP thì nên dùng kết hợp với kháng sinh: Amoxicillin, tetracycline, clarithromycin, metronidazol,… 
  • Trường hợp người bệnh không điều trị theo phác đồ của bác sĩ mà tự ý mua kháng sinh uống có thể xảy ra tình trạng kháng thuốc, làm cản trở quá trình điều trị về sau. 
  • Cần kết hợp chế độ ăn uống khoa học và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng stress khi đang bị đau dạ dày

3. Dùng thuốc đau dạ dày cần lưu ý gì?

Hiện nay, thuốc trị đau dạ dày được bán nhiều ở các hiệu thuốc nên người bệnh tự mua và điều trị tại nhà mà không cần sự kê đơn của bác sĩ. Việc người bệnh lạm dụng thuốc quá mức dẫn đến những tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Nếu đau mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng phương pháp tại nhà như: massage bụng, uống nước ấm hoặc dùng các trà thảo mộc. Các biện pháp này vừa đơn giản lại vừa an toàn cho người bệnh.
  • Người bệnh cần chú ý đến sức khỏe trong thời gian sử dụng thuốc, nếu thấy có bất thường hay có các tác dụng phụ xảy ra thì nên báo bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp.
  • Chỉ nên dùng thuốc khi thật cần thiết và không lạm dụng thuốc dùng quá 14 ngày nếu không điều trị theo đơn của bác sĩ.
  • Người bệnh cần thay đổi một số thói quen xấu gây nên tình trạng bệnh nặng thêm như: ăn đồ cay, nóng, uống bia, rượu, ăn uống thất thường,…
  • Nếu cần thiết, người bệnh cảm thấy lo lắng thì nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị, để tình trạng bệnh kéo dài có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. 

Trên đây là top 7 thuốc đau dạ dày tốt nhất hiện nay, Imiale đã giới thiệu cho các bạn. Người bệnh cần đi khám bác sĩ để có thể lựa chọn cho mình loại thuốc điều trị phù hợp. Nếu bạn còn băn khoăn gì, hãy liên hệ Imiale theo Hotline 1900 9482 để được các chuyên gia hỗ trợ sớm nhất nhé!

>>> Xem thêm: Đau dạ dày ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?

]]>
https://imialeaplus.com/top-7-thuoc-dau-da-day-tot-nhat-hien-nay-3745/feed/ 0
Đau dạ dày ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh? https://imialeaplus.com/dau-da-day-an-gi-kieng-gi-3712/ https://imialeaplus.com/dau-da-day-an-gi-kieng-gi-3712/#respond Mon, 31 Jul 2023 02:30:27 +0000 https://imialeaplus.com/?p=3712 Đau dạ dày ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh? Chắc hẳn, câu hỏi này đang được rất nhiều người quan tâm đến. Bởi, ngoài việc sử dụng thuốc thì chế độ dinh dưỡng góp phần cải thiện bệnh đáng kể. Chế độ dinh dưỡng đối với người bệnh đau dạ dày có tác dụng làm giảm bài tiết, hạn chế và loại bỏ các kích thích có hại cho dạ dày để các tổn thương nhanh chóng hồi phục. Vậy để trả lời câu hỏi trên, hãy cùng Imiale A+ tham khảo bài viết dưới đây.

đau dạ dày ăn gì

1. Đau dạ dày ăn gì?

Theo các chuyên gia, bệnh đau dạ dày là một bệnh lý với nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có do người bệnh ăn uống không khoa học. Vì vậy, để cải thiện bệnh, người bệnh nên ăn những thực phẩm sau:

3.1. Thực phẩm giàu đạm, ít béo

Người bệnh đau dạ dày nên ăn những thực phẩm chứa nhiều protein và ít chất béo như: Thịt nạc, cá, đậu, đậu nành, trứng, sữa chua,… Protein giúp cơ thể hồi phục các tế bào cũ bị tổn thương, mau lành các vết thương trong dạ dày. 

Những thực phẩm nhiều chất béo như: Sữa nguyên kem, thịt mỡ, đồ ăn chiên rán,… sẽ làm tăng dịch vị acid dạ dày, khó tiêu hóa và làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày.

