Sữa chua chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như canxi, kali, magie, vitamin B1, B2,…cùng với các lợi khuẩn tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, sữa chua có chứa axit nên được cho là không tốt cho người viêm loét dạ dày. Vậy tình trạng đau dạ dày có nên ăn sữa chua không? Hãy cùng Imiale tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
1. Người bị đau dạ dày có nên ăn sữa chua không?
Sữa chua có nhiều lợi khuẩn nên người đau dạ dày hoàn toàn có thể ăn sữa chua. Theo các nhà nghiên cứu, tính acid trong sữa chua chứa ít hơn so với acid dịch vị trong dạ dày nên sẽ không gây kích ứng niêm mạc.
Trong sữa chua chứa nhiều vi khuẩn có lợi Lactobacillus và Enterococcus, canxi, đạm,… giúp nhanh chóng làm lành vết thương và kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn HP.
Khi sữa chua được lên men sẽ chuyển hóa thành đường đôi lactose thành đường glucose và đường đơn tạo thành acid lactic. Acid lactic sẽ kết hợp với canxi caseinate có trong sữa, tạo ra acid cazeinic và canxi lactat. Sau quá trình này, một loạt enzyme protease được hình thành có tác dụng thủy phân protein thành các axit amin tự do giúp thức ăn dễ hấp thụ hơn.
Người bệnh đau dạ dày nên ăn sữa chua bởi các lý do sau:
- Axit lactic: Có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn HP, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và giảm áp lực cho dạ dày.
- Sữa chua hỗ trợ làm lành các vết thương trong niêm mạc dạ dày
- Probiotic: Đây là lợi khuẩn giúp làm giảm các triệu chứng đau, khó chịu của bệnh đau dạ dày.
Ngoài ra, sữa chua còn có công dụng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bạn có thể tham khảo phần tiếp theo.
2. Sữa chua có những công dụng gì?
Nhờ các thành phần dinh dưỡng có trong sữa chua kết hợp với nhiều lợi khuẩn nên người bệnh đau dạ dày ăn đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích như:
2.1. Giúp hệ tiêu hóa ổn định
Sữa chua chứa nhiều probiotics và các vitamin A, B, C và khoáng chất giúp cho hệ tiêu hóa:
- Vitamin A: Theo nhà nghiên cứu, thiếu vitamin A làm trầm trọng hơn tình trạng viêm loét dạ dày. Vì vậy, để bảo vệ hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh, chế độ ăn của mỗi người nên bổ sung đầy đủ thực phẩm giàu vitamin A như: khoai tây, các loại rau, hoa quả, gan, sữa,…
- Vitamin B6: Trong vitamin B6 có chứa các dẫn xuất như pyridoxal, pyridoxal – 5 phosphate, pyridoxamine có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Đồng thời, vitamin B6 còn giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi,…
- Vitamin C: Chất này có tác dụng chống oxy hóa, chống sưng, viêm, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn HP gây loét dạ dày.
- Magie: Có tác dụng làm ổn định hệ cơ, xương và dây thần kinh, tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm, giảm tình trạng stress kéo dài gây đau dạ dày.
>>> Xem thêm: Đau dạ dày ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?
2.2. Cung cấp các lợi khuẩn sống tốt cho đường ruột
Trong sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn sống có tác dụng giảm đau dạ dày, ngăn ngừa táo bón, đau bụng, ợ hơi chua và đầy bụng,…
- Lactobacillus acidophilus: Vi khuẩn này tạo ra acid lactic và hydroperoxide, giúp kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn HP, tăng cường miễn dịch và giúp các vi khuẩn có lợi phát triển.
- Bifidobacterium bifidum và Bifidobacterium breve: Giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện chứng đau bụng, đầy hơi, ợ chua ở người đau dạ dày
- Bacillus coagulans: Vi khuẩn này tiết ra các chất hỗ trợ hệ tiêu hóa, phòng tránh tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, viêm ruột,… Vì vậy, chúng làm giảm áp lực cho dạ dày và xoa dịu các cơn đau, vết viêm loét ở dạ dày.
2.3. Giúp cân bằng nồng độ PH trong đường ruột
Quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày chỉ hoạt động tốt khi nồng độ PH nằm ở khoảng 1.6 – 2.4. Vi khuẩn HP tấn công sẽ làm thay đổi độ PH gây nên rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng dạ dày,… Trong sữa chua chứa lợi khuẩn Bifidobacterium bifidum và Bifidobacterium breve sẽ giúp cân bằng độ PH trong đường ruột.
2.4. Hỗ trợ làm lành các vết thương
Sữa chua có tác dụng làm nhanh lành các vết thương bởi có các thành phần sau:
- Lợi khuẩn: Giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và làm dịu cơn đau, các vết thương nhanh lành và giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa.
- Protein: Là chất tạo nên các cơ và mô trong cơ thể nên đóng vai trò rất quan trọng trong việc làm lành các tổn thương niêm mạc dạ dày.
- Vitamin A: Là chất chống oxy hóa, chống sưng, viêm nhiễm, ngăn chặn các vết loét bị nặng hơn.
>>> Xem thêm: 13 Cách giảm đau dạ dày nhanh chóng tại nhà không phải ai cũng biết
2.5. Điều trị tiêu chảy ở trẻ
Các nghiên cứu cho rằng, sữa chua chứa các vi khuẩn có lợi thuộc chủng lactic giúp rút ngắn thời gian bị tiêu chảy và tăng đề kháng cho trẻ nhỏ. Đồng thời, sữa chua còn làm giảm quá trình viêm ở ruột non, ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy ở trẻ.
