Đau dạ dày buồn nôn là tình trạng thường gặp ở nhiều người. Nếu bạn đang thắc mắc tình trạng này kéo dài có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nào khác không thì hãy theo dõi bài viết sau đây. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến đau dạ dày buồn nôn cũng như đề xuất cho bạn một số biện pháp phòng ngừa và khắc phục hiệu quả bệnh lý này.
Mục lục
1. Đau dạ dày buồn nôn là dấu hiệu của bệnh lý nào?
Đau dạ dày kèm theo triệu chứng buồn nôn là một trong những tình trạng phổ biến liên quan đến dạ dày và hệ tiêu hóa. Đây có thể là biểu hiện của các bệnh lý từ nhẹ đến nghiêm trọng, do đó, bạn không nên chủ quan. Dưới đây là một số căn bệnh người bệnh có nguy cơ mắc phải khi đau dạ dày buồn nôn:
1.1. Trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng các chất có trong dạ dày trào ngược lên thực quản do sự suy giảm chức năng của cơ thắt thực quản dưới. Người mắc bệnh thường có các triệu chứng đi kèm như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, khó nuốt, đau tức ngực, miệng tiết ra nhiều nước bọt,…
1.2. Viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh tiêu hóa do niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng bị tổn thương. Một số triệu chứng mà người bệnh có thể mắc khi gặp phải tình trạng này như đau nhói ở vùng thượng vị, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, ợ nóng, mất ngủ,…
1.3. Hội chứng Zollinger ellison
Người mắc hội chứng Zollinger ellison do sự xuất hiện của các khối u gastrin bên trong hệ tiêu hóa. Hội chứng này dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa, các tế bào dạ dày bị kích thích làm tiết ra quá nhiều acid, từ đó gây ra viêm loét dạ dày và tá tràng.
Ngoài ra, hội chứng còn khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu và làm sa sút sức khỏe khác như trào ngược dạ dày, suy nhược cơ thể, ợ chua, đau dạ dày buồn nôn,…
1.4. Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao ở Việt Nam. Khi các tế bào trong dạ dày phát triển một cách nhanh chóng và khó kiểm soát sẽ tạo ra các khối u, sau đó di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Nhìn chung, các dấu hiệu nhận biết ban đầu của ung thư dạ dày cũng tương tự với các bệnh lý về dạ dày khác. Do đó, người bệnh thường chủ quan không đi khám sức khỏe cho đến khi các tế bào ung thư đã di căn nghiêm trọng. Ở các giai đoạn nặng hơn, bệnh nhân sẽ gặp những triệu chứng rõ rệt như nôn ra máu, sụt cân nhanh, đi ngoài ra phân đen hoặc có lẫn máu,…
2. Nguyên nhân của đau dạ dày buồn nôn là gì?
Ngoài việc ảnh hưởng từ các bệnh lý, tình trạng đau dạ dày buồn nôn còn bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc xác định chính xác yếu tố gây bệnh sẽ giúp bạn có biện pháp chữa trị phù hợp và hiệu quả. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như:
2.1. Chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học
Thói quen ăn uống thất thường, liên tục bỏ bữa, ăn quá nhiều hay ăn khuya thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến dạ dày và đường tiêu hóa. Ngoài ra, việc sử dụng các thực phẩm có hại như rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,… cũng khiến cho dạ dày bị tổn thương.
2.2. Căng thẳng, lo âu kéo dài
Đau dạ dày buồn nôn có thể xảy ra khi trạng thái tinh thần của bạn không ổn định. Nếu cơ thể bị căng thẳng quá mức sẽ làm rối loạn và suy giảm chức năng của hệ tiêu hóa.
Bên cạnh đó, stress trong thời gian dài còn làm cho máu lưu thông kém. Các cơ quan trong cơ thể, nhất là hệ tiêu hóa không được cung cấp đủ lượng máu và dưỡng chất cần thiết để hoạt động một cách tốt nhất.
2.3. Phụ nữ đang mang thai
Đau dạ buồn nôn khi mang thai là biểu hiện thường gặp ở phụ nữ đang trong thai kỳ. Vào giai đoạn này, nồng độ hormone progesterone trong cơ thể của phụ nữ tăng nhanh, làm giảm nhu động ruột, từ đó kích thích dạ dày bài tiết nhiều dịch vị gây cảm giác buồn nôn.
Ngoài ra, thói quen ăn uống thay đổi do thai phụ phải nạp lượng thức ăn lớn hơn bình thường hoặc ăn quá nhiều đồ chua cũng là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày buồn nôn.
2.4. Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Hiện nay, một số loại thuốc bạn đang sử dụng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể, đặc biệt là dạ dày như viêm loét dạ dày, đau bụng, buồn nôn, thậm chí là xuất huyết dạ dày. Trong đó, có thể kể đến một số thuốc kháng viêm không steroid (Indomethacin, Ibuprofen, Diclofenac,…), thuốc Corticoid, thuốc giảm đau hạ sốt Aspirin,…
Vì vậy, nhằm tránh các tác hại do việc sử dụng thuốc gây ra cho sức khỏe, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước đó để uống thuốc đúng cách và đúng liều lượng.
2.5. Nhiễm vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP (tên đầy đủ là Helicobacter Pylori) là loại vi khuẩn tồn tại và phát triển trong niêm mạc dạ dày, làm dạ dày tiết ra nhiều acid hơn. Đây là tác nhân phổ biến hình thành các bệnh lý về dạ dày như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng,… Trong trường hợp nặng, người nhiễm vi khuẩn HP còn có nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
Dấu hiệu đầu tiên khi loại xoắn khuẩn này xâm nhập vào cơ thể người bệnh là gây ra tình trạng đau dạ dày buồn nôn. Vì thế, nếu bạn hoặc người thân đang gặp biểu hiện này thì tốt nhất nên đến cơ sở y tế để kiểm tra và theo dõi sức khỏe kịp thời.
