Đau dạ dày là một bệnh lý ám ảnh chung của nhiều người. Bệnh không chỉ gây ra khó chịu mà còn ẩn chứa các biến chứng nguy hiểm khác như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, nặng hơn là ung thư dạ dày. Vì vậy, người bệnh cần hiểu rõ được các nguyên nhân, dấu hiệu để có biện pháp khắc phục sớm. Sau đây, Imiale A+ sẽ tổng quát về bệnh đau dạ dày cho các bạn cùng tham khảo.
Mục lục
1. Đau dạ dày là gì?
Đau dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau hoặc do rối loạn hoạt động của dạ dày làm tăng tiết dịch vị dạ dày. Người bệnh có những cơn đau âm ỉ và gây cảm giác khó chịu khi ăn quá đói hoặc quá no.
Có 3 vị trí đau dạ dày:
- Đau vùng thượng vị: Thượng vị nằm ở giữa bụng, ngay dưới xương ức. Cơn đau có thể âm ỉ kéo dài, có thể lan sang vùng ngực và phía sau lưng.
- Đau ở vùng bụng giữa: Vị trí này rất dễ nhầm với đau của bệnh lý khác. Cơn đau âm ỉ hoặc đau quặn thắt có thể lan sang vùng bụng bên phải. Người bệnh sẽ có các triệu chứng: ợ chua, đầy bụng, buồn nôn,…
- Đau ở phía bên phải: Đau vùng này xảy ra khi người bệnh đói, khi ăn vào cơn đau sẽ dịu đi nhưng vẫn hơi tức bụng. Người bệnh có các triệu chứng như: nóng bụng, đầy hơi, khó tiêu,…
2. Dấu hiệu nhận biết đau dạ dày
Để xác định chính xác bệnh đau dạ dày, người bệnh cần nắm rõ được các dấu hiệu sau:
- Đau bụng vùng thượng vị: Đây là vị trí đau hay gặp nhất của bệnh đau dạ dày. Tùy vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà người bệnh có biểu hiện đau khác nhau: đau tức, đau rát nóng, đau âm ỉ, có thể đau lan sang phía bên trái và sau lưng. Cơn đau có thể theo từng cơn kéo dài đến 1 hoặc 2 tuần và tái đi tái lại.
- Đầy bụng, khó tiêu: Khi chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng, thức ăn vào dạ dày sẽ khó tiêu gây đầy bụng.
- Buồn nôn: Khi phần thức ăn chưa được tiêu hóa hết sẽ đi cùng dịch vị trào ngược lên thực quản gây ghê cổ, buồn nôn. Một số trường hợp còn bị nôn ói ngay sau khi vừa ăn xong.
- Ợ chua: Người bệnh có cảm giác nóng như đốt ở vùng xương ức, giữa ngực và khó nuốt. Thức ăn trong dạ dày bị tồn đọng lâu sẽ sinh ra nhiều khí hơi và kích thích dạ dày sản sinh ra nhiều axit hơn, làm trào ngược thực quản gây ra ợ chua.
- Chán ăn: Do thức ăn tiêu hóa chậm và trào ngược lên thực quản nên người bệnh có cảm giác không muốn ăn, sụt cân nhanh chóng.
- Xuất huyết tiêu hóa: Đây là dấu hiệu bệnh nặng. Lúc này, các tổn thương đã ăn sâu vào thành mạch dẫn đến chảy máu, máu sẽ trộn lẫn với thức ăn làm phân có màu đen và mùi hôi khó chịu.
3. Nguyên nhân đau dạ dày
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau dạ dày, mỗi tác nhân có những biểu hiện và mức độ khác nhau. Những nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh đau dạ dày như:
Do vi khuẩn HP
Theo các chuyên gia, có khoảng 80% người bệnh mắc đau dạ dày do vi khuẩn HP. Vi khuẩn này thường cư trú trong các thực phẩm bẩn. Khi người bệnh ăn phải những thực phẩm bẩn, vi khuẩn này sẽ tấn công vào dạ dày gây nên tình trạng viêm loét niêm mạc.
