Imiale A+ https://imialeaplus.com Sat, 25 Mar 2023 03:33:23 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.0.1 Chướng bụng đầy hơi uống thuốc gì? Tổng hợp thuốc hiệu quả nhất https://imialeaplus.com/chuong-bung-day-hoi-uong-thuoc-gi-3289/ https://imialeaplus.com/chuong-bung-day-hoi-uong-thuoc-gi-3289/#respond Mon, 20 Mar 2023 06:32:54 +0000 https://imialeaplus.com/?p=3289 Chướng bụng đầy hơi là một triệu chứng thường gặp khi đường tiêu hóa bất thường. Có nhiều loại thuốc có thể làm giảm tình trạng chướng bụng đầy hơi do những nguyên nhân khác nhau. Vậy chướng bụng đầy hơi uống thuốc gì, hãy cùng Imiale A+ tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

chướng bụng đầy hơi uống thuốc gì

1. Khi nào chướng bụng đầy hơi cần dùng thuốc?

Chướng bụng đầy hơi là tình trạng đầy bụng, ợ chua sau khi ăn do thức ăn chưa được tiêu hóa hết, nó thường do các nguyên nhân khác nhau như: thức ăn khó tiêu, thói quen sinh hoạt, thói quen ăn uống, bệnh lý trên đường tiêu hóa,…

Dùng thuốc điều trị chướng bụng đầy hơi khi có chỉ định của bác sĩ hoặc người có chuyên môn  khi:

  • Tình trạng chướng bụng đầy hơi kéo dài quá 3 ngày 
  • Áp dụng các biện pháp k dùng thuốc mà k cải thiện
  • Người bệnh gặp đồng thời các triệu chứng khác như đau bụng, ợ chua,…

Khám bác sĩ

Sử dụng thuốc trị chướng bụng đầy hơi theo chỉ định của bác sĩ

2. Chướng bụng đầy hơi uống thuốc gì ?

Nhóm thuốc này có tác dụng trung hòa acid dạ dày là một trong những nguyên nhân gây chướng bụng đầy hơi.

Không sử dụng thuốc quá 2 tuần trừ khi có chỉ định từ bác sĩ hoặc dược sĩ, đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

2.1. Thuốc trung hòa acid dạ dày Phosphalugel

Đối tượng sử dụng: người bị chướng bụng đầy hơi do thừa acid dạ dày

Thành phần chính: Colloidal aluminium phosphate gel 20%

Tác dụng: trung hòa acid dạ dày làm giảm trình trạng chướng bụng đầy hơi.

Liều dùng: 

  • Người lớn: 1-2 gói/lần, ngày uống 2-3 lần
  • Trẻ em dưới 6 tháng tuổi: ¼ gói/lần dùng sau khi ăn
  • Trẻ em trên 6 tháng tuổi: ½ gói/lần dùng sau khi ăn 

Bác sĩ có thể thay đổi liều dùng dựa vào thể trạng cũng như tình trạng bệnh của bệnh nhân

Cách dùng: 

Uống thuốc trước bữa ăn. 

Lưu ý khi dùng: 

  • Không dùng cho người bị bệnh thận nặng
  • Với phụ nữ có thai và cho con bú, người bị bệnh thận nhẹ và vừa nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Nên hỏi ý kiến của bác sĩ nếu tình trạng chướng bụng đầy hơi không giảm sau 7 ngày.

2.2. Thuốc trung hòa acid dạ dày Maalox

thuốc chướng bụng đầy hơi - trung hòa acid dạ dày

Đối tượng sử dụng: người bị chướng bụng đầy hơi do thừa acid dạ dày

Thành phần chính: 

  • Nhôm hydroxyd gel khô 400mg
  • Magnesi hydroxyd 400mg

Tác dụng: trung hòa acid dạ dày làm giảm trình trạng chướng bụng đầy hơi.

Liều dùng: Uống từ 1-2 viên 1 lần

Bác sĩ có thể thay đổi liều dùng dựa vào thể trạng cũng như tình trạng bệnh của bệnh nhân

Cách dùng: Nhai 1-2 viên thuốc vào các thời điểm

  • 30-60 phút trước khi ăn
  • Khi có cơn đau
  • Trước khi đi ngủ

Không uống quá 12 viên 1 ngày.

Lưu ý khi dùng: 

  • Không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi và người dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc
  • Thuốc có chứa magie nên không dùng cho người bị bệnh thận nặng
  • Không dùng thuốc trong thời gian dài do thuốc làm giảm phospho và tăng nồng độ magie và nhôm trong máu.
  • Nên hỏi ý kiến của bác sĩ nếu tình trạng chướng bụng đầy hơi không giảm sau 10 ngày.
  • Maalox có tương tác với nhiều thuốc, nếu bạn đang sử dụng thuốc để điều trị các bệnh khác, nên hỏi ý kiến bác sĩ về thời điểm dùng.

2.3. Thuốc kháng thụ thể H2 Ranitidin 

Đối tượng sử dụng: người bị chướng bụng đầy hơi do thừa acid dạ dày

Thành phần chính: Ranitidin

Tác dụng: kháng thụ thể H2 ở thành dạ dày gây ức chế bài tiết acid làm giảm tình trạng chướng bụng, đầy hơi.

Liều dùng: 

  • Người lớn: 300mg/ngày
  • Với trẻ em dưới 12 tuổi nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Cách dùng: 

Dùng đường uống, nhai viên thuốc với 1 ít nước, có thể uống theo 2 cách:

  • Với viên 150mg: uống 1 viên vào buổi sáng và 1 viên vào buổi tối trước khi ngủ
  • Với viên 300mn: uống 1 viên vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Lưu ý khi dùng: 

  • Ranitidin làm giảm hấp thu của các thuốc kháng nấm như ketoconazole, Fluconazol và Itraconazol do làm giảm tính acid của dạ dày.
  • Không sử dụng Ranitidin cùng kháng sinh Clarithromycin: Clarithromycin làm tăng nồng độ Ranitidin trong máu có thể gây độc tính.
  • Với người suy gan, suy thận, phụ nữ cho con bú, người rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Ranitidin có thể gây giảm tiểu cầu hoặc giảm bạch cầu.

2.4. Thuốc kháng thụ thể H2 Cimetidin

thuốc chướng bụng đầy hơi - kháng h2

Đối tượng sử dụng: người bị chướng bụng đầy hơi do thừa acid dạ dày

Thành phần chính: Cimetidin

Tác dụng: kháng thụ thể H2 ở thành dạ dày gây ức chế bài tiết acid làm giảm tình trạng chướng bụng, đầy hơi.

Liều dùng: 

  • Người lớn: 200mg/ngày
  • Với trẻ em nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Cách dùng: Uống 1 viên 200mg vào buổi tối trước khi ngủ

Lưu ý khi dùng: 

  • Cimetidin có tương tác với nhiều thuốc nên nếu bạn đang sử dụng đồng thời một số loại thuốc khác thì cần trao đổi với bác sĩ về thời gian dùng thuốc.
  • Với người suy gan, suy thận, phụ nữ cho con bú, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Tránh uống rượu và tránh những công việc yêu cầu sự tỉnh táo như lái xe,.. khi đang dùng thuốc.
  • Khi sử dụng nhóm thuốc này cần phải loại trừ khả năng ung thư vì nó có thể làm che lấp đi triệu chứng ban đầu của ung thư dẫn đến chẩn đoán muộn.

2.5. Thuốc ức chế bơm proton (PPI) Omeprazol 

Đây là nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI) các thuốc này vào cơ thể sẽ chuyển hóa, gắn với bơm proton và khóa chặt bơm proton dẫn đến ức chế bài tiết acid làm giảm tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Đối tượng sử dụng: người bị chướng bụng đầy hơi do thừa acid dạ dày

Thành phần: omeprazole

Tác dụng:  Chống loét dạ dày tá tràng, ức chế bơm proton dẫn đến ức chế bài tiết acid.

Liều dùng: 

  • Người lớn: 20mg/lần/ngày trong 4 tuần
  • Trẻ em: 10mg/lần/ngày trong 4 tuần

Bác sĩ có thể thay đổi liều dùng dựa vào thể trạng cũng như tình trạng bệnh của bệnh nhân

Cách dùng: 

  • Uống thuốc vào buổi sáng trước khi ăn 1 tiếng với 1 cốc nước. 
  • Không được nhai, nghiền hay bẻ thuốc. Với người khó nuốt, có thể tháo nang thuốc và nuốt hỗn hợp, không được nhai.

Lưu ý khi dùng: không nên dùng cho phụ nữ có thai nhất là trong 3 tháng đầu, không nên dùng omeprazol ở phụ nữ cho con bú

2.6. Thuốc ức chế bơm proton (PPI) Lansoprazol 

thuốc chướng bụng đầy hơi - ức chế bơm ppi

Đối tượng sử dụng: người bị chướng bụng đầy hơi do thừa acid dạ dày

Thành phần: lansoprazole

Tác dụng:  Chống loét dạ dày tá tràng, ức chế bơm proton dẫn đến ức chế bài tiết acid.