3. Đau dạ dày buồn nôn có nguy hiểm không?
Khi tình trạng đau dạ dày buồn nôn kéo dài thì đó có thể là dấu hiệu của các căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa và các cơ quan khác trong cơ thể.
Nếu bạn không kiểm tra và chữa trị kịp thời thì tình trạng này sẽ đi kèm thêm những triệu chứng khó chịu khác như mất ngủ, suy nhược cơ thể do ăn uống kém, nôn ra máu. Trong trường hợp xấu, bạn sẽ có khả năng gặp nhiều biến chứng như viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, ung thư dạ dày,…
Tuy nhiên, nếu bạn chỉ bị đau dạ dày buồn nôn trong thời gian ngắn và nguyên nhân xuất phát từ lối sống thiếu lành mạnh, do tâm lý hay do mang thai thì tình trạng này hoàn toàn có thể cải thiện được và tự khỏi dần.
4. Nên làm gì khi đau dạ dày buồn nôn?
Để cải thiện tình trạng đau dạ dày buồn nôn và nâng cao sức khỏe, bạn nên nắm một số biện pháp xử lý hiệu quả dưới đây:
4.1. Thực hiện một số phương pháp giảm đau cấp tốc
- Massage vùng bụng: Cho vài giọt dầu nóng vào bàn tay rồi xoa đều. Áp tay lên bụng và massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ. Cách này sẽ làm dịu cơn co thắt dạ dày và giúp máu lưu thông ở vùng bụng tốt hơn.
- Làm ấm bụng: Để giúp các mạch máu ở vùng bụng trên rốn được giãn nở và giảm co bóp ở dạ dày, bạn có thể sử dụng túi chườm, khăn ấm hoặc chai nước ấm để lăn lên bụng cho đến khi cơn đau thuyên giảm.
- Hít thở sâu: Bạn nên tập hít thở sâu 2 lần mỗi ngày, mỗi lần giữ từ 3 – 5 giây để giúp tinh thần được thoải mái. Bài tập này sẽ làm giảm việc tiết ra dịch vị ở dạ dày, từ đó hạn chế cảm giác buồn nôn.
>>> Xem bài viết: 13 cách giảm đau dạ dày tại nhà nhanh chóng, hiệu quả
4.2. Sử dụng một số thực phẩm tự nhiên
- Trà gừng: Gừng chứa các hoạt chất có tác dụng giúp giảm co thắt dạ dày, tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Ngoài ra, gừng còn có khả năng làm giảm viêm dạ dày, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.
- Nước nghệ và mật ong: Trong thành phần của nghệ có chứa chống oxy hóa kháng viêm rất tốt giúp giảm vết loét và các tổn thương khác trong dạ dày. Mật ong lại có tính kháng khuẩn cao và có khả năng tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vì vậy, việc kết hợp 2 loại thực phẩm này sẽ giúp giảm nhẹ tình trạng đau dạ dày buồn nôn.
4.3. Xây dựng thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh
Chế độ ăn uống, sinh hoạt ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của dạ dày. Vì thế, bạn nên thay đổi lối sống của mình sao cho khoa học hơn. Dưới đây là một số điều bạn nên lưu ý để cải thiện tình trạng đau dạ dày buồn nôn:
- Ăn đúng giờ, chia nhỏ bữa ăn trong ngày thay vì ăn quá no trong một bữa, nhai kỹ khi ăn.
- Ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc, thực phẩm chống oxy hóa như cà chua, đu đủ, nghệ,… và thực phẩm giàu vitamin C như ớt chuông, cam, bưởi,…
- Uống đủ nước mỗi ngày để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm đau dạ dày và các triệu chứng buồn nôn, ợ hơi, ợ chua.
- Hạn chế các loại thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng, nước uống có ga và các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
- Thực hiện những bài tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày để lưu thông máu tốt hơn, từ đó giúp ích cho hoạt động của hệ tiêu hóa.
- Luôn giữ tâm trạng thoải mái, thái độ tích cực để tránh stress, lo âu làm ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày.
>>> Xem bài viết: Đau dạ dày ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh
4.4. Đến cơ sở y tế để thăm khám
Để tình trạng đau dạ dày buồn nôn nhanh khỏi cũng như phát hiện sớm các bệnh lý liên quan đến dạ dày và hệ tiêu hóa, bạn nên đến khám tại các cơ sở y tế. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán để tìm ra nguyên nhân chính xác và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.
Đặc biệt, khi sức khỏe có chuyển biến xấu và xuất hiện nhiều triệu chứng khác thì bạn không nên tự ý mua thuốc điều trị tại nhà mà hãy đến gặp bác sĩ để được chữa trị kịp thời.
Bài viết trên đã tổng hợp những thông tin về tình trạng đau dạ dày buồn nôn. Chúng tôi hy vọng những kiến thức hữu ích này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh cũng như có phương pháp cải thiện vấn đề dạ dày của mình một cách hiệu quả nhất. Nếu có vấn đề gì thắc mắc, liên hệ tới hotline 1900 9482 để được dược sĩ chuyên môn hỗ trợ nhanh chóng.
>>> Xem thêm: Top 7 thuốc đay dạ dày tốt nhất hiện nay