Mẹ bầu đau dạ dày tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe cho cả mẹ và bé. Nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời sẽ làm mẹ bầu chán ăn, cơ thể bị suy nhược làm chậm quá trình phát triển của thai nhi. Vì vậy, mẹ cần tham khảo cách chữa đau dạ dày cho bà bầu tại nhà được Imiale A+ trình bày sau đây.
Mục lục
1. Những ảnh hưởng của bà bầu đau dạ dày đến thai nhi
Theo các chuyên gia, đa số các mẹ bầu đau dạ dày thường đau cấp tính trong thời gian ngắn và không tác động trực tiếp đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu để tình trạng đau dạ dày kéo dài mà không có biện pháp cải thiện kịp thời thì sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và con.
- Mẹ bầu bị đau dạ dày kéo dài dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa trầm trọng hơn, ngăn cản việc hấp thu các chất dinh dưỡng của mẹ và con. Mẹ sẽ bị suy nhược dẫn đến thai nhi chậm phát triển.
- Mẹ đau nhiều, mệt mỏi, căng thẳng, khó chịu trong 3 tháng đầu cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến sảy thai.
- Nguy hiểm hơn, đau dạ dày là tác nhân hình thành các vết loét niêm mạc dạ dày, tá tràng và thực quản. Ngoài ra, một số mẹ bầu bị đau dạ dày nặng có các biến chứng thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày có thể đe dọa đến tính mạng cả mẹ và thai nhi.
2. Cách chữa đau dạ dày cho bà bầu tại nhà
Để giảm các triệu chứng đau dạ dày, mẹ bầu được có thể áp dụng các biện pháp tại nhà sau đây:
2.1. Tinh bột nghệ
Các nhà khoa học đã chứng minh, trong củ nghệ chứa chất curcumin có tác dụng sát khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, chất curcumin còn có tác dụng tiêu diệt các chủng vi khuẩn HP và làm lành các tổn thương của niêm mạc nhanh chóng.
Chuẩn bị:
- 2 thìa cà phê tinh bột nghệ
- 250ml nước ấm
- Sữa hoặc mật ong
Cách làm:
- Bước 1: Mẹ cho 2 thìa cà phê tinh bột nghệ vào 250ml nước ấm khoảng 40 độ C.
- Bước 2: Để cho dễ uống, mẹ có thể cho ít sữa hoặc mật ong vào uống cùng.
- Bước 3: Người bệnh nên uống 1 – 2 cốc trước bữa ăn khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày để bệnh nhanh hồi phục.
2.2. Trà hoa cúc
Các chất có trong trà hoa cúc có tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả. Đồng thời, uống trà hoa cúc mỗi ngày chống co thắt cơ trơn nhờ có chất chống oxy hóa, cải thiện chứng đầy bụng, táo bón hiệu quả.
Chuẩn bị
- 1 – 2 thìa hoa cúc khô
- 1 cốc nước sôi
Cách làm
- Bước 1: Mẹ đun nước sôi chắt vào cốc, sau đó nhúng túi trà hoặc một ít hoa cúc khô vào.
- Bước 2: Mẹ để khoảng 5 phút rồi bỏ túi trà hoặc lọc lấy nước bỏ bã hoa cúc đi.
- Bước 3: Để dễ uống hơn, mẹ có thể cho thêm chút mật ong vào uống cùng.
- Bước 4: Mẹ uống trà sau khi đã nguội và uống sau ăn khoảng 30 phút hoặc khi thấy dạ dày lên cơn đau, khó chịu. Mẹ chỉ nên dùng khoảng 15g hoặc ít hơn hoa cúc khô để pha trà mỗi ngày, tương ứng với 1 – 2 cốc trà nhỏ.
2.3. Dầu dừa
Trong dầu dừa chứa hàm lượng axit lauric là một loại axit béo có tính kháng khuẩn tốt. Sử dụng dầu dừa thường xuyên sẽ làm lành các vết thương nhanh chóng, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm và các vết loét mới. Ngoài ra, dầu dừa còn có tốt cho tim mạch, hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp, táo bón,…
Cách sử dụng:
Mẹ bầu nên uống dầu dừa nguyên chất trước 3 bữa ăn chính trong ngày. Nếu mẹ thấy khó uống có thể uống chung với sữa nóng, sữa đậu nành,…Thường xuyên áp dụng phương pháp này có thể làm giảm các triệu chứng đau dạ dày. Ngoài ra, mẹ bầu có thể dùng dầu dừa thay thế loại dầu đang dùng để nấu thức ăn hàng ngày.