Liều dùng: Uống 1 viên 1 ngày trong 4 tuần

Cách dùng: 

  • Uống thuốc vào buổi sáng trước khi ăn 1 tiếng với 1 cốc nước. 
  • Không được nhai, nghiền hay bẻ thuốc. Với người khó nuốt, có thể tháo nang thuốc và nuốt hỗn hợp, không được nhai.
  • Nên uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày

Lưu ý khi dùng: 

  • Không sử dụng cho trẻ em dưới 1 tuổi.
  • Với người bị bệnh về gan hoặc lupus ban đỏ phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

2.7. Thuốc ức chế bơm proton (PPI) Pantoprazole 

Đối tượng sử dụng: người bị chướng bụng đầy hơi do thừa acid dạ dày

Thành phần: pantoprazole

Tác dụng:  Chống loét dạ dày tá tràng, ức chế bơm proton dẫn đến ức chế bài tiết acid ngay cả khi ăn.

Liều dùng: Người lớn: 20-40mg/lần/ngày trong 4 tuần

Bác sĩ có thể thay đổi liều dùng dựa vào thể trạng cũng như tình trạng bệnh của bệnh nhân

Cách dùng: 

  • Uống thuốc vào buổi sáng trước khi ăn 1 tiếng với 1 cốc nước. 
  • Không được nhai, nghiền hay bẻ thuốc. Với người khó nuốt, có thể tháo nang thuốc và nuốt hỗn hợp, không được nhai.

Lưu ý khi dùng: 

  • Không sử dụng cho phụ nữ có thai do thuốc qua được hàng rào nhau thai và có thể làm chậm phát triển xương ở thai nhi. 
  • Không nên dùng cho phụ nữ cho con bú vì thuốc bài tiết qua sữa mẹ.
  • Với người suy gan, suy thận, người cao tuổi nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Không tự dừng thuốc đột ngột

2.8. Thuốc điều hòa co bóp dạ dày và ruột Domperidon

Domperidon (và Metoclopramide) thuộc nhóm thuốc điều hòa co bóp dạ dày và ruột. Dạ dày rối loạn co bóp làm thức ăn không được tiêu hóa hoặc tiêu hóa chậm gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu.

Đối tượng sử dụng: người bị chướng bụng đầy hơi do rối loạn co bóp của dạ dày và ruột

Thành phần: Domperidon 

Tác dụng:  điều hòa co bóp dạ dày và nhu động ruột làm giảm tình trạng chướng bụng, đầy hơi.

Liều dùng: 10mg/2-3 lần/ ngày

Với trẻ em dưới 12 tuổi nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Cách dùng: 

  • Uống thuốc trước bữa ăn
  • Không nên uống thuốc sau bữa ăn vì thuốc bị giảm hấp thu.
  • Không dùng liều gấp đôi quy định.

Lưu ý khi dùng: 

  • Thuốc chống chỉ định trên nhiều đối tượng bệnh nhân nên khi sử dụng phải có đơn thuốc.
  • Tránh những công việc yêu cầu sự tỉnh táo như lái xe, vận hành máy,.. khi đang dùng thuốc vì thuốc gây buồn ngủ
  • Nếu người bệnh đang sử dụng các thuốc điều trị bệnh khác, nên hỏi ý kiến của bác sĩ về thời điểm dùng thuốc.

thuốc chướng bụng đầy hơi - điều hòa nhu động ruột

2.9. Thuốc điều hòa co bóp dạ dày và ruột Metoclopramid

Đối tượng sử dụng: người bị chướng bụng đầy hơi do rối loạn co bóp của dạ dày và ruột

Thành phần: Domperidon 

Tác dụng:  điều hòa co bóp dạ dày và nhu động ruột làm giảm tình trạng chướng bụng, đầy hơi.

Liều dùng: 

  • Người lớn:5- 10 mg/lần, không nên vượt quá 3 lần/ngày
  • Trẻ em dưới 18 tuổi: 0,1 – 0,15 mg/kg/lần (tối đa 10mg/lần), không nên vượt quá 0,5 mg/kg/ngày (hay 30 mg/ngày).

Cách dùng: 

  • Uống trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ 30p
  • Có thể tiêm theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không dùng liều gấp đôi quy định.

Lưu ý khi dùng: 

  • Thuốc chống chỉ định trên nhiều đối tượng bệnh nhân nên khi sử dụng phải có đơn thuốc.
  • Tránh những công việc yêu cầu sự tỉnh táo như lái xe, vận hành máy,.. khi đang dùng thuốc vì thuốc gây buồn ngủ và mệt mỏi
  • Nếu người bệnh đang sử dụng các thuốc điều trị bệnh khác, nên hỏi ý kiến của bác sĩ về thời điểm dùng thuốc.
  • Nếu bệnh nhân có thai trong thời gian dùng thuốc, cần liên hệ với bác sĩ để điều chỉnh liều dùng.
  • Nếu gặp các bất thường về cơ bắp như run tay, chân, khó nhai, cau mày,… cần báo cho bác sĩ sớm nhất.

2.10. Men tiêu hóa trị chướng bụng đầy hơi 

Chướng bụng đầy hơi có thể do tình trạng thiếu men tiêu hóa bẩm sinh hoặc bệnh lý. Men tiêu hóa giúp bổ sung các enzyme như Amylase, Protease, Lactase, Lipase,.. giúp phân giải và hấp thu thức ăn, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn làm giảm đầy hơi, khó tiêu. 

Sử dụng men tiêu hóa lâu dài có thể dẫn đến lạm dụng men, làm giảm khả năng tiết enzym tiêu hóa, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Vì vậy, khi sử dụng men tiêu hóa, người bệnh cần lưu ý: 

  • Nên sử dụng men tiêu hóa theo chỉ định của bác sĩ  
  • Không tự ý sử dụng men tiêu hóa nhất là khi chưa rõ nguyên nhân gây chướng bụng đầy hơi vì có thể làm các triệu chứng trầm trọng hơn hoặc gây ra những tác dụng không mong muốn. 

Đầy bụng nên ăn gì

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị chướng bụng đầy hơi

Bên cạnh việc sử dụng thuốc người bệnh nên kết hợp thay đổi chế độ ăn, sinh hoạt để đạt được hiệu quả tốt nhất:

  • Ăn nhiều rau củ để bổ sung chất xơ, nước, vitamin, uống nhiều nước, hạn chế các thực phẩm khó tiêu như đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng để giảm áp lực lên đường tiêu hóa. 
  • Tập thể dục thường xuyên, ăn chậm, nhai kĩ, ăn uống điều độ, đúng giờ để nhịp tiết acid dạ dày không bị gián đoạn và đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. 
  • Hạn chế thực phẩm khó tiêu để giảm áp lực lên đường tiêu hóa.
  • Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: nếu vi khuẩn có hại từ thực phẩm mất vệ sinh xâm nhập vào cơ thể sẽ làm nặng thêm tình trạng mất cân bằng vi sinh đường ruột, các vi khuẩn có hại phát triển mạnh sẽ làm cho các triệu chứng rối loạn tiêu hóa trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Bổ sung men vi sinh – biện pháp cải thiện men vi sinh không sử dụng thuốc

Imiale A+

Trên đây là những thông tin về các nhóm thuốc điều trị chướng bụng đầy hơi. Nếu cần được tư vấn và giải đáp cho những thắc mắc của mình, bạn đừng ngần ngại liên hệ theo HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia của IMIALE A+ hỗ trợ tận tình.

]]>
https://imialeaplus.com/chuong-bung-day-hoi-uong-thuoc-gi-3289/feed/ 0
Bầu thiếu máu nên ăn gì? Thực phẩm bổ máu được chuyên gia khuyên dùng https://imialeaplus.com/bau-thieu-mau-nen-an-gi-3304/ https://imialeaplus.com/bau-thieu-mau-nen-an-gi-3304/#respond Fri, 10 Mar 2023 04:44:13 +0000 https://imialeaplus.com/?p=3304 Thiếu máu khi mang thai là tình trạng khá phổ biến ở nhiều mẹ bầu, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ và em bé. Chính vì vậy, việc bổ sung những thực phẩm giúp bổ máu là giải pháp an toàn, hiệu quả mà mẹ bầu nên lựa chọn.

bầu thiếu máu nên ăn gì

1. Dấu hiệu nhận biết bà bầu thiếu máu

Ở phụ nữ có thai, thiếu sắt là nguyên nhân thường gặp gây thiếu máu. Bởi sắt đóng vai trò tạo huyết sắc tố. Đây là protein trong tế bào hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy trong cơ thể. Nếu bệnh nhân bị thiếu sắt sẽ không tạo đủ lượng máu, dẫn đến oxy không được đưa đến các cơ quan và gây những hậu quả xấu với cơ thể.

