Khám đại tràng là biện pháp duy nhất giúp chẩn đoán xác định các bệnh lý đại tràng. Tuy nhiên, quy trình nội soi đại tràng phức tạp có thể là trở ngại lớn, khiến người bệnh có tâm lý lười đi khám và điều trị, dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, IMIALE A+ sẽ trình bày chi tiết quy trình nội soi đại tràng và những điều cần lưu ý giúp người bệnh chuẩn bị sẵn sàng tâm lý, vượt qua nỗi ám ảnh “khám đại tràng”.
Mục lục
1. Vai trò của khám đại tràng
Ống tiêu hóa là một trong những cơ quan rất khó chẩn đoán bệnh lý, đặc biệt là các bệnh lý ở đại tràng (hay còn gọi là ruột già, ruột kết) nằm ở đoạn cuối cùng của ruột. Hiện nay, nội soi là một kĩ thuật phổ biến vừa chẩn đoán vừa giúp điều trị các bệnh đường tiêu hóa, bao gồm các bệnh lý đại tràng. Nội soi đại tràng có vai trò:
- Phát hiện sớm các bệnh đại tràng: Nội soi có thể giúp bác sĩ chẩn đoán các bệnh lý gây ra các triệu chứng bất thường ở đại tràng như viêm loét dạ dày, tìm kí sinh trùng, polyp đại tràng,…
- Kiểm soát ung thư ruột kết: Những người bệnh từ 45 tuổi trở lên được khuyến cáo nội soi 10 năm/lần để tầm soát ung thư và có biện pháp điều trị kịp thời.
- Theo dõi Polyp đại tràng: Với bệnh nhân có tiền sử polyp đại tràng, khuyến cáo nội soi 5 năm/ 1 lần để tìm và loại bỏ thêm nếu có các polyp ở vị trí khác. Việc này giúp giảm nguy cơ ung thư ruột kết ở những bệnh nhân từng mắc polyp đại tràng.
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về đường tiêu hóa: Kỹ thuật nội soi có thể được sử dụng để cắt polyp, lấy dị vật, cầm máu, đặt stent đường tiêu hoá, điều trị xoắn đại tràng, nong các tổn thương hẹp đại tràng,…
>>> TÌM HIỂU THÊM VỀ: Bệnh viêm đại tràng
2. Khi nào cần nội soi đại tràng?
Không phải tất cả các trường hợp đi khám tiêu hóa đều được chỉ định kỹ thuật nội soi đại tràng. Phương pháp này thường được chỉ định cho một số trường hợp dưới đây:
2.1. Có triệu chứng tiêu hóa bất thường kéo dài
- Đau bụng: đau bụng kéo dài ở nửa khung đại tràng trái và hai hố chậu, cơn đau thường giảm sau đi đại tiện, đau bất kỳ lúc nào trong ngày, không liên quan đến bữa ăn.
- Thay đổi tính chất phân: táo bón, tiêu chảy hoặc xen kẽ giữa táo bón và tiêu chảy, phân lẫn máu hoặc phân có màu đen giống bã cà phê
- Sụt cân không rõ nguyên nhân: sụt cân nhanh (5kg trong 1 tháng), kèm theo các triệu chứng chán ăn, mệt mỏi.
2.2. Bệnh nhân có tiền sử polyp hoặc ung thư đại tràng
Nội soi có thể được thực hiện để theo dõi sau điều trị polyp đại tràng.
Ví dụ: Sau khi cắt polyp, nếu polyp lành tính, người bệnh thường được chỉ định soi kiểm tra sau 3 năm và sau đó là nội soi 5 năm/1 lần..
2.3. Bệnh nhân bị viêm đường ruột
Bệnh gây viêm và ăn sâu các lớp của thành ruột. Về lâu dài có thể gây ra các biến chứng viêm loét hoặc tắc nghẽn đường tiêu hóa, suy dinh dưỡng, thậm chí là ung thư. Vì vậy, người bệnh nên nội soi để tầm soát đường tiêu hóa định kỳ giúp phát hiện sớm các nguy cơ trên.
2.4. Khám định kỳ với người trên 45 tuổi
Tuổi tác là yếu tố nguy cơ lớn nhất dẫn đến các bệnh ung thư trong đó có ung thư đại tràng. Hội phẫu thuật viên American College of Surgeons ước tính rằng khoảng 90% các khối u có thể được phát hiện thông qua quá trình nội soi đại tràng.
Lưu ý: Một số trường hợp khám đại tràng không chỉ định nội soi đại tràng:
- Phụ nữ có thai: Do bị kích thích bởi ống nội soi, mẹ bầu có nguy cơ sinh non, đẻ thiếu tháng. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của thuốc tiền mê gây ảnh hưởng sức khỏe người mẹ như rối loạn nhịp tim, đau đầu, chóng mặt,…
- Người mới qua phẫu thuật đường ruột: Sau khi phẫu thuật hoặc xạ trị, niêm mạc ruột vẫn đang yếu và vị trí phẫu thuật vẫn còn chưa lành. Vì vậy việc tiến hành nội soi đại tràng có thể sẽ gây tổn thương đến ruột và vùng ổ bụng.