2.6. Có thể thay thế sữa không dung nạp lactose
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa chua là sản phẩm phù hợp với người không dung nạp lactose. Trong sữa chua, đường lactose bị các vi khuẩn lên men trong quá trình chế biến, chuyển hóa thành axit lactic có vị chua, có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, giúp ăn ngon miệng và chống táo bón hiệu quả.
3. Hướng dẫn người bệnh ăn sữa chua đúng cách
Để các công dụng của sữa chua phát huy hết tác dụng, người bệnh nên ăn sữa chua đúng cách như:
3.1. Thời điểm ăn sữa chua
Người bệnh nên ăn sữa chua sau bữa ăn chính khoảng 1 – 2 giờ, vì lúc này lợi khuẩn sẽ được bảo vệ bởi thức ăn, không bị phân giải khi gặp acid dạ dày. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể ăn vào buổi sáng, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, thức ăn không bị ứ đọng lại dạ dày nên sẽ không gây đau và ảnh hưởng đến các vết viêm, loét. Tuy nhiên, không nên ăn vào buổi tối, vì các chất dinh dưỡng trong sữa chua sẽ làm đầy bụng, khó tiêu làm người bệnh khó ngủ.
3.2. Lượng ăn sữa chua
Người bệnh chỉ nên ăn 200 – 300g sữa chua mỗi ngày, vì khi ăn nhiều sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra, sữa chua chứa nhiều chất dinh dưỡng nên dễ bị đầy bụng, khó tiêu.
3.3. Các thực phẩm ăn kết hợp cùng sữa chua
Sữa chua có thể kết hợp với các thực phẩm sau đây:
- Dâu tây: Chứa nhiều vitamin C và khoáng chất, chất xơ giúp giảm tình trạng đau, viêm của niêm mạc dạ dày.
- Xoài: Chứa nhiều vitamin A, C, B1, B2, B3, chất xơ,…giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, sản sinh collagen giúp mạch máu của thành dạ dày bền vững, ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn HP,…
- Bánh mì: Ăn bánh mì sẽ tạo một lớp nhầy trong thành dạ dày, bảo vệ lợi khuẩn khỏi sự tấn công của dịch vị dạ dày, hỗ trợ sữa chua phát huy tác dụng tốt hơn.
- Quả bơ: Trong quả bơ chứa nhiều vitamin E, C, carotenoid và omega 3 giúp làm dịu niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa chứng viêm loét dạ dày và cản trở sự phát triển của vi khuẩn HP.
3.4. Các thực phẩm không nên kết hợp cùng sữa chua
Một số thực phẩm kết hợp với sữa chua sẽ gây rối loạn tiêu hóa và giảm tác dụng như:
- Nước ngọt có gas: Nước ngọt có gas chứa nhiều chất ngọt, chất tạo hương, phẩm màu,… có thể gây áp lực lên thành dạ dày, kích thích dạ dày tiết acid dịch vị dẫn đến tình trạng đau, viêm loét dạ dày.
- Các nước chứa họ cam, chanh: Trong nước họ chanh chứa nhiều acid kết hợp với sữa chua chứa nhiều protein sẽ tạo nên tình trạng vón cục nên sẽ gây đau, loét dạ dày.
- Xúc xích, thịt xông khói: Trong thực phẩm này chứa chất bảo quản khiến dạ dày tăng tiết dịch vị acid, làm mất tác dụng của lợi khuẩn trong sữa chua.
3.5. Không nên làm nóng sữa chua
Khi hâm nóng sữa chua sẽ gây nên tình trạng vón cục và tiêu diệt hết những vi khuẩn có lợi, làm mất hết tác dụng của sữa chua.
3.6. Nhiệt độ bảo quản sữa chua
Sữa chua nên để ở ngăn mát tủ lạnh, khoảng 6 – 8 độ C. Không nên để ở ngăn đá sẽ tiêu diệt hết các vi khuẩn có lợi trong sữa chua. Ngoài ra, nhiệt độ lạnh có thể làm người bệnh đau họng, cúm và tăng co thắt dạ dày.
3.7. Đối với người bệnh đang dùng kháng sinh nhóm sulfonamides, chloramphenicol:
Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước, tránh các thành phần của 2 loại tương tác với nhau gây thuốc mất tác dụng.
4. Những trường hợp không nên ăn sữa chua
Sữa chua rất tốt cho mọi người, trừ những trường hợp sau:
- Người có cơ địa không tiêu hóa được đường lactose: Sữa chua được làm từ sữa nên chứa đường lactose. Một số người có cơ địa không tiêu hóa đường lactose sẽ bị đầy bụng, khó tiêu và đau dạ dày.
- Người bị dị ứng sữa: Tình trạng này thường gặp ở trẻ em dưới 1 tuổi, vì hệ miễn dịch chưa tiếp xúc với nhiều thực phẩm nên có thể nhận định protein trong sữa là dị nguyên và giải phóng histamin để chống lại dẫn đến tình trạng dị ứng. Trẻ có biểu hiện: quấy khóc, nổi mày đay, tiêu chảy,…
- Người mắc bệnh gan, tiểu đường, viêm tuyến tụy: Sữa chua chứa hàm lượng đường cao nên những người bệnh trên không nên ăn vì sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh.
Như vậy, câu trả lời của người đau dạ dày có nên ăn sữa chua không là có. Người đau dạ dày nên lựa chọn loại sữa chua phù hợp để đảm bảo an toàn. Đồng thời, người bệnh cũng cần ăn đúng cách để sữa chua phát huy tác dụng tốt nhất.
Bên cạnh đó, nếu bạn còn thắc mắc vấn đề gì, vui lòng gọi đến Hotline để được các chuyên gia Imiale tư vấn nhé!