Mẹ bầu có thể dựa vào những triệu chứng sau để nhận biết tình trạng thiếu máu của cơ thể: 

  • Da và các niêm mạc nhợt nhạt.
  • Móng tay, tóc khô, yếu, dễ gãy
  • Nứt nẻ môi, lưỡi dễ bị loét
  • Nhức đầu, chóng mặt khi thay đổi tư đột ngột, giảm trí nhớ
  • Mạch nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực
  • Rối loạn tiêu hóa: đau bụng, buồn nôn, kém ăn, táo bón,….

triệu chứng bầu bị thiếu máu

Bên cạnh đó, mẹ bầu nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán, xét nghiệm chính xác tình trạng thiếu máu. Các chỉ số dùng để chẩn đoán tình trạng thiếu máu: 

  • Hb (Hemoglobin): < 12 g/dL
  • HCT (Hematocrit): < 36%
  • MCV (thể tích trung bình của hồng cầu): thấp < 79 fL
  • RBC (lượng hồng cầu trong máu ): < 4.32 triệu/μL.

2. Bà bầu thiếu máu nên ăn gì?

Việc bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có hàm lượng sắt cao là biện pháp đơn giản, hiệu quả mà dễ thực hiện giúp cải thiện đáng kể tình trạng bà bầu thiếu máu. 

Trong các loại thực phẩm chứa sắt chia ra thành 2 loại là: 

2.1. Thực phẩm chứa sắt heme

Đây là được tìm thấy trong các nguồn động vật như thịt đỏ, thịt gia cầm và cá. ‘Sắt heme’ là do protein heme gắn vào sắt. Khoảng 15 – 35% chất sắt heme trong chế độ ăn được cơ thể được hấp thu dễ dàng 

Thịt bò

Trong thịt bò chứa hàm lượng phức hợp heme-sắt, protein, vitamin B12,….giúp bổ sung sắt và cung cấp nhiều dinh dưỡng cho mẹ bầu. Tuy nhiên, trong thịt bò cũng chứa nhiều cholesterol nên mẹ bầu không nên ăn quá nhiều, ưu tiên ăn phần thịt nạc và kết hợp với các loại thực phẩm khác có chứa sắt.

Hải sản

một số loại hải sản mẹ bầu có thể lựa chọn để ăn bao gồm: cá ngừ, cua ghẹ, cá thu, tôm…các loại hải sản có vỏ, giáp xác chứa rất nhiều sắt, folat, calci, kẽm,.. giúp bổ máu và xương khớp nên rất phù hợp cho mẹ bầu thiếu máu. 

thực phẩm bổ máu cho bà bầu
Các thực phẩm bổ máu cho bà bầu

Trứng gà

Trong trứng gà chứa hàm lượng sắt cao cùng các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như magie, photpho, natri, kali,…giúp hạn chế tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở mẹ bầu. Do trong trứng gà còn chứa cholesterol, ăn nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, lượng trứng gà mẹ bầu nên ăn mỗi tuần là khoảng 3 quả trứng, để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh thiếu máu trong thai kỳ.

2.2. Thực phẩm chứa sắt non heme

Các loại hạt

Một số loại hạt như hạt điều, hạt óc chó, hạt bí,….Trong thành phần các loại hạt chứa hàm lượng sắt cao cùng các chất dinh dưỡng như vitamin, muối khoáng, chất béo…giúp cải thiện tình trạng thiếu máu ở mẹ bầu, đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng cao cho em bé. Vì vậy, các loại hạt trên là thực phẩm mẹ bầu không thể bỏ qua trong quá trình điều trị thiếu máu khi mang thai. Mẹ bầu có thể ăn trực tiếp các loại hạt hoặc ăn kèm salad, sữa chua. 

Rau màu xanh đậm

Các loại rau màu xanh đậm như rau cải, rau bina, súp lơ,…chứa nhiều nonheme giúp cung cấp lượng sắt đầy đủ cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, rau xanh còn chứa vitamin C giúp tăng khả năng hấp thu sắt vào cơ thể.

Ngoài việc ăn những loại thực phẩm bổ máu thì mẹ bầu cần bổ sung thêm sắt để đảm bảo cơ thể không bị thiếu sắt khi mang thai. Bởi khi thiếu sắt sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé như: tăng nguy cơ sinh non, tiền sản giật, băng huyết sau sinh, bé sinh non, bị suy dinh dưỡng, vàng da,….

3. Bà bầu thiếu máu không nên ăn gì?

Các loại thực phẩm mẹ bầu cần tránh: 

  • Không sử dụng sữa cùng các thực phẩm giàu sắt: trong sữa chứa casein (protein casein) và calci gây cản trở sự hấp thu sắt.
  • Trà, cafe: chứa hợp chất polyphenol gây giảm hấp thu sắt nonheme, do vậy mẹ bầu không nên uống loại đồ uống trên khi đang dùng những thực phẩm chứa sắt.

4. Lưu ý khi bổ sung sắt cho bà bầu thiếu máu 

Bổ sung sắt cho bà bầu

Để tránh tình trạng thiếu máu khi mang thai, mẹ bầu nên lưu ý những điều sau:

  • Nên uống sắt khi đói: do nếu mới ăn no xong uống sắt thì thức ăn sẽ gây cản trở hấp thu sắt
  • Liều lượng sắt mẹ nên uống sau sinh: 
    • Sau khi sinh 6 tháng, liều lượng sắt nên thì bổ sung là 9-15 mg/ sắt ngày (mẹ chưa có kinh nguyệt) hoặc 27mg sắt/ngày ( mẹ đã có kinh nguyệt)
    • Từ tháng thứ 7 sau khi sinh, mẹ uống 15-25 mg sắt/ngày
  • Uống viên bổ sung sắt theo chỉ định của bác sĩ: với những mẹ bầu ốm nghén nặng thì việc bổ sung thực phẩm giàu sắt sẽ khó khăn hơn nên dùng viên sắt tổng hợp sẽ là biện pháp hiệu quả nhất. Tuy nhiên, việc sử dụng sắt kéo dài có thể gây táo bón, do có 1 lượng sắt không hấp thu vào cơ thể nên được đào thải ra ngoài theo đường phân. Vì vậy mẹ bầu cần sử dụng thêm men vi sinh chứa lợi khuẩn sống giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm thiểu tình trạng táo bón khi mang thai. 
  • Không hút thuốc lá: trong thuốc lá chứa nhiều thành phần độc hại, gây phá hủy vitamin C khiến cơ thể khó hấp thu sắt hơn.
  • Bổ sung vitamin C: trong một số loại trái cây như cam, chanh, bưởi,… chứa vitamin C giúp tăng cường hấp thu sắt vào cơ thể.
  • Bổ sung folate: mẹ bầu nên ăn một số thực phẩm giàu folate như ngũ cốc, gan, cam,…giúp cơ thể tăng khả năng sản xuất hồng cầu, cải thiện tình trạng thiếu sắt.

>> Xem thêm: Top 8 thuốc sắt cho bà bầu

Hy vọng qua bài viết trên, mẹ bầu đã có thêm gợi ý về những loại thực phẩm bổ máu trong quá trình mang thai. Một chế độ ăn uống sinh hoạt điều độ và bổ sung đầy đủ những loại thực phẩm giàu sắt sẽ giúp hạn chế đáng kể tình trạng thiếu máu cho mẹ bầu. Nếu cần được tư vấn và giải đáp cho những thắc mắc của mình, bạn đừng ngần ngại liên hệ theo HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia của IMIALE A+ hỗ trợ tận tình.

]]>
https://imialeaplus.com/bau-thieu-mau-nen-an-gi-3304/feed/ 0
Đau bụng đi ngoài uống thuốc gì giúp nhanh khỏi, an toàn? https://imialeaplus.com/dau-bung-di-ngoai-uong-thuoc-gi-3313/ https://imialeaplus.com/dau-bung-di-ngoai-uong-thuoc-gi-3313/#respond Wed, 08 Mar 2023 17:16:14 +0000 https://imialeaplus.com/?p=3313 Đau bụng đi ngoài là tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở mọi lứa tuổi. Nếu đau bụng đi ngoài thường xuyên sẽ gây phiền toái, mệt mỏi, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe đường tiêu hóa. Trong một số trường hợp, việc sử dụng thuốc chữa đau bụng đi ngoài được khuyến cáo. Vậy đau bụng đi ngoài uống thuốc gì giúp nhanh khỏi mà an toàn? Cùng Imiale A+ tìm hiểu qua bài viết dưới đây! 

