Theo chuyên gia dinh dưỡng, bệnh về dạ dày và đại tràng liên quan trực tiếp đến chế độ ăn uống của người bệnh. Việc ăn uống tùy tiện, thiếu khoa học sẽ làm tình trạng bệnh nặng hơn. Vì vậy, để cải thiện bệnh tốt nhất, sau đây Imiale sẽ lựa chọn những thực phẩm tốt cho dạ dày và đại tràng cho các bạn cùng tham khảo.
1. Những thực phẩm tốt cho dạ dày và đại tràng giúp cải thiện bệnh hiệu quả
Chế độ ăn uống và đời sống sinh hoạt là tiền đề để bảo vệ và phòng bệnh về dạ dày, đại tràng. Vì vậy, để giúp quá trình điều trị được hiệu quả, bạn tham khảo một số thực phẩm nên ăn và những thực phẩm cần tránh sau đây:
1.1. Những thực phẩm tốt nên ăn
Sữa chua
Sữa chua có chứa probiotics giúp bổ sung các lợi khuẩn và tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Vì vậy, ăn sữa chua mỗi ngày giúp cân bằng hệ vi sinh và hỗ trợ phục hồi niêm mạc dạ dày và đại tràng bị tổn thương.
Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên chọn những loại sữa chua nguyên chất, ít đường hoặc không đường. Vì những thực phẩm chứa nhiều đường sẽ làm người bệnh tăng thêm các triệu chứng tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng.
Cá hồi
Trong cá hồi chứa lượng lớn acid béo omega 3 có tác dụng giảm viêm và ngăn ngừa tình trạng viêm ở dạ dày, đại tràng. Đồng thời, acid béo còn giúp cải thiện trí nhớ, giảm stress là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau dạ dày, đại tràng. Vì vậy, bạn nên bổ sung cá hồi 2 – 3 lần/tuần sẽ giúp bảo vệ dạ dày, đại tràng chống lại ung thư.
Các loại hạt
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích người bệnh đau dạ dày, đại tràng nên ăn những loại hạt như: Hạnh nhân, óc chó, hạt điều,… Những loại hạt này chứa nhiều chất xơ và chất khoáng cần thiết cho nhu cầu chuyển hóa các chất, tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, các loại hạt còn chứa nhiều chất chống oxy hóa quan trọng để bảo vệ lớp niêm mạc trong dạ dày.
Chú ý: Các loại hạt chỉ tốt trong việc ngăn ngừa bệnh viêm đại tràng, dạ dày. Những người bệnh viêm loét đại tràng không nên ăn nhiều vì hàm lượng chất xơ cao có thể làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Trứng
Trứng là thực phẩm chứa giàu chất đạm tốt cho cơ thể, trong trứng chứa kháng thể IgY chống lại các tác nhân gây hại cho dạ dày, giúp giảm đau vùng thượng vị hiệu quả. Mỗi tuần người bệnh nên ăn 3 – 4 quả là tốt nhất. Bên cạnh đó, trứng còn chứa nhiều axit amin kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt, giúp dạ dày làm việc khỏe hơn, cải thiện chức năng đại tràng.
Ngoài ra, trong trứng còn chứa chất Lecithin, Selen, vitamin B giúp làm giảm triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu do bệnh viêm đại tràng gây ra. Vì vậy, bạn nên ăn trứng mỗi tuần để bảo vệ dạ dày và đại tràng nhé!
Quả bơ
Trong quả bơ chứa chất axit béo không bão hòa rất tốt cho đại tràng, giúp cơ thể khỏe mạnh, không bị thấp gầy và suy nhược cơ thể. Đặc biệt là các chất kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ, có khả năng chống bệnh ung thư, tim mạch và còn làm giảm các triệu chứng đau dạ dày, đại tràng.
Với bơ, bạn có thể ăn trực tiếp hoặc làm sinh tố, salad,…hàng ngày để bảo vệ dạ dày và phòng bệnh viêm dạ dày, đại tràng. Trường hợp, người bệnh đang điều trị viêm dạ dày, đại tràng nên ăn bơ 2 – 3 lần/tuần để cải thiện bệnh.