Do người bệnh ăn uống, sinh hoạt không khoa học
Những thói quen ăn uống là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau dạ dày như:
- Ăn uống không đúng giờ, bỏ bữa
- Ăn những đồ cay, nóng như: hạt tiêu, ớt,…và các đồ uống có gas, bia, rượu, chất kích thích
- Do người bệnh để bụng quá đói hoặc ăn quá no
- Dùng các thực phẩm không đảm bảo chất lượng, thực phẩm bẩn, ôi, thiu, hết hạn sử dụng,…
Tất cả các thói quen trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày và hệ tiêu hóa, khiến dạ dày hoạt động nhiều hơn và gây ra các tổn thương đến niêm mạc dạ dày.
Do bệnh lý
Một số bệnh lý ở đường tiêu hóa ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày như: ung thư tuyến tụy, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích,…
Do tác dụng phụ của thuốc
Một số thuốc dùng hàng ngày có thể gây tác dụng phụ dẫn đến rối loạn hệ tiêu hóa, người bệnh cần chú ý như:
- Thuốc giảm đau không kê đơn: Aspirin, Ibuprofen, Naproxen,… có thể gây nên đau bụng, ợ hơi nóng và kích ứng bao tử.
- Thuốc kháng sinh: Người bệnh thường dùng trong điều trị nhiễm khuẩn, viêm nhiễm,… Nếu người bệnh dùng lâu dài sẽ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây ra hiện tượng đau dạ dày kèm theo tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn,…
- Thuốc giảm Cholesterol: Một số người bệnh dùng thuốc giảm Cholesterol (thuốc giảm mỡ máu) có các biểu hiện như: đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy hoặc táo bón, buồn nôn, nôn, co thắt dạ dày,…
- Thuốc giảm đau Opioid: Oxycodone, Hydrocodone,… cũng có thể dẫn đến buồn nôn, nôn, đầy bụng, táo bón,…
Do hút thuốc lá, uống rượu bia
Trong thuốc lá có nhiều chất độc hại, làm tăng bài tiết HCl và pepsin, hai chất này sẽ làm bào mòn niêm mạc dạ dày dẫn đến tình trạng viêm loét.
Thói quen uống rượu bia gây nên tình trạng đau dạ dày nghiêm trọng. Hầu hết các chất có trong rượu bia đều làm tổn thương niêm mạc dạ dày, tình trạng nặng có thể bị chảy máu hoặc thủng dạ dày nếu không được điều trị kịp thời.
Do căng thẳng, stress kéo dài
Khi người bệnh căng thẳng, áp lực, các hormon và chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể được giải phóng. Việc này làm ảnh hưởng đến nhu động ruột và hoạt động co bóp của dạ dày, làm mất cân bằng vi sinh vật trong đường ruột dẫn đến tình trạng bào mòn niêm mạc dạ dày gây nên viêm loét.
Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc từ thức ăn hoặc đồ uống có chứa vi khuẩn E.Coli và Salmonella có thể gây buồn nôn và nôn, đau dạ dày.
>>> Xem bài viết: Vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
4. Cách khắc phục đau dạ dày
Đau dạ dày có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Bệnh có thể là tiềm ẩn của các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, cần có các biện pháp khắc phục kịp thời để giảm các triệu chứng gây ra như:
Tránh căng thẳng, áp lực
Bạn nên sắp xếp lại công việc, học tập và nghỉ ngơi cho hợp lý, tham gia các hoạt động thể dục, thể thao lành mạnh, xem phim,… để đầu óc được thư giãn, thoải mái.
Luôn giữ ấm cho vùng bụng
Giữ ấm cho các mạch máu vùng thượng vị được thư giãn và giảm sự co bóp gây đau dạ dày. Ngoài ra, khi đau bạn có thể chườm ấm bụng khoảng 10 – 20 phút, nhiệt độ nước từ 50 – 60 độ C sẽ thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động thuận lợi hơn.
Xây dựng chế độ ăn khoa học
- Bổ sung chất xơ: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn, hỗ trợ quá trình chuyển hóa và phân hủy thức ăn, giúp các tổn thương niêm mạc được phục hồi nhanh chóng. Vì vậy, người bệnh cần bổ sung chất xơ vào bữa ăn hàng ngày như: Các loại rau xanh, hạt bí, hạnh nhân,…
- Người bệnh nên ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và hấp thu để giảm áp lực hoạt động của chức năng tiêu hóa.