đau bụng tiêu chảy uống thuốc gì

1. Khi nào đau bụng đi ngoài cần sử dụng thuốc? 

Tránh trường hợp lạm dụng thuốc và hạn chế tác dụng phụ do thuốc gây ra, người đau bụng đi ngoài cần tuân theo nguyên tắc sử dụng thuốc sau:

  • Chỉ sử dụng thuốc đau bụng đi ngoài sau khi đã xác định nguyên nhân: Không xác định được nguyên nhân mà tự ý sử dụng thuốc có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Điển hình là trường hợp người bệnh đau bụng đi ngoài do ngộ độc thực phẩm, sẽ không thể sử dụng thuốc cầm tiêu chảy. Ngoài ra, bên cạnh sử dụng thuốc điều trị triệu chứng, người bệnh có thể cần sử dụng thêm một số thuốc điều trị nguyên nhân như thuốc chống co thắt, thuốc kháng sinh, thuốc chống dị ứng,…Tùy thuộc vào mức độ và dấu hiệu của từng bệnh mà bác sĩ sẽ kê những loại thuốc phù hợp. 
  • Đau bụng đi ngoài do ngộ độc thực phẩm thể nhẹ: Trường hợp này, người bệnh cần bù nước và uống oresol để tránh mất nước và sớm hồi phục. Tuyệt đối không sử dụng thuốc chống nôn, thuốc cầm tiêu chảy trong trường hợp này.
  • Không sử dụng thuốc đau bụng đi ngoài khi có kèm các triệu chứng cảnh báo: Bệnh nhân không được tự ý sử dụng thuốc chữa đau bụng tiêu chảy trong trường hợp đi ngoài ra máu, sốt
  • Không sử dụng thuốc đã có tiền sử dị ứng với thành phần của thuốc

Khám bác sĩ

Đau bụng tiêu chảy chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ 

2. Thuốc chữa đau bụng đi ngoài nhanh chóng, hiệu quả

Khi bệnh nhân bị đau bụng đi ngoài cần xác định chính xác nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài là gì. Từ đó, bệnh nhân sẽ sử dụng đúng thuốc phù hợp giúp điều trị bệnh tận gốc, tránh trường hợp dùng thuốc chỉ điều trị triệu chứng khiến tình trạng bệnh thêm nặng và kéo dài.

2.1. Thuốc chữa đau bụng đi ngoài do ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh nhân ăn thực phẩm bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn, nhiễm hóa chất độc,…Một số triệu chứng điển hình của bệnh nhân ngộ độc thực phẩm gồm: buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài, sốt, ớn lạnh, tiểu ít,…..

Nguyên tắc xử trí ngộ độc thực phẩm

  • Gây nôn: khi vừa bị ngộ độc, để bệnh nhân nôn hết thức ăn đã ăn để tránh độc tố ngấm vào cơ thể. Trong trường hợp, bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm là trẻ nhỏ hoặc người bệnh bị hôn mê, bạn không được tự ý kích thích gây nôn bới có thể khiến bệnh nhân sặc, không thở được. 
  • Bù nước và điện giải: bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm sẽ được gây nôn kèm đau bụng tiêu chảy nên cơ thể bị mất nước. Do đó, bạn cần cho bệnh nhân uống dung dịch oresol để phòng tránh mất nước, giữ cân bằng nước và điện giải. 

Liều dùng oresol cho người lớn:

  • Đề phòng mất nước: pha 10 ml/kg, uống sau mỗi lần đi ngoài phân lỏng.
  • Mất nước nhẹ – vừa: pha 75 ml/kg, uống trong 4h đầu.

Sau khi sơ cứu bằng cách gây nôn và uống oresol, bệnh nhân cần được đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ xử lý và có biện pháp điều trị phù hợp.

Chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà

Lưu ý: Người bệnh ngộ độc thực phẩm tuyệt đối không được tự ý uống thuốc cầm tiêu chảy, thuốc chống nôn khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.

2.2. Thuốc chữa đau bụng đi ngoài do hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là tình trạng rối loạn chức năng co bóp nhu động ruột, không gây tổn thương thực thể ở niêm mạc đại tràng. Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích thường có dấu hiệu:

  • Đau bụng: vị trí đau thường không cố định nhưng có thể đau ở vùng bụng dưới phía bên trái, cơn đau tăng lên sau khi ăn no và đau giảm sau khi trung tiện hoặc đại tiện
  • Tiêu chảy hoặc táo bón: phân đầu rắn đuôi nát, có thể kèm nhầy nhưng không có máu
  • Chướng bụng

Hội chứng ruột kích thích không gây nguy hiểm nhưng gây khó chịu, phiền toái cho người bệnh. Hiện nay, chưa có thuốc đặc hiệu điều trị dứt điểm hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể cải thiện triệu chứng khó chịu của bệnh khi dùng một số loại thuốc sau:

Thuốc cầm tiêu chảy 

Thuốc Loperamide

thuoc-tieu-chay-thuốc-tiêu-chảy-loperamid

Loperamid là thuốc cầm tiêu chảy, thuốc là opiat tổng hợp, ít tác động lên hệ thần kinh trung ương ở liều bình thường. Thuốc có tác dụng làm giảm co bóp nhu động đường ruột và giảm tiết dịch ở niêm mạc đường tiêu hóa, kéo dài thời gian vận chuyển sản phẩm tiêu hóa nên ruột hấp thu được nhiều nước hơn giúp phân cứng hơn, giảm đi ngoài phân lỏng. Loperamid chỉ dùng để làm giảm triệu chứng đau bụng đi ngoài, không giúp điều trị nguyên nhân nên bệnh nhân không nên dùng trong thời gian dài. 

Liều dùng:

-Người lớn: 6-8mg/ngày, tối đa 16mg/ngày

-Trẻ em 8 – 12 tuổi: uống 2mg/1 lần, uống 3 lần/ngày

-Trẻ em 6-8 tuổi: uống 2mg/1 lần, uống 2 lần/ngày

-Không dùng thuốc cho trẻ < 6 tuổi

Thuốc Diphenoxylate

thuoc-tieu-chay-thuốc-tiêu-chảy-diphenoxilate

Tác dụng của thuốc diphenoxylate là làm giảm co bóp nhu động ruột nên giúp giảm đau bụng đi ngoài ở bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích. Đồng thời, thuốc còn giúp ruột tăng hấp thu nước và điện giải, tránh tình trạng mất nước, phân thành khuôn, cải thiện tình trạng phân lỏng.

Liều dùng: 5mg Diphenoxylate x 4 lần/ngày, dùng tối đa 20mg/ngày

Thuốc chống co thắt

Thuốc kháng Cholinergic như Atropin, Buscopan, Dicyclomine….Cơ chế tác dụng của thuốc là giúp ức chế sự dẫn truyền acetylcholine, từ đó ngăn sự kích thích thần kinh đường tiêu hóa, giúp giảm co thắt của ruột, cải thiện tình trạng đau bụng đi ngoài.

Công dụng thuốc Buscopan

Liều dùng với người lớn của thuốc Dicyclomine

  • Trong 7 ngày đầu: uống 20mg x 4 lần/ngày
  • 7 ngày tiếp theo: uống 40mg x 4 lần/ngày

Sau 2 tuần dùng thuốc nếu không đạt được hiệu quả thì bệnh nhân cần dừng uống thuốc

Một số tác dụng phụ của thuốc chống co thắt bao gồm khô miệng, mờ mắt, táo bón,….

Thuốc chống co thắt cơ trơn như: Drotaverine, Alverin citrat, Duspatalin,…Cơ chế tác dụng của thuốc là: giãn cơ trơn đường tiêu hóa đồng thời làm giảm tần suất co bóp của cơ trơn, giảm đau bụng hiệu quả. Thuốc được dùng để làm giảm cơn co thắt cơ đường ruột, giảm đau bụng đi ngoài do hội chứng ruột kích thích. 

Duspatalin là thuốc gì

Liều dùng của thuốc Duspatalin với người lớn: 

  • Viên 100mg: 1 viên/lần, 4 lần/ngày
  • Viên 135mg: 1 viên/lần, 3 lần/ngày
  • Viên 200mg: 1 viên/lần, 2 lần/ngày

Thuốc chống trầm cảm: gồm thuốc Amitriptyline, Clomipramine,…. Bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định thuốc chống trầm cảm ba vòng. Thuốc tác động lên thụ thể noradrenalin, dopaminergic, ức chế hoạt động của các tế bào thần kinh tại ruột. Từ đó, thuốc giúp giảm đau bụng do hội chứng ruột kích thích đồng thời ức chế quá trình vận chuyển sản phẩm tiêu hóa, giảm tiêu chảy cho người bệnh.

2.3. Thuốc chữa đau bụng đi ngoài do nhiễm khuẩn tiêu hóa 

Nhiễm khuẩn tiêu hóa là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào đường tiêu hóa gây tổn thương niêm mạc, gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Tùy thuộc vào từng loại ký sinh trùng gây bệnh mà bệnh nhân sẽ có mức độ biểu hiện bệnh khác nhau.

Người bệnh sẽ có một số triệu chứng chung như: đau bụng đi ngoài, đầy hơi, nôn, sốt,…..Nếu tình trạng đi ngoài của kéo dài kèm sốt và có dấu hiệu mất nước (tiểu ít, da khô, mắt trũng,..) thì bạn cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra. 

