Bài viết dưới đây cung cấp thông tin về hiệu quả an toàn của Imiale A+, sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam kết hợp 2 chủng lợi khuẩn sống, gắn đích Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-05… Imiale A+ là một trong số những sản phẩm lợi khuẩn có số lượng bằng chứng nghiên cứu lâm sàng đồ sộ nhất trên phạm vi toàn cầu. Có tới 450 nghiên cứu đã được thực hiện để khẳng định hiệu quả và độ an toàn của sản phẩm với các đối tượng bệnh nhân đang gặp vấn đề trên tiêu hóa – miễn dịch.
Mục lục
- 1. Nghiên cứu lâm sàng của Imiale A+ trên táo bón
- 2. Nghiên cứu lâm sàng của Imiale A+ trên tiêu chảy
- 3. Nghiên cứu lâm sàng của Imiale A+ với hội chứng ruột kích thích
- 4. Nghiên cứu lâm sàng chứng minh Imiale A+ tăng tỉ lệ diệt trừ vi khuẩn Helicobacter Pylori
- 5. Nghiên cứu lâm sàng của Imiale A+ trên viêm đại tràng
- 6. Nghiên cứu lâm sàng chứng minh Imiale A+ giúp tăng cường miễn dịch
- Tóm tắt các kết quả lâm sàng của Imiale A+ – Lợi khuẩn sống gắn đích từ Đan Mạch
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã tiến hành nhiều nghiên cứu và chứng minh rằng, một số vi sinh vật sống được đưa vào cơ thể con người với lượng thích hợp có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chúng được gọi là lợi khuẩn – probiotic. Hiệu quả phòng ngừa và điều trị các bệnh của các chủng probiotic đã được chứng minh qua các nghiên cứu lâm sàng. Trong số đó, hai chủng Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus acidophilus LA-5 được đặc biệt lưu ý.
1. Nghiên cứu lâm sàng của Imiale A+ trên táo bón
Lợi khuẩn luôn giữ vai trò quan trọng trong việc cải thiện các vấn đề tiêu hóa như táo bón. Phần lớn lợi khuẩn được tìm thấy trong ruột già thuộc các loài Bifidobacteria và Lactobacillus. Do đó đã có không ít các nghiên cứu khoa học chỉ ra lợi ích của việc sử dụng các sản phẩm có chứa Lactobacillus acidophilus LA-5 và Bifidobacterium BB-12 hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả.
1.1. Táo bón mạn tính
Imiale A+ cải thiện đáng kể tần suất đi đại tiện trên bệnh nhân táo bón mạn tính.
Livia Alm và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu trên 23 bệnh nhân cao tuổi có tiền sử táo bón mạn tính. Người tham gia được chia thành hai nhóm, một nhóm được sử dụng sản phẩm chứa lợi khuẩn BB-12 và LA-05 (Imiale A+) và một nhóm không. Nghiên cứu tiến hành trong vòng 6 tuần.
Kết quả cho thấy Imiale A+ bổ sung BB-12 và LA-5 giúp cải thiện đáng kể tần suất đi đại tiện ở người cao tuổi
1.2. Táo bón – rối loạn tiêu hóa ở người cao tuổi nằm liệt
Bệnh nhân sử dụng Imiale A+ (chứa BB-12 và LA-5) cải thiện tiêu chảy hoặc táo bón nặng gấp 5,6 lần nhóm dùng giả dược.
Một nghiên cứu được Sagen và cộng sự thực hiện trên 24 bệnh nhân liệt 1 phần hoặc liệt hoàn toàn ở viện dưỡng lão. Các bệnh nhân được dùng chế phẩm chứa lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 và L. acidophilus LA-5 (Imiale A+) trong 4 tuần.
Kết quả là, chức năng đường ruột bao gồm các triệu chứng của tiêu chảy và táo bón nặng được cải thiện ở 56% nhóm nhận probiotic, gấp 5,6 lần so với nhóm dùng giả dược (chỉ 10% bệnh nhân dùng giả dược cải thiện chức năng đường ruột).
2. Nghiên cứu lâm sàng của Imiale A+ trên tiêu chảy
2.1. Tiêu chảy do sử dụng kháng sinh
Tiêu chảy là một trong những tác dụng không mong muốn điển hình của kháng sinh, gây khó khăn trong tuân thủ điều trị cho bệnh nhân. Nguyên nhân là do kháng sinh tiêu diệt cả lợi khuẩn đường tiêu hóa, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại sinh sản và phát triển, dẫn đến tiêu chảy. Vì vậy, bổ sung lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường tiêu hóa, cải thiện tiêu chảy do kháng sinh rất hiệu quả.