3.2. Thực phẩm giàu chất xơ

Thực phẩm giàu chất xơ có độ PH cao, giúp trung hòa dịch vị axit dạ dày, hạn chế tiết axit nên khắc phục được cơn đau hiệu quả. Đồng thời, thực phẩm còn có tác dụng làm quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn và làm giảm các triệu chứng ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu ở người đau dạ dày.

Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý bổ sung các chất xơ với lượng vừa phải, sử dụng quá nhiều dẫn đến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như: Các loại rau, bí đỏ, quả thanh long, bơ, đu đủ, táo, bắp cải,… 

3.3. Thực phẩm chứa Probiotic

đau dạ dày ăn gì

Probiotic là vi khuẩn có lợi, khi được dung nạp vào cơ thể sẽ cải thiện tình trạng rối loạn trong đường ruột, tăng cường chức năng tiêu hóa. Thực phẩm chứa nhiều probiotic nhất là trong sữa chua, người bệnh nên dùng 100 – 150g sữa chua sau bữa ăn 1 giờ mỗi ngày là tốt nhất, tránh ăn lúc đói. 

>>> Xem bài viết: Men vi sinh Imiale A+ hỗ trợ cải thiện các vấn đề bệnh đau dạ dày

3.4. Thực phẩm giàu Omega 3

Omega 3 là chất béo cung cấp nguồn năng lượng dồi dào, có tác dụng giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng và kháng viêm cho cơ thể. Vì vậy, người bệnh sử dụng thực phẩm chứa giàu omega 3 giúp cơ thể bớt mệt mỏi, stress và thúc đẩy các tổn thương trong dạ dày nhanh chóng hồi phục.

Một số thực phẩm chứa giàu omega 3 như: Cá hồi, dầu oliu, hạt óc chó,…

3.5. Thực phẩm giàu Vitamin

Vitamin được xem là một chất xúc tác tham gia quá trình tiêu hóa, là thành phần thiết yếu cấu tạo nên các tế bào. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin làm hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể. 

Vitamin có trong các loại trái cây như: Ổi, cam, bưởi, dâu tây, xoài, bơ, khoai lang, khoai tây, rau dền, cà rốt,…

Vitamin C: Vitamin C là loại dưỡng chất có tác dụng tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ xuất huyết dạ dày. Đồng thời, vitamin C còn hạn chế sự tấn công của các vi khuẩn có hại phát triển trong đường ruột. Vitamin C có trong: Cam, bưởi, dâu tây, rau dền, súp lơ, bắp cải, quả dứa, quả kiwi, xoài,…

Vitamin B: Bổ sung vitamin B hàng ngày giúp cho quá trình tái tạo tế bào và làm lành các tổn thương trong dạ dày  nhanh chóng hơn. Vitamin B có trong: Cá hồi, gan lợn, trứng, thịt bò, hàu, thịt gà, sữa chua, thịt lợn, ngũ cốc, hạt hướng dương,…

Vitamin E: Đây là loại vitamin chống oxy hóa mạnh, có tác dụng làm liền các niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Người bệnh được bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin E giúp niêm mạc và các mạch máu được bền vững, tránh tình trạng xuất huyết, viêm loét dạ dày. Vitamin E có trong các thực phẩm: Hạnh nhân, hạt hướng dương, hạt bí ngô, hạt điều, hạt dẻ cười, trứng cá, hồng xiêm, quả bơ,…

3.6. Thực phẩm chứa chất chống oxy hóa

đau dạ dày ăn gì

Những thực phẩm chứa chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn quá trình tổn thương tế bào ở niêm mạc dạ dày và giảm đau do dạ dày co thắt quá mức. Các chất chống oxy hóa gồm:

Curcumin: Giúp tiêu viêm, giảm đau, bảo vệ niêm mạc dạ dày, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Curcumin có nhiều trong nghệ nên bạn có thể bổ sung thực phẩm vào làm gia vị trong các bữa ăn hàng ngày.

