Đau dạ dày ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh? Chắc hẳn, câu hỏi này đang được rất nhiều người quan tâm đến. Bởi, ngoài việc sử dụng thuốc thì chế độ dinh dưỡng góp phần cải thiện bệnh đáng kể. Chế độ dinh dưỡng đối với người bệnh đau dạ dày có tác dụng làm giảm bài tiết, hạn chế và loại bỏ các kích thích có hại cho dạ dày để các tổn thương nhanh chóng hồi phục. Vậy để trả lời câu hỏi trên, hãy cùng Imiale A+ tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Đau dạ dày ăn gì?
Theo các chuyên gia, bệnh đau dạ dày là một bệnh lý với nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có do người bệnh ăn uống không khoa học. Vì vậy, để cải thiện bệnh, người bệnh nên ăn những thực phẩm sau:
3.1. Thực phẩm giàu đạm, ít béo
Người bệnh đau dạ dày nên ăn những thực phẩm chứa nhiều protein và ít chất béo như: Thịt nạc, cá, đậu, đậu nành, trứng, sữa chua,… Protein giúp cơ thể hồi phục các tế bào cũ bị tổn thương, mau lành các vết thương trong dạ dày.
Những thực phẩm nhiều chất béo như: Sữa nguyên kem, thịt mỡ, đồ ăn chiên rán,… sẽ làm tăng dịch vị acid dạ dày, khó tiêu hóa và làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày.
3.2. Thực phẩm giàu chất xơ
Thực phẩm giàu chất xơ có độ PH cao, giúp trung hòa dịch vị axit dạ dày, hạn chế tiết axit nên khắc phục được cơn đau hiệu quả. Đồng thời, thực phẩm còn có tác dụng làm quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn và làm giảm các triệu chứng ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu ở người đau dạ dày.
Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý bổ sung các chất xơ với lượng vừa phải, sử dụng quá nhiều dẫn đến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như: Các loại rau, bí đỏ, quả thanh long, bơ, đu đủ, táo, bắp cải,…
3.3. Thực phẩm chứa Probiotic
Probiotic là vi khuẩn có lợi, khi được dung nạp vào cơ thể sẽ cải thiện tình trạng rối loạn trong đường ruột, tăng cường chức năng tiêu hóa. Thực phẩm chứa nhiều probiotic nhất là trong sữa chua, người bệnh nên dùng 100 – 150g sữa chua sau bữa ăn 1 giờ mỗi ngày là tốt nhất, tránh ăn lúc đói.
>>> Xem bài viết: Men vi sinh Imiale A+ hỗ trợ cải thiện các vấn đề bệnh đau dạ dày
3.4. Thực phẩm giàu Omega 3
Omega 3 là chất béo cung cấp nguồn năng lượng dồi dào, có tác dụng giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng và kháng viêm cho cơ thể. Vì vậy, người bệnh sử dụng thực phẩm chứa giàu omega 3 giúp cơ thể bớt mệt mỏi, stress và thúc đẩy các tổn thương trong dạ dày nhanh chóng hồi phục.
Một số thực phẩm chứa giàu omega 3 như: Cá hồi, dầu oliu, hạt óc chó,…
3.5. Thực phẩm giàu Vitamin
Vitamin được xem là một chất xúc tác tham gia quá trình tiêu hóa, là thành phần thiết yếu cấu tạo nên các tế bào. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin làm hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Vitamin có trong các loại trái cây như: Ổi, cam, bưởi, dâu tây, xoài, bơ, khoai lang, khoai tây, rau dền, cà rốt,…
Vitamin C: Vitamin C là loại dưỡng chất có tác dụng tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ xuất huyết dạ dày. Đồng thời, vitamin C còn hạn chế sự tấn công của các vi khuẩn có hại phát triển trong đường ruột. Vitamin C có trong: Cam, bưởi, dâu tây, rau dền, súp lơ, bắp cải, quả dứa, quả kiwi, xoài,…
Vitamin B: Bổ sung vitamin B hàng ngày giúp cho quá trình tái tạo tế bào và làm lành các tổn thương trong dạ dày nhanh chóng hơn. Vitamin B có trong: Cá hồi, gan lợn, trứng, thịt bò, hàu, thịt gà, sữa chua, thịt lợn, ngũ cốc, hạt hướng dương,…
Vitamin E: Đây là loại vitamin chống oxy hóa mạnh, có tác dụng làm liền các niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Người bệnh được bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin E giúp niêm mạc và các mạch máu được bền vững, tránh tình trạng xuất huyết, viêm loét dạ dày. Vitamin E có trong các thực phẩm: Hạnh nhân, hạt hướng dương, hạt bí ngô, hạt điều, hạt dẻ cười, trứng cá, hồng xiêm, quả bơ,…
3.6. Thực phẩm chứa chất chống oxy hóa
Những thực phẩm chứa chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn quá trình tổn thương tế bào ở niêm mạc dạ dày và giảm đau do dạ dày co thắt quá mức. Các chất chống oxy hóa gồm:
Curcumin: Giúp tiêu viêm, giảm đau, bảo vệ niêm mạc dạ dày, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Curcumin có nhiều trong nghệ nên bạn có thể bổ sung thực phẩm vào làm gia vị trong các bữa ăn hàng ngày.