  • Không được sử dụng thuốc cầm tiêu chảy: Bởi đi ngoài giúp cơ thể đào thải vi khuẩn có hại ra khỏi cơ thể.
  • Bệnh nhân có thể được chỉ định dùng kháng sinh giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn: Kháng sinh được dùng tùy thuộc vào tính nhạy cảm của vi khuẩn gây bệnh (chủ yếu là shigella). Bên cạnh đó, bệnh nhân dùng kháng sinh cần được theo dõi trong vòng 48 giờ, nếu không thấy cải thiện tình trạng bệnh cần xem lại chẩn đoán hoặc đổi loại kháng sinh. Một số loại thuốc kháng sinh người bệnh có thể sử dụng là:
Kháng sinh Liều dùng cho người lớn Liều dùng cho trẻ em
Norfloxacin 400mg x 2lần/ngày, dùng thuốc trong 3-5 ngày 10-12,5mg/kg x 2 lần/ngày, dùng thuốc trong 3-5 ngày
Ofloxacin 200mg x 2 lần/ngày, dùng thuốc trong 3-5 ngày 5-7,5mg/kg x 2 lần/ngày, dùng trong 3-5 ngày
Metronidazole 500mg x 3 lần/ngày, dùng trong 5 ngày 10mg/kg x 3 lần/ngày, dùng trong 5 ngày

2.4. Thuốc chữa đau bụng đi ngoài do viêm loét đại tràng

Viêm loét đại tràng là tình trạng niêm mạc đại tràng xuất hiện những vết viêm loét tại niêm mạc đại tràng. Tùy thuộc mức độ viêm và vị trị viêm mà bệnh nhân có những biểu hiện bệnh khác nhau. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có một số triệu chứng chung như sau:

  • Đau bụng.
  • Tiêu chảy, phân có thể nhầy, máu mủ
  • Chán ăn, xanh xao, mệt mỏi, sút cân
  • Sốt

Bệnh nhân viêm loét đại tràng bị đau bụng đi ngoài bởi các vết viêm loét khiến niêm mạc đại tràng bị tổn thương sẽ làm rối loạn khả năng hấp thụ nước, một số chất của đường ruột và tăng co bóp nhu động ruột. Do nước không được hấp thu nên kèm theo phân bài tiết ra ngoài gây tiêu chảy. Vì vậy để cải thiện tình trạng đau bụng đi ngoài thì bệnh nhân cần dùng thuốc điều trị viêm loét đại tràng. Dưới đây là một số loại thuốc bệnh nhân có thể sử dụng:

Thuốc chống viêm

Nhóm thuốc aminosalicylate (sulfasalazine, olsalazine, mesalamine…) có tác dụng kháng viêm, dùng trong điều trị viêm đại tràng sigma, viêm trực tràng ở mức độ nhẹ đến vừa.

Liều dùng và cách dùng thuốc Pentasa (mesalazine) 

Cơ chế tác dụng của nhóm thuốc này như sau: thuốc có tác dụng ức chế cyclooxygenase, giúp giảm tạo ra prostaglandin (chất gây tiêu chảy) trong đại tràng, ức chế sản xuất chất chuyển hóa của acid arachidonic (chất này tăng ở những người bị viêm đại tràng). Nếu bệnh nhân nhạy cảm với sulfasalazine thì có thể dùng Mesalazine thay thế. 

Liều dùng Mesalazine

  • Liều điều trị cấp: bệnh nhân uống 4g/ngày, ngày uống 2 – 3 lần.
  • Liều điều trị duy trì: bệnh nhân uống 1,5g/ngày, ngày uống 2 – 3 lần.

Liều dùng Sulfasalazine: 

  • Liều khởi đầu: bệnh nhân uống 0,5 – 1 g; chia thành 3 – 4 lần/ngày. 
  • Liều duy trì: bệnh nhân uống 1 – 2 g/ngày, chia thành 3 – 4 lần/ngày

Thuốc điều hòa miễn dịch

Nhóm thuốc điều hòa miễn dịch gồm một số loại thuốc như Azathioprine, infliximab, cyclosporin,….có công dụng giảm viêm bằng cách hạn chế phản ứng của cơ thể với hệ miễn dịch. Nhóm thuốc này được sử dụng khi các nhóm thuốc trên không mang lại hiệu quả điều trị như mong muốn.

  • Azathioprine: Không dùng thuốc cho bệnh nhân mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc, không dùng cho phụ nữ có thai. Liều dùng của thuốc: bệnh nhân uống 2 – 4 mg/kg/ngày, uống trong 2 tháng đến 1 năm tùy mức độ viêm loét của người bệnh
  • Infliximab: Thuốc không dùng cho bệnh nhân bị nhiễm khuẩn nặng và suy tim. Thuốc bào chế dưới dạng thuốc tiêm tĩnh mạch nên bệnh nhân cần được nhân viên y tế tiêm thuốc khi được sự chỉ định của bác sĩ. Liều dùng: tiêm tĩnh mạch 5 mg/kg, sau 2 tuần tiêm tiếp 5 mg/kg, điều trị lặp lại sau 8 tuần.

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc đau bụng đi ngoài 

Để sử dụng thuốc đau bụng đi ngoài an toàn, hiệu quả, người bệnh cần lưu ý:

  • Chỉ sử dụng thuốc cầm tiêu chảy khi thực sự cần thiết, trong trường hợp khẩn cấp để giảm nhẹ triệu chứng đau bụng đi ngoài tạm thời.
  • Cần tìm hiểu nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài để có biện pháp điều trị tận gốc
  • Bên cạnh việc sử dụng thuốc thì bệnh nhân cần kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt giúp cải thiện triệu chứng và phục hồi nhanh chóng. 

Các biện pháp không dùng thuốc cho người đau bụng đi ngoài:

Uống đủ nước: mỗi ngày nên bổ sung 1,5-2l nước, ngoài ra bạn có thể uống nước ép trái cây như nước cam, dưa hấu, xoài,….

Chế độ ăn khoa học, hợp lý: 

  • Bổ sung đầy đủ chất xơ trong bữa ăn hàng ngày từ các loại rau củ như rau cải, súp lơ,…
  • Tránh thực phẩm chiên rán như gà chiên, khoai tây chiên,….
  • Tránh đồ ăn cay như mì cay, ớt,…
  • Tránh đồ uống chứa cafein như cafe, trà,….

Tránh một số loại thực phẩm gây dị ứng, không đảm bảo vệ sinh:

  • Ăn chín, uống sôi, không ăn thực phẩm sống như hàu, sushi,….
  • Tránh thực phẩm đã để lâu, chứa chất bảo quản,…

Rửa tay vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa: Đau bụng đi ngoài chủ yếu do loạn khuẩn đường ruột, vi khuẩn có lợi bị vi khuẩn có hại tiêu diệt. Vì vậy, việc bổ sung men vi sinh sẽ  giúp bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột và thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Không chỉ vậy, men vi sinh còn có công dụng: ức chế vi khuẩn có hại trong đường ruột, tăng cường miễn dịch,…

Imiale A+

Trên đây là những thông tin hữu ích về các loại thuốc giúp điều trị đau bụng, đi ngoài nhanh khỏi và an toàn. Hy vọng với những thông tin trên, người bệnh sẽ hiểu rõ hơn về cơ chế và cách dùng một số loại thuốc chữa đau bụng đi ngoài. Nếu có bất kì thắc mắc về bài viết cũng như những thông tin liên quan đến bài viết, bạn đừng ngần ngại liên hệ theo HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia của IMIALE A+ hỗ trợ tận tình.

 

]]>
https://imialeaplus.com/dau-bung-di-ngoai-uong-thuoc-gi-3313/feed/ 0
Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng đầu có sao không? Cần làm gì để khắc phục? https://imialeaplus.com/me-bau-bi-tieu-chay-3-thang-dau-3284/ https://imialeaplus.com/me-bau-bi-tieu-chay-3-thang-dau-3284/#respond Tue, 07 Mar 2023 15:09:55 +0000 https://imialeaplus.com/?p=3284 Bầu bị tiêu chảy 3 tháng đầu không phải là tình trạng phổ biến so với các bệnh lý tiêu hóa khác như ốm nghén và táo bón. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn có thể gặp phải tình huống này, có thể do thay đổi sinh lý khi mang thai hoặc cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác. Liệu tiêu chảy 3 tháng đầu có nguy hiểm với mẹ bầu hay không và cách xử trí là gì. Hãy cùng Imiale A+ giải đáp giúp bạn. 

bầu 3 tháng đầu bị tiêu chảy có sao không

1. Nguyên nhân mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng đầu 

1.1. Do thay đổi sinh lý trong 3 tháng đầu thai kỳ

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, sức đề kháng của mẹ bắt đầu suy giảm, hệ tiêu hóa trở nên nhạy cảm nhất. Do đó, khi ăn phải thực phẩm mất vệ sinh khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây tiêu chảy. Ngay cả những món ăn đảm bảo vệ sinh hoặc quen thuộc hàng ngày cũng có thể khiến mẹ bầu rối loạn tiêu hóa. 

Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố trong 3 tháng đầu cũng làm đảo lộn chức năng bình thường của hệ tiêu hóa, làm tăng nhu động ruột và gây tiêu chảy. 

1.2. Do mẹ bầu sử dụng thực phẩm chức năng và thuốc

Trong giai đoạn đầu mang thai, mẹ bầu có thể sử dụng một số thực phẩm chức năng để bổ sung dưỡng chất cho cả mẹ và thai nhi. Đây là một trong những yếu tố dẫn đến tiêu chảy mà ít mẹ nghĩ đến. Một ví dụ điển hình là việc sử dụng quá liều vitamin C. Mặc dù Vitamin C liều cao thường an toàn cho hầu hết mọi người nhưng vẫn có thể gây tiêu chảy nhẹ do vitamin C có tính axit, gây kích ứng đường ruột.