Beta – carotene: Có tác dụng thúc đẩy tế bào mới phát triển và hỗ trợ làm lành các tổn thương ở các cơ quan trong cơ thể. Đồng thời, hoạt chất còn giúp làm giảm triệu chứng mệt mỏi, stress, tiêu chảy, suy nhược cơ thể,… Beta – carotene có nhiều trong các thực phẩm: cà rốt, khoai lang, bí đỏ, đu đủ, đậu hà lan, cà chua,…

Flavonoid: Có tác dụng ngăn chặn các tổn thương ở niêm mạc phát triển và bảo vệ thành niêm mạc, lợi khuẩn trước sự tấn công của các hại khuẩn. Đồng thời, Flavonoid còn làm giảm nguy cơ xuất huyết tiêu hóa, hỗ trợ đường ruột hoạt động ổn định. Hoạt chất có nhiều trong các trái cây và rau củ như: Cải bó xôi, rau diếp cá, táo, cam, dâu tây,… 

3.7. Thực phẩm có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn

Các thực phẩm kháng viêm, kháng khuẩn có tác dụng ức chế các vi khuẩn có hại phát triển trong dạ dày, kiểm soát được tình trạng nhiễm khuẩn lan rộng và bảo vệ các vết loét nhanh chóng hồi phục. Thực phẩm này có trong: gừng, nghệ, mật ong,…

3.8. Thực phẩm có khả năng giảm axit và bảo vệ niêm mạc dạ dày

Dịch vị axit dạ dày dư thừa là nguyên nhân gây ra trào ngược và bào mòn niêm mạc dạ dày dẫn đến tình trạng viêm loét. Các thực phẩm có khả năng thấm hút dịch axit trong dạ dày như: Bánh bích quy, bánh mì và tất cả các thực phẩm giàu tinh bột,… Khi người bệnh sử dụng các thực phẩm này sẽ dịu đi cơn đau và giảm bớt các triệu chứng khó chịu.  

2. Đau dạ dày nên kiêng gì?

Bên cạnh lựa chọn các thực phẩm tốt cho dạ dày, người bệnh cần phải kiêng những thực phẩm sau:

2.1. Đồ ăn nhiều dầu mỡ

đau dạ dày ăn gì

Những đồ ăn có nhiều dầu mỡ sẽ khó được hấp thu và tiêu hóa, dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, phải co bóp tiết nhiều dịch vị để có thể tiêu hóa hoàn toàn. Khi đó, người bệnh sẽ bị đầy bụng, ợ hơi, trào ngược, buồn nôn,…dẫn đến niêm mạc dạ dày bị kích thích và xuất hiện biến chứng.

2.2. Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh

Người bệnh sử dụng đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh sẽ gây kích ứng và tổn thương niêm mạc dạ dày, có khi bị loét niêm mạc dạ dày gây chảy máu. Vì vậy, người bệnh dùng thực phẩm ở 25 – 30 độ C là tốt nhất. 

2.3. Các chất kích thích, đồ uống có ga, rượu, bia

Các thực phẩm này sẽ làm tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương nặng hơn, gây viêm loét và làm chậm quá trình hồi phục trong dạ dày. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần phải kiêng các thực phẩm chứa axit như: xoài chua, dưa cà, cà chua,… Bởi các chất này chứa nhiều axit gây nên viêm loét và tình trạng đau nghiêm trọng hơn. 

2.4. Hạn chế dùng các loại đậu

Trong các loại đậu chứa fodmaps là các chuỗi crab ngắn cản trở quá trình tiêu hóa. Thay vì được hấp thụ vào máu, các chuỗi này di chuyển xuống cuối ruột, các vi khuẩn phần cuối ruột sẽ ăn những crab này tạo ra khí hydro và gây nên tình trạng đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi cho người bệnh. 

2.5. Hạn chế đồ ăn cay, nóng

đau dạ dày ăn gì

Các nhà nghiên cứu chỉ ra, những đồ ăn cay đa số chứa ớt cay, trong đó có thành phần capsaicin. Capsaicin này kích hoạt đến các thụ thể cảm giác đau và gửi tín hiệu đến não mà người bệnh cảm nhận được là cơn đau rát và thấy nóng rát trong miệng. Các thụ thể này cũng có trong dạ dày và ruột. Vì vậy, thức ăn chứa capsaicin sẽ gây kích ứng đối với đường tiêu hóa, làm nồng độ acid dạ dày tăng cao, khiến tình trạng viêm loét nặng hơn. 