Beta – carotene: Có tác dụng thúc đẩy tế bào mới phát triển và hỗ trợ làm lành các tổn thương ở các cơ quan trong cơ thể. Đồng thời, hoạt chất còn giúp làm giảm triệu chứng mệt mỏi, stress, tiêu chảy, suy nhược cơ thể,… Beta – carotene có nhiều trong các thực phẩm: cà rốt, khoai lang, bí đỏ, đu đủ, đậu hà lan, cà chua,…
Flavonoid: Có tác dụng ngăn chặn các tổn thương ở niêm mạc phát triển và bảo vệ thành niêm mạc, lợi khuẩn trước sự tấn công của các hại khuẩn. Đồng thời, Flavonoid còn làm giảm nguy cơ xuất huyết tiêu hóa, hỗ trợ đường ruột hoạt động ổn định. Hoạt chất có nhiều trong các trái cây và rau củ như: Cải bó xôi, rau diếp cá, táo, cam, dâu tây,…
3.7. Thực phẩm có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn
Các thực phẩm kháng viêm, kháng khuẩn có tác dụng ức chế các vi khuẩn có hại phát triển trong dạ dày, kiểm soát được tình trạng nhiễm khuẩn lan rộng và bảo vệ các vết loét nhanh chóng hồi phục. Thực phẩm này có trong: gừng, nghệ, mật ong,…
3.8. Thực phẩm có khả năng giảm axit và bảo vệ niêm mạc dạ dày
Dịch vị axit dạ dày dư thừa là nguyên nhân gây ra trào ngược và bào mòn niêm mạc dạ dày dẫn đến tình trạng viêm loét. Các thực phẩm có khả năng thấm hút dịch axit trong dạ dày như: Bánh bích quy, bánh mì và tất cả các thực phẩm giàu tinh bột,… Khi người bệnh sử dụng các thực phẩm này sẽ dịu đi cơn đau và giảm bớt các triệu chứng khó chịu.
2. Đau dạ dày nên kiêng gì?
Bên cạnh lựa chọn các thực phẩm tốt cho dạ dày, người bệnh cần phải kiêng những thực phẩm sau:
2.1. Đồ ăn nhiều dầu mỡ
Những đồ ăn có nhiều dầu mỡ sẽ khó được hấp thu và tiêu hóa, dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, phải co bóp tiết nhiều dịch vị để có thể tiêu hóa hoàn toàn. Khi đó, người bệnh sẽ bị đầy bụng, ợ hơi, trào ngược, buồn nôn,…dẫn đến niêm mạc dạ dày bị kích thích và xuất hiện biến chứng.
2.2. Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh
Người bệnh sử dụng đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh sẽ gây kích ứng và tổn thương niêm mạc dạ dày, có khi bị loét niêm mạc dạ dày gây chảy máu. Vì vậy, người bệnh dùng thực phẩm ở 25 – 30 độ C là tốt nhất.
2.3. Các chất kích thích, đồ uống có ga, rượu, bia
Các thực phẩm này sẽ làm tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương nặng hơn, gây viêm loét và làm chậm quá trình hồi phục trong dạ dày. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần phải kiêng các thực phẩm chứa axit như: xoài chua, dưa cà, cà chua,… Bởi các chất này chứa nhiều axit gây nên viêm loét và tình trạng đau nghiêm trọng hơn.
