Nội soi dạ dày là một thủ thuật được áp dụng rộng rãi để kiểm tra trực tiếp dạ dày của người bệnh giúp bác sĩ có thể chẩn đoán hết các tổn thương và bệnh lý của ống tiêu hóa. Phương pháp được bác sĩ đưa ống nội soi vào đường miệng hoặc đường mũi xuống thực quản và dạ dày. Vậy, phương pháp nội soi dạ dày có đau không? Hãy cùng Imiale A+ tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
1. Nội soi dạ dày có đau không?
Nội soi dạ dày là một xét nghiệm để quan sát trực tiếp hình ảnh bên trong dạ dày, tá tràng thông qua một ống dài, có ánh sáng và camera ở đầu. Ống nội soi có thể được đưa vào miệng của người bệnh, đi qua thực quản rồi xuống dạ dày, tá tràng.
Ngoài ra, còn có thêm phương pháp nội soi đường mũi. Phương pháp được thực hiện bởi ống khẩu kính nhỏ 5,9mm đưa qua mũi xuống hầu họng để quan sát dạ dày và thực quản giúp người bệnh dễ chịu hơn.
Nhìn chung, nội soi dạ dày là thủ thuật đơn giản cùng với các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao nên sẽ hạn chế tối đa những nguy hiểm xảy ra và không gây đau cho người bệnh.
Có 3 dạng nội soi chủ yếu:
Nội soi trực tiếp qua đường miệng, không có thuốc gây mê
Phương pháp này, người bệnh cảm thấy vướng ở cổ họng, giống như bị mắc nghẹn, có khi thấy buồn nôn và nôn. Những triệu chứng này kéo dài hơn nửa tiếng sau khi khám xong và không để lại bất cứ triệu chứng hay tai biến nào về sau.
Nội soi qua đường miệng thường áp dụng đối với người trưởng thành khỏe mạnh, còn những trường hợp trẻ nhỏ, tuổi cao, sức yếu cần phải có thuốc gây mê.
Nội soi bằng đường mũi
Là phương pháp dùng một ống nhỏ luồn qua mũi đã được gây tê, qua họng rồi xuống thực quản đến dạ dày để quan sát rõ các tổn thương của niêm mạc dạ dày. Nhờ đó mà xác định chính xác được về tình trạng bệnh.
Phương pháp này được đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả, không áp dụng cho trường hợp bị hẹp khe mũi. Do ống nội soi nhỏ nên ít bị ảnh hưởng đến lưỡi gà, vòm khẩu cái, đáy lưỡi nên không bị đau làm giảm tình trạng nôn ói cho người bệnh.
Nội soi bằng viên nang
Phương pháp này, bác sĩ sẽ cho người bệnh nuốt vào một camera như 1 viên nang thuốc. Thiết bị này có thể chụp liên tục 3 ảnh chỉ trong 1 giây, hình ảnh dạ dày sẽ được hiển thị trên máy tính giúp bác sĩ có thể quan sát, đánh giá và chẩn đoán bệnh chính xác. Trong quá trình nội soi, người bệnh vẫn có thể ăn uống, sinh hoạt bình thường nên sẽ không có cảm giác đau hay khó chịu cho người bệnh.
Sau khi nội soi, trong 24 giờ, người bệnh sẽ thải viên nang ra ngoài đường tiêu hóa. Đây là phương pháp khắc phục được hết nhược điểm của nội soi truyền thống. Tuy nhiên do chi phí khá cao nên phương pháp nội soi bằng viên nang chưa được dùng rộng rãi.
Nội soi dạ dày có gây mê
Dựa vào máy định lượng để bác sĩ đưa lượng thuốc mê vào cơ thể người bệnh với liều lượng chính xác. Phương pháp này giúp người bệnh không còn cảm giác lo lắng, sợ hãi và khó chịu. Sau khi hết thuốc, người bệnh tỉnh lại sẽ không đau hay biến chứng gì xảy ra.