2.6. Đồ ăn chứa nhiều đường

Đường là nhóm phân tử cacbohidrat không dễ tiêu hóa trong đường ruột. Vì vậy, ăn đồ chứa nhiều đường như: kẹo socola, nước ngọt, kẹo,…sẽ làm tăng tình trạng buồn nôn, đầy bụng và khó chịu cho người bệnh. Bên cạnh đó, ăn nhiều đường cũng không tốt cho người mắc bệnh: tiểu đường, béo phì, tim mạch,…

3. Chế độ ăn của người đau dạ dày cần lưu ý gì?

đau dạ dày ăn gì

Để cải thiện bệnh đau dạ dày hiệu quả, khi thực hiện chế độ ăn, người bệnh cần chú ý các vấn đề sau: 

  • Ăn uống đúng giờ: Người bệnh nên ăn uống đúng giờ không nên để bụng quá no hoặc quá đói.
  • Chia làm nhiều bữa nhỏ: Để giảm áp lực lên thành dạ dày phải co bóp và hoạt động nhiều, người bệnh nên chia thành 4 – 5 bữa nhỏ trong ngày. Mỗi bữa cách nhau 3 – 4 giờ. 
  • Ăn chậm nhai kỹ: Ăn chậm nhai kỹ sẽ làm tăng bài tiết nước bọt, thức ăn sẽ dễ hấp thu và tiêu hóa hơn. 
  • Nên ăn những thực phẩm mềm: Nên cho người bệnh ăn những thức ăn mềm trong các bữa ăn hàng ngày để quá trình tiêu hóa được dễ dàng hơn. Những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như: cháo, súp, mì, các loại rau, su su, khoai lang,…
  • Bổ sung nhiều nước: Mỗi ngày, người bệnh cần uống 2 – 3 lít nước để đảm bảo dạ dày hoạt động trơn tru hơn. Đồng thời, uống nhiều nước còn làm dịu vùng niêm mạc bị thương và hạn chế quá trình ăn mòn của acid dạ dày. 

Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý:

  • Sau khi ăn, nên ngồi hoặc đi lại nhẹ nhàng để hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa được tốt hơn, hạn chế đi nằm ngay và những hoạt động mạnh làm ảnh hưởng đến dạ dày.
  • Xây dựng thói quen tập thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe. Việc này rất có ích trong việc hỗ trợ điều trị đau dạ dày.
  • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tránh lo âu, stress thường xuyên gây hại cho quá trình hoạt động của các cơ quan tiêu hóa.

4. Thực đơn cho người đau dạ dày 

Người bệnh có thể tham khảo một số thực đơn đau dạ dày sau đây:
đau dạ dày ăn gì

Trên đây là vấn đề đau dạ dày ăn gì, kiêng gì đã được các chuyên gia Imiale A+ tổng hợp rất chi tiết. Việc tuân thủ theo các chế độ dinh dưỡng trên kết hợp với cách vận động phù hợp sẽ giúp cải thiện trình trạng đau dạ dày đáng kể. Nếu bạn còn thắc mắc gì hãy liên hệ theo Hotline 1900 9482 để được hỗ trợ nhé! 

]]>
https://imialeaplus.com/dau-da-day-an-gi-kieng-gi-3712/feed/ 0
Đau dạ dày: Nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp khắc phục https://imialeaplus.com/dau-da-day-nguyen-nhan-dau-hieu-va-bien-phap-khac-phuc-3703/ https://imialeaplus.com/dau-da-day-nguyen-nhan-dau-hieu-va-bien-phap-khac-phuc-3703/#respond Thu, 27 Jul 2023 07:27:52 +0000 https://imialeaplus.com/?p=3703 Đau dạ dày là một bệnh lý ám ảnh chung của nhiều người. Bệnh không chỉ gây ra khó chịu mà còn ẩn chứa các biến chứng nguy hiểm khác như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, nặng hơn là ung thư dạ dày. Vì vậy, người bệnh cần hiểu rõ được các nguyên nhân, dấu hiệu để có biện pháp khắc phục sớm. Sau đây, Imiale A+ sẽ tổng quát về bệnh đau dạ dày cho các bạn cùng tham khảo.