- Không uống bia, rượu, các chất kích thích: Những chất này làm niêm mạc dạ dày bị bào mòn và tổn thương nghiêm trọng, nặng có thể bị thủng dạ dày.
- Hạn chế ăn trước khi đi ngủ: Người bệnh nên ăn trước khi ngủ khoảng 1 – 2 tiếng để dạ dày được nghỉ ngơi, giảm được tình trạng viêm loét dạ dày.
- Nên ăn chậm, nhai kỹ: Ăn chậm nhai kỹ để giúp gia tăng sự bài tiết của nước bọt để trung hòa axit trong dạ dày, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Tránh ăn quá no làm dạ dày căng cứng sẽ tiết ra nhiều acid.
- Bạn nên chia bữa ăn làm 4 – 5 bữa trong ngày giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa được acid.
- Hạn chế ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ lạnh, sống,…: Người bệnh nên ăn những đồ ăn hấp, luộc chín để dễ hấp thu và tiêu hóa.
>>> Xem bài viết: Đau dạ dày ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?
Bổ sung men vi sinh
Men vi sinh chứa nhiều lợi khuẩn, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa trong đường ruột. Ngoài ra, bổ sung men vi sinh giúp người bệnh giảm các triệu chứng đầy bụng, giảm đau, ợ chua cho người đau dạ dày.
5. Điều trị đau dạ dày
Sau khi đã xác định được các dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh, người bệnh có thể nhận biết được mức độ đau của mình. Từ đó có thể áp dụng các phương pháp điều trị sau:
Theo phương pháp dân gian
Ban đầu, người bệnh có thể sử dụng một số phương pháp dân gian tại nhà được ông cha ta lưu truyền từ xa xưa. Bởi, phương pháp này vừa cải thiện các triệu chứng tốt, lại vừa an toàn, lành tính và dễ thực hiện. Dưới đây là một số bài thuốc các bạn có thể tham khảo:
Sử dụng tinh bột nghệ kết hợp mật ong
Trong nghệ có thành phần cucumin có khả năng chống oxy hóa, làm mau lành các vết thương hiệu quả.
Cách thực hiện: Bạn cho 5g tinh bột nghệ và 15ml mật ong vào 500ml nước ấm, khuấy đều tay cho hỗn hợp tan hết. Bạn nên chia làm 3 phần uống sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút mỗi ngày.
Sử dụng lá tía tô
Trong lá tía tô có chứa chất: Tanin, glucosid,… sẽ làm se vết loét và liền sẹo, giảm tiết HCL trong dạ dày hiệu quả. Đồng thời, bài thuốc này còn làm giảm cơn đau và các triệu chứng ợ hơi, ợ chua.
Cách thực hiện: Bạn đem lá tía tô rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng để ráo. Cho lá tía tô vào nồi, thêm 500ml nước vào đun sôi khoảng 10 phút rồi tắt bếp. Bạn đem lọc bỏ phần bã lấy nước uống thành nhiều lần trong ngày, uống khi nước còn ấm, kiên trì sử dụng nhiều ngày để nhận được kết quả tốt.
Sử dụng lá nha đam
Trong nha đam có các vitamin, hoạt chất Aloetic acid, Ester cinnamic, Aloe amodine và các loại enzym giúp sát khuẩn, giảm đau, ngăn ngừa nhiễm khuẩn, tăng cường miễn dịch và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.
Cách thực hiện: Lấy lá nha đam rửa sạch, gọt bỏ vỏ bên ngoài chỉ lấy phần thịt. Bạn đem xay nhuyễn và ép lấy nước để uống 2 lần/ngày.
Dùng lá bạc hà
Lá bạc hà có tác dụng làm giảm đau, ợ hơi, tình trạng khó tiêu và giảm co thắt dạ dày, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Cách thực hiện: Bạn lấy 1 nắm lá bạc hà rửa sạch để hãm làm trà uống hàng ngày. Bạn nên uống 2 – 3 lần/ngày để giảm bớt cơn đau dạ dày gây ra.