2. 6 điều cần biết trước khi nội soi dạ dày
Để giảm tối đa tình trạng đau và khó chịu nhất có thể, người bệnh cần thực hiện 6 điều sau:
- Nhịn ăn ít nhất 6 – 8 giờ trước khi nội soi dạ dày để ngăn ngừa tình trạng nôn, giúp bảo vệ đường thở, giúp bác sĩ quan sát rõ vùng bị tổn thương trong dạ dày.
- Chỉ nên uống 1 ít nước lọc, không uống cà phê, hạn chế ăn nhiều chất xơ vài ngày trước khi nội soi
- Trường hợp lỡ ăn quá nhiều có thể dùng thuốc làm sạch đường ruột, khi dùng sẽ đi ngoài phân lỏng, không nên ăn gì thêm khi đã dùng thuốc.
- Nếu có tiền sử bệnh tim, hen suyễn, thận, dị ứng cần trao đổi với bác sĩ
- Nên nói với bác sĩ các loại thuốc người bệnh đang dùng hoặc có tiền sử dị ứng thuốc.
- Đặt lịch và kí vào giấy xác nhận nội soi dạ dày. Sau khi bác sĩ thăm khám và xác định thời gian, người bệnh cần đặt lịch với bác sĩ để thực hiện thủ thuật. Đồng thời, ký vào giấy xác nhận đồng ý tiến hành nội soi dạ dày.
>>> Xem thêm: 13 cách giảm đau dạ dày nhanh chóng tại nhà
3. Các bước nội soi dạ dày
Theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, quy trình nội soi dạ dày gồm có 6 bước như sau:
3.1. Tiến hành thăm khám và chỉ định nội soi dạ dày
Đây là bước rất quan trọng, bác sĩ sẽ thăm khám nội khoa và ngoại khoa, các thuốc đang sử dụng của người bệnh. Nếu đủ điều kiện bác sĩ sẽ tiến hành nội soi. Bác sĩ sẽ tiến hành nội soi các trường hợp lâm sàng sau: ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị, buồn nôn, đau bụng, phân đen hoặc có máu,…
3.2 Người bệnh sẽ được ký vào giấy xác nhận đồng ý nội soi dạ dày
Sau khi được tiến hành thăm khám và chỉ định nội soi dạ dày, bệnh nhân sẽ được ký giấy xác nhận đồng ý nội soi dạ dày để hiểu rõ những rủi ro có thể xảy ra cũng như đồng ý làm thủ thuật.
3.3 Chuẩn bị cho người bệnh trước khi nội soi dạ dày
Đây là bước quan trọng để quá trình nội soi dạ dày được chính xác. Người bệnh cần chuẩn bị một số vấn đề sau:
- Thay đổi chế độ ăn trước ngày nội soi
Người bệnh cần nhịn ăn 6 – 8 tiếng trước khi nội soi tránh bị sặc hoặc trào ngược trong quá trình làm nội soi. Người bệnh không nên uống sữa và các loại thức uống có ga,…
- Thực hiện một số xét nghiệm cần thiết
Thực hiện xét nghiệm các bệnh lây nhiễm, chức năng đông và cầm máu, xét nghiệm chức ăn gan và thận, đo điện tim, chụp X – quang,… để quá trình nội soi được thuận lợi.
- Dừng uống các thuốc đang sử dụng trước khi nội soi
Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ những loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ xem xét có nên ngừng để đảm bảo an toàn cho quá trình nội soi dạ dày.
3.4 Tiến hành gây mê người bệnh
Đối với người bệnh lựa chọn nội soi dạ dày gây mê, các bác sĩ sẽ tiến hành truyền một lượng thuốc gây mê vừa đủ vào đường tĩnh mạch người bệnh. Phương pháp này giúp hạn chế được các nguy hiểm có thể xảy ra như: giãy dụa, giật dây soi dạ dày,… gây nên các tổn thương đường tiêu hóa.