Dầu oliu
Dầu oliu chứa hàm lượng lớn axit oleic có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày, viêm đại tràng. Dầu oliu còn có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, giảm cholesterol trong máu, giảm viêm, làm hạn chế diễn biến của bệnh viêm dạ dày, đại tràng. Ngoài ra, chất béo không bão hòa trong dầu oliu giúp phòng chống bệnh tiểu đường và tim mạch.
Thịt nạc
Các loại thịt lợn nạc, thịt bò thăn, thịt gà, thịt vịt,… chứa nhiều chất protein và ít chất béo bão hòa. Thịt nạc có thể chống nhiễm trùng, tăng hệ miễn dịch, giảm stress, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Vì vậy, người mắc bệnh viêm dạ dày, đại tràng nên ưu tiên sử dụng thịt nạc trong thực đơn hàng ngày của mình.
Các loại bí
Các loại bí đỏ, bí đao, bí xanh,… đều tốt cho sức khỏe nhờ có hàm lượng chất xơ cao và các chất chống oxy hóa: vitamin C và beta carotene. Các chất oxy hóa trong bí giúp làm giảm các tổn thương do viêm loét dạ dày, đại tràng gây ra. Bí có thể chế biến theo nhiều cách đa dạng như: hấp, luộc, nấu canh, nấu súp, làm mì, làm bánh,… Bạn nên ăn bí mỗi ngày giúp đường ruột luôn khỏe mạnh.
Táo
Trong quả táo chứa chất xơ hòa tan Pectin giúp giải quyết các vấn đề về tiêu chảy và táo bón. Ngoài ra, táo còn được chứng minh làm giảm nguy cơ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn đường ruột.
Lê
Quả lê chứa các chất xơ, kali, natri với hàm lượng cao giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra, ăn lê còn có tác dụng ổn định đường ruột, giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu ở người bị viêm dạ dày, đại tràng.
Nghệ và mật ong
Nghệ kết hợp với mật ong là bài thuốc đông y chính trong điều trị viêm dạ dày, đại tràng. Nghệ có tác dụng chống viêm, kiềm hóa độ acid của dịch vị, giảm tiết dịch vị,… Mật ong có tác dụng cân bằng nồng độ acid trong dạ dày, giảm tình trạng kích ứng trong dạ dày.
Thành phần curcumin trong nghệ có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa, tăng cường bảo vệ niêm mạc dạ dày, đại tràng, giúp chữa lành các vết loét dạ dày sẵn có. Đồng thời, hỗn hợp làm giảm tối đa sự hình thành các tổn thương mới, giảm các triệu chứng và đau đớn cho người bệnh. Chính vì vậy, bộ đôi kết hợp nghệ với mật ong là bộ đôi hoàn hảo chữa bệnh đau dạ dày, đại tràng hiệu quả.
Thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin A, B, C, K, sắt, kẽm, canxi
Các chất này có nhiều trong ngũ cốc, rau có màu đỏ và xanh đậm, cần được bổ sung trong khẩu phần ăn để cải thiện tình trạng thiếu hụt các vitamin và khoáng chất do hấp thụ kém trong bệnh lý dạ dày, đại tràng.
1.2. Những thực phẩm nên tránh khi bị đau dạ dày và đại tràng
Người bị đau dạ dày và đại tràng cần hạn chế sử dụng các thực phẩm sau:
- Những thực phẩm gây tổn thương niêm mạc dạ dày: rượu bia, cà phê,…các loại gia vị cay, nóng như: hạt tiêu, ớt, …
- Thực phẩm gây tăng acid dạ dày: Hoa quả chua ( chanh, xoài, khế chua,…) và các loại dấm mẻ.
- Thực phẩm sinh hơi, chướng bụng: cà pháo, giá đỗ, cần tây,… các loại nước ngọt có ga.