- Người bị nhiễm khuẩn tiêu hóa như: kiết, lỵ, viêm loét kết tràng nhiễm độc,… Người bệnh nên điều trị dứt điểm tình trạng nhiễm khuẩn trước khi tiến hành nội soi đại tràng.
- Người có chức năng tim phổi không bình thường: Người bệnh có thể bị dị ứng với thuốc mê hay gặp phải tai biến về tim mạch và hô hấp khi nội soi gây mê.
3. Quy trình nội soi đại tràng
Thông thường, quy trình nội soi đại tràng diễn ra như sau:
3.1. Chuẩn bị trước khi nội soi đại tràng
Trước khi thực hiện nội soi đại tràng, người bệnh nên lưu ý:
- Trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc đang dùng ít nhất 1 tuần trước khi nội soi: Ví dụ như thuốc chống đông hoặc aspirin. Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về thuốc đang dùng trước khi nội soi để ngừng thuốc nếu cần. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần báo với bác sĩ nếu có dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống trước khi nội soi đại tràng: Để giúp đại tràng sạch hơn, khoảng 3 ngày trước khi nội soi, người bệnh nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa nhẹ nhàng như bánh mì, cơm, trái cây không hạt, thịt nạc, trứng,…và thực phẩm ít chất xơ. Tránh các thực phẩm gây khó tiêu như: trái cây có vỏ hoặc hạt, món ăn giàu chiên rán chất béo, cà phê,…
- Làm sạch ruột: Bệnh nhân cần làm sạch ruột vào đêm trước khi nội soi hoặc tiến hành tại bệnh viện bằng cách uống thuốc nhuận tràng, thuốc xổ hoặc dùng thuốc thụt qua đường hậu môn.
- Nhịn ăn hoàn toàn, chỉ uống thuốc và nước trong ngày nội soi theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
3.2. Quá trình thực hiện
Quá trình nội soi đại tràng thường kéo dài khoảng 20-40 phút. Hầu hết bệnh nhân đều được gây tê, gây mê hoặc dùng thuốc an thần để giảm cảm giác đau đớn, khó chịu.
Quá trình khi nội soi đại tràng gồm các bước sau đây:
- Bước 1: Bác sĩ sẽ kiểm tra hậu môn người bệnh xem có tổn thương nào không. Sau đó tiến hành gây tê, cho bệnh nhân dùng thuốc bôi trơn, thuốc an thần hoặc các thuốc giảm đau trước khi tiến hành nội soi đại tràng.
- Bước 2: Người bệnh nằm nghiêng về bên trái, gập chân cao lên gần tới bụng để bác sĩ sẽ đưa ống nội soi đại tràng qua hậu môn, vào trực tràng rồi từ từ đến đại tràng
- Bước 3: Bơm khí CO2 cho đại tràng phồng lên, giúp bác sĩ có thể theo dõi hình ảnh niêm mạc đại tràng và trực tràng trên màn hình được kết nối với camera gắn ở đầu ống nội soi.
Ngoài ra, trong quá trình soi đại tràng, nếu có các polyp (mô nhỏ có thể phát triển thành ung thư), bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ và sinh thiết các mẫu mô để xác định tình trạng bệnh.
Khi nội soi, bệnh nhân thường có cảm giác đau tức bụng, nhất là ở những đoạn gập góc của đại tràng. Khi đó bệnh nhân hãy hít thở chậm, sâu để giảm bớt cơn đau này. Sau đó những cảm giác đầy hơi, đau bụng nhẹ sẽ giảm dần sau nội soi vài giờ.
3.3. Sau quá trình nội soi
- Người bệnh nên ở lại phòng làm thủ tục khoảng 2 giờ để chờ cho tác dụng của thuốc an thần hoặc thuốc gây mê biến mất.
- Người bệnh thường có cảm giác chướng bụng hay đau quặn bụng tạm thời do hơi được bơm vào lòng đại tràng trong quá trình nội soi. Cảm giác này sẽ nhanh chóng mất đi khi người bệnh trung tiện và đại tiện.
- Bác sĩ thông báo về kết quả nội soi sau khoảng 30 phút. Nếu có sinh thiết đại tràng thì người bệnh sẽ nhận kết quả sau 7 ngày.
- Nếu có cắt Polyp đại tràng thì bác sĩ nội soi sẽ hướng dẫn chế độ ăn cụ thể cho người bệnh.