đau dạ dày

1. Đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau hoặc do rối loạn hoạt động của dạ dày làm tăng tiết dịch vị dạ dày. Người bệnh có những cơn đau âm ỉ và gây cảm giác khó chịu khi ăn quá đói hoặc quá no.

Có 3 vị trí đau dạ dày:

  • Đau vùng thượng vị: Thượng vị nằm ở giữa bụng, ngay dưới xương ức. Cơn đau có thể âm ỉ kéo dài, có thể lan sang vùng ngực và phía sau lưng.
  • Đau ở vùng bụng giữa: Vị trí này rất dễ nhầm với đau của bệnh lý khác. Cơn đau âm ỉ hoặc đau quặn thắt có thể lan sang vùng bụng bên phải. Người bệnh sẽ có các triệu chứng: ợ chua, đầy bụng, buồn nôn,…
  • Đau ở phía bên phải: Đau vùng này xảy ra khi người bệnh đói, khi ăn vào cơn đau sẽ dịu đi nhưng vẫn hơi tức bụng. Người bệnh có các triệu chứng như: nóng bụng, đầy hơi, khó tiêu,…

2. Dấu hiệu nhận biết đau dạ dày

đau dạ dày

Để xác định chính xác bệnh đau dạ dày, người bệnh cần nắm rõ được các dấu hiệu sau:

  • Đau bụng vùng thượng vị: Đây là vị trí đau hay gặp nhất của bệnh đau dạ dày. Tùy vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà người bệnh có biểu hiện đau khác nhau: đau tức, đau rát nóng, đau âm ỉ, có thể đau lan sang phía bên trái và sau lưng. Cơn đau có thể theo từng cơn kéo dài đến 1 hoặc 2 tuần và tái đi tái lại.  
  • Đầy bụng, khó tiêu: Khi chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng, thức ăn vào dạ dày sẽ khó tiêu gây đầy bụng.
  • Buồn nôn: Khi phần thức ăn chưa được tiêu hóa hết sẽ đi cùng dịch vị trào ngược lên thực quản gây ghê cổ, buồn nôn. Một số trường hợp còn bị nôn ói ngay sau khi vừa ăn xong.
  • Ợ chua: Người bệnh có cảm giác nóng như đốt ở vùng xương ức, giữa ngực và khó nuốt. Thức ăn trong dạ dày bị tồn đọng lâu sẽ sinh ra nhiều khí hơi và kích thích dạ dày sản sinh ra nhiều axit hơn, làm trào ngược thực quản gây ra ợ chua.
  • Chán ăn: Do thức ăn tiêu hóa chậm và trào ngược lên thực quản nên người bệnh có cảm giác không muốn ăn, sụt cân nhanh chóng. 
  • Xuất huyết tiêu hóa: Đây là dấu hiệu bệnh nặng. Lúc này, các tổn thương đã ăn sâu vào thành mạch dẫn đến chảy máu, máu sẽ trộn lẫn với thức ăn làm phân có màu đen và mùi hôi khó chịu.

3. Nguyên nhân đau dạ dày

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau dạ dày, mỗi tác nhân có những biểu hiện và mức độ khác nhau. Những nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh đau dạ dày như:

Do vi khuẩn HP

Theo các chuyên gia, có khoảng 80% người bệnh mắc đau dạ dày do vi khuẩn HP. Vi khuẩn này thường cư trú trong các thực phẩm bẩn. Khi người bệnh ăn phải những thực phẩm bẩn, vi khuẩn này sẽ tấn công vào dạ dày gây nên tình trạng viêm loét niêm mạc.

Do người bệnh ăn uống, sinh hoạt không khoa học 

đau dạ dày

Những thói quen ăn uống là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau dạ dày như:

  • Ăn uống không đúng giờ, bỏ bữa
  • Ăn những đồ cay, nóng như: hạt tiêu, ớt,…và các đồ uống có gas, bia, rượu, chất kích thích 
  • Do người bệnh để bụng quá đói hoặc ăn quá no 
  • Dùng các thực phẩm không đảm bảo chất lượng, thực phẩm bẩn, ôi, thiu, hết hạn sử dụng,… 

Tất cả các thói quen trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày và hệ tiêu hóa, khiến dạ dày hoạt động nhiều hơn và gây ra các tổn thương đến niêm mạc dạ dày.