Imiale A+ chứa BB-12 và LA-05 giúp giảm một nửa thời gian tiêu chảy do kháng sinh và giảm tỉ lệ bị tiêu chảy nặng 3 lần so với giả dược.
Năm 2013, Chatterjee S. và cộng sự đã tiến hành thử nghiệm trên 2 nhóm bệnh nhân đang sử dụng một đợt kháng sinh uống kéo dài bảy ngày gồm cefadroxil hoặc amoxicillin. Trong đó, 1 nhóm được nhận được lợi khuẩn bao gồm 2 chủng BB-12 và LA-5 (Imiale A+). Thời gian thử nghiệm kéo dài 14 ngày, đã bao gồm 7 ngày sử dụng kháng sinh. Sau khi kết thúc, đánh giá dựa trên các tiêu chí: Thời gian tiêu chảy, tần suất đi tiêu hàng ngày và mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy.
Kết quả: Imiale A+ chứa BB-12 và LA-05 giúp giảm thời gian tiêu chảy còn trung bình 2 ngày, trong khi thời gian tiêu chảy ở nhóm dùng giả dược là 4 ngày. Đồng thời, tỉ lệ bị tiêu chảy nặng do sử dụng kháng sinh giảm 3 lần so với giả dược (31,6% ở nhóm giả dược và 96% ở nhóm sử dụng Imiale A+).
Imiale A+ (chứa BB-12 và LA-05) làm giảm 2,5 lần thời gian 1 đợt tiêu chảy do sử dụng kháng sinh.
Trong một nghiên cứu khác, de Vrese M và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả giảm tiêu chảy do kháng sinh của chế phẩm chứa BB-12 và LA-05. Thử nghiệm được tiến hành trên 88 đối tượng đang sử dụng kháng sinh. Một trong hai nhóm bệnh nhân được bổ sung lợi khuẩn LA-5 và BB-12 trong thời gian 8 tuần. Tiêu chí đánh giá là thời gian tiêu chảy liên quan đến việc sử dụng kháng sinh.
Kết quả: Thời gian trung bình của một đợt tiêu chảy của nhóm bệnh nhân sử dụng LA-5 và BB-12 giảm 2,5 lần còn 4 ngày so với thời gian 10 ngày ở bệnh nhân nhóm chứng.
2.2. Tiêu chảy ở bệnh nhân ung thư
Ở các bệnh nhân ung thư, xạ trị hay hóa trị có thể gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, dẫn đến tình trạng kém hấp thu nước và thức ăn. Nước và thức ăn không được hấp thu thải ra ngoài gây ra tiêu chảy. Theo nghiên cứu, có đến 80% bệnh nhân ung thư gặp phải tình trạng tiêu chảy sau điều trị.
Sử dụng Imiale A+ bổ sung hai chủng lợi khuẩn BB-12 và LA-05 có khả năng bám dính tốt, tạo hàng rào bảo vệ niêm mạc tiêu hóa tránh khỏi những tổn thương gây ra trong quá trình điều trị, đồng thời làm cân bằng hệ vi sinh đường tiêu hóa, giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy.
Imiale A+ bổ sung lợi khuẩn BB-12 và LA-5 giúp giảm 1,5 lần tỷ lệ bị tiêu chảy cấp do xạ trị ở bệnh nhân ung thư cổ tử cung.
Vào năm 2018, tại Myanmar, Linn YH và cộng sự đã thiết kế nghiên cứu chứng minh tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa tiêu chảy do xạ trị ở bệnh nhân ung thư cổ tử cung của sản phẩm chứa 2 chủng lợi khuẩn BB-12 và LA-5.
Nghiên cứu thực hiện trên 54 bệnh nhân bệnh nhân ung thư cổ tử cung đang được xạ trị. Một nhóm mỗi ngày được nhận lợi khuẩn (Imiale A+), bắt đầu từ ngày đầu tiên cho đến khi kết thúc xạ trị. Nhóm còn lại được nhận giả dược với cùng thời gian sử dụng. Nghiên cứu thực hiện trong vòng 7 tháng. Tiêu chí đánh giá bao gồm tỷ lệ tiêu chảy, mức độ nặng của tiêu chảy, tần suất sử dụng thuốc loperamid, các cơn đau bụng.
Kết quả: Tỷ lệ tiêu chảy giảm 1,5 lần ở nhóm dùng lợi khuẩn so với nhóm dùng giả dược (53,8 và 82,1%). Tiêu chảy từ nhẹ đến trung bình và nặng giảm đáng kể ở nhóm dùng lợi khuẩn. Việc sử dụng thuốc giảm tiêu chảy loperamide cũng giảm ở nhóm dùng lợi khuẩn so với nhóm dùng giả dược.