2.4. Hạn chế dùng các loại đậu
Trong các loại đậu chứa fodmaps là các chuỗi crab ngắn cản trở quá trình tiêu hóa. Thay vì được hấp thụ vào máu, các chuỗi này di chuyển xuống cuối ruột, các vi khuẩn phần cuối ruột sẽ ăn những crab này tạo ra khí hydro và gây nên tình trạng đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi cho người bệnh.
2.5. Hạn chế đồ ăn cay, nóng
Các nhà nghiên cứu chỉ ra, những đồ ăn cay đa số chứa ớt cay, trong đó có thành phần capsaicin. Capsaicin này kích hoạt đến các thụ thể cảm giác đau và gửi tín hiệu đến não mà người bệnh cảm nhận được là cơn đau rát và thấy nóng rát trong miệng. Các thụ thể này cũng có trong dạ dày và ruột. Vì vậy, thức ăn chứa capsaicin sẽ gây kích ứng đối với đường tiêu hóa, làm nồng độ acid dạ dày tăng cao, khiến tình trạng viêm loét nặng hơn.
2.6. Đồ ăn chứa nhiều đường
Đường là nhóm phân tử cacbohidrat không dễ tiêu hóa trong đường ruột. Vì vậy, ăn đồ chứa nhiều đường như: kẹo socola, nước ngọt, kẹo,…sẽ làm tăng tình trạng buồn nôn, đầy bụng và khó chịu cho người bệnh. Bên cạnh đó, ăn nhiều đường cũng không tốt cho người mắc bệnh: tiểu đường, béo phì, tim mạch,…
3. Chế độ ăn của người đau dạ dày cần lưu ý gì?
Để cải thiện bệnh đau dạ dày hiệu quả, khi thực hiện chế độ ăn, người bệnh cần chú ý các vấn đề sau:
- Ăn uống đúng giờ: Người bệnh nên ăn uống đúng giờ không nên để bụng quá no hoặc quá đói.
- Chia làm nhiều bữa nhỏ: Để giảm áp lực lên thành dạ dày phải co bóp và hoạt động nhiều, người bệnh nên chia thành 4 – 5 bữa nhỏ trong ngày. Mỗi bữa cách nhau 3 – 4 giờ.
- Ăn chậm nhai kỹ: Ăn chậm nhai kỹ sẽ làm tăng bài tiết nước bọt, thức ăn sẽ dễ hấp thu và tiêu hóa hơn.
- Nên ăn những thực phẩm mềm: Nên cho người bệnh ăn những thức ăn mềm trong các bữa ăn hàng ngày để quá trình tiêu hóa được dễ dàng hơn. Những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như: cháo, súp, mì, các loại rau, su su, khoai lang,…
- Bổ sung nhiều nước: Mỗi ngày, người bệnh cần uống 2 – 3 lít nước để đảm bảo dạ dày hoạt động trơn tru hơn. Đồng thời, uống nhiều nước còn làm dịu vùng niêm mạc bị thương và hạn chế quá trình ăn mòn của acid dạ dày.
Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý:
- Sau khi ăn, nên ngồi hoặc đi lại nhẹ nhàng để hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa được tốt hơn, hạn chế đi nằm ngay và những hoạt động mạnh làm ảnh hưởng đến dạ dày.
- Xây dựng thói quen tập thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe. Việc này rất có ích trong việc hỗ trợ điều trị đau dạ dày.
- Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tránh lo âu, stress thường xuyên gây hại cho quá trình hoạt động của các cơ quan tiêu hóa.
4. Thực đơn cho người đau dạ dày
Người bệnh có thể tham khảo một số thực đơn đau dạ dày sau đây:
Trên đây là vấn đề đau dạ dày ăn gì, kiêng gì đã được các chuyên gia Imiale A+ tổng hợp rất chi tiết. Việc tuân thủ theo các chế độ dinh dưỡng trên kết hợp với cách vận động phù hợp sẽ giúp cải thiện trình trạng đau dạ dày đáng kể. Nếu bạn còn thắc mắc gì hãy liên hệ theo Hotline 1900 9482 để được hỗ trợ nhé!