Do bệnh lý

Một số bệnh lý ở đường tiêu hóa ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày như: ung thư tuyến tụy, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích,… 

Do tác dụng phụ của thuốc

Một số thuốc dùng hàng ngày có thể gây tác dụng phụ dẫn đến rối loạn hệ tiêu hóa, người bệnh cần chú ý như:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Aspirin, Ibuprofen, Naproxen,… có thể gây nên đau bụng, ợ hơi nóng và kích ứng bao tử.
  • Thuốc kháng sinh: Người bệnh thường dùng trong điều trị nhiễm khuẩn, viêm nhiễm,… Nếu người bệnh dùng lâu dài sẽ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây ra hiện tượng đau dạ dày kèm theo tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn,…
  • Thuốc giảm Cholesterol: Một số người bệnh dùng thuốc giảm Cholesterol (thuốc giảm mỡ máu) có các biểu hiện như: đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy hoặc táo bón, buồn nôn, nôn, co thắt dạ dày,…
  • Thuốc giảm đau Opioid: Oxycodone, Hydrocodone,… cũng có thể dẫn đến buồn nôn, nôn, đầy bụng, táo bón,…

Do hút thuốc lá, uống rượu bia

Trong thuốc lá có nhiều chất độc hại, làm tăng bài tiết HCl và pepsin, hai chất này sẽ làm bào mòn niêm mạc dạ dày dẫn đến tình trạng viêm loét.  

Thói quen uống rượu bia gây nên tình trạng đau dạ dày nghiêm trọng. Hầu hết các chất có trong rượu bia đều làm tổn thương niêm mạc dạ dày, tình trạng nặng có thể bị chảy máu hoặc thủng dạ dày nếu không được điều trị kịp thời. 

Do căng thẳng, stress kéo dài

Khi người bệnh căng thẳng, áp lực, các hormon và chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể được giải phóng. Việc này làm ảnh hưởng đến nhu động ruột và hoạt động co bóp của dạ dày, làm mất cân bằng vi sinh vật trong đường ruột dẫn đến tình trạng bào mòn niêm mạc dạ dày gây nên viêm loét.

Ngộ độc thực phẩm 

Ngộ độc từ thức ăn hoặc đồ uống có chứa vi khuẩn E.Coli và Salmonella có thể gây buồn nôn và nôn, đau dạ dày.

>>> Xem bài viết: Vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

4. Cách khắc phục đau dạ dày

Đau dạ dày có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Bệnh có thể là tiềm ẩn của các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, cần có các biện pháp khắc phục kịp thời để giảm các triệu chứng gây ra như:

Tránh căng thẳng, áp lực

Bạn nên sắp xếp lại công việc, học tập và nghỉ ngơi cho hợp lý, tham gia các hoạt động thể dục, thể thao lành mạnh, xem phim,… để đầu óc được thư giãn, thoải mái.  

Luôn giữ ấm cho vùng bụng

đau dạ dày

Giữ ấm cho các mạch máu vùng thượng vị được thư giãn và giảm sự co bóp gây đau dạ dày. Ngoài ra, khi đau bạn có thể chườm ấm bụng khoảng 10 – 20 phút, nhiệt độ nước từ 50 – 60 độ C sẽ thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động thuận lợi hơn. 