Sử dụng Imiale A+ giúp giảm tiêu chảy do kháng sinh trên 40% bệnh nhân ung thư xạ trị.
Một nghiên cứu khác cũng chứng minh lợi khuẩn giúp giảm tiêu chảy trên bệnh nhân ung thư. Bệnh nhân trong thử nghiệm này có độ tuổi trung bình dao động từ 18 tuổi đến 75 tuổi, hầu hết được xạ trị, có 3 bệnh nhân kết hợp xạ trị và hóa trị. Trong đó, 538 bệnh nhân được điều trị bằng men vi sinh chứa BB-12 và LA-05 (Imiale A+) và 479 bệnh nhân được điều trị bằng giả dược.
Kết quả: Sử dụng men vi sinh (Imiale A+) làm giảm nguy cơ tiêu chảy do xạ trị so với giả dược. Trong số các bệnh nhân xạ trị, có đến 40% bệnh nhân giảm mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy sau xạ trị. Do đó, khuyến khích sử dụng men vi sinh để giảm mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy do xạ trị ở những bệnh nhân ung thư đang xạ trị.
3. Nghiên cứu lâm sàng của Imiale A+ với hội chứng ruột kích thích
Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) thường có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ. Imiale A+ chứa lợi khuẩn BB-12 và LA-05 giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Imiale A+ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích (IBS).
Vào năm 2016 , Matijašić B B. và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu về tác dụng của sản phẩm chứa LA-5 và BB-12 (imiale A+) trên người lớn mắc hội chứng ruột kích thích. Sau 4 tuần, người ta nhận thấy sự cải thiện đáng kể về điểm IBS-QOL (Bảng điểm khảo sát chất lượng sống và các yếu tố liên quan đến chất lượng sống của bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích)
4. Nghiên cứu lâm sàng chứng minh Imiale A+ tăng tỉ lệ diệt trừ vi khuẩn Helicobacter Pylori
Những bệnh nhân nhiễm H.pylori (vi khuẩn hàng đầu gây viêm loét dạ dày) cần điều trị với phác đồ chứa kháng sinh trong thời gian dài. Việc này gây ra tình trạng tiêu chảy do kháng sinh, làm giảm tuân thủ điều trị, dẫn đến giảm tỉ lệ diệt trừ H.pylori. Imiale A+ đã được chứng minh có vai trò cải thiện tình trạng trên.
Imiale A+ bổ sung lợi khuẩn BB-12 và LA-5 giúp tăng khả năng diệt trừ vi khuẩn H.pylori gấp 1,2 lần.
Sheu BS và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu tại Đài Loan chứng minh hiệu quả tiêu diệt Helicobacter pylori của BB-12 và LA-5. Thử nghiệm lâm sàng, ngẫu nhiên thực hiện trên 160 bệnh nhân nhiễm H. pylori được chia thành 2 nhóm: 1 nhóm 80 bệnh nhân điều trị thông thường và 1 nhóm 80 bệnh nhân điều trị kết hợp BB-12 và LA-5 (Imiale A+).
Kết quả cho thấy, sử dụng các phương pháp điều trị kết hợp thêm sản phẩm chứa BB-12 và LA-5 (Imiale A+) giúp tăng tỉ lệ diệt trừ vi khuẩn H. pylori gấp 1,2 lần so với việc không bổ sung thêm lợi khuẩn ( 91% so với 78%).
5. Nghiên cứu lâm sàng của Imiale A+ trên viêm đại tràng
Do lợi khuẩn phân bố ở đại tràng, nên trên những bệnh nhân có tổn thương đại tràng, số lượng lợi khuẩn giảm đáng kể, đồng thời hệ miễn dịch cũng suy giảm. Sử dụng Imiale A+ cung cấp lợi khuẩn BB-12 và LA-5 giúp tăng cường miễn dịch, giảm tình trạng viêm và tăng số lượng lợi khuẩn trên những bệnh nhân này.
5.1. Viêm đại tràng
Imiale A+ chứa BB-12 và LA-5 giảm 1,4 lần số lần đi tiêu trong tuần, giảm số ngày đi ngoài phân lỏng trên nhóm bệnh nhân viêm đại tràng.