1.3. Do mẹ bầu thay đổi chế độ dinh dưỡng

Phụ nữ 3 tháng đầu thường bị ốm nghén nên thường thay đổi chế độ ăn của mình. Hệ tiêu hóa chưa kịp thích nghi với điều này dễ bị rối loạn và tiêu chảy. Ngoài ra, phụ nữ mang bầu thường uống nhiều sữa. Trong sữa có thể chứa lactose – thành phần khó dung nạp với nhiều người. Khi ăn uống nhiều lactose, lượng men lactase cơ thể tiết ra không đủ để tiêu hóa lactose, đường lactose được vận chuyển xuống đại tràng, được vi khuẩn lên men và gây ra triệu chứng bất dung nạp ngay sau ăn như tiêu chảy, sôi bụng,…. 

bầu bị tiêu chảy 3 tháng đầu do uống sữa
Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng đầu do không dung nạp thành phần Lactose trong sữa

1.4. Mẹ bầu tiêu chảy 3 tháng đầu là dấu hiệu bệnh lý tiêu hóa

Tiêu chảy đôi khi là một triệu chứng của bệnh lý nào đó, ví dụ như:

  • Nhiễm trùng tiêu hóa do các vi khuẩn như rotavirus, Salmonella, E. coli,...
  • Hội chứng ruột kích thích: là bệnh do rối loạn nhu động ruột, không có tổn thương thực thể tại ruột
  • Bệnh Crohn, Viêm loét đại tràng: đặc trưng của bệnh là những tổn thương do viêm- loét đường ruột.Nguyên nhân gây ra bệnh thường là do tự miễn 
  • Bệnh Celiac: là bệnh do rối loạn miễn dịch, cơ thể có biểu hiện không dung nạp gluten
  • Ngộ độc thực phẩm
  • Không dung nạp thực phẩm

2. Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng đầu có sao không?

Tùy thuộc vào nguyên nhân cũng như mức độ tiêu chảy mà bệnh có ảnh hưởng khác nhau đến mẹ bầu. Đối với tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa thông thường, bệnh thường nhẹ và kéo dài tối đa 3 ngày, không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Mẹ chỉ cần đợi một vài ngày cùng với thay đổi chế độ ăn tại nhà là bệnh có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nhiều trường hợp tiêu chảy có đi kèm mất nước. Mất nước ở phụ nữ có thai nguy hiểm hơn bình thường, dễ có thể gây mệt mỏi và suy nhược cho mẹ, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Bầu bị tiêu chảy 3 tháng đầu có ảnh hưởng đến thai nhi không ?

Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng đầu sẽ KHÔNG ảnh hưởng đến thai nhi nếu tiêu chảy nhẹ, các triệu chứng chỉ xuất hiện vài ngày và tự khỏi. Tuy nhiên, chớ chủ quan khi tiêu chảy nặng, kéo dài và có biểu hiện mất nước. Cơ thể mẹ suy kiệt do tiêu chảy khiến thai nhi không đủ dinh dưỡng để phát triển. Đồng thời, mất nước nặng có thể làm giảm lượng nước ối giúp nuôi dưỡng và bảo vệ thai nhi cũng khiến trẻ chậm lớn, thậm chí gây sảy thai. 

Ngoài ra, nếu tiêu chảy đi kèm các dấu hiệu bất thường khác, điển hình là cơn co thắt vùng rốn kéo dài và gây đau dữ dội, mẹ cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám. Đây là tình trạng rất nguy hiểm, có thể đi kèm với sự co bóp tử cung, dễ gây sinh non.

bầu 3 tháng đầu bị tiêu chảy có ảnh hưởng thai nhi không

3. 5 cách trị tiêu chảy cho bà bầu 3 tháng đầu

3 tháng đầu thai kỳ là thời gian phôi thai bắt đầu phát triển và hình thành cơ quan. Lúc này, tế bào phân chia mạnh mẽ nhất, dễ bị ảnh hưởng bởi một số loại thuốc gây quái thai, sảy thai. Do đó, trong giai đoạn này cần tránh sử dụng thuốc nhất có thể. Thay vào đó, các biện pháp không dùng thuốc sẽ là lựa chọn ưu tiên hàng đầu vì an toàn nhưng vẫn hiệu quả.

3.1. Bổ sung chất lỏng và muối khoáng 

Tiêu chảy khiến cơ thể mất nước ít nhiều. Đồng thời, một số muối khoáng như natri, kali có thể mất cùng với nước. Điều quan trọng đầu tiên khi bị tiêu chảy mà mẹ bầu cần làm không phải là cải thiện triệu chứng tiêu chảy mà là lấy lại cân bằng muối nước trong cơ thể. 

Mẹ có thể dùng nhiều loại nước sao cho tối thiểu 2-3 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra, mẹ có thể uống nước trái cây tự nhiên để bổ sung kali hoặc nước hầm thịt, hầm xương để bổ sung natri. 

thuốc oresol cho bà bầu bị tiêu chảy

Trong đó, sử dụng oresol là một trong những biện pháp bồi phục nước và điện giải được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Uống oresol giúp bổ sung nước, glucose, natri và kali. Liều dùng oresol phụ thuộc tình trạng mất nước:

  • Để phòng ngừa mất nước do tiêu chảy: dùng 10ml/kg trọng lượng cơ thể sau mỗi lần đi tiêu phân lỏng. 
  • Để bù nước do:
    • Mất nước nhẹ: uống 50ml/kg trong 4-6 giờ
    • Mất nước vừa phải: uống 100ml/kg trong 4-6 giờ

Sau đó, nếu còn dấu hiệu mất nước, lặp lại liều trên. Nếu không còn dấu hiệu mất nước, chuyển sang liều phòng ngừa mất nước.

3.2. Thay đổi chế độ ăn cho bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng đầu

NÊN

  • Thực hiện chế độ ăn BRAT- ăn nhạt, bao gồm: Chuối, gạo, sốt táo, bánh mì nướng. Đây là những thực phẩm dễ tiêu, tạo điều kiện cho hệ tiêu hóa phục hồi nhưng không đủ dinh dưỡng. Do đó mẹ bầu nên thực hiện chế độ ăn này trong vòng 24 giờ sau khi bị tiêu chảy. Sau đó sử dụng thêm các thực phẩm khác. 
  • Duy trì thực phẩm giàu tinh bột từ khoai tây, yến mạch, gạo trắng… Do mẹ bầu bị tiêu chảy cần loại thực phẩm dễ tiêu nhưng vẫn cung cấp đủ năng lượng. Tinh bột là lựa chọn thích hợp nhất
  • Tăng cường đạm từ thịt nạc, thịt trắng (thịt động vật 2 chân)
  • Sữa chua, giúp bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa
  • Ăn thực phẩm giàu kali như chuối chín, khoai tây, rau lá xanh, cá, thịt,… 

Cách chữa rối loạn tiêu hóa cho bà bầu an toàn nhất

KHÔNG NÊN 

  • Ăn nhiều thực phẩm nhiều chất béo, đường, đồ cay nóng. Những thực phẩm này khó tiêu và dễ gây kích ứng, làm tiêu chảy kéo dài hơn
  • Ăn nhiều thực phẩm sinh khí như bia, đậu, bông cải xanh, đậu Hà Lan, bắp cải, súp lơ trắng, trái cây có múi,… do dễ gây đầy bụng, khó chịu
  • Uống sữa bò và các thực phẩm từ sữa nếu mẹ cũng bị tiêu chảy khi sử dụng những thực phẩm này trước khi mang thai
  • Uống đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh

3.3. Kiểm tra lại thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang dùng

Mẹ bầu nên thông báo với bác sĩ những loại thuốc và thực phẩm chức năng mình đang dùng. Bác sĩ có thể cân nhắc xem liệu đó có phải là nguyên nhân gây tiêu chảy hay không. Nếu có thể, bác sĩ sẽ cho mẹ bầu ngừng thuốc hoặc chỉ định loại thuốc khác ít gây tiêu chảy hơn. 

3.4. Bổ sung men vi sinh cho bà bầu 3 tháng đầu bị tiêu chảy

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột có liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh tiêu hóa, bao gồm tiêu chảy. Bổ sung lợi khuẩn sẽ thiết lập lại cân bằng này cũng như cải thiện tiêu chảy. Trong đó, men vi sinh là thực phẩm chức năng bổ sung lợi khuẩn được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Nhờ vào khả năng khôi phục lại cân bằng hệ khuẩn chí, điều hòa nhu động tiêu hóa, hỗ trợ sản xuất enzyme, điều hòa miễn dịch mà sản phẩm có thể giúp cải thiện tiêu chảy cũng như các triệu chứng đau bụng đầy hơi.  