Xây dựng chế độ ăn khoa học

  • Bổ sung chất xơ: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn, hỗ trợ quá trình chuyển hóa và phân hủy thức ăn, giúp các tổn thương niêm mạc được phục hồi nhanh chóng. Vì vậy, người bệnh cần bổ sung chất xơ vào bữa ăn hàng ngày như: Các loại rau xanh, hạt bí, hạnh nhân,…
  • Người bệnh nên ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và hấp thu để giảm áp lực hoạt động của chức năng tiêu hóa.
  • Không uống bia, rượu, các chất kích thích: Những chất này làm niêm mạc dạ dày bị bào mòn và tổn thương nghiêm trọng, nặng có thể bị thủng dạ dày. 
  • Hạn chế ăn trước khi đi ngủ: Người bệnh nên ăn trước khi ngủ khoảng 1 – 2 tiếng để dạ dày được nghỉ ngơi, giảm được tình trạng viêm loét dạ dày.
  • Nên ăn chậm, nhai kỹ: Ăn chậm nhai kỹ để giúp gia tăng sự bài tiết của nước bọt để trung hòa axit trong dạ dày, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Tránh ăn quá no làm dạ dày căng cứng sẽ tiết ra nhiều acid. 
  • Bạn nên chia bữa ăn làm 4 – 5 bữa trong ngày giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa được acid.
  • Hạn chế ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ lạnh, sống,…: Người bệnh nên ăn những đồ ăn hấp, luộc chín để dễ hấp thu và tiêu hóa. 

>>> Xem bài viết: Đau dạ dày ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?

Bổ sung men vi sinh

Men vi sinh chứa nhiều lợi khuẩn, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa trong đường ruột. Ngoài ra, bổ sung men vi sinh giúp người bệnh giảm các triệu chứng đầy bụng, giảm đau, ợ chua cho người đau dạ dày.

5. Điều trị đau dạ dày

Sau khi đã xác định được các dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh, người bệnh có thể nhận biết được mức độ đau của mình. Từ đó có thể áp dụng các phương pháp điều trị sau:

Theo phương pháp dân gian

Ban đầu, người bệnh có thể sử dụng một số phương pháp dân gian tại nhà được ông cha ta lưu truyền từ xa xưa. Bởi, phương pháp này vừa cải thiện các triệu chứng tốt, lại vừa an toàn, lành tính và dễ thực hiện. Dưới đây là một số bài thuốc các bạn có thể tham khảo:

Sử dụng tinh bột nghệ kết hợp mật ong

đau dạ dày

Trong nghệ có thành phần cucumin có khả năng chống oxy hóa, làm mau lành các vết thương hiệu quả.

Cách thực hiện: Bạn cho 5g tinh bột nghệ và 15ml mật ong vào 500ml nước ấm, khuấy đều tay cho hỗn hợp tan hết. Bạn nên chia làm 3 phần uống sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút mỗi ngày.

Sử dụng lá tía tô

Trong lá tía tô có chứa chất: Tanin, glucosid,… sẽ làm se vết loét và liền sẹo, giảm tiết HCL trong dạ dày hiệu quả. Đồng thời, bài thuốc này còn làm giảm cơn đau và các triệu chứng ợ hơi, ợ chua.

Cách thực hiện: Bạn đem lá tía tô rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng để ráo. Cho lá tía tô vào nồi, thêm 500ml nước vào đun sôi khoảng 10 phút rồi tắt bếp. Bạn đem lọc bỏ phần bã lấy nước uống thành nhiều lần trong ngày, uống khi nước còn ấm, kiên trì sử dụng nhiều ngày để nhận được kết quả tốt.

Sử dụng lá nha đam

Trong nha đam có các vitamin, hoạt chất Aloetic acid, Ester cinnamic, Aloe amodine và các loại enzym giúp sát khuẩn, giảm đau, ngăn ngừa nhiễm khuẩn, tăng cường miễn dịch và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.

Cách thực hiện: Lấy lá nha đam rửa sạch, gọt bỏ vỏ bên ngoài chỉ lấy phần thịt. Bạn đem xay nhuyễn và ép lấy nước để uống 2 lần/ngày.

Dùng lá bạc hà

Lá bạc hà có tác dụng làm giảm đau, ợ hơi, tình trạng khó tiêu và giảm co thắt dạ dày, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Cách thực hiện: Bạn lấy 1 nắm lá bạc hà rửa sạch để hãm làm trà uống hàng ngày. Bạn nên uống 2 – 3 lần/ngày để giảm bớt cơn đau dạ dày gây ra.