Năm 2006, Wildt S. và cộng sự đã tiến hành thực hiện nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng lợi khuẩn BB-12 và LA-5 trên bệnh nhân mắc bệnh viêm đại tràng tại Đan Mạch. Một thiết kế được thực hiện trên 29 bệnh nhân trong 12 tuần: 21 người được bổ sung lợi khuẩn (Imiale A+) và 8 người dùng giả dược. Tiêu chí đánh giá bao gồm: Số lần đi tiêu trung bình mỗi tuần, số ngày bị đi ngoài phân lỏng trong tuần, số ngày đi ngoài phân rắn trong tuần.
Kết quả: Sau 12 tuần, 6 trong số 21 (29%) bệnh nhân dùng probiotic chứa LA-5 và BB-12 (Imiale A+) và 1 trong 8 (13%) bệnh nhân được dùng giả dược giảm tần suất đi tiêu ≥ 50% mỗi tuần. Tần suất đi tiêu trung bình mỗi tuần giảm từ 32 ngày xuống 23 ngày, số ngày đi tiêu phân lỏng mỗi tuần giảm từ 6 ngày còn 1 ngày và tăng số ngày đi ngoài ra phân rắn mỗi tuần ở nhóm bổ sung lợi khuẩn.
5.2. Phẫu thuật đại tràng
Sử dụng Imiale A+ chứa BB-12 và LA-5 giúp giảm tình trạng viêm và tăng số lượng lợi khuẩn trên những bệnh nhân phẫu thuật đại tràng.
K.O.Laake và cộng sự đã tiến hành thực hiện nghiên cứu đánh giá hiệu quả của việc bổ sung lợi khuẩn chứa 2 chủng BB-12 và LA-5 đối với các bệnh nhân viêm loét đại tràng sau khi được phẫu thuật nối túi hồi tràng – hậu môn (còn gọi là phẫu thuật túi chữ J).
Trong khoảng thời gian 4 tuần, mỗi ngày các bệnh nhân được cho sử dụng sản phẩm chứa 2 chủng lợi khuẩn BB-12 và LA-05 (Imiale A+). Kết quả nghiên cứu cho thấy ở bệnh nhân viêm loét đại tràng có điểm nội soi trung bình về tình trạng viêm giảm 1,3 lần (từ 4,5 còn 3,0). Trong quá trình bổ sung lợi khuẩn, bệnh nhân viêm loét đại tràng có lượng lợi khuẩn tăng đáng kể, trong đó LA-5 tăng 2,86 lần và BB-12 tăng 10,6 lần.
6. Nghiên cứu lâm sàng chứng minh Imiale A+ giúp tăng cường miễn dịch
Các nhà khoa học đã chỉ ra, tế bào miễn dịch phân bố chủ yếu ở ruột. Do đó, bổ sung lợi khuẩn vừa giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, vừa giúp bảo vệ đường ruột tránh bị tác nhân lạ tấn công, từ đó tăng cường miễn dịch. Thật vậy, Imiale A+ chứa đồng thời hai chủng lợi khuẩn BB-12 và LA-05 đã được chứng minh làm tăng tỉ lệ bạch cầu, giảm thời gian mắc bệnh cảm cúm thông thường và giảm tình trạng viêm trên bệnh nhân sau phẫu thuật.
6.1. Tăng tỉ lệ bạch cầu
Tế bào bạch cầu có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể không bị tấn công bởi các tác nhân lạ thông qua cơ chế miễn dịch. Số lượng bạch cầu tăng chứng tỏ hệ miễn dịch đang đáp ứng tốt để bảo vệ cơ thể. Một nghiên cứu đã chứng minh sau 6 tuần sử dụng Imiale A+, số lượng bạch cầu tăng 2,2 lần.
Sử dụng Imiale A+ (chứa BB-12 kết hợp LA-5) giúp tăng tỉ lệ bạch cầu 2,2 lần sau 6 tuần.
Cụ thể, Nova E. và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên 36 đối tượng từ 25 đến 45 tuổi, được chia thành 2 nhóm: 18 đối tượng nhận lợi khuẩn và 18 đối tượng nhận giả dược. Các đối tượng mỗi ngày đều sử dụng lợi khuẩn hoặc giả dược trong vòng 6 tuần.
Kết thúc nghiên cứu, ngoài việc các thói quen đi đại tiện, các triệu chứng trên đường tiêu hóa (khó tiêu, đầy hơi, không dung nạp lactose, đánh hơi, tiêu chảy mạn, táo bón) và nhiễm khuẩn đường hô hấp được cải thiện đáng kể thì tỉ lệ bạch cầu CD3+ và CD4+ ở nhóm dùng lợi khuẩn (Imiale A+) cao gấp 2,2 lần so với nhóm chứng (8% so với 3,6%).