2.4. Mật ong và chanh
Trong quả chanh chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như: photpho, kali, vitamin C, vitamin B6, chất xơ, carbohydrate,… có tác dụng giữ nước cho cơ thể, tăng cường miễn dịch, giảm tình trạng buồn nôn cho người bệnh.
Chuẩn bị:
- 1 cốc nước ấm
- ½ quả chanh
- 3 thìa cà phê mật ong
Cách làm:
- Bước 1: Mẹ hòa tan mật ong vào cốc nước ấm
- Bước 2: Mẹ vắt chanh vào cốc hỗn hợp trên lọc bỏ hạt rồi khuấy đều
- Bước 3: Uống trước ăn khoảng 30 phút mỗi ngày.
Lưu ý: Mẹ không nên uống quá nhiều chanh do trong chanh có một lượng acid. Uống quá nhiều có thể gây nặng thêm tình trạng đau dạ dày.
2.5. Uống trà gừng
Trong gừng chứa nhiều enzyme, hoạt chất gingerol và các chất chống oxy có khả năng phân hủy protein thành các amino acid có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, làm giảm cơn đau hiệu quả và làm lành vết thương nhanh chóng. Ngoài ra, gừng có vị cay, tính ấm, giúp loại bỏ các chất dư thừa trong đường tiêu hóa, cải thiện đáng kể chứng ợ hơi, ợ nóng, ợ chua ở người đau dạ dày.
Chuẩn bị:
- 1 gói trà gừng
- 1 cốc nước ấm 200ml
Cách làm:
Mẹ bầu cho 1 gói trà gừng vào 200ml nước ấm, khuấy đều rồi uống. Mẹ nên uống vào sáng sớm hoặc sau ăn khoảng 30 phút.
2.6. Uống nước nha đam
Trong nha đam chứa các axit amin, polyphenol và các dịch nhầy giúp bảo vệ và phục hồi niêm mạc bị tổn thương, trung hòa dịch vị acid, giảm tình trạng đau co bóp dạ dày. Bà bầu có thể uống nước nha đam mỗi ngày để giải độc và thanh lọc cơ thể, hạn chế các cơn đau dạ dày xuất hiện.
Chuẩn bị:
- 3 nhánh nha đam tươi
- 3 thìa cà phê đường phèn
Cách làm:
- Bước 1: Mẹ đem nha đam rửa sạch, bóc bỏ vỏ và cắt thành từng miếng nhỏ, sơ chế cùng muối ăn cho hết nhựa
- Bước 2: Đem nha đam đã cắt nhỏ đun sôi với 2 lít nước khoảng 10 phút
- Bước 3: Cho thêm đường phèn vào rồi khuấy đều
- Bước 4: Mẹ nên uống sau ăn khoảng 30 phút, dùng trong 2 – 3 tháng liên tục để ngăn ngừa tình trạng đau dạ dày diễn ra.
2.7. Chế độ ăn khoa học
Cách ăn uống khoa học làm giảm chứng đau dạ dày hiệu quả:
- Tránh ăn những thực phẩm và đồ uống gây kích thích lên dạ dày như: nước uống có gas, rượu bia, thức ăn nhanh,…
- Mẹ bầu nên chia khẩu phần ăn thành 4 – 5 bữa nhỏ trong ngày để giảm áp lực lên dạ dày và cơ quan tiêu hóa.
- Nên ăn chậm nhai kỹ, ăn chín uống sôi, tránh vận động ngay sau khi ăn.
- Nên ăn những thực phẩm mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa nhưng giàu dinh dưỡng.
- Mẹ bầu không nên ăn nhiều lượng thức ăn đột ngột mà hãy cân nhắc về lượng thức ăn trong thời kỳ mang thai để bổ sung thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe và đáp ứng đủ nhu cầu của thai nhi
- Bổ sung đầy đủ các vitamin, chất xơ, nước vào các bữa ăn hàng ngày để trung hòa dịch vị, giảm đau dạ dày và chống táo bón.