Trong số các sản phẩm bổ sung lợi khuẩn, chuyên gia khuyên dùng lợi khuẩn sống – gắn đích giúp mang lại hiệu quả nhanh chóng và rõ rệt. Ngoài ra, lợi khuẩn an toàn với bà bầu, có thể sử dụng cho bà bầu mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Lợi khuẩn sống - gắn đích được chuyên gia tin tưởng sử dụng và đánh giá cao

3.5. Sử dụng thuốc trị tiêu chảy cho bà bầu 3 tháng đầu

Trong trường hợp tiêu chảy mãi không khỏi, không cải thiện bằng các biện pháp trên, mẹ bầu có thể phải sử dụng thuốc. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần thật sự thận trọng và phải có sự đồng ý của bác sĩ. Hãy nhớ rằng, 3 tháng đầu là giai đoạn nhạy cảm nhất của thai kỳ, khi phôi thai đang bắt đầu phát triển và hình thành cơ quan. Việc sử dụng thuốc không đúng trong thời kì này có thể dẫn đến dị tật, thậm chí sảy thai.

Tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng bệnh, nguyên nhân tiêu chảy mà mẹ bầu thể được chỉ định thuốc cầm tiêu chảy phù hợp. Không tự ý sử dụng thuốc trị tiêu chảy cho bà bầu 3 tháng đầu vì nguy cơ cao có tác dụng phụ cho thai nhi. Tất cả các thuốc bà bầu sử dụng trong giai đoạn này đều cần sự chỉ định của bác sĩ. 

Một số loại thuốc được coi là an toàn đối với mẹ bầu 3 tháng bị tiêu chảy như:

  • Thuốc cầm tiêu chảy: Attapulgite, diosmectit
  • Thuốc kháng sinh: ampicilin, amoxicilin,…

bầu bị tiêu chảy uống thuốc cần tham khảo ý kiến bác sĩ

4. Phòng ngừa bầu bị tiêu chảy trong 3 tháng đầu thai kỳ

Để tránh những khó chịu do tiêu chảy gây ra trong thai kỳ, mẹ bầu nên có những biện pháp để ngăn ngừa tiêu chảy. Đó là duy trì một chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý. Thói quen này sẽ giúp mẹ bầu có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng. Các hoạt động bao gồm:

  • Uống nhiều nước, ít nhất 2-3l nước mỗi ngày
  • Duy trì các vận động với cường độ nhẹ
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Ưu tiên thực phẩm giàu đạm, tinh bột, chất xơ. Hạn chế chất béo, đồ dầu mỡ, và thức ăn nhiều gia vị 
  • Bổ sung men vi sinh

Tóm lại, ngoài những lý do tiêu chảy thông thường, sự thay đổi sinh lý trong 3 tháng đầu thai kỳ cũng là nguyên nhân góp phần gây ra bệnh lý này. Để xử lý tiêu chảy, điều quan trọng đầu tiên là mẹ bầu cần giữ cơ thể luôn đủ nước. Hạn chế sử dụng thuốc tối đa vì bất cứ loại thuốc nào cũng tiềm ẩn nguy cơ nhất định. Chớ nên chủ quan khi có các dấu hiệu bất thường khác như mất nước, đau bụng dữ dội,…

 

]]>
https://imialeaplus.com/me-bau-bi-tieu-chay-3-thang-dau-3284/feed/ 0
Bầu bị tiêu chảy uống thuốc gì? Tổng hợp 4 nhóm thuốc an toàn cho thai nhi https://imialeaplus.com/bau-bi-tieu-chay-uong-thuoc-gi-3275/ https://imialeaplus.com/bau-bi-tieu-chay-uong-thuoc-gi-3275/#respond Tue, 07 Mar 2023 14:16:36 +0000 https://imialeaplus.com/?p=3275 Bầu bị tiêu chảy là tình trạng khá phổ biến. Trong trường hợp tiêu chảy ở bà bầu không cải thiện được bằng các biện pháp không dùng thuốc, bà bầu có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc hợp lý. Vậy bầu bị tiêu chảy uống thuốc gì an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi. Hãy để Imiale A+ giải quyết nỗi băn khoăn này giúp mẹ nhé.

bầu bị tiêu chảy uống thuốc gì

1. Bà bầu bị tiêu chảy có nên uống thuốc không?

Việc điều trị tiêu chảy bằng thuốc cho đối tượng thông thường và cho bà bầu là hoàn toàn khác nhau. Lý do chính là một số thuốc có thể qua nhau thai và ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Có thuốc có mức độ ảnh hưởng nhẹ, bác sĩ có thể cân nhắc lợi ích và nguy cơ để sử dụng cho bà bầu. Cũng có những thuốc trị tiêu chảy chống chỉ định tuyệt đối cho bà bầu.

Vì vậy, bà bầu bị tiêu chảy cần cân nhắc trước khi sử dụng thuốc. Nên ưu tiên các biện pháp không dùng thuốc, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Một số thuốc cầm tiêu chảy và kháng sinh điều trị tiêu chảy được coi là an toàn trong thai kỳ vẫn có thể sử dụng nhưng nên được cân nhắc bởi bác sĩ. Dù dùng bất cứ loại thuốc nào, mẹ bầu cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để giảm thiểu tối đa các ảnh hưởng bất lợi có thể xảy ra.

bầu bị tiêu chảy uống thuốc cần tham khảo ý kiến bác sĩ

2. Bà bầu bị tiêu chảy uống thuốc gì?

Dưới đây tổng hợp một số thuốc trị tiêu chảy có thể chỉ định cho bà bầu: 

2.1. Thuốc bổ sung nước và điện giải: Oresol

Khi tiêu chảy nhiều lần, nước và điện giải có thể mất theo phân. Do đó, với bà bầu bị tiêu chảy, việc bổ sung muối nước là giải pháp hàng đầu. Ngoài ra, thuốc bổ sung nước và điện giải Oresol cũng an toàn cho phụ nữ có thai.

thuốc oresol cho bà bầu bị tiêu chảy

Hoạt chất: Glucose, natri clorid, natri citrat, kali clorid

Tác dụng: Ngăn ngừa và điều trị mất nước, rối loạn điện giải do tiêu chảy cấp mức độ nhẹ đến vừa

Liều dùng: 

  • Tiêu chảy liên tục nhẹ: Uống 100 — 200 ml/kg/24 giờ cho đến khi hết tiêu chảy.
  • Tiêu chảy liên tục nặng: Uống 15 ml/kg/giờ, cho đến khi hết tiêu chảy. 

Liều tối đa cho người lớn: 1000ml/giờ 

Trong trường hợp mẹ bầu có mất nước với biểu hiện môi khô, mắt trũng, tay chân lạnh, tụt huyết áp tức là có mất nước. Lúc này, cần đưa bà bầu đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời. 

Tác dụng phụ: gây nôn nhẹ

Lưu ý: 

  • Không nên dùng quá liều vì dẫn đến thừa muối nước với các biểu hiện như phù, tăng huyết áp, hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh,…
  • Tránh dùng cùng thức ăn hoặc nước uống giàu chất điện giải cho đến khi ngừng điều trị để tránh thừa điện giải

2.2. Thuốc giảm nhu động ruột Loperamid

thuốc loperamid cho bà bầu bị tiêu chảy

Hoạt chất: Loperamid

Tác dụng: Loperamid là opioid có tác dụng ức chế nhu động tiêu hóa, tăng thời gian giữ phân tại ruột, do đó kiểm soát các triệu chứng tiêu chảy nhanh chóng.

Chỉ định: tiêu chảy cấp và mạn

Liều dùng

Tiêu chảy cấp: Ban đầu 2 viên, sau đó mỗi lần đi tiêu phân lỏng uống 1 viên, tối đa 5 ngày. 

  • Liều thông thường: 3-4 viên/ngày. 
  • Liều tối đa: 8 viên/ ngày. 

Tiêu chảy mạn: Ban đầu uống 2 viên, sau đó mỗi lần đi tiêu phân lỏng uống 1 viên cho tới khi tiêu chảy cải thiện. 

  • Liễu thông thường: 2-4 viên/ ngày chia 2 lần/ngày
  • Liễu tối đa: 8 viên/ngày

Tác dụng phụ

  • Trên tiêu hóa: Táo bón, đau bụng, buồn nôn và nôn
  • Toàn thân: Nhức đầu, chóng mặt

Lưu ý: Chưa có đủ bằng chứng về mức độ an toàn của loperamid trên phụ nữ có thai. Tránh sử dụng Loperamid trong 3 tháng đầu thai kỳ nhưng có thể sử dụng vào các thời kỳ sau nếu có chỉ định của bác sĩ

2.3. Thuốc hấp phụ và bao niêm mạc ruột trị tiêu chảy cho bà bầu

Thuốc Attapulgite  

thuoc-tieu-chay-thuốc-tiêu-chảy-atta

Attapulgite (Diarrest) – là một chất không hòa tan và không bị hấp thu. Do đó đây cũng là thuốc được coi là an toàn, được lựa chọn hàng đầu trong điều trị tiêu chảy ở phụ nữ có thai sau biện pháp bù nước.

Hoạt chất: Attapulgite, bản chất là hydrat nhôm magnesi silicat- một loại đất sét vô cơ

Tác dụng: 

  • Thuốc được dùng làm chất hấp phụ trong tiêu chảy, bắt giữ các tác nhân gây bệnh
  • Có tác dụng bao phủ mạnh, bảo vệ niêm mạc ruột 

Chỉ định:

  • Tiêu chảy cấp hoặc mạn
  • Bệnh nhân đại tràng có tiêu chảy cấp hoặc mạn, đặc biệt tiêu chảy kèm chướng bụng. 
  • Hội chứng ruột kích thích. 