6.2. Cảm cúm thông thường
Imiale A+ chứa BB-12 giúp giảm 1,5 lần thời gian mắc cảm cúm và giảm 1,5 lần mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Imiale A+ giúp tăng cường miễn dịch, làm giảm thời gian mắc các bệnh truyền nhiễm thông thường như cảm cúm, đồng thời mức độ nghiêm trọng của bệnh giảm.
Năm 2013, Tracey J Smith đã tiến hành một nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của men vi sinh đối với vấn đề cảm lạnh thông thường. Kết quả cho thấy thời gian nhiễm trùng đường hô hấp trên giảm 1,5 lần ở nhóm dùng lợi khuẩn (Imiale A+) so với nhóm dùng giả dược (từ trung bình 6 ngày còn 4 ngày). Ngoài ra mức độ nghiêm trọng của bệnh ở nhóm dùng lợi khuẩn cũng giảm 1,5 lần so với nhóm dùng giả dược (điểm mức độ nghiêm trọng là 58 ở nhóm sử dụng lợi khuẩn và 88 ở nhóm dùng giả dược).
6.3. Viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Để giảm tỉ lệ mắc viêm da cơ địa của bé, mẹ có thể sử dụng Imiale A+, bởi sản phẩm này đã được chứng minh làm giảm tỉ lệ mắc viêm da cơ địa ở bé so với nhóm mẹ không dùng. Ngoài ra, Imiale A+ cũng giúp cải thiện tốt tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh.
Tỉ lệ mắc viêm da cơ địa của bé có mẹ sử dụng Imiale A+ giảm 2 lần so với nhóm mẹ không dùng.
CK Dotterud và cộng sự đã thực hiện 1 nghiên cứu về việc sử dụng sản phẩm chứa 2 chủng lợi khuẩn BB-12 và LA-5 (Imiale A+) để ngăn ngừa bệnh viêm da cơ địa ở phụ nữ mang thai. Thời gian sử dụng bắt đầu từ 4 tuần cuối của thai kỳ tới 4 tháng sau khi sinh. Khi trẻ được 2 tuổi, tất cả trẻ em đều được đánh giá về tình trạng mắc bệnh viêm da cơ địa.
Kết quả cho thấy khả năng mắc viêm da cơ địa của bé có mẹ sử dụng lợi khuẩn (Imiale A+) giảm 2 lần so với nhóm có mẹ không dùng lợi khuẩn.
Imiale A+ giúp cải thiện tốt tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh.
Một nghiên cứu khác được Isolauri E. và cộng sự thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của chủng lợi khuẩn BB-12 (Imiale A+) đối với bệnh viêm da cơ địa trên trẻ em ở Phần Lan. Thử nghiệm được thực hiện trên 27 trẻ sơ sinh (tuổi trung bình 4,6 tháng) có biểu hiện bệnh chàm khi bú sữa mẹ. Tiêu chí đánh giá là tình trạng da của trẻ thông qua thang điểm SCORAD (thang điểm đánh giá mức độ nặng của bệnh Eczema).
Kết quả: Điểm ban đầu ở trẻ đang còn bú mẹ là 16 (7-25). Sau 2 tháng sử dụng lợi khuẩn (Imiale A+), tình trạng da được cải thiện đáng kể, điểm SCORAD trung bình giảm ở nhóm sử dụng lợi khuẩn còn 0 (0-3,8) so với 13,4 (4,5-18,2) ở nhóm không được bổ sung lợi khuẩn.
Tóm tắt các kết quả lâm sàng của Imiale A+ – Lợi khuẩn sống gắn đích từ Đan Mạch
- Kết hợp 6 tỷ lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-05 – 2 chủng lợi khuẩn sống, gắn đích và chất xơ mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho sức khỏe trên hệ tiêu hóa – miễn dịch: Cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy do kháng sinh, tiêu chảy do ung thư, tăng khả năng diệt trừ H.pylori, nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích, tăng cường miễn dịch và một số tác dụng khác.
- Sản phẩm số 1 về bằng chứng lâm sàng 450 nghiên cứu quốc tế chứng minh hiệu quả và an toàn.
- Được các chuyên gia, tổ chức Quốc tế uy tín khuyên dùng: Chứng nhận GRAS của FDA (Hoa Kỳ), chứng nhận của EFSA (Châu Âu).
Tài liệu tham khảo:
1. https://journals.plos.org/plosone/article
2. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24772726/
3. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21871144/
4. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29550911/
5. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27157575
6. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12197847/
7. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15841713/
8. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16670529/
9. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/20545688/
10. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11069570/
11. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21244240/
12. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23020819/