>>> Xem thêm: Bà bầu cần bổ sung gì? 8 dưỡng chất cần thiết không thể thiếu trong thai kỳ
2.8. Chườm ấm
Nước ấm có tác dụng làm thư giãn các cơ trơn và làm các mạch máu giãn nở, tăng cường máu lưu thông qua dạ dày giúp các tổn thương bên trong dạ dày nhanh chóng được hồi phục.
Cách làm: Mẹ cho nước nóng vào chai sau đó lót một miếng vải mỏng lên bụng rồi lăn đi lăn lại ở vùng bị đau. Mẹ có thể làm nhiều lần trong ngày để dạ dày dễ chịu hơn.
Chú ý: Khi chườm nóng, tránh để chai nước nóng trực tiếp áp vào bụng khiến da bị bỏng.
2.9. Dùng men vi sinh
Men vi sinh chứa 2 lợi khuẩn Bifidobacterium và Lactobacillus có tác dụng làm cân bằng hệ vi sinh đường ruột, làm lành các vết thương nhanh chóng, kích thích lên da non và tiết dịch nhầy để bảo vệ niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Ngoài ra, men vi sinh còn có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh như: ợ hơi, đầy bụng và làm giảm cơn đau dạ dày đáng kể.
>>> Xem thêm: Imiale A + – Giải pháp chuyên biệt, an toàn giúp giảm táo bón, tiêu chảy cho mẹ bầu
3. Mẹ bầu đau dạ dày khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Đau dạ dày khi mang bầu có thể cải thiện được khi thay đổi lối sống và áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà. Tuy nhiên, có một số trường hợp bị nặng hoặc có thể là dấu hiệu của các vấn đề về tiêu hóa khác như: loét dạ dày, thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày,… Vì vậy, nếu thấy các dấu hiệu sau, mẹ bầu cần chủ động tìm đến bác sĩ:
- Cơn đau kéo dài
- Thường xuyên nôn mửa
- Đi ngoài ra máu
- Bãi nôn của mẹ có máu tươi hoặc màu cà phê
- Mẹ thấy mệt mỏi, xanh xao và sụt cân
- Các triệu chứng xuất hiện liên tục gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống hằng ngày.
Tuy không phổ biến nhưng do mẹ đang mang bầu có thể ảnh hưởng đến thai nhi nên khi gặp các triệu chứng trên, mẹ nên chủ động đi gặp bác sĩ để hướng điều trị phù hợp.
>>> Xem thêm: Chữa bà bầu đi ngoài ra máu an toàn, hiệu quả tại nhà
4. Bà bầu đau dạ dày cần lưu ý những gì?
Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần hết sức quan tâm đến sức khỏe của mình và cần lưu ý các vấn đề sau:
- Mẹ bầu không nên để bụng quá đói hoặc quá no vì có thể gây nên đau dạ dày.
- Sau khi ăn, mẹ nên nghỉ ngơi hoặc đi lại nhẹ nhàng để việc tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn. Mặc dù cơ thể mệt mỏi cũng không nên đi nằm ngay vì dễ gây trào ngược thực quản.
- Mẹ bầu cần tạo thói quen đi ngủ sớm và đúng giờ vì thức khuya sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
- Mẹ nên thực hiện các bài tập thể dục đơn giản, nhẹ nhàng vừa tốt cho sức khỏe lại vừa giúp tinh thần được thư giãn và thoải mái.
- Nếu bệnh tình chưa chuyển biến nặng, mẹ bầu nên thực hiện các biện pháp chữa đau dạ dày tại nhà sẽ thuyên giảm các triệu chứng nhanh chóng.
- Ngay cả khi mẹ bầu đang dùng thuốc cũng nên kết hợp chăm sóc tại nhà để đem lại hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.
- Phụ nữ mang thai rất nhạy cảm nên không được tự ý dùng bất kỳ loại thuốc đau dạ dày nào mà chưa có chỉ định của bác sĩ.
Trên là cách chữa đau dạ dày cho bà bầu tại nhà hiệu quả không cần dùng thuốc mà Imiale A+ đã tổng hợp cho các mẹ tham khảo. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp mẹ bầu có thêm nhiều kiến thức để áp dụng đúng cách giúp thai nhi và mẹ được khỏe mạnh.
Nếu mẹ còn vấn đề gì, hãy liên hệ theo Hotline 1900 9482 để được các chuyên gia giải đáp nhé!