- Đồ sống, lạnh: Những đồ ăn sống, lạnh có tác dụng kích thích mạnh đối với niêm mạc dạ dày, đại tràng. Thực phẩm này có thể gây viêm đại tràng và tiêu chảy.
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ sẽ khó hấp thu, làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
- Đồ ăn khô cứng, khó tiêu hóa: Những đồ ăn khô cứng gây khó tiêu hóa, làm tổn thương niêm mạc dạ dày, có thể bị chảy máu dạ dày, đại tràng.
- Những thực phẩm ngâm muối: Các thực phẩm như: dưa chua, mắm, cá khô,…chứa nhiều muối làm dạ dày hoạt động vất vả hơn.
2. Những lưu ý khi ăn cho người bị đau dạ dày và đại tràng
Để phòng tránh hoặc giảm các triệu chứng đau dạ dày, đại tràng, bạn cần lưu ý một số vấn đề trong ăn uống và thói quen sinh hoạt như:
- Ăn uống điều độ, đúng giờ: Các nghiên cứu cho thấy, ăn uống điều độ, đúng giờ sẽ tạo một thói quen tốt đối với hệ tiêu hóa
- Ăn chậm, nhai kỹ: Trong nước bọt chứa enzyme amylase và lipase có tác dụng phân giải thức ăn, phân hủy chất béo tương ứng trong khoang miệng, giúp cho việc tiêu hóa dễ dàng hơn. Đồng thời, việc này làm dạ dày hoạt động ít hơn, ăn chậm, nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày. Đây là một cách bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Chia làm bữa nhiều bữa nhỏ trong ngày: Bạn nên chia khoảng cách các bữa ăn cách nhau khoảng 2 – 3 giờ, vì đây là khoảng thời gian bạn đói lại sau khi ăn. Việc này giúp dạ dày liên tục có thức ăn để trung hòa được acid để ngăn chặn tình trạng đau dạ dày, đại tràng.
- Bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho hệ tiêu hóa như: Thịt lợn nạc, trứng, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh và hoa quả,…
- Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp cơ thể tăng cường thải độc, cơ thể khỏe mạnh rất tốt cho việc tiêu hóa thức ăn.
- Không để bụng quá đói hoặc quá no: Trong dạ dày tiết ra các acid dịch vị và co bóp để tiêu hóa thức ăn. Khi đói, dạ dày sẽ co bóp mạnh hơn gây đau, có thể gây loét, chảy máu dạ dày. Nếu ăn quá no sẽ làm dạ dày co bóp yếu hơn, tăng cọ sát thức ăn trong dạ dày làm gia tăng cơn đau.
- Tránh ăn thức ăn quá đặc: Thức ăn quá đặc làm dịch vị khó thấm vào thức ăn. Nếu ăn quá lỏng hoặc nhiều nước sẽ làm loãng dịch vị, giảm khả năng tiêu hóa.
- Tránh ăn những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh: Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh sẽ làm dạ dày co bóp mạnh hơn, niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương và gây viêm đại tràng. Nên ăn thức ăn ở nhiệt độ 40 – 50 độ C sẽ tốt cho hệ tiêu hóa và hấp thu.
>>> Xem thêm: Vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
3. Thực đơn cho người vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng
Việc thay đổi thực đơn cho người bệnh là yếu tố quan trọng trong việc điều trị bệnh diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Sau đây là thực đơn hàng ngày cho người vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng cho các bạn tham khảo:
Hầu hết những thực phẩm tốt cho dạ dày và đại tràng được Imiale nêu ở trên đều là thức ăn dinh dưỡng hàng ngày. Vì vậy, người bệnh nên thay đổi luân phiên bổ sung vào khẩu phần ăn để hỗ trợ điều trị bệnh được hiệu quả. Tuy nhiên, để điều trị bệnh đạt hiệu quả cao nhất, hãy tìm đến chuyên gia để được tư vấn hướng điều trị bệnh phù hợp.
Nếu bạn có vấn đề nào cần giải đáp,hãy liên hệ theo Hotline 1900 9482 của chúng tôi để được các chuyên gia hỗ trợ sớm nhất!