Tác dụng phụ: Thuốc hiếm gây tác dụng phụ, nếu có, thường là táo bón, nôn ói, chướng bụng.

Liều dùng: 2 viên sau mỗi lần đi tiêu. Tối đa 14 viên/ 24 giờ.

Lưu ý: 

Tính chất hấp phụ của Attapulgite ảnh hưởng đến sự hấp thu của một số thuốc dùng cùng như muối nhôm, penicillamine, tetracyclin. Cần sử dụng cách nhau ít nhất 2 giờ

Không dùng quá 2 ngày, hoặc khi ỉa chảy kèm sốt, ỉa chảy phân có máu và chất nhầy, sốt cao. 

Thuốc Smecta 

thuoc-tieu-chay-thuốc-tiêu-chảy-smecta

Hoạt chất: Diosmectite- bản chất là silicat nhôm và magnesi tự nhiên, 

Tác dụng: 

  • Thuốc bao phủ niêm mạc đường tiêu hóa, bảo vệ lớp niêm mạc ruột khỏi các tác nhân gây tiêu chảy. 
  • Tạo phức hợp với độc tố vi khuẩn để ngăn chặn tác động có hại lên hệ tiêu hóa, giảm triệu chứng của tiêu chảy

Chỉ định:

  • Giảm đau do viêm thực quản – dạ dày -tá tràng và đại tràng.
  • Tiêu chảy cấp và mạn tính sau khi đã bù nước và điện giải mà vẫn còn tiêu chảy kéo dài

Liều dùng: 1 gói/lần x 3 lần/ngày. Trong tiêu chảy cấp tính, liều khởi đầu có tăng gấp đôi.

Tác dụng phụ: táo bón, nhưng rất hiểm 

Lưu ý: tương tự attapulgite

2.4. Thuốc kháng sinh trị tiêu chảy cho bà bầu

Các thuốc kể trên chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng mà không điều trị tận gốc nguyên nhân. Ví dụ với trường hợp tiêu chảy do nhiễm khuẩn, đây là tình trạng tiêu chảy cấp tính do vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng gây nhiễm trùng đường ruột dẫn đến tiêu chảy. Khác với tiêu chảy thông thường, tiêu chảy do nhiễm khuẩn thường dữ dội, có thể kèm nôn, sốt, thậm chí mất nước nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Mục tiêu ban đầu khi điều trị tiêu chảy do nhiễm khuẩn không phải là điều trị triệu chứng mà là loại bỏ vi sinh vật gây bệnh. Do đó, cần tránh sử dụng thuốc ức chế quá trình đi tiêu mà nên sử dụng kháng sinh.t

Tác dụng: Ức chế hoặc tiêu diệt các vi khuẩn gây tiêu chảy

Chỉ định: Tiêu chảy do nhiễm khuẩn

thuốc kháng sinh trị tiêu chảy cho bà bầu

Kháng sinh được dùng trong các trường hợp tiêu chảy do nhiễm khuẩn có thể sử dụng trong thai kỳ: 

  • Kháng sinh nhóm B-lactam: Ampicillin, Amoxicillin, Penicillin G
  • Khánh sinh nhóm Macrolid: Clarithromycin, Erythromycin, Azithromycin
  • Kháng sinh nhóm Cephalosporin: Cefaclor, Cephalexin
  • Clindamycin, Vancomycin
  • Metronidazol 
  • Amphotericin B

Lưu ý: Tùy vào từng loại vi khuẩn gây tiêu chảy và tình trạng bệnh mà mẹ bầu được chỉ định kháng sinh khác nhau. Bên cạnh đó, việc lựa chọn kháng sinh còn phụ thuộc vào giai đoạn của thai kỳ để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Ví dụ, metronidazol chỉ nên sử dụng ở mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.

Các thông tin trên chỉ có tính chất tham khảo. Để biết chắc chắn bầu nên uống thuốc gì, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ. 

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc tiêu chảy cho bà bầu 

Để sử dụng thuốc trị tiêu chảy an toàn, bà bầu cần lưu ý: 

  • Dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ, liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất
  • Theo dõi phản ứng của cơ thể để phát hiện sớm tác dụng phụ và có biện pháp xử lý nếu cần
  • Nếu dùng thuốc sau 2- 3 ngày mà tiêu chảy không cải thiện thì mẹ bầu nên đi gặp bác sĩ
  • Kết hợp các biện pháp không dùng thuốc 

Các biện pháp không dùng thuốc giúp cải thiện tiêu chảy nhanh chóng hơn, đồng thời có thể rút ngắn thời gian điều trị bằng thuốc.

  • Tăng cường bổ sung nước (2-3 lít/ ngày) và điện giải do tiêu chảy có thể gây mất nước
  • Hạn chế các loại hoa quả, rau xanh giàu xơ
  • Hạn chế các thực phẩm gây tiêu chảy nặng hơn như chất béo, đồ cay nóng, sữa và các sản phẩm từ sữa (nếu mẹ không dung nạp lactose)
  • Tăng cường thực phẩm giàu đạm và tinh bột
  • Bổ sung lợi khuẩn từ sữa chua
  • Tăng cường vận động cường độ nhẹ
  • Ăn chín uống sôi

bà bầu nên có chế độ ăn khoa học

4. Bổ sung men vi sinh – Giải pháp thay thế thuốc trị tiêu chảy cho bà bầu

Men vi sinh bổ sung lợi khuẩn đường ruột, giúp thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đồng thời cải thiện tình trạng tiêu chảy ở bà bầu thông qua cơ chế:  

  • Điều hòa nhu động tiêu hóa, cải thiện tiêu chảy do tăng nhu động ruột
  • Ngăn ngừa sự xâm nhập và chống lại các vi khuẩn có hại, gây tiêu chảy
  • Hỗ trợ sản xuất một số enzym và vitamin, giúp chuyển hóa dinh dưỡng
  • Cải thiện các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu

Ngoài ra, men vi sinh bổ sung lợi khuẩn tự nhiên đường tiêu hóa nên không gây tác dụng phụ cho phụ nữ có thai. Bà bầu bị tiêu chảy có thể sử dụng men vi sinh để cải thiện tiêu chảy cũng như các rối loạn tiêu hóa có thể gặp trong thai kỳ. 

4.1. Men vi sinh Imiale A+ cải thiện tiêu chảy cho bà bầu

Imiale A+

Nguồn gốc, xuất xứ: Đan Mạch

Thành phần: Trong mỗi gói 6g Imiale A+ có chứa

  • 6 tỷ lợi khuẩn sống Bifidobacterium BB-12Lactobacillus LA-5 
  • 4g Inulin

Công dụng:

  • Cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện chứng loạn khuẩn
  • Cải thiện rối loạn tiêu hóa, iêu chảy, phân sống, táo bón, đầy hơi, chướng bụng, đau bụng
  • Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và miễn dịch
  • Cải thiện tác dụng phụ trên đường tiêu hóa của kháng sinh

4.2. Men vi sinh Optibac hồng (Optibac for pregnancy) cho bà bầu bị tiêu chảy

Nguồn gốc, xuất xứ: Anh Quốc

Thành phần: Trong mỗi viên nang chứa 

  • 12 tỷ lợi khuẩn gồm Lactobacillus rhamnosus HN001, Lactobacillus acidophilus LA-14, Bifidobacterium lactis HN019.
  • 30mg chất xơ FOS

Công dụng:

  • Cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường sức khỏe tiêu hóa
  • Ngăn ngừa và cải thiện tính trạng đi tiêu thất thường, viêm ruột, phân sống, bất dung nạp Lactose
  • Cải thiện tình trạng hấp thu kém, kích thích ăn ngon
  • Năng cao sức đề kháng, ngăn ngừa nhiễm trùng
  • Giảm triệu chứng ốm nghén
  • Sử dụng trong thai kì giúp em bé giảm nguy cơ mắc dị dứng hoặc viêm da cơ địa

4.3. Men vi sinh Live spo Pregmom cho bà bầu bị tiêu chảy

Nguồn gốc, xuất xứ: Anh Quốc

Thành phần: 3 tỷ bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii, Bacillus coagulan, Bacillus subtilis.

Công dụng:

  • Duy trì sự cân bằng và khỏe mạnh của hệ vi sinh đường ruột
  • Hỗ trợ cải thiện táo bón, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa
  • Kích thích tiêu hóa và ăn ngon
  • Tăng cường miễn dịch

Bà bầu bị tiêu chảy nên ưu tiên các biện pháp không dùng thuốc và bổ sung men vi sinh. Thuốc chỉ là lựa chọn hàng 2 khi những giải pháp trên không hiệu quả. Sử dụng thuốc cần đúng theo chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình sử dụng thuốc, mẹ nên báo với bác sĩ nếu cơ thể có phản ứng bất thường vì không thuốc nào là an toàn tuyệt đối với mẹ bầu.

 

]]>
https://imialeaplus.com/bau-bi-tieu-chay-uong-thuoc-gi-3275/feed/ 0