Trong vòng hai tuần sau nội soi, nếu người bệnh bị chảy máu trực tràng nhiều, sốt cao dai dẳng, đau bụng dữ dội, hãy đến ngay trung tâm tế để được thăm khám và xử lý kịp thời.
4. Những câu hỏi thường gặp khi khám đại tràng
4.1. Khám đại tràng mất bao lâu?
Thời gian nội soi sẽ kéo dài từ 20 – 60 phút, tùy vào từng trường hợp nội soi khó hay dễ, bệnh nhân có phải làm thêm các thủ thuật như cắt polyp đại tràng, cầm máu, sinh thiết, đặt stent… hay không.
4.2. Khám đại tràng có đau không?
Trong đa số trường hợp, nội soi đại tràng không gây đau, bệnh nhân chỉ cảm thấy hơi căng tức bụng trong lúc nội soi. Tuy nhiên ngưỡng chịu đau ở mỗi người bệnh là khác nhau. Do đó ở những bệnh nhân có ngưỡng chịu đau kém hơn, bác sĩ sẽ tiến hành gây mê toàn thân cho bệnh nhân. Khi đó, bệnh nhân sẽ ngủ và không còn cảm giác đau tức bụng.
4.3. Nên gây tê hay gây mê khi nội soi đại tràng
Người bệnh sẽ được gây tê khi nội soi đại tràng theo phương pháp truyền thống hoặc gây mê khi nội soi đại tràng theo phương pháp nội soi gây mê không đau. Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng nên bệnh nhân có thể cân nhắc lựa chọn hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn được biện pháp nội soi phù hợp nhất.
4.4. Một số triệu chứng thường gặp sau khám đại tràng
Hầu hết người bệnh đều có thể gặp triệu chứng khó chịu sau khám đại tràng, điển hình là:
- Cảm giác chướng bụng: Hầu hết bệnh nhân sau khi nội soi đều có cảm giác này do lúc nội soi bác sĩ bơm hơi vào trong ruột để thấy rõ vị trí và mức độ tổn thương và cảm giác này sẽ biến mất sau vài ba lần xì hơi.
- Đau tức nhẹ vùng bụng: Do việc đưa thiết bị nội soi vào và di chuyển trong đại tràng khiến niêm mạc đại tràng bị kích thích, gây cảm giác đau nhẹ và khó chịu trong một thời gian ngắn, cảm giác khó chịu thường biến mất sau khoảng 2 tiếng.
- Chảy máu sau nội soi: Trong quá trình nội soi, nếu bác sĩ phát hiện những bất thường sẽ tiến hành sinh thiết để kiểm tra hoặc làm thủ thuật như cắt polyp thì sẽ xuất hiện chảy máu. bệnh nhân có thể sẽ bị đại tiện ra máu 1-2 ngày sau khi kết thúc quá trình nội soi đại tràng.
4.5. Cải thiện triệu chứng sau khám đại tràng
Trong 24 giờ đầu tiên sau khi tiến hành nội soi, bệnh nhân cần có chế độ ăn hợp lý:
Các thực phẩm nên ăn: Thực phẩm dạng lỏng, mềm như súp, canh, cháo loãng thịt băm và các món hầm nhừ đảm bảo đủ dinh dưỡng cũng như dễ tiêu hóa và giảm áp lực lên đường ruột.
Các thực phẩm nên tránh:
- Các loại trái cây chua có chứa acid như chanh, xoài xanh, cam,… hay các món ăn được muối chua lên men như dưa muối, kim chi, cà muối…
- Những đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ như khoai chiên, gà rán,… các loại thức ăn đóng hộp và được chế biến sẵn đông lạnh như xúc xích, thịt nguội,… cũng là các loại thực phẩm nằm trong nhóm gây khó tiêu hóa.
- Tránh uống các chất kích thích như rượu, bia, cà phê,… gây kích ứng niêm mạc ruột.
Ngoài ra, bệnh nhân nên nghỉ ngơi và tránh các hoạt động nặng nhọc hoặc thể dục thể thao gắng sức. Khi triệu chứng không giảm, bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm đau hoặc làm mềm phân theo chỉ định của bác sĩ.
>>> THAM KHẢO THÊM: Mách bạn 7 cách chữa viêm đại tràng tại nhà vô cùng hiệu quả
Nội soi đại tràng là một phương pháp hữu hiệu giúp chẩn đoán, điều trị các bệnh về đại trực tràng chính xác, đóng vai trò quan trọng trong việc cứu chữa cho bệnh nhân. Tuy nhiên, việc nội soi cần được tiến hành tại các cơ sở y tế uy tín, đảm bảo cả về chuyên môn cùng trang thiết bị hiện đại, để việc chẩn đoán được an toàn và cho kết quả chính xác.
Nếu cần được tư vấn và giải đáp cho những thắc mắc của mình, bạn đừng ngần ngại liên hệ theo HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia của IMIALE A+ hỗ trợ tận tình.