>>> Xem thêm: 13 cách giảm đau dạ dày tại nhà nhanh chóng, hiệu quả

Dùng thuốc Tây y

đau dạ dày

Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc Tây y tùy theo mức độ đau cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh:

Nhóm thuốc kháng acid: Đây là nhóm thuốc có thành phần: nhôm hoặc canxi, magnesl hydroxide. Chúng là các bazơ có tác dụng trung hòa với axit trong dạ dày mà không ảnh hưởng đến sự bài tiết dịch vị. Bạn nên dùng thuốc sau ăn 1 – 3 giờ rồi đi ngủ.

Nhóm thuốc kháng Histamin H2: Cimetidin, Ranitidin, Famotidin, Ranitidin,… Đây là nhóm thuốc điều trị chứng khó tiêu, trào ngược thực quản và viêm loét dạ dày. Khi các thụ thể histamin H2 của các tế bào dạ dày được tác động từ histamin, nhóm thuốc kháng histamin H2 sẽ ngăn chặn tình trạng này lại.

Nhóm thuốc ức chế proton: Omeprazol, Lansoprazol, Pantoprazol, Rabeprazol, Esomeprazol. Đây là nhóm thuốc ức chế dịch vị acid trong dạ dày rất mạnh, làm giảm các triệu chứng trào ngược thực quản và làm lành các vết thương nhanh chóng.

Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Sucralfat, Bismuth, Misoprostol. Đây là nhóm thuốc giúp bảo vệ vùng tổn thương khỏi sự tấn công của acid dạ dày và thúc đẩy tăng tiết chất nhầy để bảo vệ dạ dày.  

Nhóm thuốc kháng vi khuẩn Helicobacter pylori (HP): Amoxicillin, Metronidazole, Clarithromycin, Fluoroquinolones. 

Chú ý: Khi dùng thuốc Tây, các triệu chứng sẽ được giảm nhanh chóng. Tuy nhiên, một số trường hợp sẽ có tác dụng phụ tiềm ẩn bên trong nếu không sử dụng thuốc đúng cách. Vì vậy, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.

>>> Xem thêm: Top 7 thuốc đau dạ dày tốt nhất hiện nay

Bấm huyệt

đau dạ dày

  • Huyệt trung quản: Là huyệt trung tâm đường nối từ mũi ức đến rốn (trên rốn 4 thốn). Một thốn bằng chiều dài của đốt giữa ngón tay thứ 3 theo đường trắng chính giữa thành bụng, thực hiện bấm khoảng 1 phút. Bấm huyệt này có tác dụng làm giảm cơn đau dạ dày, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, nôn và làm trung hòa chức năng bài tiết dịch vị và co bóp dạ dày.
  • Huyệt thiên khu: Là huyệt từ chính giữa rốn đo ngang sang 2 bên, mỗi bên 2 thốn. Huyệt này làm giảm cơn đau dạ dày, đầy bụng và nôn, ợ chua,…
  • Huyệt lương khâu: Ở tư thế ngồi gấp vuông góc, từ chính giữa bờ trên của xương bánh chè đo lên trên 2 thốn, ngang ra ngoài 1 thốn đó là huyệt. Huyệt này có tác dụng cắt các cơn đau dạ dày cấp.
  • Huyệt nội quan: Từ vị trí lằn chỉ cổ tay, đo từ điểm chính giữa lên trên 2 thốn là huyệt, nên bấm huyệt trong khoảng 1 – 2 phút. Huyệt này có tác dụng chữa đau dạ dày, mất ngủ, buồn nôn và nôn. 
  • Huyệt thái xung: Huyệt nằm ở giữa ngón chân 1,2 đo từ đỉnh lên 2 thốn về phía mu chân là huyệt, thực hiện bấm khoảng 1 phút. Huyệt này có tác dụng làm giảm căng thẳng, lo âu, stress cho người bệnh đau dạ dày.

Trên đây là các nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp khắc phục bệnh đau dạ dày mọi người nên tham khảo. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên chủ quan, tùy tiện sử dụng thuốc tây, mà cần đi khám bác sĩ để có biện pháp điều trị hợp lý. 

Mọi vấn đề cần thắc mắc, hãy liên hệ Imiale A+ theo Hotline 1900 9482 để được các chuyên gia hỗ trợ nhé!  

]]>
https://imialeaplus.com/dau-da-day-nguyen-nhan-dau-hieu-va-bien-phap-khac-phuc-3703/feed/ 0