3.5 Tiến hành nội soi và chẩn đoán
Sau khi đã chuẩn bị hết các quy trình trên, bước tiếp theo là tiến hành nội soi dạ dày:
Người bệnh nằm nghiêng sang trái để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày khi đang thực hiện nội soi. Đồng thời, người bệnh được gắn các thiết bị hỗ trợ như: máy theo dõi huyết áp, nhịp tim để đảm bảo an toàn trong quá trình nội soi.
Khi nội soi, bác sĩ đưa ống nội soi đi qua thực quản, xuống dạ dày và tá tràng. Hình ảnh đường tiêu hóa sẽ được camera thu lại và hiện trên màn hình tivi. Bác sĩ dựa vào vào những hình ảnh này để xác định chính xác vùng bị tổn thương để đưa ra chẩn đoán bệnh.
Trong quá trình nội soi, nếu cần thiết bác sĩ có thể tiến hành lấy mẫu xét nghiệm hoặc làm thủ thuật cắt polyp, lấy dị vật,…
3.6 Chăm sóc và cho người bệnh nghỉ ngơi sau nội soi dạ dày
Đây là bước cuối giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng sau nội soi. Đối với người bệnh gây mê, cần có thời gian hồi tỉnh khoảng 10 – 30 phút cho thuốc mê hết tác dụng.
Kết quả nội soi sẽ được đưa cho bác sĩ chuyên khoa để xác định và chẩn đoán mức độ bệnh. Dựa vào kết quả để bác sĩ có phác đồ điều trị phù hợp.
4. Một số lưu ý cho người bệnh sau khi nội soi dạ dày
Chế độ ăn uống sau khi nội soi dạ dày rất quan trọng giúp người bệnh nhanh hồi phục và giảm các khó chịu gây ra. Vì vậy, sau khi nội soi dạ dày cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Đối với nội soi thường, người bệnh cần nằm nghỉ ngơi và theo dõi sức khỏe khoảng 15 – 30 phút.
- Đối với nội soi gây mê, người bệnh cần nghỉ ngơi và chờ tỉnh táo theo dõi huyết áp, nhịp tim, nhịp thở trong vòng 1 giờ sau nội soi, không nên tự điều khiển phương tiện giao thông mà cần có người nhà đi theo.
- Người bệnh không nên khạc đờm sau khi nội soi và chỉ cần súc miệng bằng nước muối pha loãng.
- Sau nội soi người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng: buồn nôn, khó nuốt, nôn, đau họng nếu nội soi theo đường họng, đau mũi nếu nội soi theo đường mũi. Những triệu chứng này hoàn toàn bình thường và sẽ tự mất không cần điều trị gì.
- Sau khi nội soi khoảng 2 giờ, người bệnh nên ăn những thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như: cháo, sữa nguội, súp, ngũ cốc, nước trái cây,…tránh ăn những thực phẩm cay nóng dễ gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày.
- Bữa ăn tiếp theo trong vòng 24 giờ vẫn tiếp tục ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, ít chất xơ để đảm bảo cho quá trình hấp thu chất dinh dưỡng.
- Sau 2 – 3 ngày, người bệnh có thể ăn uống bình thường nhưng vẫn cần duy trì chế độ ăn uống khoa học để bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Người bệnh nên chia nhỏ thành 3 – 4 bữa ăn trong ngày, cách nhau 3 – 4 tiếng, tránh ăn no quá hoặc ít quá để tránh gây áp lực cho dạ dày.
- Khi người bệnh có bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ đau dạ dày thì nên gặp trực tiếp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Như vậy, câu hỏi nội soi dạ dày có đau không đã được Imiale A+ giải đáp ở trên. Mong rằng bài viết này sẽ bổ sung những kiến thức cần thiết cho những ai đang muốn tiến hành nội soi dạ dày. Nếu bạn còn thắc mắc hay câu hỏi khác về sức khỏe hãy liên hệ theo Hotline 1900 9482 để được các chuyên gia tư vấn nhé!
>>> Xem thêm: Đau dạ dày buồn nôn có nguy hiểm không?