>>> Xem thêm: 13 cách giảm đau dạ dày tại nhà nhanh chóng, hiệu quả
Dùng thuốc Tây y
Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc Tây y tùy theo mức độ đau cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh:
Nhóm thuốc kháng acid: Đây là nhóm thuốc có thành phần: nhôm hoặc canxi, magnesl hydroxide. Chúng là các bazơ có tác dụng trung hòa với axit trong dạ dày mà không ảnh hưởng đến sự bài tiết dịch vị. Bạn nên dùng thuốc sau ăn 1 – 3 giờ rồi đi ngủ.
Nhóm thuốc kháng Histamin H2: Cimetidin, Ranitidin, Famotidin, Ranitidin,… Đây là nhóm thuốc điều trị chứng khó tiêu, trào ngược thực quản và viêm loét dạ dày. Khi các thụ thể histamin H2 của các tế bào dạ dày được tác động từ histamin, nhóm thuốc kháng histamin H2 sẽ ngăn chặn tình trạng này lại.
Nhóm thuốc ức chế proton: Omeprazol, Lansoprazol, Pantoprazol, Rabeprazol, Esomeprazol. Đây là nhóm thuốc ức chế dịch vị acid trong dạ dày rất mạnh, làm giảm các triệu chứng trào ngược thực quản và làm lành các vết thương nhanh chóng.
Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Sucralfat, Bismuth, Misoprostol. Đây là nhóm thuốc giúp bảo vệ vùng tổn thương khỏi sự tấn công của acid dạ dày và thúc đẩy tăng tiết chất nhầy để bảo vệ dạ dày.
Nhóm thuốc kháng vi khuẩn Helicobacter pylori (HP): Amoxicillin, Metronidazole, Clarithromycin, Fluoroquinolones.
Chú ý: Khi dùng thuốc Tây, các triệu chứng sẽ được giảm nhanh chóng. Tuy nhiên, một số trường hợp sẽ có tác dụng phụ tiềm ẩn bên trong nếu không sử dụng thuốc đúng cách. Vì vậy, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
>>> Xem thêm: Top 7 thuốc đau dạ dày tốt nhất hiện nay
Bấm huyệt
- Huyệt trung quản: Là huyệt trung tâm đường nối từ mũi ức đến rốn (trên rốn 4 thốn). Một thốn bằng chiều dài của đốt giữa ngón tay thứ 3 theo đường trắng chính giữa thành bụng, thực hiện bấm khoảng 1 phút. Bấm huyệt này có tác dụng làm giảm cơn đau dạ dày, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, nôn và làm trung hòa chức năng bài tiết dịch vị và co bóp dạ dày.
- Huyệt thiên khu: Là huyệt từ chính giữa rốn đo ngang sang 2 bên, mỗi bên 2 thốn. Huyệt này làm giảm cơn đau dạ dày, đầy bụng và nôn, ợ chua,…
- Huyệt lương khâu: Ở tư thế ngồi gấp vuông góc, từ chính giữa bờ trên của xương bánh chè đo lên trên 2 thốn, ngang ra ngoài 1 thốn đó là huyệt. Huyệt này có tác dụng cắt các cơn đau dạ dày cấp.
- Huyệt nội quan: Từ vị trí lằn chỉ cổ tay, đo từ điểm chính giữa lên trên 2 thốn là huyệt, nên bấm huyệt trong khoảng 1 – 2 phút. Huyệt này có tác dụng chữa đau dạ dày, mất ngủ, buồn nôn và nôn.
- Huyệt thái xung: Huyệt nằm ở giữa ngón chân 1,2 đo từ đỉnh lên 2 thốn về phía mu chân là huyệt, thực hiện bấm khoảng 1 phút. Huyệt này có tác dụng làm giảm căng thẳng, lo âu, stress cho người bệnh đau dạ dày.
Trên đây là các nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp khắc phục bệnh đau dạ dày mọi người nên tham khảo. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên chủ quan, tùy tiện sử dụng thuốc tây, mà cần đi khám bác sĩ để có biện pháp điều trị hợp lý.
Mọi vấn đề cần thắc mắc, hãy liên hệ Imiale A+ theo Hotline 1900 9482 để được các chuyên gia hỗ trợ nhé!